Nhà quản lý, ông là ai?
lượt xem 112
download
Khái niệm “Nhà quản lý“được dùng dưới nhiều tên gọi khác nhau. Trước đây, hay sử dụng các tên: thầy cai, thầy đội, đốc công... Ngày nay, là sếp, thủ trưởng, lãnh đạo… Người đảm nhiệm và người đánh giá Nhà quản lý cũng chưa hiểu rõ khái niệm nhà quản lý, chưa hiểu rõ vai trò của nhà quản lý đối với doanh nghiệp và không nắm rõ nghĩa vụ, quyền lợi và công việc quản lý. Trong khi đó, vai trò của nhà quản lý hết sức then chốt đối với việc thành bại của doanh nghiệp. Sự...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhà quản lý, ông là ai?
- Nhà quản lý, ông là ai? Quỳnh Hân, Minh Bùi Doanh Nhân 360 Khái niệm “Nhà quản lý“được dùng dưới nhiều tên gọi khác nhau. Trước đây, hay sử dụng các tên: thầy cai, thầy đội, đốc công... Ngày nay, là sếp, thủ trưởng, lãnh đạo… Người đảm nhiệm và người đánh giá Nhà quản lý cũng chưa hiểu rõ khái niệm nhà quản lý, chưa hiểu rõ vai trò của nhà quản lý đối với doanh nghiệp và không nắm rõ nghĩa vụ, quyền lợi và công việc quản lý. Trong khi đó, vai trò của nhà quản lý hết sức then chốt đối với việc thành bại của doanh nghiệp. Sự nhập nhằng, không chính xác trong việc vận dụng khái niệm nhà quản lý có ảnh hưởng đến hiệu quả trong hoạt động tại không ít doanh nghiệp. Bởi vậy, hiểu rõ khái niệm Nhà quản lý là rất quan trọng. Nhà quản lý là ai và bản chất công việc của họ là gì? Bài viết làm rõ các đặc điểm của nghề quản lý, đối tượng, phạm vi, mục đích của quản lý cùng các phẩm chất, kỹ năng, kiến thức của nhà quản lý. Định nghĩa nhà quản lý Nhà quản lý (manager) là người đảm nhận trách nhiệm dẫn dắt, lãnh đạo, hướng dẫn hoạt động quản lý cho một tổ chức hay một nhóm đối tượng quản lý nhất định thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau về nhân lực, tài chính, vật tư, tri thức và giá trị vô hình làm cho tổ chức ấy hoàn thành được những mục tiêu nhất định. Một tổ chức, hay một nhóm đối tượng quản lý có thể thuộc bên sản xuất hay dịch vụ, kinh doanh hay phi lợi nhuận, thuộc khu vực tư hay khu vực công, hành chính hay sự nghiệp… Nhà quản lý có thể là một người đội trưởng đội bảo vệ cơ quan, một chị tổ trưởng tổ vệ sinh đường phố, một công chức, viên chức bình thường trong bộ máy quản lý nhà nước, một giám đốc của một doanh nghiệp, nhà nước hay tư nhân, một vị bộ trưởng hay một ông thủ tướng… Ở mỗi lĩnh vực khác nhau đòi hỏi mỗi nhà quản lý phải có những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và công cụ hỗ trợ quản lý khác nhau. Các loại quản lý có thể có như: quản lý các quá trình phát triển, quản lý dự án, quản lý công nghệ, quản lý môi trường, quản lý chất lượng, quản lý tài chính, quản lý công, quản lý xã.
