NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
lượt xem 4
download
Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới. Tiểu sử Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quoc Tuan. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA I- TÁC GIẢ Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới. Tiểu sử Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quoc Tuan. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyen Minh Chau là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa . Năm 1962, Nguyen Minh Chau về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vàoHội nhà văn Việt Nam năm 1972. Các tác phẩm chính
- Cửa sông (tiểu thuyết, 1966) Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970) Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972) Miền cháy (tiểu thuyết, 1977) Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983) Bến quê (truyện ngắn, 1985) Mảnh dất tình yêu (tiểu thuyết, 1987) Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ (1987) Cỏ lau (truyện vừa, 1989). Nguyễn Minh Châu toàn tập (NXB Văn Học, 2001) Giải thưởng 1. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000 2. Tác phẩm Cỏ lau đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1990 3. Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 - 1989 cho toàn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh và người lính II- TRUYỆN NGẮN “ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” Chiếc thuyền ngoài xa là tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đời tư-thế sự của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975.[1] Tạp chí Văn nghệ Quân đội (số 1 tháng 10 năm 2007) cũng chọn và coi đây là tác phẩm hay nhất của nhà văn.[2]Tác phẩm này đã được đưa vào giảng dạy ở chương trình chính thức Sách giáo khoa môn ngữ văn lớp 12 bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 qua một đoạn trích phần giữa truyện.
- Xuất xứ và nội dung Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa rút trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), sau đó được in lại trong tập Chiếc thuyền ngoài xa (1987). Tác phẩm còn được đưa vào tập truyện ngắn Tình yêu sau chiến tranh – tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại do hai nhà văn Wayne Karlin và Hồ Anh Thái chủ biên, được nhà xuất bản Curbstone ấn hành ở Hoa Kì (bằng tiếng Anh).[1] Chiếc thuyền ngoài xa thuộc dạng truyện luận đề với việc Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Tuy vậy, nhà văn không biến nhân vật thành cái loa phát biểu luận đề.[1] Thông qua câu chuyện kể về chuyến đi của một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng biển miền Trung để chụp ảnh nghệ thuật, với một cốt truyện nhiều tình huống bất ngờ với hệ thống nhân vật đa dạng, nhà văn đề cập đến tính trung thực của người nghệ sĩ, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực cũng như những vấn để phức tạp của cuộc sống, kể cả bi kịch số phận con người.[1] Tóm tắt Phóng viên Phùng được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh về cảnh biển có sương để bổ sung vào bộ ảnh lịch. Anh đến một vùng biển miền Trung vào giữa tháng bảy. Ngoài Đẩu, người đồng đội cũ giờ làm chánh án tòa án huyện, anh đã quen thân với Phác, một cậu bé thường đi cùng ông ngoại chở gỗ từ trên rừng về bán cho xưởng đóng tàu. Sau khoảng tuần lễ chưa chụp được bức ảnh ưng ý, tình cờ anh thấy cảnh một chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm tạo nên một khung cảnh “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và
- toàn bích”. Phùng nhanh chóng bấm liên thanh một hồi, thu vào chiếc máy ảnh của anh “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”. Tuy nhiên, khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng chứng kiến một cảnh tượng nghiệt ngã : hai vợ chồng người dân chài bước vào bờ, rồi người chồng đánh vợ tới tấp bằng chiếc thắt lưng, rồi Phác, chính là đứa con của cặp vợ chồng kia, xông vào ngăn cản, đánh lại bố. Cảnh tượng này những ngày sau đó lại tiếp diễn, chỉ khác là lần này khi lão đàn ông vừa rời khỏi thuyền thì có thêm đứa con gái cũng bơi vào bờ, rượt theo em nó và giành được con dao găm thằng bé giấu trong cạp quần. Phóng viên Phùng đánh nhau với lão đàn ông và bị thương nhẹ. Tòa án triệu tập người đàn bà đến. Tại đây, chánh án Đẩu vì căm giận người đàn ông vũ phu nhiều lần đánh vợ, đã khuyên người đàn