intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người dùng vi tính hay mắc bệnh gì?

Chia sẻ: Lau Thai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

111
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số lời khuyên để tránh hội chứng thị lực máy tính, hội chứng đau ống cổ tay, trầm cảm hoặc chứng nghiện máy tính do dùng máy tính thường xuyên, không đúng cách. Hội chứng thị lực máy tính (CVS) Chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định việc sử dụng máy tính thường xuyên đe doạ đến sức khoẻ mắt hay gây ra tổn thương thị lực lâu dài. CVS là một tập hợp các vấn đề với mắt và thị lực liên quan đến việc sử dụng máy tính. Các triệu chứng của CVS gồm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người dùng vi tính hay mắc bệnh gì?

  1. Người dùng vi tính hay mắc bệnh gì? Một số lời khuyên để tránh hội chứng thị lực máy tính, hội chứng đau ống cổ tay, trầm cảm hoặc chứng nghiện máy tính do dùng máy tính thường xuyên, không đúng cách. Hội chứng thị lực máy tính (CVS) Chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định việc sử dụng máy tính thường xuyên đe doạ đến sức khoẻ mắt hay gây ra tổn thương thị lực lâu dài. CVS là một tập hợp các vấn đề với mắt và thị lực liên quan đến việc sử dụng máy tính. Các triệu chứng của CVS gồm mệt mỏi, đau đầu, khô mắt, căng mắt, thị lực mờ, đau cổ, đau gáy, cảm nhận màu bị thay đổi, hoa mắt.
  2. Những người dùng máy tính hơn 2 giờ mỗi ngày có thể phát triển CVS. Những yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra CVS gồm ánh sáng kém, khoảng cách nhìn quá gần, độ tương phản của màn hình kém, ánh sáng chói, sắp xếp máy tính không hợp lý. Ngoài ra, những người bị các vấn đề như thiểu năng thị lực hai mắt (khả năng tập trung đồng thời hai mắt trên một vật), khó tập trung cũng dễ bị CVS hơn. Nghiện Internet hoặc máy tính Từ khoảng giữa thập kỷ 90, giới y học bắt đầu nghe đến khái niệm mới mẻ là nghiện internet. Ban đầu, khái niệm này gặp nhiều chỉ trích, thế nhưng giờ đây nghiện internet đã trở nên rõ ràng khi máy tính và mạng Internet dần trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày, và thời gian mọi người kết nối mạng ngày càng dài ra. Đây là vấn đề rất giống với chứng “nghiện” mua sắm và say cờ bạc. Các triệu chứng của nghiện máy tính cũng khá đặc biệt, người nghiện thường có cảm giác tự tin hoặc thoải mái khi
  3. sử dụng máy tính, mất khả năng kiểm soát việc sử dụng máy tính và có xu hướng dùng trong thời gian dài hơn, lơ là quan hệ bạn bè và gia đình, có cảm giác trống rỗng, trầm cảm hoặc dễ cáu gắt khi không sử dụng máy tính. Hội chứng đau ống cổ tay (CTS) Việc kích chuột và gõ phím đòi hỏi cổ tay, các ngón tay hoạt động liên tục và lặp đi lặp lại khiến cho các cơ, gân và dây chằng ở cổ tay dễ bị căng, sưng và thậm chí có thể bị rách nhỏ. Khi các cơ, gân và dây chằng ở cổ tay bị sưng sẽ ép dây thần kinh chạy qua ống cổ tay, gây ra CTS. Triệu chứng phổ biến nhất của CTS là đau cổ tay, Khi làm việc với máy tính cảm giác nhói, tê ở vùng cổ cần ngồi đúng tư thế. tay. Việc điều trị CTS thông thường đòi hỏi mất nhiều thời gian, tuỳ theo tình trạng bệnh.
  4. Các chấn thương do các hoạt động lặp (RSI) RSI xảy ra khi các hoạt động lặp (kích chuột và nhấn phím) gây tổn thương các dây chằng, gân, dây thần kinh, cơ và các mô mềm. Nguy cơ bị RSI sẽ tăng nếu thường xuyên sử dụng máy tính lâu, các kỹ năng gõ phím không đúng, tư thế ngồi và vị trí cơ thể không hợp lý. Thiếu nghỉ ngơi trong khi làm việc với máy tính cũng có thể dẫn đến RSI. Người bị RSI có cảm giác thiếu linh hoạt ở bàn tay, cổ tay, các ngón tay, khuỷu tay và cẳng tay. Sự phối hợp giữa hai tay, các ngón tay cũng không được linh hoạt như bình thường. Thậm chí, người bị RSI có thể thấy đau ở vai, gáy, và cổ. Trầm cảm Một nghiên cứu gần đây phát hiện thấy có mối liên hệ giữa việc sử dụng máy tính truy cập mạng internet và bệnh trầm cảm.
  5. Nghiên cứu này cho rằng những người sử dụng internet nhiều ảnh hưởng đến giao lưu xã hội, điều đó khiến họ cảm thấy bị cô đơn và trầm cảm. Một số lời khuyên cách phòng ngừa: Nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khoẻ của việc sử dụng máy tính có thể giảm thiểu hoặc tránh được nếu biết cách. Màn hình: Màn hình máy tính cần đặt thẳng hướng với tầm mắt để tránh phải xoay đầu khi sử dụng. Màn hình nên đặt cách xa mắt khoảng 40-50cm, chiều cao của màn hình ở dưới tầm mắt khoảng 10cm là hợp lý. Độ phân giải, độ sáng và độ tương phản của màn hình nên điều chỉnh sao cho các ký tự hiện rõ trên màn hình, để hạn chế mỏi mắt. Tốc độ làm tươi (refresh) của màn hình nên đặt ở mức tối thiểu là 60Hz để hạn chế loè màn hình. Bàn phím: Không nên nhấn phím mạnh, tránh gập cổ tay khi gõ, và cố gắng sử dụng cả hai tay khi gõ những phím kết hợp.
  6. Bàn phím nên đặt gần ngang bằng với khuỷu tay khi gõ và không nên đặt tay và cổ tay lên bàn phím khi gõ. Khi gõ phím, nên để vai thả lỏng để tránh mỏi vai và đau lưng. Chuột: Chuột nên đặt ở vị trí sao cho tay dễ với tới, để cho vai và cánh tay có thể thả lỏng gần với cơ thể khi điều khiển. Sử dụng lực nhẹ khi kích hay kéo thả chuột. Kiểm tra các thiết lập của chuột như tốc độ kích để tìm được tốc độ bạn cảm thấy thoải mái. Nếu thường xuyên cuốn những trang web dài, nên dùng bánh xe ở trên chuột để cuộn trang web. Sử dụng miếng di chuột có bề mặt nhẵn để dễ dàng điều khiển chính xác. Tư thế: Cố gắng để đầu ở tư thế thả lỏng, thoải mái khi sử dụng máy tính bởi vì trong quá trình sử dụng nhiều người có thói quen cúi sát dần vào màn hình mà không biết, điều đó dễ gây ra đau gáy. Tốt nhất là nên chọn loại ghế xoay, có điểm tựa để tránh căng cơ lưng, nguyên nhân gây ra đau lưng vơi nhiều người dùng máy tính. Tư thế ngồi hợp lý có thể làm giảm căng thẳng cho các cơ và dây chằng.
  7. Thể dục. Thường xuyên nghỉ ngơi, cõ duỗi chân tay, vai và cổ hoặc chuyển sang làm việc khác sau khoảng 1 giờ làm việc trước máy tính. Nên khởi động các cơ cổ và lưng trước khi bắt đầu làm việc hoặc là vào buổi sáng, điều đó giúp bạn duy trì tư thế ngồi hợp lý khi làm việc với máy tính. Thị lực: Người dùng máy tính thường xuyên cũng nên đều đặn khám mắt và dùng thuốc rửa mắt để tránh khô mắt. Tăng cỡ font chữ, giảm chói bằng cách dùng kính chắn chống chói và tránh để các nguồn sáng từ bên ngoài (ánh điện, cửa sổ) chiếu thẳng vào màn hình. Giảm bớt ánh sáng trong phòng bằng cách tắt bớt đèn. Sau khoảng 20 phút, nhìn ra khỏi màn hình máy tính khoảng vài giây để đỡ mỏi mắt. Nhiệt độ phòng: Để nhiệt độ phòng ở mức thoải mái, âm thanh cũng nên giữ ở mức không ảnh hưởng đến sự tập trung. Để hạn chế tiếp xúc với từ trường, nên đặt các máy tính cách xa nhau khoảng 1,2 mét; đặt máy in, máy photo và các
  8. thiết ngoại vi kết nối với máy tính cách xa khu vực để máy tính tối thiểu là trên 1,5 mét. Nói chung, các vấn đề sức khoẻ liên quan đến máy tính ngày càng trở nên phổ biến theo những tiến bộ công nghệ. Việc thực hiện những biện pháp phòng ngừa là cần thiết, nếu không máy tính sẽ không còn làm cho cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2