Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP BÀN CHÂN NHIỄM TRÙNG TRÊN BỆNH NHÂN<br />
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG<br />
Nguyễn Thái Thùy Dương*, Nguyễn Anh Tuấn**, Đỗ Quang Khải*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đái tháo đường là một bệnh lý nội khoa mạn tính đi kèm các biến chứng nặng nề. Trong đó, vết thương<br />
nhiễm trùng ở chi là một tình trạng phổ biến, và thường nặng hơn do sự chủ quan thiếu hiểu biết của người dân<br />
về bệnh.Hướng xử trí cho các vết thương này dù là một vấn đề đã được bàn luận rất nhiều trong các y văn,<br />
nhưngchưa bao giờ có điểm dừng trong việc tìm tòi những kinh nghiệm mới.Trong bài viết này chúng tôi báo cáo<br />
một trường hợp nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường được điều trị tại Trung tâm Điều trị Vết<br />
thương- Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân (BN) được điều trị bảo tồn chi tối đa<br />
bằng phối hợp: ổn định bệnh nội khoa; cắt lọc chăm sóc vết thương; nâng tổng trạng;..kết quả giữ được bàn chân<br />
và bệnh nhân hài lòng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
AN INFECTED DIABETIC FOOT: A CASE REPORT<br />
Nguyen Thai Thuy Duong, Nguyen Anh Tuan, Do Quang Khai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 407 - 409<br />
Diabetes is a chronic disease with potentially severe complications. In particular the spectrum of complication<br />
seen in the diabetic foot is one of the most commonestsituation, and clinical outcome can be negatively impacted<br />
by poor understanding of the disease. Researching and discussing the breadth of clinic experience with diabetic<br />
foot complications and their management is the main target in many conferences. In this presentation, we report<br />
an infected diabetes foot case treated at the Wound Care Center- University Medical Center of Ho Chi Minh city.<br />
Treatment requires multiple-modality interventions including: medicine, injury debridement,<br />
nutritional..Following successful use of multiple interventions within the treatment period, amputation of the<br />
patient’s foot was successfully avoided.<br />
tối đa, điều trị những vết thương này thường<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
phải lâu dài và phối hợp nhiều chuyên khoa và<br />
Vết thương nhiễm trùng bàn chân ở người<br />
nhiều phương pháp: bao gồm ổn định đường<br />
có đái tháo đường rất hay gặp, thường do điều<br />
huyết tốt, điều trị bệnh nội khoa kèm theo (tim<br />
trị không liên tục và sự chăm sóc vết thương tại<br />
mạch, hô hấp..), nâng cao tổng trạng, dùng<br />
chỗ không đúng cách, dẫn đến tình trạng vết<br />
kháng sinh (KS) đường toàn thân, cắt lọc vết<br />
thương ngày một lan rộng và diễn tiến xấu<br />
thương, đặt máy VAC (Vacuum Assisted<br />
hơn(1,5). BN thường chỉ đến khám nhập viện khi<br />
Closure)(4,2,6), vá da, xoay vạt da,..khi vết thương<br />
vết thương ở mức nghiêm trọng, gây nhiều di<br />
ổn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi báo<br />
chứng nặng nề. Đã có nhiều báo cáo của các tác<br />
cáo một ca lâm sàng nhiễm trùng bàn chân điển<br />
giả về nhiều phương thức điều trị khác nhau với<br />
hình đã được điều trị với kết quả tốt.<br />
các trường hợp bàn chân nhiễm trùng nặng trên<br />
BỆNH ÁN<br />
BN đái tháo đường. Tại Trung tâm Điều trị Vết<br />
thương Bệnh viện Đại học Y Dược, chúng tôi đã<br />
BN: Mạch Hữu T., nam, sinh năm 1965, hưu<br />
gặp nhiều trường hợp nặng, khả năng đe dọa cắt<br />
trí, ngụ tại quận 4, TPHCM.<br />
cụt chi gây tàn phế cao. Với mục tiêu bảo tồn chi<br />
Nhập Trung tâm Điều trị vết thương ngày<br />
* Khoa-Bộ môn PT Tạo hình-Thẩm mỹ ĐHYD TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Anh Tuấn<br />
ĐT: 0913910789<br />
<br />
Tạo Hình Thẩm Mỹ<br />
<br />
Email: tuana@hcm.vnn.vn<br />
<br />
407<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
19/8/2014 - Số hồ sơ: 14.01369<br />
Tiền sử: Đái tháo đường type II- Tăng huyết<br />
áp 14 năm đang điều trị bằng Losartan 50mg<br />
1viên/1ngày và Gliclazid 30mg 2viên/ngày<br />
Cách nhập viện 2 tháng, BN phát hiện một<br />
vết chai tại lòng bàn chân (T), kích thước khoảng<br />
2x1cm, BN tự cắt da chai, rửa vết thương tại nhà<br />
mỗi ngày bằng nước muối trong 1 tháng, nhưng<br />
không cải thiện. Cách nhập viện 3 ngày, vết chai<br />
loét lòng bàn chân (T) rỉ dịch nhiều, mặt mu bàn<br />
chân (T) ngón 1,2 xuất hiện bóng nước, tự vỡ,<br />
sưng nhiều, da thâm đen, có mùi hôi.<br />
<br />
9h30 sáng 19/8/2014, BN nhập Trung tâm<br />
Điều trị Vết thươngtrong tình trạng tỉnh táo, sinh<br />
hiệu: M: 84l/phút HA: 120/70mmHg.<br />
Khám: ngón I, II bàn chân (T) da thâm đen, tiết<br />
dịch ít, mùi hôi. Mạch mu chân, mạch chày sau<br />
đều, rõ. Cảm giác các ngón chân (T) giảm, vận<br />
động ngón trong giới hạn bình thường. (Hình 1A).<br />
Xét nghiệm trong ngày nhập viện:<br />
Glucose/máu: 165mg%; HbA1C: 6,4%; BC:<br />
20,3l/ul; HC: 3,45M/ul; Hb: 10,5 g/dl; Hct: 30,9%.<br />
<br />
(A)<br />
<br />
(B)<br />
<br />
Hình 1: (A)- Bàn chân (T) lúc nhập viện (20/8); (B)- Bàn chân (T) sau xoay da 5 ngày (27/10)<br />
tuần thì đổi sang Ofloxacin 200mg. BN được cắt<br />
Chẩn đoán: vết thương bàn chân (T) nhiễm<br />
lọc lần 2 (1/9) rạch thêm 3 điểm trên mu và lòng<br />
trùng (hình 1A) trên BN đái tháo đường-tăng<br />
bàn chân khoảng 3cm để thoát dịch mủ,cắt lọc<br />
huyết áp lâu năm không kiểm soát tốt. Hướng xử<br />
lần 3 (10/9). Cắt lọc lần 4 (20/9), tháo bỏ chỏm<br />
trí: ổn định bệnh nội khoa, cố gắng bảo tồn chi<br />
xương bàn ngón I, II. Cắt lọc lần 5 (8/10), mở<br />
tối đa.<br />
rộng da, làm sạch mặt lòng, cắt bỏ một phần gân<br />
BN được làm kháng sinh đồ. KS tạm khi<br />
duỗi ngón III, IV, tháo khớp bàn đốt 1 ngón III bị<br />
chưa có kết quả kháng sinh đồ Ceftriazon 1g và<br />
hoại tử. Thay KS Cefoperazone1g đường tĩnh<br />
Cifrofloxacin 0,5g, cắt tháo bớt mủ ngay tại<br />
mạch. Lúc này, đường huyết: 91mg%; Huyết áp<br />
giường (20/8). Sử dụng: Mixtard 100UI/ TDD;<br />
ổn định mức 120/70mmHg. Chúng tôi tiến hành<br />
Losartan liều cũ; Thực hiện cắt lọc lần 1 (21/8)<br />
đóng vết thương, cắt lọc làm sạch, cắt bớt xương<br />
Tháo khớp bàn đốt 1 ngón I,II,. BN được đặt<br />
bàn ngón I,II, tháo bỏ ngón III (không còn gân)<br />
VAC, miếng xốp size S, áp lực hút 40mmHg và<br />
để lấy da che phủ khuyết hổng mặt mu chân<br />
tăng dần 90-100mmHg những ngày sau mổ. Sử<br />
(hình 1B).<br />
dụng VAC liên tục trong suốt thời gian điều trị,<br />
thay VAC 3-5 lần/ ngày.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Kết quả kháng sinh đồ là Pseudomonas<br />
aeruginosavà Beta- hemolytic streptococci, đáp<br />
ứng 2 KS trên, nên BN duy trì toa thuốc trong 3<br />
<br />
Điều trị bệnh nội khoa<br />
<br />
408<br />
<br />
Trong những trường hợp BN nhiễm trùng<br />
có nhiều bệnh nội khoa kèm theo, cần phải<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
điều chỉnh bệnh nội khoa song song với điều<br />
trị nhiễm trùng. Trường hợp này chúng tôi đã<br />
cho BN khám nội tiết và tim mạch để điều trị<br />
hai bệnh nội khoa ngay khi nhập viện điều trị.<br />
Trong thời gian chờ kết quả kháng sinh đồ,<br />
chúng tôi dùng các loại kháng sinh phổ rộng<br />
để hỗ trợ, ngăn ngừa bội nhiễm, nhiễm trùng<br />
lan rộng.<br />
<br />
Cắt lọc vết thương<br />
Được lặp lại nhiều lần cho đến khi tình trạng<br />
nhiễm trùng, hoại tử, giả mạc ở các mô cơ, gân,<br />
xương cải thiện tốt hơn. Ngày đầu tiên, chưa có<br />
kháng sinh đồ, tình trạng nhiễm trùng nặng,<br />
chúng tôi thực hiện cắt lọc dẫn lưu mủ tại<br />
giường ngay sau khi sử dụng KS để tránh nhiễm<br />
trùng lan rộng. Việc lựa chọn được đúng thời<br />
điểm cắt lọc là rất quan trọng.<br />
<br />
Săn sóc vết thương<br />
Trên BN này, vết thương tiết dịch nhiều, săn<br />
sóc tại chỗ là một khâu trong quá trình điều trị<br />
chung. Tại Trung tâm Điều trị Vết thương trong<br />
5 năm trở lại, nhiều trường hợp tương tự, chúng<br />
tôi sử dụng máy VAC. Là loại máy được ứng<br />
dụng và công nhận hiệu quả trên thế giới, cũng<br />
như trong nước(4,6) với cơ chế hút bằng áp lực âm,<br />
giúp loại bỏ các mô hoại tử, dịch tiết, tăng tuần<br />
hoàn đến vùng thiếu máu nuôi, một phần giúp<br />
mô hạt đầy lên và thu nhỏ vết thương. Đặc điểm<br />
này tạo ra sự khác biệt với các phương thức<br />
chăm sóc đắp gạc thay băng, rửa nước muối hay<br />
các dung dịch khác. Chúng tôi thay VAC 3-5<br />
ngày/ lần, vừa để đánh giá được tiến triển tình<br />
trạng vết thương, vừa tránh hút quá lâu gây ảnh<br />
hưởng mô hạt cũng như gây nghẹt đường ống,<br />
xốp hút. Áp lực hút sau cắt lọc thường để 5060mmHg, tăng dần những ngày sau, tối đa là<br />
mức 100mmHg. Vùng bàn chân mấp mô, vết<br />
loét sâu rộng hai mặt mu và lòng nên khi thay<br />
VAC, miếng xốp chúng tôi đưa vào sâu bên<br />
trong, thiết kế đặt miếng xốp bắc cầu ở hai vị trí<br />
xa nhau, để chỉ có một dây hút nhưng vẫn đảm<br />
bảo hút được toàn bộ vùng lòng bàn chân ngón<br />
<br />
Tạo Hình Thẩm Mỹ<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
I, II. Vấn đề chi phí cho việc sử dụng máy VAC<br />
cũng là một trở ngại. Là thiết bị được nhập về<br />
trong nước, giá thành còn cao, sử dụng liên tục,<br />
nên chỉ định việc đặt VAC ở các BN có vết loét<br />
nhiễm trùng cũng là một bài toán kinh tế cân<br />
nhắc cho cả bác sĩ và gia đình BN.<br />
<br />
Đóng vết thương<br />
Cũng như nhiều tác giả khác(1,1,2,6), khi bệnh<br />
nội khoa ổn định, tổng trạng khá, mô hạt đỏ,<br />
sạch, không còn nhiễm trùng, chúng tôi đóng vết<br />
thương. Xoay vạt da có cuống, khâu thưa, che<br />
phủ khuyết hổng cho BN là phương án được lựa<br />
chọn. Do ngón III đã tháo khớp bàn đốt 1, ngón<br />
không còn chức năng, lấy bỏ xương ngón III,<br />
dùng da ở đây che phủ phần khuyết hổng bên<br />
cạnh. Ưu điểm của cách làm này là cuống mạch<br />
máu của vạt da sẽ cấp máu nuôi cho vùng thiếu<br />
da và khâu thưa giúp vết thương có thể thoát<br />
dịch dễ dàng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Brem H, Sheehan P, Boulton AJ (2004). “Protocol for<br />
treatment of diabetic foot ulcers”. The American Journal of<br />
Surgery, 187: 1S-10S.<br />
Galiano RD, Mustoe TA (2007), “Wound care”, In: Charles<br />
HT (ed),Grabb & Smith’s Plastic Surgery, 6th edition,<br />
Lippincott Williams & Wilkins, International edition,<br />
Philadelphia, pp 23-32.<br />
Gurtner GC (2007), “Wound Healing: Normal and<br />
abnormal”.In Charles H.T,Grabb & Smith’s Plastic<br />
Surgery,<br />
6th<br />
edition,<br />
Lippincott<br />
Williams<br />
&<br />
Wilkins,International edition, Philadelphia, pp 15-22.<br />
Huỳnh Minh Thành, Đỗ Phước Hùng (2014). “Kết quả<br />
bước đầu áp dụng liệu pháp áp lực âm điều trị vết thương<br />
phần mềm trong gãy hở năng lượng cao thân xương dài<br />
chi dưới”. Tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc<br />
biệt-2014, tr.172-177<br />
Lavery LA, McGuire JB, Baranoski S, Ayello EA, Kravitz<br />
SR (2012). “Diabetic Foot Ulcers”. InSharon Baranoski,<br />
Elizabeth A. Ayello.Wound Care Essentials, 3rd edition, pp<br />
420-446.<br />
Võ Thành Toàn, Nguyễn Thị Tiến, Ngô Hoàng Viễn (2014).<br />
“Bước đầu đánh giá kết quả chăm sóc vết thương, loét lâu liền<br />
bằng phương pháp hút áp lực âm”. Tạp chí Chấn thương chỉnh hình<br />
Việt Nam, số đặc biệt-2014, tr.348-352.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
31/10/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2014<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
15/01/2015<br />
<br />
409<br />
<br />