bà bỏ chồng. Nhưng không ngờ người đàn bà đã van xin Đẩu bắt tội, bỏ tù bà cũng được, đừng bắt bà bỏ chồng. Sau đó, chị kể lại cuộc đời, gia cảnh của mình, lí do chị không muốn bỏ chồng vì gia đình họ cần một người đàn ông để chèo chống lúc phong ba và nuôi cả một đàn con. Người đàn bà chấp nhận sống nhẫn nhục trong sự ngược đãi của chồng là vì những đứa con. Qua đó, chánh án Đẩu vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống còn phóng viên Phùng lại hiểu thêm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Tấm ảnh của Phùng trong năm ấy và nhiều năm về sau vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Nhưng cứ mỗi lần Phùng nhìn bức ảnh, những ám ảnh, trăn trở về hình ảnh người đàn bà vùng biển lại đến với anh. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Dựng lên sự đối lập giữa hình ảnh chiếc thuyền trên bức ảnh nghệ thuật và tấn bi kịch của gia đình người ngư dân bên trong chiếc thuyền đẹp đẽ ấy, nhà văn thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật của mình : nghệ thuật chân chính
- bao giờ cũng bắt nguồn tử cuộc sống, phục vụ cuộc sống ; tài năng và tấm lòng của người nghệ sĩ là những nhân tố không thể thiếu được trong sự sáng tạo nghệ thuật.[3] Nguyễn Minh Châu đã không trực tiếp phát ngôn cho quan niệm nghệ thuật của mình nhưng hệ thống nhân vật của tác phẩm và đặc biệt quá trình tự ý thức của người nghệ sĩ nhiếp ảnh (ở đoạn kết) đã toát ra điều đó (xem phần trích tác phẩm).[3] Bằng hành động tự ý thức, Phùng đã nhận ra cái chưa đến được của mình để rồi đấu tranh tự hoàn thiện. Đây cũng chính là khát vọng kết nối Chân – Thiện – Mĩ mà suốt đời nhà văn Nguyễn Minh Châu luôn khao khát và tìm kiếm.[3] Giá trị nhân đạo Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm giàu giá trị nhân đạo.[4] Viết truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu muốn bày tỏ sự thông cảm đối với cuộc sống của con người nơi vùng biển vắng. Tư tường nhân đạo của truyện ngắn thể hiện ở thái độ quan tâm đến con người đến con người bất hạnh của nhà văn. Phê phán hành động vũ phu của người chồng, đồng thời Nguyễn Minh Châu muốn cho người đọc thấy rõ tình trạng bạo lực trong gia đình, một mảng tối của xã hội đương đại. Nhà văn còn mạnh dạn nêu lên phản ứng dữ dội của đứa con để nhấn mạnh hậu quả trầm trọng của tệ nạn này.[4] Chính người vợ đã gửi đứa con lên ở với ông ngoại để khỏi chứng kiến cái ác hoàng hành ngay trong gia đình. Người vợ hy sinh cũng để bảo vệ cho hạnh phúc gia đình. Dãu viết về bạo lực gia đình, nhưng Nguyễn Minh Châu đã báo động những vấn đề xã hội nhức nhối. Gióng lên một tiếng chuông báo hiệu điều ác, Nguyễn Minh Châu đã đấu tranh cho cái thiện. Tư tưởng nhân đạo của truyện chính là ở điểm ấy.[4]
- Ngoài ra, giá trị nhân đạo còn được thể hiện qua việc xây dựng nhân vật người đàn bà.[5] Hình ảnh người đàn bà vùng biển xấu xí, nhẫn nhục vẫn toát lên vẻ đẹp của tình mẫu tử, một vẻ đẹp đầy nữ tính, vị tha của người phụ nữ ở một miền biển còn nghèo đói, lạc hậu. Như vậy ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện nhưng khát khao hạnh phúc bình dị của người lao động. Dẫu nghiệt ngã những phận đời, dẫu còn nhiều nghịch lý, nhưng ẩn chìm trong những trang văn của Nguyễn Minh Châu vẫn là chất nhân văn lấp lánh.[5] Một số nhận xét “ …Vậy nên, có thể nói hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” đích thực là một ẩn dụ nghệ thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn muốn truyền đi, rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.[6] ” “ …Trong truyện ngắn tuyệt vời của Nguyễn Minh Châu, một người chụp ảnh lịch năng nổ và mệt mỏi vì công việc, nhận thêm một việc rõ ràng là bất khả : chộp cho được bí ẩn của màn sương mù dâng lên trên mặt nước trong một tấm ảnh có phần hoàn chỉnh… Cuối cùng anh đã thành công với một bức ảnh như vậy, chỉ để nhận ra hàng triệu người ca tụng vẻ đẹp tác phẩm của anh sẽ không bao giờ biết được sự tàn ác và nét xấu xa thực sự
- của con người mà anh đã chụp ảnh – một ngư dân dã man hay đánh đập vợ và người vợ nô tì của ông ta. Trong tay của một nhà văn kém cỏi, một truyện ngắn như vậy thất nhạt nhẽo, nhưng ở đây bức ảnh trở nên in dấu sâu đậm trong tâm khảm chúng ta đến mức tác phẩm vang vọng với ý nghĩa thật mới mẻ thật lâu sau khi đọc.[7] ” “ …Trước đây, trong Trăng sáng, Nam Cao đã nêu quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh của mình : nhà văn phải thấy rằng dưới cõi nhân gian mà ánh trăng đang bao phủ ruột nà, nơi người nghệ sĩ mặc sức cho trí tưởng tượng của mình bay bổng là bao cuộc đời cực nhục, vất vả. Truyện ngắnChiếc thuyền ngoài xa có thể coi như là một sự minh họa tiếp tục cho quan điểm ấy. Việc chứng kiến cảnh một người chồng vũ phu đánh đập dã man vợ mình, còn người đàn bà đó hoàn toàn chấp nhận và chịu đựng quả là một nghịch cảnh đối với tất cả những gì trước đó người phóng viên được nhìn thấy. Tình huống càng trở nên "đắt giá" hơn khi người phóng viên hiểu được cái lí do sâu xa khiến cho cuộc sống vợ chồng của những người ngư dân này luôn luôn là nghư vậy : những ngưởi đàn bà sống trên thuyền không thể thiếu chỗ dựa là đàn ông, còn việc người đàn ông thỉnh thoảng lôi vợ vào chỗ vắng người mà đánh chẳng qua cũng chỉ để giải tỏa nỗi ức chế vì cảnh đông con bắt đắc dĩ và sự nghèo khổ triền miên của cuộc đời mình. Tình huống đó đã buộc người phóng viên phải thay đổi quan điểm về đối tượng nghệ thuật...[8] ” “ ...Chiếc thuyền ngoài xa là những suy nghĩ da diết về chân lý nghệ thuật và đời sống. Chính khát vọng muốn tìm đến cái đẹp hài hòa, muốn làm
- cho con người hạnh phúc nhiều khi đã đưa người ta đến chỗ đơn giản hóa, không nhận ra cái thực tế khắc nghiệt, hoặc nói như Ăng-ghen là một thứ chủ nghĩa lãng mạn, vị trí lí tưởng mà quên mất hiện thực. Đó là bài học của người nghệ sĩ nhiếp ảnh...[9] ” Trích đoạn tác phẩm Những cảm nghĩ của Phùng trước cảnh chiếc thuyền ngoài xa : “ Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.[10] ” Đoạn văn kết thúc truyện ngắn thể hiện quá trình tự ý thức của Phùng : “
- Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.[10] III- MỘT SỐ ĐỀ BÀI CỤ THỂ ĐỀ 1: Ý nghĩa của nhan đề truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/HangNga/LOCALS%7E1/Temp/msohtm l1/01/clip_image002.jpg[/IMG] --------------------------------------------- “Chiếc thuyền ngoài xa” là nhan đề một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu, trước in trong tập Bến quê (1985), sau được dùng đặt tên cho cả tập truyện ngắn gồm 15 truyện do nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành năm 1987. Thiên truyện được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học lớp 12 phổ thông, cả ban khoa học xã hội – nhân văn lẫn ban cơ bản. Đặt vấn đề tìm hiểu ý nghĩa nhan đề một truyện ngắn hoàn toàn không phải là một cái gì mới mẻ bởi lẽ sự hoàn chỉnh về nội dung được thể hiện ngay trong ý nghĩa mà đầu đề văn bản chỉ ra, đặc biệt là với các văn bản
- nghệ thuật vốn thường mang những nhan đề hàm ẩn. Vậy nhan đề ấy - Chiếc thuyền ngoài xa- có ý nghĩa như thế nào? Những nhan đề loại này đòi hỏi người tiếp nhận phải suy nghĩ, liên tưởng mới có thể hiểu được ý nghĩa của chúng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng nhan đề là nội dung cô đọng, hàm súc, phản ánh trung thành nội dung văn bản. Có khi nhan đề phản ánh các đối tượng trình bày, có khi phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả đối với đối tượng, có khi lại là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố nhưng dù trong bất kì trường hợp nào, tất cả các nhan đề đều phải được rút ra, được khái quát từ chính nội dung văn bản. Trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu có vinh dự là người “ thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất” ( Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học sau 1975. Trong nhà trường, hai tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã được đưa bộ sách cải cách trước đây ( Bức tranh ở cấp trung học cơ sở và Mảnh trăng cuối rừng ở cấp trung học phổ thông) và lần thay sách này, giáo viên và học sinh lại được tiếp cận hai tác phẩm khác- Bến quê ở cấp trung học cơ sở và Chiếc thuyền ngoài xa ở trung học phổ thông. Hầu như các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong chương trình trung học phổ thông đều mang những nhan đề vừa cụ thể lại vừa có ý nghĩa biểu tượng. Nếu như Mảnh trăng cuối rừng vừa là một hình ảnh thực được miêu tả trong truyện và trở đi trở lại nhiều lần, thành hình ảnh nổi bật và bao trùm toàn bộ khung cảnh của câu chuyện, vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho nữ nhân vật chính- Nguyệt thì “ Chiếc thuyền ngoài xa” cũng có phần giống như thế 1- Chiếc thuyền ngoài xa là chiếc thuyền thực hay chiếc thuyền trong bức ảnh nghệ thuật?
- Truyện gồm 5 phần. Phần đầu nói về chiếc thuyền thực tại một vùng đầm phá ven biển miền Trung và phần cuối hoàn toàn nói về chiếc thuyền trong bức ảnh nghệ thuật, một trong 12 cảnh tĩnh vật thể hiện chủ đề thuyền và biển cho một cuốn lịch năm mới. Phần vào chuyện kể trọn vẹn sự cần thiết phải có bức ảnh. Nguyên là người trưởng phòng của nhân vật “ tôi” ( tên là Phùng - nhân vật người kể chuyện) “là người sâu sắc , lại cũng lắm sáng kiến”, anh ta đã đề xuất yêu cầu “ Phải có một bộ sưu tập chuyên đề. 12 tháng là 12 bức ảnh nghệ thuật về thuyền và biển. Không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật”. Suốt năm tháng ròng làm việc khá thông đồng bén giọt, tổ nhiếp ảnh nghệ thuật đã mang về không biết cơ man nào là ảnh nhưng cũng chỉ có 11 bức được lọt vào cặp mắt xanh của viên trưởng phòng “ sâu sắc nước đời”. Một bức ảnh thiếu hụt oái oăm kia được trưởng phòng tin cẩn giao cho “ tôi” phải săn tìm cho được. Mà là tấm ảnh chụp có “ sương biển” giữa mùa tháng bảy – dường như thường “ chỉ có bão táp với biển động”. Thật là một vụ gieo trồng trái thời vụ vì “tôi” quá biết “ Muốn lấy sương thì phải nghĩ đến từ tháng ba cơ!”. Nhưng rồi “ khi nên trời cũng chiều người”, “ tôi” đã trở lại vùng biển chiến trường xưa, cách Hà Nội sáu trăm cây số” và vác máy nằm “phục kích” ở chính cái nơi mà “ dường như trong suốt dải bờ biển khắp cả nước, chỉ ở đây vào giữa tháng bảy là còn sương mù”. Đây cũng còn là quê của một đồng đội cũ của “ tôi”, giờ đang là Chánh án toàn án huyện. Thật là gồm đủ thiên thời , địa lợi , nhân hoà”. Và “ tôi” đã bỏ qua nhiều cảnh có ‘ không khí vui nhộn hơi thô lỗ và thật hùng tráng” để chớp lấy cái khoảnh khắc “ đắt” trời cho”. Đó là cảnh “ trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ.Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh
- mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn và trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ…”. Nhà nghệ sĩ dạt dào một cảm hứng nghệ thuật, trải qua một khoảnh khắc yên-sĩ –phi –lí thuần tuyệt diệu: “ toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và tòan bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?(…) . Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.”. Và tuyệt tác đã ra đời trong sự hưng phấn nghệ thuật - “ cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”. Rất cần chú ý thành phần phụ chú “ do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại” trong lời kể chuyện. Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền giữa biển mờ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà, lãng mạn của cuộc đời Như thế , xét riêng về công vụ, nhiệm vụ của “tôi” lúc này đã hoàn thành. “Tôi” đã có cảnh thuyền và biển trong sương đúng như đặt hàng của trưởng phòng, mặc dù giữa mùa tháng bảy! Và ‘ tôi” đã có thể ung dung “ nhảy lên tàu hoả trở về”. Nếu khéo liên hệ một tí, ta dễ thấy nếu như “ tôi” về ngay lúc đó khác nào cô Nguyệt ( trong Mảnh trăng cuối rừng) xuống xe ở cầu Đá Xanh. Phần đầu truyện như thế đủ cho người đọc biết xuất xứ của bức ảnh nghệ thuật đặc sắc trên cuốn lịch năm mới kia ra đời thế nào. Và nếu nghĩ sâu xa hơn thì cũng cần bấy nhiêu ấy cũng đủ cho bộ môn lí luận nghệ thuật khái quát về công phu lao động của nghệ sĩ.
- Phần kết truyện cho biết người trưởng phòng rất hài lòng với bức ảnh và bức ảnh không chỉ có tuổi thọ ngang với một cuốn lịch năm mà “mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”. Mở và kết truyện như vậy cho thấy, chiếc thuyền trong “ chiếc thuyền ngoài xa” là chiếc thuyền vừa có thực trong đời , vừa là chiếc thuyền trong bức ảnh nghệ thuật và nó cũng chính là một chi tiết nghệ thuật đắt, không dễ trong đời cầm máy “ tôi” đã có được may mắn thứ hai. 2- Tại sao lại là “chiếc thuyền ngoài xa” ? Theo dòng kể của ‘ tôi” rõ ràng chiếc thuyền được chụp trong một cự li tương đối gần – “ một chiếc thuyền lưới vó…đang chèo thẳng vào trước mặt tôi”- nhà nghệ sĩ nhìn rõ cả “những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó”. Người thưởng thức bức ảnh thông thường chắc không ai không cảm nhận chiếc thuyền đang được chụp trong một cự li gần như thế . Thế nhưng vì sao tác giả lại đặt nhan đề truyện là “ chiếc thuyền ngoài xa”? Trở lại luận điểm ban đầu về đầu đề văn bản : Nhan đề là nội dung cô đọng, hàm súc, phản ánh trung thành nội dung văn bản. Có khi nhan đề phản ánh các đối tượng trình bày, có khi phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả đối với đối tượng, có khi lại là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố nhưng dù trong bất kì trường hợp nào, tất cả các nhan đề đều phải được rút ra, được khái quát từ chính nội dung văn bản. Nếu như nhan đề chỉ đơn thuần phản ánh các đối tượng thì hẳn chiếc thuyền trong ảnh không phải là ngoài xa ! Phải chăng nhan đề đó phản ánh cách nhìn của tác giả đối với đối tượng. Thật vậy, theo yêu cầu của trưởng phòng , bức ảnh phải săn tìm lần này “Không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật” nhưng bức ảnh chụp được
- lại có ‘ vài bóng người lớn lẫn trẻ con”. Như không sao, dù có người thì người cũng chỉ “ ngồi im phăng phắc như tượng”! Điều đáng nói là bức ảnh như thế đã ghi nhận được cái gì? Quả là một bức ảnh đẹp được chụp từ một cự li khá gần nhưng cái cách tiếp cận “ thực tế”, tiếp cận “ nguyên mẫu” như thế là cáchtiếp cận từ xa vì nhà nghệ sĩ chỉ thu được cái hình hài bên ngoài , cái thơ mộng bên ngoài của cảnh và người. Bởi vì ngay sau khi nhà nghệ sĩ “ săn tìm” được cái đẹp trong cuộc đời để sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật kia, thì anh ta đã phải chứng kiến một cảnh đời cay cực, ngang trái mà không một người bình thường nào có thể ngoảnh mặt làm ngơ , nói chi đến nghệ sĩ vốn được coi là những con người đa cảm, đa mang! Là nghệ sĩ và đã từng là một người lính , chứng kiến cảnh thằng con – Phác- vì thương mẹ mà đánh lại cha, khi thì bằng chính chiếc thắt lưng của lính nguỵ mà người cha của nó dùng để đánh mẹ nó , khi thì định dùng cả “ám khí” là một con dao găm lận ‘ trong cạp quần đùi”, “ tôi” đã không khoanh tay ngồi nhìn vì “ bất luận trong hoàn cảnh nào, tôi cũng không cho phép hắn đánh một người đàn bà, cho dù đó là vợ và tự nguyện rúc vào trong xó bãi xe tăng kín đáo chio hắn đánh” . Và hậu quả là ‘ tôi” đã bị thương vì người chồng kia chống trả quyết liệt để tự vệ. Vậy cái cảnh thơ mộng đẹp đẽ mà “ tôi” thu được vào ống kính Pratica và cái cái cảnh đời ngang trái mà trong tư cách cựu chiến binh “ tôi” đã chứng kiến và tham dự cái nào cận nhân tình hơn? Do đó ảnh chụp chiếc thuyền thơ mộng kia chẳng phải là kết quả của lối tiếp cận hiện thực từ xa ư? Chiếc thuyền ngoài xa được chụp trong cự li gần là với ý nghĩa như vậy đó! Chưa hết, do dưỡng thương và nể bạn nên “ tôi” nán lại thêm mấy hôm và chính lần này “ tôi” mới vỡ ra mọi lẽ. Chứng kiến buổi làm việc giữa Đẩu – người đồng đội cũ của “ tôi” , giờ là Chánh án toàn án huyện- và người
- phụ nữ khốn khổ kia , ‘ tôi mới vỡ ra nhiều lẽ . Thì ra nếu chiếc thuyền chụp được là “ từ xa” thì cái cảnh “ tôi” chứng kiến cũng chỉ là bề nổi của cuộc đời gia đình nhà chài nọ. Vì sao người phụ nữ phải cam chịu một bề, không chống trả những trận “đòn chồng” và cũng không chịu li dị, hiểu theo nghĩa nào đó là không chịu “ giải phóng” mình. Cái lí do chị đưa ra đã đưa hai người cựu chiến binh tốt bụng – một là một nghệ sĩ, một được mệnh danh là một Bao công- đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: -“ Chị cảm ơn các chú! Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu cái việc của các người làm ăn lam lũ , khó nhọc…” - “ Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão ách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu. giá mà lão uống rượu…thì tôi còn đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh” - “ Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông …Cũng có khi biển động sóng gió chứ?”. - ‘ Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó- vả lại, ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận vui vẻ”. Cái vòng luẩn quẩn của những kiếp người cần lao quả thật đầy bất ngờ đối với “ tôi”, vốn đã trải qua mấy năm chiến đấu tại mảnh đất này, đã giải phóng mảnh đất này và hiện đang là nhà báo từng dong ruổi nhiều nơi! Và “ tôi” cũng nhận ra rằng vì sao ông lão ( cha người phụ nữ) làm nghề sơn tràng “ ở tận trên miền rừng A So” và thằng cháú ngoại lại hay xuất hiện ở miệt biển này và tại sao trong buổi sáng chia tay “ tôi” ông lão luôn “đặt hai con mắt đầy vẻ lo lắng ra ngoài mặt phá, nơi có chiếc thuyền”. Vậy , với tất cả những điều ấy, “chiếc thuyền nghệ thuật” của “tôi” nói được cái
- gì cận nhân tình chưa hay cũng chỉ là “ chiếc thuyền ngoài xa”? Nhan đề ấy phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả đối với đối tượng. Tóm lại, qua thiên truyện và cách đặt tên nhan đề, ta thấy nhân vật “ tôi” vẫn chưa hoàn toàn thoả mãn với những gì ống kính của mình đã thu được. Đằng sau bức ảnh chiếc thuyền thơ mộng ấy còn là những cuộc đời , những con người lầm lụi, khốn khổ đến quẫn trí và giải toả cái quẫn trí ấy bằng những giải pháp hết sức kì quặc. Bức ảnh “thuyền và biển” kia đã nói được gì đâu. Và đó là cách để nhà văn Nguyễn Minh Châu bộc lộ thiên hướng muốn nắm bắt hiện thực ở bề sâu ẩn kín chứa đầy những nghịch lí , mâu thuẫn của đời sống hậu chiến tranh và đó cũng là đặc điểm nổi bật mới mẻ của phong cách Nguyễn Minh Châu, người tiên phong tinh tường và tài ba trên hành trình đổi mới văn học nước nhà. Có thể hiểu “ Con thuyền ngoài xa” là những suy nghĩ da diết về chân lí nghệ thuật và đời sống. Chính khát vọng muốn tìm đến cái đẹp, cái hài hoà, muốn làm cho con người hạnh phúc nhiều khi đã đưa người ta đến chỗ giản đơn hoá không nhận ra cái thực tế khắc nghiệt thì suy cho cùng cũng chỉ là một kiểu “ lướt nhẹ trên bề mặt cuộc sống” chứ đâu đã là thứ nghệ thuật “ là tiếng đau khổ…thoát ra từ những kiếp lầm than” ( Nam Cao- Trăng sáng). Từ đó, có thể phát hiện ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa: Khi con thuyền là đối tượng của nghệ thuật thì có thể được chiếm lĩnh từ xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thực cuộc đời cần phải được chiếm lĩnh ở cự li gần. Đừng vì nghệ thuật thuần tuý mà bỏ quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét , vui buồn trước cuộc đời, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người . Với ý nghĩa ấy, phần
- nào gợi ra những liên tưởng tương đồng với truyện “ Trăng sáng” của nhà văn Nam Cao./. ĐỀ 2: Chiếc thuyền ngoài xa - vùng tối tâm hồn hay bi kịch "bất khả tri" của nghệ thuật 1.“ Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời ba năm trước thời điểm 1986 - mốc mà bất cứ một nhà văn Việt Nam xã hội chủ nghĩa nào cũng phải nhớ, như là năm khai sinh và tái sinh con đường nghệ thuật của mình, ít nhất là về tư thế cầm bút, họ được tự do. Nguyễn Minh Châu ý thức rất rõ nhu cầu của mình và nhu cầu của văn học. Ông từ giã chính ông, truy đuổi những cách khám nghiệm đời sống dưới góc nhìn và phương tiện mới. Trong Bức tranh và Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, ít nhất, sự truy đuổi ấy đã đặt Nguyễn Minh Châu trước một thử thách triết học: sự tự nhận thức. Nhận thức không chỉ diễn ra dưới công năng của tư duy lí trí, mà dường như còn phải diễn ra bằng nhưng luồng xung của tiềm thức, của vùng sâu vùng sáng và vùng tối trong tâm hồn. Cơ mà, cũng phải thấy, đôi khi ông bất lực để lí giải, lí giải cho nhân vật và lí giải cho hiện thực. Nhân vật của ông vượt qua những giăng bẫy hiện thực mà ông chân thật dựng nên, rơi vào trạng thái “bất khả tri”. Sự tự nhận thức trở nên đau đớn, trở thành một vết thương sẵn sàng thức tỉnh. Ai nào biết được khuôn mặt trong bức tranh kia là khuôn mặt gì của thời đại, của thế hệ, của từng cá nhân; ai biết được người đàn bà tên Quì ấy mắc một chứng bệnh cá nhân hay của thế hệ, của thời đại…?. Không dễ dàng đưa ra kết luận, cũng như các nhân vật kia, không dễ dàng dập tắt ngọn lửa tự nhận thức trong mình, dập tắt đồng nghĩa với thiêu rụi sự sống. “Chiếc thuyền ngoài xa” nằm trong mạch sáng tác đòi hỏi cả độc giả và nhà văn phải nhận thức lại hiện thực. Hiện thực bây giờ không đơn giản là
- một vết xước rớm máu trên cánh tay trắng đẹp của cô gái thanh niên xung phong kia mà có lẽ, phải là vết xước trong tâm hồn. Ở đó, mỗi cá nhân là một chỉnh thể, một sở hữu của vết xước, bảo toàn và chưng cất nó khiến sự nhận thức mãi mãi không đưa ra một hệ số bằng lòng. 2. Câu chuyện bắt đầu từ việc Phùng, phóng viên ảnh, đi “săn” một tấm hình chụp cảnh bình minh trên biển. Tấm hình kia phải là một tác phẩm nghệ thuật, dĩ nhiên, như anh nhận thức, cần tránh lặp lại, nhàm chán và quen thuộc. Phùng rời Hà Nội gần sáu trăm cây số, “phục” ở một bờ biển, nơi vẫn còn lưu dấu cuộc chiến tranh: đó là bãi chiến trường. Tâm thế Phùng là sẵn sàng chờ đợi, anh quen được Phác, một cậu bé thông minh ở vùng biển đó. Sau gần tuần lễ, anh chụp được khá nhiều tấm hình cảnh ngư dân đánh mẻ lưới cuối cùng lúc bình minh lên. Nhưng tấm hình để đời, kiệt tác mà anh hằng mong muốn thì chưa có. Nghệ thuật nhiếp ảnh, qua cách hành xử của Phùng, ít nhiều là thứ quà tặng của thiên nhiên. Và rồi thì anh cũng có một cảnh trời cho: “trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào… Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Những cảm xúc nghệ thuật mà Phùng đón nhận trước vẻ đẹp thiên nhiên quả làm cho ta cảm động. Nó là niềm hạnh phúc, nỗi sung sướng của kẻ luôn sẵn ý thức và trách nhiệm với con đẻ tinh thần mà mình hằng tâm nuôi dưỡng. Phùng rơi vào trạng thái “lên đồng”, một trạng thái cần có trước lúc sinh thành những cảm xúc sáng tạo: “trong giây phút bối rối ấy, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Vào khoảnh khắc đó, Phùng hoàn toàn
- thành tâm với nghệ thuật, nó vừa là cái toàn thiện, cái đạo đức, cái trong ngần, vừa là hạnh phúc…Anh được nó nâng đỡ, ban tặng đồng thời sáng tạo nó, cảm nhận nó. Và trong chốc lát anh “bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim”. “ Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại” trong ống kính có lẽ là cái đẹp đạo đức của thiên nhiên. Thiên nhiên, ngay cả khi dữ dội nhất, tàn nhẫn nhất, người ta vẫn thu được khoảnh khắc rất đẹp: núi lửa, tia chớp, sóng thần, bão cát … Thiên nhiên là bản thể tự nó. Cái gọi là “vẻ đẹp” kia chẳng qua là một chuỗi những thỏa thuận nằm ngoài nó, do con người tạo nên. Nhưng câu chuyện đột nhiên chuyển sang một hướng khác, sau khoảnh khắc trời cho ấy, Phùng rơi vào một khoảnh khắc, một tình huống “hiện thực cuộc sống” ban cho. Chính từ lúc này, Phùng vấp phải một thách đố khác, có lẽ còn nghiệt ngã hơn cả sự sáng tạo nghệ thuật – thách đố lí giải, nhận thức hiện thực. Trước cảnh tượng liền kề với khoảnh khắc nghệ thuật, Phùng kinh ngạc đến mức “trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Phùng lao tới nơi người đàn ông “tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ” đang dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà “cao lớn với những đường nét thô kệch”, “lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”… Nhưng Phùng đã bị cản lại bởi “bóng một đứa con nít”, đó là Phác, con trai của cặp vợ chồng kia. Phác giật chiếc thắt lưng từ tay người đàn ông, lão “dang thẳng cánh tay cho thằng bé hai cái tát”. Rồi lão lẳng bặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Kết thúc cái cảnh tượng ấy, “bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông và hoang sơ”, chỉ còn
- Phùng, cậu bé Phác và tiếng sóng ngoài khơi, tất cả chìm vào cõi im lặng… Có lẽ, đó là một hiện thực “quái đản”. Một hiện thực hiển nhiên mà không thể lí giải. Người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng sự hành hạ của chồng. Người chồng đánh đập vợ tàn nhẫn như một thói quen, vô cảm và bản năng. Những đứa con bất lực nhìn cảnh bạo lực diễn ra ở chính cha mẹ chúng. Tất cả đều im lặng, triền miên ở ngay nơi chiến tranh vừa đi qua. Tất cả đều diễn ra đằng sau cái vẻ đẹp đơn giản và toàn bích của thiên nhiên. Một hiện thực quái đản xâm lấn ngay sau phút giây hạnh phúc của người nghệ sĩ. Một nỗi đau và dìm nén nỗi đau, một bình yên và phá hoại bình yên, một dư chấn và một khoảng lặng cứ đan cài nhau giữa muôn trùng tiếng sóng biển. Và rồi, cũng như trong câu chuyện cổ quái đản, tất cả đều biến mất, tất cả cứ lặp lại… Lần thứ hai chứng kiến, Phùng trở thành người hùng, anh đánh quật gã đàn ông vũ phu bằng cú đánh của người “không cho phép hắn đánh một người đàn bà, cho dù đó là vợ và tự nguyện rúc vào xó bãi xe tăng kín đáo cho hắn đánh …”. Phùng nhân danh một người lính- những người đã đổ máu để giành lại bình yên cho đồng bào mình, chăng? Hay ở anh còn có một động cơ “đạo đức” của người nghệ sĩ - người biết thưởng thức và giữ gìn vẻ đẹp toàn thiện chứ không phải là toàn ác, tha hóa? Phùng đã nhờ Đẩu, người bạn đồng ngũ nay là chánh án huyện phụ trách địa bàn, can thiệp vào trường hợp gia đình vợ chồng thuyền chài này. Những cú đánh của Phùng chỉ là phản ứng nhất thời, anh cần đến tiếng nói của một quan tòa. Nhưng rút cuộc, cả Đẩu và Phùng chỉ như những đứa trẻ, đi hết bất ngờ rồi phẫn nộ rồi im lặng trước lời thú tội, kể lể của người đàn bà: “Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp 6 bài phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu
19 p | 722 | 51
-
Tổng hợp 6 bài phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
25 p | 266 | 26
-
Cảm nhận về nhân vật Nhĩ trong tác phẩm "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu
4 p | 395 | 24
-
Nghịch lí trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn NGUYỄN MINH CHÂU
5 p | 320 | 17
-
Chiếc thuyền ngoài xa: triết lý nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
4 p | 580 | 16
-
Tổng hợp 2 bài phân tích hình thượng chiếc thuyền trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
5 p | 136 | 9
-
Phân tích hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
4 p | 91 | 8
-
Mở bài truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
3 p | 158 | 7
-
Vẻ đẹp lãng mạn của truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu
6 p | 60 | 7
-
Phân tích vẻ đẹp nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
8 p | 52 | 6
-
Bài giảng Ngữ văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
20 p | 59 | 6
-
Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
4 p | 57 | 5
-
Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện anh hùng của Nguyễn Minh Châu: "Mảnh trăng cuối rừng"
3 p | 53 | 4
-
Phân tích những chi tiết chính đưa đến việc nhận thức mới của nhân vật Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
2 p | 55 | 4
-
Ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng "mảnh trăng" trong truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu
3 p | 51 | 4
-
Phân tích hình tượng Chiếc thuyền ngoài xa trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu
3 p | 50 | 4
-
Giáo án Ngữ Văn 12 – Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
8 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn