Nguyên lý dòng điện trong hệ thống nạp
lượt xem 48
download
Phần này trình bày Nguyên lý hoạt động của máy phát điện,Máy phát điện có điện áp điểm trung hoà,Máy phát điện có Đi ốt điểm trung hoà và Điều chỉnh dòng điện phát ra Nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên lý dòng điện trong hệ thống nạp
- Nguyên lý dòng điện trong hệ thống nạp Phần này trình bày Nguyên lý hoạt động của máy phát điện,Máy phát điện có điện áp điểm trung hoà,Máy phát điện có Đi ốt điểm trung hoà và Điều chỉnh dòng điện phát ra Nguyên lý hoạt động của máy phát điện 1. Dòng điện xoay chiều 3 pha (1) Khi nam châm quay trong một cuộn dây, điện áp sẽ được tạo ra giữa hai đầu của cuộn dây. Điều này sẽ làm xuất hiện dòng điện xoay chiều. (2) Mối quan hệ giữa dòng điện sinh ra trong cuộn dây và vị trí của nam châm
- được chỉ ra ở hình vẽ. Cường độ dòng điện lớn nhất được tạo ra khi các cực nam (S) và cực bắc (N) của nam châm gần cuộn dây nhất. Tuy nhiên chiều của dòng điện trong mạch thay đổi ngược chiều nhau sau mỗi nửa vòng quay của nam châm. Dòng điện hình sin được tạo ra theo cách này gọi là "dòng điện xoay chiều một pha". Một chu kỳ ở đây là 3600 và số chu kỳ trong một giây được gọi là tần số (3) Để phát điện được hiệu quả hơn, người ta bố trí 3 cuộn dây trong máy phát như hình vẽ. (4) Mỗi cuộn dây A, B và C được bố trí cách nhau 1200 và độc lập với nhau. Khi nam châm quay trong các cuộn dây sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều trong mỗi cuộn dây. Hình vẽ dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa 3 dòng điện xoay chiều và nam châm dòng điện được tạo ở đây là dòng điện xoay chiều 3 pha. Tất cả các xe hiện đại ngày nay đều sử dụng máy phát xoay chiều 3 pha
- 2. Bộ chỉnh lưu (1) Cơ cấu chỉnh lưu của máy phát điện xoay chiều + Cấu tạo Máy phát điện xoay chiều trong thực tế có trang bị mạch chỉnh lưu như hình 1 để nắn dòng điện xoay chiều 3 pha. Mạch này có 6 điốt và được đặt trong giá đỡ của bộ chỉnh lưu như hình vẽ. + Chức năng Khi rôto quay một vòng, trong các cuộn dây Stato dòng điện được sinh ra trong mỗi cuộn dây này được chỉ ra từ (a) tới (f) trong hình 3. ở vị trí (a), dòng điện có chiều dương được tạo ra ở cuộn dây III và dòng điện có chiều âm được tạo ra ở cuộn dây II. Vì vậy dòng điện chạy theo hướng từ cuộn dây II tới cuộn dây III. Dòng điện này chạy vào tải qua điốt 3 và sau đó trở về cuộn dây II qua điốt 5. ở thời điểm này cường độ dòng điện ở cuộn dây I bằng 0. Vì vậy không có dòng điện chạy trong cuộn dây I. Bằng cách giải thích tương tự từ các vị trí (b) tới (f) dòng điện xoay chiều được chỉnh lưu bằng cách cho qua 2 điốt và dòng điện tới các phụ tải được duy trì ở một
- giá trị không đổi. Máy phát điện có điện áp điểm trung hoà (1) Máy phát điện xoay chiều thông thường dùng 6 điốt để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều 3 pha (AC) thành dòng điện một chiều (DC). Điện áp ra tại điểm trung hoà là nguồn cung cấp điện cho rơle đèn báo nạp. Có thể thấy điện áp trung bình của điểm trung hoà bằng 1/2 điện áp ra một chiều. Trong khi dòng điện ra đi qua máy phát, điện áp tại điểm trung hoà phần lớn là dòng điện một chiều nhưng nó cũng có một phần là dòng điện xoay chiều. Phần dòng điện xoay chiều này được tạo ra mỗi pha. Khi tốc độ của máy phát vượt quá 2,000 tới 3,000 vòng/phút thì giá trị cực đại của phần dòng điện xoay chiều vượt quá điện áp ra của dòng điện một chiều. (2) Điều đó có nghĩa là so với đặc tính ra của máy phát điện xoay chiều không có
- các điốt tại điểm trung hoà, điện áp ra tăng dần dần từ khoảng 10 tới 15% ở tốc độ máy phát thông thường là 5,000 vòng/phút Máy phát điện có Đi ốt điểm trung hoà Sơ đồ mạch điện và cấu tạo Để bổ sung sự thay đổi điện thế tại điểm trung hoà vào điện áp ra một chiều của máy phát không có điốt ở điểm trung hoà người ta bố trí 2 điốt chỉnh lưu giữa cực ra (B) và đất (E) và nối với điểm trung hoà. Những điốt này được đặt ở giá đỡ bộ chỉnh lưu. Điều chỉnh dòng điện phát ra
- 1. Điều chỉnh dòng điện phát ra (1) Sự cần thiết phải điều chỉnh cường độ dòng điện phát ra Máy phát điện dùng trên xe quay cùng với động cơ. Vì vậy, khi xe hoạt động tốc độ động cơ thường xuyên thay đổi và do đó tốc độ của máy phát không ổn định. Nếu máy phát không có bộ ổn áp thì hệ thống nạp không thể cung cấp dòng điện ổn định cho các thiết bị điện. Do đó, mặc dù tốc độ của máy phát thay đổi thì điện áp ở các thiết bị điện vẫn phải duy trì không đổi và tuỳ theo sự thay đổi cường độ dòng điện trong mạch cần phải điều chỉnh. Trong máy phát xoay chiều việc điều chỉnh nh ư trên được điều chỉnh bởi bộ điều áp IC. (2) Nguyên lý điều chỉnh Nhìn chung cường độ dòng điện tạo ra có thể được thay đổi bằng phương pháp sau
- đây. + Tăng hoặc giảm lực từ trường (Rôto). + Tăng tốc hoặc giảm tốc độ quay của nam châm. Khi áp dụng phương pháp này đối với máy phát điện xoay chiều trên xe, tốc độ quay của rôto không thể điều khiển được vì nó quay cùng với động cơ. Nói cách khác, điều kiện có thể thay đổi một cách tự do trong máy phát xoay chiều tr ên xe là lực từ trường (rôto). Trong thực tế việc thay đổi cường độ dòng điện đi vào cuộn dây rôto (dòng tạo từ trường) sẽ làm thay đổi lực từ trường. Bộ điều áp IC điều chỉnh cường độ dòng điện của máy phát xoay chiều bằng cách điều khiển dòng điện tạo từ trường do đó điện áp tạo ra luôn ổn định khi tốc độ quay của rôto thay đổi và khi dòng điện sử dụng thay đổi (3) Tự điều khiển đối với dòng điện ra cực đại Đặc tính của máy phát điện là dòng điện ra hầu như ổn định khi tốc độ quay của máy phát vượt quá một tốc độ nhất định (tự điều khiển). Vì vậy khi tải vượt quá dòng điện ra cực đại thì điện áp sụt. Một đặc tính khác của máy phát điện xoay chiều là dòng điện ra giảm đi khi máy bị nóng vì điện trở ở mỗi bộ phận thay đổi theo nhiệt độ ngay cả khi tốc độ không đổi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển thang máy
13 p | 1645 | 827
-
Bảo vệ Rơ le và Tự động hóa trong hệ thống điện - Nguyễn Hoàng Việt
492 p | 899 | 474
-
Bảo vệ rơle và tự động hóa trong hệ thống điện - Nguyễn Hoàng Việt
492 p | 665 | 283
-
Bài giảng Bảo vệ Rơ le và tự động hóa trong hệ thống điện: Chương 2,3 - Đặng Tuấn Khanh
45 p | 424 | 145
-
tính toán thiết kế hệ thống truyền động điện trong máy cắt gọt kim loại, chương 2
6 p | 419 | 116
-
Bài giảng Điện tử căn bản - Bài 5: Transistor lưỡng cực (BJT)
32 p | 609 | 116
-
TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN - CHƯƠNG 5 ĐiỀU KHIỂN VECTOR ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
52 p | 201 | 62
-
Giáo trình Trang bị điện trong hệ thống lạnh - Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
53 p | 227 | 52
-
Bài thí nghiệm số 1 - Phối hợp tác động của các bảo vệ quá dòng điện trong mạng điện hình tia một nguồn cung cấp
45 p | 152 | 17
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Cơ điện nông thôn - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)
162 p | 25 | 7
-
Giáo trình Lắp mạch điện trong hệ thống lạnh (Nghề: Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
93 p | 18 | 6
-
Bài giảng Bảo vệ rơle và tự động hóa - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
237 p | 37 | 6
-
Bài giảng Biến đổi năng lượng điện cơ: Chương 5 (tt) - TS. Hồ Phạm Huy Ánh
13 p | 52 | 3
-
Khảo sát các tham số động lực học và dao động của thiết bị phóng tên lửa sử dụng nguyên lý phóng “động-phản lực”
7 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu chế tạo cảm biến dòng xoáy dựa trên nguyên lý từ điện trở lớn (gmr) ứng dụng trong đánh giá không phá hủy
6 p | 62 | 1
-
Nghiên cứu thiết kế cảm biến tốc độ trục khuỷu động cơ trong hệ thống nhiên liệu điện tử
6 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu hệ thống phân phối khí thông minh cho động cơ đốt trong
7 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn