intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGUỒN NHÂN LỰC CHO TƯƠNG LAI

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

99
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm sao Việt Nam có thể thành công trong việc hiện thực hóa mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, khi nguồn nhân lực còn cách quá xa yêu cầu của thời đại hội nhập, toàn cầu hóa, trước một xã hội sáng tạo đang bùng nổ và ngự trị tất cả trong làn sóng thứ tư? Trước tình thế nói trên, vấn đề cấp bách hiện nay đối với nguồn nhân lực cho tương lại của nước ta là tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng hệ thống giáo dục và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGUỒN NHÂN LỰC CHO TƯƠNG LAI

  1. NGUỒN NHÂN LỰC CHO TƯƠNG LAI Làm sao Việt Nam có thể thành công trong việc hiện thực hóa mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, khi nguồn nhân lực c òn cách quá xa yêu cầu của thời đại hội nhập, toàn cầu hóa, trước một xã hội sáng tạo đang bùng nổ và ngự trị tất cả trong làn sóng thứ tư? Trước tình thế nói trên, vấn đề cấp bách hiện nay đối với nguồn nhân lực cho tương lại của nước ta là tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng hệ thống giáo dục và đào tạo của nước nhà, bắt đầu từ quan điểm hay triết lý giáo dục để thoát khỏi tình trạng yếu kém, lạc hậu so với yêu cầu của thời đại trong kỷ nguyên của nền kinh tế dựa vào kỹ năng và các kỹ năng sống quyết định đến 85% sự thành công của con người. Bất chấp sự phê phán của dư luận xã hội từ hơn mười năm trước, sự “quá tải” của chương trình giáo dục chỉ gần đây mới được những người có trách nhiệm thừa nhận. Các chương trình giảng dạy “quá tải” đến mức làm người ta lung túng, vì không biết phải “giảm tải” chỗ nào. Sự “quá tải” của chương trình tất yếu dẫn đến cách dạy nhồi nhét, học thụ động, làm thui chột năng lực tự học, tư duy phê phán, sáng tạo…của cả người học và người dạy. Mặc dù kiến thức của nhân loại đ ược nhân đôi cứ sau 10 năm và được truyền tải ngày càng phong phú trên mạng, người ta vẫn kiên trì với ý đồ soạn những bộ sách giáo khoa, những chương trình khung đại học để ứng dụng trong 10 năm, bất kể có khả thi trong thực tế cuộc sống không! Dạy bao nhiêu kiến thức cho đủ, khi người học không được trang bị tốt kỹ năng tự học suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin? So với thông điệp của UNESCO về giáo dục trong thế kỷ 21: “Học để biết, học để làm, học để làm người, học để chung sống” thì giáo dục của nước ta mới chú trọng đến học để biết, trong đó có nhiều thứ không thiết thực, lỗi thời. Trong thời gian
  2. chiến tranh, chương trình giáo dục phổ thông ở miền Bắc chỉ 10 năm, nhưng học sinh Việt Nam ra nước ngoài vẫn không thua kém học sinh nước bạn, thậm chí còn có phần giỏi toán hơn. Vì sao chương trình giáo dục phổ thông của các nước phát triển nhẹ hơn rất nhiều, mà vẫn có hiệu quả toàn diện hơn của nước ta, nhưng ta cứ chọn con đường khó hơn, nặng nề hơn, kém hiệu quả hơn, làm khổ cả người dạy và người học? Không biết những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục của nước nhà nghĩ sao về nhận định của người được giới toán học thế giới vinh danh, giáo sư Hoàng Tụy: “Chúng ta đào tạo nên những "cái đầu đầy" hơn là những “cái đầu thông minh”, tạo ra những con người thụ động, bị lệ thuộc, không phát huy được tính chủ động sáng tạo và tinh thần phản biện của mình trong quá trình học tập và sinh sống. Nói cách khác, giáo dục của chúng ta mới chú trọng truyền đạt tri thức chứ chưa truyền dạy cách thức chiếm lĩnh tri thức và trau dồi năng lực làm người…Chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển hiện nay của xã hội ta là giáo dục.” Tiềm lực trí tuệ của con người là vô tận, nếu biết sớm phát huy hợp lý năng lực t ư duy phê phán, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự hoàn thiện bản thân, năng lực hợp tác để chung sống… Trung bình não bộ có 100 tỉ tế bào thần kinh neuron. Trí thông minh phụ thuộc vào số lượng các mối liên kết giữa các neuron. Mỗi neuron có thể có đến 20.000 mối liên kết. Các mối liên kết chỉ được hình thành khi con người tiếp nhận thông tin và chủ ý ghi nhớ nó, chứ không phải vì sự bắt buộc công nhận nhất thời nào đó. Bẩm sinh, chúng ta có “siêu máy tính ưu việt nhất” trong đầu để có thể lập nên kỳ tích. Điều đó đ ược chứng minh khi các kiện tướng cờ vua đã từng đánh thắng các siêu máy tính. Càng sử dụng khả năng tư duy phê phán, phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, các mối liên kết neuron càng gia tăng, con người càng trở nên sắc sảo và thông minh. Đáng tiếc, nhìn chung con người mới sử dụng có khoảng 1 - 2% năng lực não bộ, còn khoảng 98-99% tiềm lực của não bộ vẫn không được khai tác cho đến cuối đời người. Trách nhiệm rất lớn trong việc phát huy tiềm lưc não bộ của nguồn nhân lực tương lai thuộc hệ
  3. thống giáo dục. Nếu cứ tiếp tục làm theo lối mòn tư duy cũ, thì kết quả về cơ bản cũng sẽ không có gì khác, nền giáo dục vẫn tiếp tục yếu kém, bất cập. Người dạy, người học sẽ thay đổi nhanh, nếu triết lý giáo dục thay đổi hợp lý, cho d ù cơ sở vật chất chưa được tăng cường. Sự thành công của số đông học, sinh sinh viên Việt Nam khi ra học ở nước ngoài đã chứng minh điều đó. Một lý do khác thường được biện minh cho sự yếu kém của ngành giáo dục là ngân sách hạn chế, mặc dù nguồn đầu tư của nhà nước và người dân không ngừng tăng nhanh cùng với nhiều nguồn viện trợ và vay nước ngoài. Câu hỏi cũng thường được dư luận xã hội đặt ra là liệu việc chi tiêu của ngành có hợp lý? Về mặt này tiến sĩ Alan Phan có một gợi ý trên vietnamnet đáng suy nghĩ. Theo ông, Nhà xuất bản sách của Bộ Giáo dục có doanh thu gần 1,5 tỷ $ in sách giáo khoa cho 20 triệu học sinh và 5 triệu sinh viên toàn quốc. Giải pháp sẽ là mua 20 triệu máy tính bảng có chức năng tương đương như iPad, giá thị trường cho một đơn đặt hàng lớn như vậy sẽ vào khoảng 140 đô la, hay một đầu tư ban đầu là 2.8 tỷ đô la cho học viên và tải (download) sẵn tất cả tài liệu học tập vào máy. Chỉ trong 2 năm, chúng ta sẽ thu về khoản đầu tư này và không chỉ thế, điều đó sẽ giúp học sinh nước nhà phát huy kỹ năng tin học vượt bậc của mình. Thật ra, không nhất thiết nhà nước phải đầu tư cả 20 triệu máy tính bảng, nếu Bộ GD&ĐT đưa lên mạng tất cả sách giáo khoa, giáo trình để một số không nhỏ học sinh, sinh viên có máy tính có thể truy cập theo yêu cầu. Hơn nữa hiện nay có công ty công bố sẽ đưa ra thị trường máy tính bảng với giá chỉ 80$ hay thậm chí chỉ khoảng 40$ . Như vậy, nếu làm theo cách này số tiền tiết kiệm được quả không nhỏ để sử dụng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0