intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, các tác giả trình bày kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên dạy hòa nhập, hội nhập và chuyên biệt (N = 3221) về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu, tại các cơ sở giáo dục của 6 tỉnh/ thành phố của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0066 Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 112-123 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁCH THỨC ỨNG PHÓ: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Nguyễn Công Khanh, Phan Thanh Long, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Bùi Thế Hợp, Nguyễn Thị Thắm và Trần Thị Thiệp Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bài viết này, các tác giả trình bày kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên dạy hòa nhập, hội nhập và chuyên biệt (N = 3221) về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu, tại các cơ sở giáo dục của 6 tỉnh/ thành phố của Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số giáo viên được khảo sát đã có nhận thức đúng về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận đáng kể nhận thức chưa đúng. Nghiên cứu này khái quát bức tranh thực trạng nhận thức thái độ của giáo viên về biến đổi khí hậu, đồng thời chỉ ra một số yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên. Kết quả khảo sát này cung cấp những thông tin đáng tin cậy, rất hữu ích cho việc xây dựng chính sách, hỗ trợ việc xây dựng chương trình giáo dục, tập huấn về biến đổi khí hậu cho giáo viên viên trong tương lai. Nghiên cứu cũng đề cập đến một số hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: Nhận thức về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo viên dạy hòa nhập/ hội nhập/ chuyên biệt. 1. Mở đầu Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu phải chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH). BĐKH ở Việt Nam đang tác động lên mọi khía cạnh, lĩnh vực của cuộc sống và sự sinh tồn như tài nguyên, an ninh môi trường, an ninh quốc gia, đời sống kinh tế, xã hội (trong đó có lĩnh vực giáo dục), vấn đề sức khỏe, chất lượng cuộc sống [1]. BĐKH với đặc trưng là sự ấm lên toàn cầu đi cùng các sự kiện thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, sóng lạnh, mưa bão, lũ lụt và hạn hán xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn và tần suất cao hơn [2]. Do biến đổi khí hậu, các điều kiện thời tiết bất lợi dẫn đến việc nồng độ bụi nguy hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng, đồng thời có xu hướng duy trì lâu dài, phát tán rộng, ô nhiễm không khí do đó ngày càng trở nên nghiêm trọng [3]. Thay đổi thời tiết, nhiệt độ tăng, nhiều thảm họa thiên nhiên trực tiếp gây ra cảm nhiệt, đuối nước, bệnh tiêu hóa, sang chấn tâm lí [4]. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đang có nhiều nỗ lực để hạn chế, giảm thiểu BĐKH và những tác động của nó tới con người nói chung, trẻ em nói riêng, trong đó có trẻ em khuyết tật. Chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững thực hiện 17 mục tiêu của Liên hợp quốc đã nhấn mạnh tới mục tiêu số 13 về Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu kết hợp với nâng cao chất lượng giáo dục (mục tiêu 4) và thực hiện đồng bộ các mục tiêu khác [5]. Trong nhà trường, các chương trình dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ GD&ĐT, tổ chức PLAN, AusAID, Live&Learn [6], Chương trình hướng dẫn về phong cách Ngày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021. Tác giả liên hệ: Nguyễn Công Khanh. Địa chỉ e-mail: congkhanh6@gmail.com 112
  2. Nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng sống và biến đổi khí hậu của UNESCO và UNEP [2],... đã và đang được thực hiện. Đặc biệt UNICEF đã và đang rất nỗ lực giúp đỡ các cơ quan chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng chống chọi và ứng phó với với thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, tập trung vào việc giảm thiểu các tác động và sự tổn thương ở trẻ em. Nhiều chương trình giảm thiểu rủi ro thiên tai, giúp trẻ em sẵn sàng ứng phó đang được tiến hành [1]. Trẻ em là đối tượng bị dễ bị tác động nghiêm trọng bởi những thay đổi của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH. Theo UNICEF, trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt bởi thảm họa thiên nhiên. Nhiều báo cáo và nghiên cứu cho thấy trẻ phải chịu đựng đuối nước do lũ lụt, thiếu nước sạch do hạn hán, bị bệnh đường tiêu hóa và sang chấn tâm lí sau các thảm họa thiên nhiên [1]. Đối với giáo dục của trẻ em, BĐKH đang gây ra các tác động rộng lớn cả trực tiếp và gián tiếp trên nhiều phương diện [7]. Các tác động trực tiếp bao gồm gây ra thương tích, thương tật, ngăn cản cơ hội tới trường, áp lực tâm lí cho GV và HS, phá hủy cơ sở vật chất của nhà trường. Đồng thời, BĐKH, một cách gián tiếp cũng khiến các hoạt động giáo dục, dạy học trong nhà trường, thời gian học tập của trẻ em bị giảm sút, tác động đến kinh tế của gia đình trẻ khiến trẻ giảm cơ hội đến trường [7]. Trẻ khuyết tật (KT) vốn là một trong số các nhóm trẻ yếu thế nhất do sự rối loạn trong chức năng cơ thể, dẫn tới sự hạn chế trong hoạt động và tham gia. Trong khi giáo dục trẻ khuyết tật hướng tới tăng cường sự hoạt động và tham gia cho các em, thì BĐKH lại trở thành yếu tố khách quan cản trở việc tạo lập môi trường này. Không những thế, các hiện tượng thời tiết cực đoan và ô nhiễm không khí cũng tác động không nhỏ tới sức khỏe và trạng thái tâm lí nhất là khi các trẻ khuyết tật có vấn đề về giác quan, các em càng dễ bị tác động tới cảm xúc, hành vi. Tuy vậy, đến nay, những chương trình hành động, những báo cáo và kết quả nghiên cứu tập trung khảo sát thực trạng nhận thức, tác động, ảnh hưởng của BĐKH của GV tới trẻ em KT và giáo dục trẻ em KT cùng các sáng kiến để trẻ em KT và gia đình trẻ em KT ứng phó với tác động của BĐKH còn nhiều hạn chế. Từ đầu năm 2021, nhóm nghiên cứu của khoa GDĐB, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với tổ chức UNICEF Việt Nam, tiến hành nghiên cứu khảo sát đánh giá thực trạng và sáng kiến giảm thiểu tác động của BĐKH và ONKK tới trẻ em KT và giáo dục trẻ khuyết tật. Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung trình bày kết quả khảo sát nhận thức thái độ của GV dạy hòa nhập, hội nhập và chuyên biệt về BĐKH và cách ứng phó với BĐKH nhằm khái quát bức tranh thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mẫu khảo sát thực trạng Mẫu khảo sát thực trạng nhận thức về BĐKH và cách thức ứng phó với BĐKH của GV dạy hòa nhập, hội nhập và chuyên biệt, gồm 3221 GV của 6 tỉnh: Lào Cai, Kon Tum, An Giang, Hà Nội, Quảng Bình, TP. Hồ Chí Minh. Sự phân bố mẫu khảo sát được trình bày cụ thể ở Bảng 1. Bảng 1. Mẫu khảo sát thực trạng Khu vực Mẫu Giới tính Nhóm tuổi (tỉnh/thành phố) (N) Nam Nữ 51-60 41-50 36-40 31--35 24-30 1. Lào Cai 1494 235 1256 24 280 322 473 395 2. Kon Tum 789 75 713 50 297 143 140 159 3. An Giang 848 323 524 115 247 220 143 123 4. Hà Nội 33 12 21 10 5 5 6 7 5. Quảng Bình 25 4 21 3 8 3 9 2 6. TP. Hồ Chí Minh 32 5 47 9 10 1 7 5 Tổng 3221 654 2562 211 847 694 778 691 113
  3. Nguyễn C. Khanh, Phan T. Long, Nguyễn T.C. Hường, Bùi T. Hợp, Nguyễn T. Thắm và Trần T. Thiệp Kết quả ở Bảng 1 cho thấy có 654/3216 (chiếm 20,34%) là GV nam và 2562/3216 (chiếm 79,66%) là GV nữ. Tỉ lệ GV sinh 61-70 là 211/3221 (chiếm 6,55%), GV sinh 71-80 là 847/3221 (chiếm 26,30%), GV sinh 81-85 là 694/3221 (chiếm 21,55%), GV sinh 86-90 là 778/3221 (chiếm 24,15%), GV sinh 91-97 là 691/3221 (chiếm 21,45%). 2.2 Nội dung và công cụ khảo sát * Mô tả nội dung: Nội dung nghiên cứu khảo sát thực trạng nhận thức của GV dạy Hòa nhập, hội nhập và chuyên biệt về BĐKH và cách thức ứng phó với BĐKH cũng như sự ảnh hưởng của BĐKH tới trẻ em KT và giáo dục trẻ em KT được tập trung vào các nội dung cụ thể sau: (1) Nhận thức của giáo viên dạy hòa nhập, hội nhập và chuyên biệt về quan niệm, cách thức ứng ứng phó với BĐKH; (2) Thái độ của giáo viên dạy hòa nhập, hội nhập và chuyên biệt về ảnh hưởng của BĐKH đối với GD trẻ KT; (3) Mức độ tác động, ảnh hưởng xấu của BĐKH và ONKK đến các nhóm trẻ em KT. * Mô tả công cụ: Thang đo nhận thức về BĐKH và cách thức ứng phó với BĐKH, được thiết kế cho GV, sử dụng trong nghiên cứu này, gồm 3 tiểu thang đo với 25 mục (item). Mỗi item được đánh giá theo kiểu thang Likert - 5 mức độ (1 = Hoàn toàn không đúng; 2= Cơ bản không đúng; 3 = Đúng một nửa/một phần; 4 = Cơ bản đúng; 5 = Hoàn toàn đúng/rất đúng). Ngoài ra còn có 1 câu hỏi về tác động của BĐKH (hiện tượng thời tiết cực đoan, sóng nhiệt, sóng lạnh… bão lụt thường xuyên hơn,...) đến các nhóm trẻ KT và không KT, xem nhóm nào bộc lộ nhiều vấn đề hơn trước đây (chọn đánh dấu X vào ô tương ứng: từ 1 – ít ảnh hưởng nhất… đến 5 – nhiều ảnh hưởng nhất). * Cách đánh giá: Tính điểm của các tiểu thang đo/thang đo nhận thức về BĐKH bằng tổng điểm của các items. Những GV có điểm số ≤ điểm trung bình của mẫu khảo sát, từ 1 đến trên 1 độ lệch chuẩn (SD) được xem là những GV có điểm nhận thức thấp (yếu). Những HS có điểm số ≥ điểm trung bình của mẫu khảo sát, từ 1 độ lệch chuẩn (SD) trở lên được xem là những GV có điểm nhận thức cao (tốt), số GV còn lại có điểm nhận thức ở mức trung bình (bình thường). Quy ước này dựa trên sự khác biệt điểm trung bình (X) 1 độ lệch chuẩn (± 1SD) giữa các nhóm, có ý nghĩa về mặt thống kê [8]. * Đánh giá độ tin cậy: Để đánh giá độ tin cậy của thang đo nhận thức về BĐKH và cách thức ứng phó với BĐKH của GV, chúng tôi sử dụng mô hình tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient alpha). Kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy, độ tin cậy tính theo hệ số Cronbach Alpha trên mẫu 3221 GV của 2 tiểu thang đo Nhận thức của GV về BĐKH và Nhận thức của GV về cách ứng phó BĐKH đều ở mức cao (từ 0,90 đến 0,96). Bảng 2. Độ tin cậy của các tiểu thang đo và toàn bộ phép đo (Phiếu khảo sát GV) Các tiểu thang đo/ thang đo Mẫu GV Hệ số tin cậy (N) Alpha Tiểu thang đo 1 (Nhận thức của GV về BĐKH) 3221 0.94 Tiểu thang đo 2 (Nhận thức của GV về cách ứng phó BĐKH) 3221 0.96 Tiểu thang đo 5a (Thái độ của GV về BĐKH) 3221 0.90 Thang đo (phép đo tổng) 3221 0.97 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về BĐKH của giáo viên 2.3.1. Nhận thức về BĐKH của GV 114
  4. Nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng GV có quan niệm như thế nào về BĐKH? Kết quả khảo sát các quan niệm của GV về biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Bảng 3 cho thấy, tỉ lệ GV có những nhận thức đúng ở mức 4-5 (cơ bản đúng, hoàn toàn đúng) chiếm 76,94%, nhưng chúng có biên độ dao động từ 67,6% - 84,4%. GV có những nhận thức ở mức 3 (thi thoảng đúng) chiếm 13,63%, biên độ dao động từ 9,1% - 19,3%; GV có những nhận thức chưa đúng ở mức 1-2 (hoàn toàn không đúng, hiếm khi đúng) chiếm tỉ lệ thấp 9,42%, có biên độ dao động từ 6,5% - 14,1%. Như vậy vẫn còn một bộ phận đáng kể GV (trên 9%) có những nhận thức chưa đúng về BĐKH, thậm chí có tới trên 32,4% GV nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ với hiện tượng lạnh bất thường cũng là hệ quả của BDKH. Bảng 3. Nhận thức về BĐKH của giáo viên theo các mức độ Mức độ (%)* M SD Thứ Các ý kiến/quan niệm 1 2 3 4 5 bậc 1.1. BĐKH là sự thay đổi 4,2 3,4 10,7 38,3 43,3 4,13 1,02 4 các thành phần của bầu khí quyển toàn cầu trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người gây nên 1.2. BĐKH là sự thay đổi 4,7 7,2 19,3 43,4 25,4 3,78 1,05 8 có ý nghĩa thống kê của trạng thái trung bình hoặc sự biến đổi của khí hậu tồn tại trong một thời gian dài (thường là 10 năm hoặc lâu hơn) 1.3. BĐKH là không thể 4,5 7,1 18,3 38,4 31,7 3,86 1,08 7 tránh khỏi do cách thức hoạt động của xã hội hiện đại 1.4. Tạo ra ấm lên toàn 3,9 4,9 12,3 33,3 45,6 4,12 1,05 5 cầu làm băng tan, nước biển dâng 1.5. Tạo ra sóng nhiệt 4,0 5,7 14,5 38,9 36,9 3,99 1,05 6 (nhiệt độ tăng lên đột ngột) 1.6. Tạo ra sóng lạnh 5,8 8,3 18,3 38,3 29,3 3,77 1,13 9 (nhiệt độ lạnh, giảm đột ngột) 1.7. Gây mưa bão, lũ lụt 3,4 3,8 9,4 34,4 48,9 4,21 1,00 2 thất thường, khó dự báo 1.8. Gây hạn hán, hiện 3,5 3,8 10,8 37,1 44,8 4,16 1,00 3 tượng sa mạc hóa 1.9. Thiên tai và các hiện 3,4 3,1 9,1 33,2 51,2 4,26 0,99 1 tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam gần đây (bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường…) là do BĐKH Trung bình 4,16 5,26 13,63 37,26 39,68 4.03 1,04 (*Mức độ: (1 = Hoàn toàn không đúng; 2= Cơ bản không đúng; 3 = Đúng một nửa/một phần; 4 = Cơ bản đúng; 5 = Hoàn toàn đúng/rất đúng). 115
  5. Nguyễn C. Khanh, Phan T. Long, Nguyễn T.C. Hường, Bùi T. Hợp, Nguyễn T. Thắm và Trần T. Thiệp Nhận thức của GV về BĐKH có xu hướng hiểu theo cách hiểu phổ thông mà ít hiểu theo cách của các nhà khoa học. GV thường chú ý đến các hiện tượng cụ thể đang xảy ra xung quanh, trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, có thể cảm nhận ngay trong đời sống thường ngày (xếp thứ 1) như GV chú ý nhiều đến sóng nhiệt, hiện tượng nóng hơn là chú ý đến sóng lạnh, hiện tượng lạnh. 2.3.2. Nhận thức về cách thức ứng phó BĐKH của GV GV có quan niệm như thế nào về cách thức ứng phó với BĐKH? Số liệu khảo sát GV về ứng phó với BĐKH trình bày tại Bảng 4 cho thấy, tỉ lệ GV có nhận thức đúng ở mức 4-5 (cơ bản đúng, hoàn toàn đúng) chiếm 80,21%, các quan niệm cụ thể có biên độ dao động từ 71,0% - 84,3%. GV có nhận thức ở mức 3 (thi thoảng đúng) chiếm 12,10%, có biên độ dao động từ 9,8% - 17,8%; GV có những nhận thức chưa đúng ở mức 1-2 (hoàn toàn không đúng, hiếm khi đúng) chiếm tỉ lệ thấp 7,29%, có biên độ dao động từ 5,7% - 11,2%. Như vậy vẫn còn một bộ phận đáng kể GV (trên 7%) có những nhận thức chưa đúng về cách thức ứng phó với BĐKH, thậm chí có tới trên 29% GV chưa nhận thức được “Thích ứng là sự chấp nhận rằng không thể tránh hoàn toàn các ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH do quán tính của các hệ thống khí quyển và đại dương”. Kết quả phân tích số liệu cho thấy GV dường như chú trọng nhiều hơn tới yếu tố giảm nhẹ, chú trọng tới việc giảm nhẹ trước, sau đó là thích ứng. GV chú trọng tới kĩ năng giảm nhẹ nhiều hơn là kĩ năng thích ứng (2 trong số các kĩ năng thích ứng xếp thứ 7 và 8 trong số 9 kĩ năng). Điều này phù hợp với thực tế. Kĩ năng giảm nhẹ (ngăn ngừa) (ý 3.4, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10): GV chú ý tới sử dụng năng lực mới, năng lượng tái tạo nhiều nhất, rồi tới biện pháp trồng cây xanh, sau đó mới tới các biện pháp của cá nhân để giảm khí nhà kính (như đi bộ, đi xe đạp), sử dụng hiệu quả năng lượng (đèn điện công nghệ mới, tiết kiệm điện). Có xu hướng nghĩ tới thay thế năng lượng hơn là sử dụng năng lượng hiệu quả (thói quen tận dụng cái cũ và xu hướng ưa chuộng cái mới)? Tuyên truyền như thế nào? Kĩ năng thích ứng (điều chỉnh để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu, khai thác các mặt thuận lợi) (ý 3.5, 3.11, 3.12): GV chú trọng tới việc truyền thông trước tiên, sau đó mới chú ý tới các hành vi cụ thể. Trong khi đó, việc BDKH là không thể tránh khỏi, do đó bản thân con người cũng phải có kĩ năng thích ứng cùng với kĩ năng giảm nhẹ. Quan niệm đồng bộ: thay đổi ý thức, dẫn tới thay đổi hành vi. Nhận thức về tầm quan trọng của kĩ năng thích ứng cần được chú trọng hơn trong tương lai. Điều này cho thấy nên đẩy mạnh hơn các hoạt động tuyên truyền và có chính sách cụ thể của nhà nước cần nhấn mạnh về hoạt động tuyên truyền về vấn đề BDKH. Bảng 4. Nhận thức của GV về ứng phó với BĐKH Mức độ (%)* M SD Thứ Các ý kiến/quan niệm bậc 1 2 3 4 5 3.1. Ứng phó với BĐKH là tìm 4,1 4,5 15,9 40,5 35,1 3,98 1,03 11 cách giảm nhẹ và thích ứng 3.2. Giảm nhẹ là ngăn chặn 2,6 4,1 12,6 39,4 41,4 4,13 0,96 9 sự nóng lên toàn cầu thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính 3.3. Thích ứng là sự chấp 4,6 6,6 17,8 39,2 31,8 3,87 1,08 12 nhận rằng không thể tránh hoàn toàn các ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH do quán tính của các hệ thống khí quyển và đại dương 116
  6. Nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng 3.4. Đưa ra các chính sách và 2,5 3,2 10,3 36,8 47,2 4,23 0,93 3 giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH 3.5. Điều chỉnh nhận thức- 2,9 4,2 12,3 37,6 43,0 4,14 0,98 8 hành vi để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu trước tác động tiêu cực và khai thác những thuận lợi của BĐKH 3.6. Nâng cao hiệu quả sử 3,3 3,5 11,2 35,1 46,8 4,19 0,99 5 dụng năng lượng (sử dụng đèn compact, tắt điện khi không sử dụng…) 3.7. Tăng cường sử dụng 2,6 3,2 9,8 34,3 50,0 4,26 0,95 1 năng lượng mới, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời…) 3.8. Kiểm soát và giảm khí 2,7 3,4 12,1 36,4 45,3 4,18 0,96 6 nhà kính (đi bộ, xe đạp hoặc xe buýt) 3.9. Tăng cường chứa và hấp 2,9 3,6 10,2 33,5 49,7 4,23 0,98 3 thụ khí nhà kính (trồng cây xanh,…) 3.10. Tăng cường thu hồi khí 3,1 5,0 14,0 37,8 40,1 4,07 1,01 10 nhà kính từ các mỏ khai thác than, dầu khí, bãi rác thải 3.11. Tăng cường đi bộ, xe 2,9 4,3 13,1 36,2 43,4 4,13 0,99 8 đạp hoặc xe buýt 3.12. Tăng cường truyền thông 3,9 3,7 10,5 32,5 49,4 4,20 1,03 4 về nội dung giáo dục BĐKH (dạy bơi, ăn nhiều rau xanh, thể dục, thể thao,…) Trung bình 3,18 4,11 12,10 36,61 43,60 4.13 0,99 (*Mức độ: (1 = Hoàn toàn không đúng; 2= Cơ bản không đúng; 3 = Đúng một nửa/một phần; 4 = Cơ bản đúng; 5 = Hoàn toàn đúng/rất đúng). 2.3.3. Kết quả đánh giá thái độ của GV về BĐKH GV có thái độ như thế nào về ảnh hưởng của BĐKH đối với giáo dục trẻ KT ở Việt Nam? Kết quả đánh giá phân tích các biểu hiện của thái độ đối với tác động, ảnh hưởng của BĐKH đến giáo dục trẻ em KT được báo cáo trong Bảng 5 cho thấy tỉ lệ GV có thái độ đúng (quan tâm, lo ngại…) ở mức 4-5 (đồng ý, rất đồng ý) chiếm 80,65%, các biểu hiện thái độ cụ thể có biên độ dao động từ 73,4% - 85,1%. GV có nhận thức ở mức 3 (thi thoảng đồng ý) chiếm 12,98%, có biên độ dao động từ 10% - 17,7%; GV có thái độ chưa đúng ở mức 1-2 (hoàn toàn không đồng ý, hiếm khi đồng ý) chiếm tỉ lệ thấp 6,38%, có biên độ dao động từ 4,9% - 8,9%. Như vậy vẫn còn một bộ phận GV (trên 6%) có thái dộ chưa đúng về cách thức ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên trong tiểu thang đo này có mục 5.5 “Tôi có xu hướng coi thông tin về BĐKK là không hoặc ít liên quan đến tôi”, được thiết kế “nghịch” (dạng phủ định) so với 4 mục khác để kiểm 117
  7. Nguyễn C. Khanh, Phan T. Long, Nguyễn T.C. Hường, Bùi T. Hợp, Nguyễn T. Thắm và Trần T. Thiệp tra tính nhất quán/kiên định của người trả lời. Rất ngạc nhiên khi có tới gần 50% GV được khảo sát đồng ý và rất đồng ý với mục này. Sự mâu thuẫn này nếu không do lỗi đọc hiểu, thì sẽ là điều rất đáng quan ngại. Bảng 5. Thái độ của GV về ảnh hưởng của BĐKH và ONKK đối với GD trẻ em KT Mức độ (%)* M SD Thứ Các ý kiến/ các biểu hiện thái độ 1 2 3 4 5 bậc 5.1. Tôi lo ngại rằng trẻ em khuyết 3,7 5,2 17,7 43,4 30,0 3,91 1,01 4 tật (KT) là nhóm yếu thế chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH. 5.2. Tôi ngày càng quan tâm hơn 2,2 3,7 12,0 45,6 36,4 4,10 0,91 3 đến ảnh hưởng của BĐKH đối với giáo dục trẻ em KT 5.3. Việc dạy trẻ KT các kĩ năng 2,3 2,6 10,0 39,6 45,5 4,23 0,90 1 ứng phó BĐKH là thực sự cần thiết và quan trọng 5.7. BĐKH là một thực tế đang xảy 2,9 2,9 12,2 43,4 38,7 4,12 0,93 2 ra ở Việt Nam khiến tôi quan ngại Trung bình 2,78 3,60 12,98 43,0 37,65 4,09 0,94 5.5. Tôi có xu hướng coi thông tin 20,1 16,3 13,6 29,0 20,9 3,14 1,44 - về BĐKH là không hoặc ít liên quan đến tôi *Mức độ: 1 = Rất không đồng ý; 2= Không đồng ý; 3 = Đồng ý một nửa/một phần; 4 = Đồng ý; 5 = Rất đồng ý. 2.3.4. Thực trạng nhận thức, thái độ của GV về BĐKH và cách thức ứng phó BĐKH Từ kết quả xử lí phân tích số liệu khảo sát định lượng, dựa trên điểm số GV tự đánh giá theo 5 mức độ, Bảng 6 khái quát bức tranh thực trạng nhận thức thái độ của GV về BĐKH thành 3 nhóm điểm: thấp, trung bình, cao (cách tính điểm để phân loại đã nói đến ở phần trên). Bảng 6. Phân loại theo điểm số nhận thức của GV về BĐKH và cách thức ứng phó với BĐKH Nhóm Nhóm Lĩnh Các tiểu thang đo Điểm Độ Nhóm điểm điểm điểm vực (N = 3221) TB lệch trung bình thấp cao Tiểu thang đo 1 (nhận thức về ≤ 29 30-43 ≥ 44 36,28 7,63 BĐKH của GV) 16,1% 65,9% 18,0% Nhận Tiểu thang đo 2 (nhận thức về cách ≤ 40 41-59 ≥ 60 49,60 9,91 thức, thức ứng phó BĐKH của GV) 14,7% 68,8% 16,5% thái Tiểu thang đo 5a (Thái độ của GV về ≤ 13 14-19 ≥ 20 16,37 3,28 độ BĐKH) 15,5% 62,9% 21,6% 102,2 19,1 ≤ 83 84-120 ≥ 121 Thang đo (phép đo tổng) 4 1 13,5% 70,1% 16,4% Kết quả đánh giá thực trạng phân thành 3 nhóm trình bày ở Bảng 6 cho thấy, có khoảng 13,5% GV có điểm trên thang đo đánh giá nhận thức thái độ đối với BĐKH ở mức thấp – tức là có sự thiếu hụt đáng kể trong nhận thức thái đô về BĐKH. Trong khi đó, có khoảng 16,4% GV có điểm đánh nhận thức thái đô về BĐKH ở mức cao– tức là có sự hiểu biết đầy đủ về BĐKH. Khoảng 70% số GV được khảo sát có điểm đánh giá nhận thức thái độ về BĐKH ở mức trung bình – nhóm này thể hiên nhận thức thái độ vẫn chưa thật đầy đủ về BĐKH. 2.4. Kết quả đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến từng nhóm trẻ em KT GV đánh giá như thế nào về mức độ ảnh hưởng xấu của BĐKH đến từng nhóm trẻ em KT và không KT? Kết quả đánh giá phân tích được báo cáo trong Bảng 7 cho thấy tất cả các nhóm 118
  8. Nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng trẻ em KT và không KT đều chịu ảnh hưởng của BDKH. Tuy nhiên so với nhóm trẻ em KT, nhóm trẻ em không KT chịu ảnh hưởng ít hơn. Mức độ ảnh hưởng của BDKH lên các nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt là khác nhau. Tỉ lệ trẻ KT chịu ảnh hưởng ở mức 4 và 5 (nhiều, nhiều nhất) chiếm từ 58,4% đến 70%. Nhóm trẻ ốm yếu, bệnh mãn tính chịu ảnh hưởng nhiều nhất (xếp thứ 1), sau đó là nhóm trẻ khuyết tật vận động (xếp thứ 2). Tình trạng sức khỏe của các em dễ chịu những tác động trực tiếp từ BĐKH. Do BĐKH biểu hiện qua các hiện tượng lũ lụt, mưa bão, thiên tai, sóng nhiệt, sóng lạnh, nên nhóm trẻ có khiếm khuyết, hạn chế về chức năng nào đó của cơ thể dễ bị tác động nhất (tác động trực tiếp) vì trẻ khó di chuyển, khó chống đỡ nhất. Nhóm trẻ tiếp theo chịu nhiều ảnh hưởng từ BĐKH là nhóm trẻ KT về chức năng nhận thức, cảm xúc, hành vi: khuyết tật trí tuệ, tăng động giảm chú ý, khuyết tật học tập (xếp thứ 4, 5), nhóm tiếp theo là nhóm trẻ rối loạn phổ tự kỉ và khiếm thị (xếp thứ 6, 7), cuối cùng là nhóm trẻ khiếm thính và khuyết tật ngôn ngữ (xếp thứ 8, 9). Bảng 7. Mức độ bị ảnh hưởng ở các nhóm trẻ do tác động xấu của BĐKH Mức độ (%) Thứ Các nhóm trẻ 2 3 4 5 M SD bậc 1 9.1. Không khuyết tật 6,4 17,1 27,3 31,4 17,9 3,37 1,15 10 9.2. Khiếm thính 3,6 10,9 27,1 35,3 23,1 3,63 1,06 8 9.3. Khiếm thị 3,9 10,2 25,0 36,0 25,0 3,68 1,07 7 9.4. Khuyết tật trí tuệ 3,7 8,8 24,4 35,3 27,8 3,75 1,07 4 9.5. Khuyết tật ngôn ngữ 4,1 11,6 26,0 35,9 22,4 3,61 1,08 9 9.6. Rối loạn phổ tự kỉ 4,0 9,4 24,2 35,8 26,6 3,72 1,08 6 9.7. Tăng động giảm chú ý 3,7 8,8 23,8 35,9 27,7 3,75 1,07 4 9.8. Khuyết tật học tập (khó khăn về học) 3,6 8,9 24,1 37,0 26,4 3,74 1,06 5 9.8. Trẻ ốm yếu, bệnh mãn tính 2,8 6,2 21,0 37,5 32,5 3,91 1,01 1 9.10. Khuyết tật vận động 3,5 8,4 23,4 36,5 28,0 3,77 1,06 2 *Mức độ: từ 1 = ít chịu ảnh hưởng nhất… đến 5 = chịu nhiều ảnh hưởng nhất. 2.5. Một sô yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của GV về BĐKH Để tìm hiểu xem liệu có những yếu tố ảnh hưởng nào, có thể tạo ra sự khác biệt về điểm số trung bình trên thang đo nhận thức thái độ của GV về BĐKH tại Việt Nam, nghiên cứu này sử dụng kiểm định ANOVA và T-test. Các yếu tố ảnh hưởng được xác định trong nghiên cứu này, gồm: nhóm tuổi, nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy, khu vực công tác của GV, tập huấn và giới tính như các phân tích dưới đây. 2.5.1. Yếu tố nhóm tuổi Để tìm hiểu liệu có sự khác biệt về điểm số nhận thức thái độ của GV đối với BĐKH theo nhóm tuổi, kiểm đinh ANOVA được áp dụng để so sánh điểm trung bình trên phép đo tổng. Kết quả được thể hiện trong Bảng 8 dưới đây. Kết quả tại Bảng 8 cho thấy, có sự khác biệt đáng kể về điểm số trung bình của ít nhất một nhóm so với 4 nhóm còn lại (P < .05). Nhóm 5 gồm những GV có tuổi đời trẻ nhất (24-30 tuổi) có điểm trung bình thấp nhất, khác biệt đáng kể với các nhóm khác trong mẫu khảo sát. Điểu này ủng hộ giả thiết rằng nhóm tuổi có thể là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến điểm số nhận thức thái độ của GV đối với BĐKH. Yếu tố nhóm tuổi ẩn chứa trong nó yếu tố thâm niên hay kinh nghiệm nghề nghiệp. Nhóm 1 gồm những GV có tuổi đời cao nhất (51-60 tuổi) cũng là nhóm có thâm niên và kinh nghiệm giảng dạy nhiệu nhất là nhóm có điểm trung bình cao nhất. Điều Điều này phù hợp với thực tế giảng dạy trẻ KT. 119
  9. Nguyễn C. Khanh, Phan T. Long, Nguyễn T.C. Hường, Bùi T. Hợp, Nguyễn T. Thắm và Trần T. Thiệp Bảng 8. So sánh sự khác biệt điểm trung bình về nhận thức thái độ của GV về BĐKH theo nhóm tuổi Mẫu Nhận thức thái độ của GV về BĐKH Nhóm tuổi (N) Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ khác biệt (Sig) Nhóm 1 (51-60) 211 104,45 17,54 Nhóm 2 (41-50) 847 103,70 16,97 Nhóm 3 (36-40) 694 103,27 18,88 .000 Nhóm 4 (31-35) 778 101,52 19,59 Nhóm 5 (24-30) 691 99,55 21,31 Tổng 3221 102,24 19,11 2.5.2 Yếu tố chuyên môn giảng dạy Để tìm hiểu liệu có sự khác biệt về điểm số nhận thức thái độ của GV đối với BĐKH theo chuyên môn giảng dạy, kiểm định ANOVA được áp dụng để so sánh điểm trung bình của thang đo tổng. Kết quả được thể hiện trong Bảng 9 dưới đây. Bảng 9. So sánh sự khác biệt điểm trung bình về nhận thức thái độ của GV về BĐKH theo chuyên môn giảng dạy Ảnh hưởng của yếu tố Mẫu Nhận thức thái độ của GV về BĐKH chuyên môn (N) Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ khác biệt (Sig) GV dạy hòa nhập 1655 102,20 18,81 GV dạy hội nhập 1056 101,48 20,46 .056 GV dạy chuyên biệt 510 103,95 17,01 Tổng 3221 102,24 19,11 Kết quả kiểm định ANOVA tại Bảng 9 cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm số trung bình của một nhóm so với hai nhóm khác do p > .05 (P = .056). Tuy nhiên khi so sánh phân tích theo từng cặp thì điểm số trung bình của nhóm GV dạy chuyên biệt cao hơn đáng kể so với điểm số trung bình của nhóm GV dạy hội nhập (P = .017). Điều này phù hợp với thực tế do nhóm GV dạy lớp chuyên biệt có nhiều kinh nghiệm làm việc với các trẻ KT, hiểu rõ hơn tính dễ bị thương tổn của trẻ em KT do tác động của BĐKH. 2.5.2 Yếu tố khu vực/địa bàn công tác Để tìm hiểu liệu có sự khác biệt về điểm số nhận thức thái độ của GV đối với BĐKH theo khu vực/địa bàn công tác, kiểm định ANOVA được áp dụng để so sánh điểm trung bình của thang đo tổng. Kết quả được thể hiện trong Bảng 10 dưới đây. Bảng 10. So sánh sự khác biệt điểm trung bình về nhận thức thái độ của GV về BĐKH theo địa bàn công tác Nhận thức thái độ của GV về BĐKH Ảnh hưởng của yếu tố Mẫu khu vực/địa bàn công tác Mức độ khác biệt (N) Điểm trung bình Độ lệch chuẩn (Sig) 1. Lào Cai 1494 99,21 21,43 2. Kon Tum 789 104,42 15,98 .000 3. An Giang 848 105,30 16,75 Tổng 3131 102,17 19,17 120
  10. Nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng Kết quả kiểm định ANOVA tại Bảng 10 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm số trung bình của một nhóm so với hai nhóm còn lại do p < .05 (P = .000). Nhóm GV của Lào Cai có điểm trung bình thấp hơn đáng kể so với điểm số trung bình của 2 nhóm GV còn lại. Nhóm GV của An Giang có điểm trung bình cao nhất. Điều này dường như cũng phù hợp với thực tế do địa bàn của tỉnh An Giang trong thời gian 5 năm gần đây chịu nhiều tổn thất do tác động của BĐKH. 2.4.3 Yếu tố tập huấn Để đánh giá sự khác biệt về nhận thức thái độ của GV về BĐKH theo tình trạng chưa được tập huấn và đã từng được tập huấn giữa hai nhóm GV, chúng tôi sử dụng kiểm định T-Test để so sánh điểm trung bình trên thang đo (tổng) về BĐKH của 2 nhóm GV này. Kết quả được thể hiện trong Bảng 11 dưới đây. Bảng 11. So sánh sự khác biệt điểm trung bình nhận thức thái độ của GV về BĐKH theo tình trạng chưa tập huấn/ đã được tập huấn Nhận thức, thái độ của GV về BĐKH Ảnh hưởng của yếu tố Mẫu giới tính Mức độ khác biệt (N) Điểm trung bình Độ lệch chuẩn (Sig) GV chưa được tập huấn 2148 101.27 19.45 .000 GV đã được tập huấn 1073 104.19 18.26 Tổng 3221 102,24 19,11 2.4.3 Yếu tố giới tính Để đánh giá sự khác biệt về nhận thức thái độ của GV về BĐKH theo theo giới tính giữa hai nhóm GV nam và GV nữ, chúng tôi sử dụng kiểm định T-Test để so sánh điểm trung bình trên thang đo nhận thức thái độ (tổng) về BĐKH của 2 nhóm GV này. Kết quả được thể hiện trong Bảng 12 dưới đây. Bảng 12. So sánh sự khác biệt điểm trung bình nhận thức của GV về BĐKH theo giới tính Nhận thức, thái độ của GV về BĐKH Ảnh hưởng của yếu tố Mẫu giới tính Mức độ khác biệt (N) Điểm trung bình Độ lệch chuẩn (Sig) 654 103,40 18,36 .081 GV (nữ) 2562 101,94 19,30 Tổng 3216 102,23 19,12 Kết quả phân tích T-Test ở Bảng 12 cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình trên thang đo nhận thức về BĐKH giữa hai nhóm GV nam và nữ (P = .081). Như vậy, dường như yếu tố giới tính chưa có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức của GV về BĐKH trong nghiên cứu này. 3. Kết luận Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức thái độ của GV về BĐKH cho thấy, đa số GV tự đánh giá có nhận thức đúng ở mức 4-5 (cơ bản đúng, hoàn toàn đúng) và có thái độ phù hợp (quan tâm, lo ngại…) ở mức 4-5 (đồng ý, rất đồng ý). Tuy nhiên khi tổng hợp khái quát hóa bức tranh thực trạng nhận thức thái độ của GV về BĐKH thành 3 nhóm điểm: thấp, trung bình, cao thì đa số GV được khảo sát có điểm tự đánh giá nhận thức thái độ về BĐKH chỉ ở mức trung bình – tức là thể hiện nhận thức thái độ vẫn chưa thật đầy đủ về BĐKH. Đặc biệt vẫn còn một bộ đáng kể GV (gần 14%) có điểm trên thang đo đánh giá nhận thức thái độ đối với BĐKH ở 121
  11. Nguyễn C. Khanh, Phan T. Long, Nguyễn T.C. Hường, Bùi T. Hợp, Nguyễn T. Thắm và Trần T. Thiệp mức thấp – tức là có nhiều biểu hiện trong nhận thức không đúng, thái độ không phù hợp về BĐKH. Đây là những điểm yếu, đòi hỏi các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lí giáo dục đặc biệt lưu ý, tìm cách khắc phục. Chỉ có gần 17% GV có điểm đánh nhận thức thái đô về BĐKH ở mức cao– tức là có sự hiểu biết đầy đủ, thái độ thích hợp về BĐKH. BDKH ảnh hưởng xấu đến tất cả các nhóm trẻ em KT và không KT nhưng ở mức độ khác nhau. Đa số trẻ em KT chịu ảnh hưởng xấu ở mức cao nhất (mức 4 và 5). Nhóm trẻ ốm yếu, bệnh mãn tính và nhóm trẻ khuyết tật vận động chịu ảnh hưởng nhiều nhất (xếp thứ 1, 2), trong khi nhóm trẻ khiếm thính và khuyết tật ngôn ngữ (xếp thứ 8, 9). Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhóm yếu tố có ảnh hưởng đáng kể (có sự khác biệt đáng kể về điểm số trung bình) đến nhận thức thái độ của GV về BĐKH gồm: nhóm tuổi, địa bàn công tác, được tập huấn, trong khi yếu tố giới tính của GV lại không có ảnh hưởng đáng kể. Trong nghiên cứu này yếu tố nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy ảnh hưởng chưa rõ ràng cần có những nghiên cứu thêm, phân tích sâu hơn. Tóm lại nghiên cứu khảo sát này cung cấp những thông tin đáng tin cậy, rất hữu ích, có giá trị khoa học để các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lí giáo dục, các tổ chức quốc tế về giáo dục có những dữ liệu quí, hiếm cập nhật với mẫu khảo sát lớn, công cụ khảo sát đáp ứng tính chuẩn, có thể sử dụng cho việc lập kế hoạch phát triển các chương trình hỗ trợ giáo dục, nâng cao nhận thức, thái độ của GV về BĐKH và ứng phó với BĐKH cho GV trong tương lai. Kết quả nghiên cứu này có một số hạn chế như mẫu khảo sát GV trả lời offline nhỏ do đúng thời điểm tổ chức đi khảo sát thực tế tại các tỉnh/thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Bình lại đang ở cao điểm giãn cách xã hội do dịch Covis-19 lây lan mạnh, nên phải dừng lại. Một số lượng đáng kể GV khi trả lời online có xu hướng tự đánh giá một số biểu hiện nhận thức, thái độ ở mức cao nhất. Tỉ lệ GV tự đánh giá tất cả 25 mục (item) của thang đo ở mức 5 chiếm 6,3%. Điều này có thể dẫn đến làm gia tăng độ tin cậy trong của các tiểu thang đo/thang đo hơn thực tế. Các kĩ thuật xử lí, phân tích dữ liệu (data) sâu hơn cần được tiếp tục áp dụng như có thể tạm thời loại bỏ những trường hợp trả lời cực đoan. Cần khảo sát thêm một số lượng mẫu đáng kể offline để có sự so sánh để gia tăng giá trị khoa học của các dữ liệu nghiên cứu. *Ghi chú: Bài viết này là một phần kết quả nghiên cứu khảo sát Thực trạng và sáng kiến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu – ô nhiễm không khí tới trẻ em khuyết tật và giáo dục do Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện trong sự phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF Việt Nam). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trang web chuyên trang: Trẻ em và biến đổi khí hậu của UNICEF: https://www.unicef.org/vietnam/vi/tr%E1%BA%BB-em-v%C3%A0-bi%E1%BA%BFn- %C4%91%E1%BB%95i-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu, truy cập ngày 25/6/2021. [2] UNESCO & UNEP, 2011. Youth Xchange – Sách hướng dẫn về Phong cách sống và Biến đổi khí hậu. ISBN: 978-92-807-3363-1. (Bản dịch của Trung tâm Phát triển sáng kiến Cộng đồng và Môi trường C&E) [3] Tổng cục Môi trường, 2019. Ô nhiễm bụi PM tại một số thành phố ở Việt Nam – Biến động theo không gian, thời gian của PM10 và PM2.5. (Trang web: http://cem.gov.vn/tin-tuc- moi-truong/o-nhiem-bui-pm-tai-mot-so-thanh-pho-o-viet-nam-bien-dong-theo-khong-gian- thoi-gian-cua-pm10-va-pm2-5, truy cập ngày 25/6/2021). [4] Nguyễn Công Khanh, 2020. Biến đổi khí hậu toàn cầu với sức khỏe trẻ em, Hội nhi khoa Việt Nam. Trang web: https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/bien-doi-khi-hau-toan-cau- voi-suc-khoe-tre-em/, truy cập ngày 21/6/2021. [5] United Nations General Assembly, 2015. The 2030 Agenda – The Sustainable Development Goals (Available at: https://sdgs.un.org/goals). 122
  12. Nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng [6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn), Tổ chức Plan tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID), 2012. Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu. [7] UNICEF, 2019. It is getting hot – Call for education systems to respond to the climate crisis - Perspectives from East Asia and the Pacific. UNICEF East Asia and Pacific Regional Office. [8] Nguyễn Công Khanh và Đỗ Thị Hướng, 2019. Năng lực lựa chọn và xây dựng công cụ đánh giá: thực trạng và những vấn đề của GV tiểu học. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, 2019, Vol. 64, Iss. 1. ABSTRACT Teachers’ awareness of climate change and how to respond: current status and influencing factors Nguyen Cong Khanh, Phan Thanh Long, Nguyen Thi Cam Hưong, Bui The Hop, Nguyen Thi Tham và Tran Thi Thiep Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education In this article, the authors present the results of a survey on perceptions of inclusive, integrated and specialized teachers (N = 3221) about climate change and how to respond to climate change, at educational institutions of 6 provinces/cities of Vietnam. The survey results showed that the majority of teachers surveyed had the correct awareness of climate change and how to respond to climate change. However, there is still a significant portion of misconceptions. This study generalizes the current status picture of teachers' perceptions of climate change, and at the same time points out a number of factors that affect teachers' perceptions. The results of this survey provide reliable information, which is very useful for policy development, supporting the development of educational programs and training on climate change for teachers in the future. The study also mentions some limitations and directions for further research. Keywords: Awareness of climate change, how to respond to climate change, inclusive, integration and specialization teachers. 123
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1