intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà quản lý và công cuộc tìm giữ nhân tài

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

136
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vai trò của nguồn nhân lực trong các tổ chức ngày càng được khẳng định và năng lực của nhà quản lý cũng được đánh giá thông qua quá trình tìm kiếm và giữ chân các nhân tài trong tổ chức của mình. Một nhà quản lý được đánh giá cao là người biết cách quản lý đội ngũ của mình một cách thông minh và hiệu quả. Điều đó bao gồm tất cả thời gian và công sức mà nhà quản lý dành ra để chuẩn bị cho quá trình tuyển dụng, lựa chọn và gắn bó các nhân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà quản lý và công cuộc tìm giữ nhân tài

  1. Nhà quản lý và công cuộc tìm giữ nhân tài Vai trò của nguồn nhân lực trong các tổ chức ngày càng được khẳng định và năng lực của nhà quản lý cũng được đánh giá thông qua quá trình tìm kiếm và giữ chân các nhân tài trong tổ chức của mình. Một nhà quản lý được đánh giá cao là người biết cách quản lý đội ngũ của mình một cách thông minh và hiệu quả. Điều đó bao gồm tất cả thời gian và công sức mà nhà quản lý dành ra để chuẩn bị cho quá trình tuyển dụng, lựa chọn và gắn bó các nhân tài trong tổ chức. Vậy bạn có phải là một nhà quản lý thông minh và hiệu quả? Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể trả lời và tự đánh giá khả năng của mình:
  2. 1. Điều gì khiến các ứng viên tìm đến bạn? Bạn có phải là một nhà quản lý được lựa chọn? Nếu vậy, các ứng viên sẽ tự tìm đến bạn. Họ sẽ chủ động liên hệ với bạn ngay trước khi bắt đầu tìm kiếm một công việc mới bởi họ đã được nghe về tổ chức của bạn là một nơi tuyệt vời để làm việc. Bí mật ở đây là gì? Một doanh nghiệp có những nhà quản lý được lựa chọn tức là một môi trường luôn sẵn sàng những yếu tố sau: - Cơ hội được đào tạo và phát triển - Một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh - Giờ làm việc thuận lợi - Mối quan hệ tích cực giữa nhân viên và quản lý - Yêu cầu công việc hợp lý - Lương thưởng công bằng và cạnh tranh - Sự tương tác và ảnh hưởng của nhân viên được đề cao - Công tác khen thưởng cá nhân kịp thời và hợp lý - An toàn nghề nghiệp - Thiết kế mô tả công việc hợp lý
  3. 2. Bạn có tìm được đúng nhân tài mà bạn cần? Quá trình tuyển dụng tốt được bắt đầu bằng việc chuẩn bị tốt. Hãy bắt đầu bằng việc mô tả về các giá trị, mục tiêu, chính sách và văn hóa, thói quen của tổ chức mình. Hiểu rõ các vấn đề dưới đây sẽ giúp quá trình tuyển dụng của bạn hiệu quả hơn: - Hiểu rõ nhu cầu tuyển dụng: Nhận diện các thay đổi có thể tạo nên nhu cầu về nhân viên mới. - Hiểu rõ về công việc: Đánh giá các kỹ năng của nhân viên hiện tại và xem xét việc đào tạo, sắp xếp hoặc thiết kế lại bản mô tả công việc nhằm đáp ứng các nhu cầu sắp tới. - Hiểu rõ những điều bạn đã có: Nắm rõ các nhiệm vụ, công việc, khả năng, kỹ năng và thái độ được yêu cầu. - Hiểu rõ thị trường lao động: Hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh, các kỹ năng khan hiếm và mức lương cạnh tranh cho vị trí muốn tuyển. - Hiểu rõ về lựa chọn của bạn: Thực hiện các chiến lược tuyển dụng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và nhận được sự hỗ trợ của nhân viên. 3. Bạn có tạo nên được sự phù hợp? Dành thời gian chuẩn bị sẽ giúp bạn tìm được những nhân tài sớm trở thành
  4. tài sản cho công ty. Bắt đầu bằng một bản mô tả công việc, đặt ra các câu hỏi về những yêu cầu bắt buộc và không bắt buộc nhưng nên có. Khi thực hiện phỏng vấn, cần lưu ý: - Chuẩn bị kỹ càng cho cuộc phỏng vấn: Xây dựng một bản mô tả công việc chính xác và ngắn gọn, thiết lập các tiêu chí để lựa chọn, quyết định phương thức phỏng vấn và lên kế hoạch cho quá trình phỏng vấn. - Sau phỏng vấn: Đánh giá sau phỏng vấn và liên hệ với các nguồn tham khảo đáng tin cậy. 4. Giữ chân nhân tài Tại sao phải bỏ công sức để giữ chân nhân viên? Bởi việc thay thế nhân viên từ đầu là rất tốn kém – theo tính toán thì tổng chi phí dành cho việc tuyển dụng thay thế nhân viên, cả trực tiếp lẫn gián tiếp chiếm 70% đến 200% thu nhập của họ. Do vậy, hãy xem xét các mục sau khi lập kế hoạch giữ chân nhân viên: - Tại sao họ đến (hoặc không đến) với bạn: Các cuộc phỏng vấn và điều tra cung cấp cho bạn những thông tin khiến công ty của bạn hấp dẫn đối với ứng viên – những điều mà bạn cần phát huy và cũng là kết quả vô hình mà bạn đạt được trong quá trình phát triển.
  5. - Tại sao họ ở lại với bạn: Các cuộc nói chuyện thân mật, các cuộc phỏng vấn và điều tra về sự hài lòng của nhân viên trong tổ chức là những cách hiệu quả để biết được chính sách bạn đang thực hiện là phù hợp hay không phù hợp với nhân viên. - Đảm bảo phản hồi kịp thời và hợp lý với những vướng mắc của nhân viên. - Tại sao họ dời bỏ bạn: Ghi nhận những lần thi tuyển thay thế nhân viên và xu hướng thay đổi để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, mục tiêu cho chương trình giữ chân nhân tài, tổ chức công việc và đánh giá quá trình phát triển của tổ chức. - Hiểu rõ các lựa chọn của bạn: Xây dựng một chương trình với sự tư vấn chiến lược của nhân viên thuộc các bộ phận và của bộ phận nhân sự. - Đánh giá chiến lược thường xuyên và có những thay đổi kịp thời cho phù hợp với nhu cầu tuyển dụng và phát triển của tổ chức (Theo inpro)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2