- Định nghĩa nhà quản lý một doanh nghiệp Nhà quản lý doanh nghiệp được xác định dựa trên những yếu tố: vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của nhà quản lý doanh nghiệp. Thông thường, nhà quản lý một doanh nghiệp có danh thiếp giao dịch ghi là: Tổng giám đốc, giám đốc điều hành (CEO - Chief Executive Officer), giám đốc dự án, giám đốc sản phẩm, giám đốc chương trình, phó giám đốc, trưởng phòng, "quản trị viên"... Vị trí của nhà quản lý doanh nghiệp: Giám đốc điều hành (CEO) là vị trí quan trọng nhất, mang tính “chìa khóa”, để tạo nên sự chuyên nghiệp ấy cho tất cả mọi công đoạn trong tổ chức và hoạt động doanh nghiệp, kể cả khâu sản xuất, kinh doanh hay xây dựng thương hiệu. Cấp trên của CEO là Hội đồng quản trị hay hội đồng cổ đông (nếu là công ty CP) hoặc hội đồng thành viên (Công ty TNHH). Vai trò chủ yếu của một nhà quản lý là thực hiện tốt nhiệm vụ mà cấp trên tin tưởng giao phó. Cấp dưới của CEO là các Giám đốc chức năng và toàn bộ máy nhân sự của công ty. Nhiệm vụ của nhà quản lý doanh nghiệp (CEO): Nhiệm vụ của các CEO là đẩy mạnh tăng trưởng, tăng hiệu quả hoạt động và tăng lợi nhuận, đồng thời thu hút và đào tạo những tài năng mới để tiếp tục duy trì sự ổn định và phát triển của công ty. Hai nhiệm vụ quyết định mà một CEO phải làm được là xây dựng và duy trì một mô hình kinh doanh thành công và xây dựng một tổ chức thật sự hiểu mình. Theo ông Đỗ Thành Tâm, Chủ tịch kiêm GĐ Cty tư vấn và hỗ trợ chiến lược Win-Win “CEO thành công không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà là tối đa giá trị dài hạn cho cổ đông, nghĩa là tạo ra và thâu tóm giá trị khách hàng một cách hiệu quả, và không bao giờ bằng lòng với giá trị mình tạo ra”. Hoạt động quản lý của CEO: Một nhà quản lý cao cấp sẽ đảm đương các công việc từ: 1) Lập chiến lược hoạt động cho công ty (hoạch định, chỉ đạo thực hiện và đánh giá chiến lược): Nhà quản lý theo sát các diễn biến, dự tính các tình huống, lực chọn các mục tiêu, xây dựng các kết hoạch, thiết lập các cơ chế, tổ chức các quá trình, huy động các nguồn lực, điều phối các hoạt động, kiểm tra các công việc. 2) Thiết lập bộ máy quản lý, xây dựng văn hóa công ty: Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm cho việc tiếp tục duy trì các mối quan hệ với nhân viên, khách hàng chính, các cổ
- đông, các nhà phân tích chứng khoán, các quan chức chính quyền, chính phủ, các nhà làm luật, cơ quan báo chí ngôn luận, thậm chí những nhiệm vụ này còn lôi kéo họ ra khỏi công việc điều hành công ty. 3) Thực hiện các hoạt động tài chính (huy động, sử dụng, kiểm soát vốn): 4) Sử dụng nhân lực bằng cách xây dựng và vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả: nhà quản lý tạo nên và giữ gìn sự gắn kết đội ngũ nhân lực, sức sống, sự thành đạt của mỗi tổ chức. Cơ hội và thách thức với nghề Quản lý Ngày nay, nghề quản lý thực sự là một nghề lao động trong xã hội, có những đặc thù riêng với rất nhiều thách thức, khó khăn song cũng là một nghề có nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến. Nó đòi hỏi người làm việc trong nghề phải luôn có cái nhìn xa trông rộng, và phải luôn không ngừng trau dồi tri thức. Những cơ hội của nghề quản lý: Các nhà quản lý chuyên nghiệp có thể được các chủ sở hữu doanh nghiệp tuyển dụng, mời về đảm nhận vị trí cao như CEO trong doanh nghiệp mình. Đây là một nghề lương rất cao, “đức cao vọng trọng” trong xã hội, nghề lãnh đạo và quản lý các nghề khác (trong cùng một công ty). Nhà quản lý thường được ưu đãi về cổ phần của doanh nghiệp và có mức lương cao ứng với trách nhiệm của họ.
- CEO có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp. Với các tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp, khi quyết định đầu tư vào đâu thì họ phải xét tới năng lực ban lãnh đạo ở đó, trước hết là năng lực của các CEO. Trên sàn giao dịch chứng khoán, thì CEO cũng có ảnh hưởng nhất định tới cổ phiếu. CEO có thể ảnh hưởng tới mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và các mối quan hệ của doanh nghiệp. Vì vậy, với các CEO có năng lực thì cơ hội thăng tiến rất lớn và được đánh giá rất cao. Giữa các doanh nghiệp luôn tồn tại một cuộc chiến “giành giật” những CEO tài năng có khả năng lãnh đạo công ty. Và đây chính là một trong những cơ hội để các CEO thử sức và thể hiện khả năng của mình. Xét ở tầm quốc gia, thực tiễn phát triền ở khắp các nước đã cho thấy nỗ lực của cộng đồng các nhà quản lý ở tất cả các cấp là nhân tố quyết định sự bền vững, sức mạnh cạnh tranh, sự phát triển và niềm kiêu hãnh của mỗi quốc gia. Với vai trò quan trọng đó, nên các nhà quản lý có nhiều cơ hội phát triển cá nhân và cơ hội đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nói chung. Những thách thức của nghề quản lý: Quản lý là một nghề vừa mang tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Là một nghề khoa học nên đòi hỏi nhà quản lý phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Là một nghề nghệ thuật đòi hỏi nhà quản lý phải có năng khiếu, và phải luôn luôn tự rèn luyện bản thân mình. Những đòi hỏi đó thực sự là một thách thức đối với những người hoạt động trong nghề, bởi việc kết hợp giữa tính chất khoa học và nghệ thuật là việc không dễ dàng. Thực tế ở Việt Nam, các nhà quản lý vừa chưa thực sự được đào tạo một cách chuyên nghiệp, vừa chưa được phát hiện, khai thác những năng lực, phẩm chất tiềm ẩn để trở thành một nhà quản lý tốt. Các nhà quản lý có nhiệm vụ và trách nhiệm rất lớn với doanh nghiệp. Vì vậy, khi lãnh đạo doanh nghiệp thành công họ sẽ lên tới tột đỉnh vinh quang, nhưng khi thất bại thì họ phải chịu những hậu quả vô cùng bạc bẽo. Vì vậy, "với các nhà quản trị doanh nghiệp, sự vinh quang tột đỉnh và nỗi bất hạnh tận cùng đôi khi chỉ cách nhau một làn sương mỏng". Để đạt tới đỉnh vinh quang, họ phải cố gắng không ngừng, và nhiều khi phải đánh đổi nhiều thứ, mà không phải nhà quản lý nào cũng làm được. Phẩm chất, kinh nghiệm, kiến thức… cần thiết của nhà quản lý Nhà quản lý tốt phải hội tụ đủ tư chất, kinh nghiệm và kiến thức. Mỗi công cụ quản lý đó là yếu tố cần thiết và cũng là nền tảng thành công của một nhà quản lý. Đặc biệt, nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp và hình tượng của một nhà quản lý tài ba. Phẩm chất cá nhân: Nhà quản lý là người có tố chất sáng tạo, có tư duy phân tích chiến lược, quyết đoán và đặc biệt là một người biết nhìn xa trông rộng và biết học hỏi những cái mới để hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó, nhà quản lý luôn đưa ra được những quyết định đúng đắn, sáng suốt trong mọi trường hợp
- Theo bà Mai Hương Nội - TGĐ Cty CP Vincom thì "CEO chỉ có thể học chứ… không dạy được. Có đầu óc bao quát, tính toán, có tư duy lãnh đạo, biết sẻ chia, chịu trách nhiệm thôi chưa đủ… người lãnh đạo còn cần có sự nhạy cảm và… rất nhiều thứ khác, trong đó bao gồm cả sự sáng tạo" Kiến thức và kỹ năng: Nhà quản lý cần có năm kỹ năng quản lý tối thiểu sau: Xây dựng kế hoạch, Xây dựng tổ chức, Sử dụng nhân lực, Lãnh đạo và Kiểm soát. Không những thế, nhà quản lý cần phải phải học hỏi, cập nhật kiến thức quản trị mới, tự đào sâu, tự tìm tòi nghiên cứu. Ngoài ra, nhà quản lý cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về khoa học quản trị (quản trị học). Đây được xem như phần móng để tạo nền tảng tiếp thu, xây dựng “ngôi nhà kiến thức" về lĩnh vực này. Hiện nay với những tiến bộ như vũ bão trong khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong công nghệ thông tin, nhà quản lý còn phải biết sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ trợ giúp hiện đại vào công tác quản lý doanh nghiệp. Kinh nghiệm quản lý: Ở mỗi môi trường, một hoàn cảnh khác nhau, nhà quản lý cần phải trải nghiệm và đúc rút cho mình những kinh nghiệm quản lý nhất định. Phải trải nghiệm càng nhiều thứ, nhiều nghề, nhiều việc nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau, càng tốt. Vì là nghề dụng nhân, tiếp xúc, quản lý nhiều con người thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong bộ máy công ty mình, nên nhà điều hành không chỉ cần kinh nghiệm về chuyên môn, mà còn cần cả vốn sống, thông hiểu về con người, về xử thế. Nghề quản trị là nghề có cường độ cao, lo nghĩ thay cho nhiều người, nên nhà quản trị phải có sức khỏe dẻo dai để có thể chiến đấu bền bỉ, chịu đựng áp lực và thách thức rất lớn trong nghề “khốc liệt” này. Như tục ngữ Việt có câu: "Một người lo, bằng một kho người làm". Bạn không thể là một nhà quản lý tốt nếu như lúc nào bạn cũng bị áp lực trong công việc đè nặng. Nhà quản lý cần biết cách nạp lại năng lượng và giải tỏa stress. Phân biệt nhà quản lý với chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp khác nhau về mục đích và quyền lợi đối với doanh nghiệp. Hai khái niệm này thường bị nhiều người hiểu lầm do trên thực tế có không ít người kiêm nhiệm luôn cả hai vai trò quản lý và chủ sở hữu trong doanh nghiệp.
- Tiêu chí Nhà quản lý Chủ sở hữu Là người bỏ vốn vào công ty để Có thể được tuyển dụng, được thuê để kiểm Vị trí kinh doanh, thu lợi và phát triển soát và điều hành hoạt động của công ty. doanh nghiệp từ số vốn đó. Được trả lương cho công tác quản lý. Họ Quyền lợi được hưởng hơn hẳn Quyền lợi được thưởng khi làm việc tốt, ngược lại, bị sa những người khác. Gắn bó hữu và gắn bó thải khi quản lý tồi. Vì vậy họ có thể không cơ với triển vọng, sự tồn vong gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. của doanh nghiệp. Sự chung lưng gánh vác vì Tố chất Cần năng lực quản lý quyền lợi của doanh nghiệp. Hai vị trí này đòi hỏi những tố chất và điều kiện khác nhau . Một người có thể làm tốt vai trò này, nhưng chưa chắc đã thành công ở vai trò kia và ngược lại. Tuy nhiên, ở VN hiện nay chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa người điều hành và người kinh doanh, và khi chủ sở hữu kiêm nhiệm cả vai trò quản lý lâu dài có thể làm cho doanh nghiệp phát triển thiếu hiệu quả. Nguồn: Doanh Nhân 360
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhà lãnh đạo, ông là ai?
8 p | 473 | 161
-
Giữ hoà khí bằng câu hỏi thông minh
4 p | 194 | 85
-
Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI
270 p | 201 | 64
-
Đồng Tiền Khôn
2 p | 259 | 43
-
Bí quyết để dành tiền cho phụ nữ
5 p | 234 | 32
-
Tỉ phú Terry Gou
11 p | 150 | 29
-
Tầm quan trọng của kỹ năng đặt câu hỏi
4 p | 112 | 12
-
John Mackey: nhà quản lí vĩ đại?
3 p | 130 | 12
-
10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình
5 p | 108 | 9
-
Dạy bé tự làm vệ sinh (7-9 tuổi)
5 p | 107 | 8
-
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 p | 63 | 7
-
Vun đắp tình cảm gia đình cho con
4 p | 100 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn