Nhận thức của sinh viên các trường Đại học Kinh tế tại Hà Nội về cộng đồng kinh tế ASEAN
lượt xem 3
download
Bài viết đã thực hiện khảo sát, nghiên cứu nhận thức của sinh viên các trường Đại học kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội (6 trường đó là: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính và Đại học Kinh doanh Công nghệ). Từ đó, đưa ra các giải pháp đối với sinh viên, các kiến nghị đối với Nhà trường cũng như Nhà nước để nâng cao nhận thức của sinh viên về Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận thức của sinh viên các trường Đại học Kinh tế tại Hà Nội về cộng đồng kinh tế ASEAN
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TẠI HÀ NỘI VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN Nguyễn Ngọc Sao Ly, Trần Thị Kim Anh, Trần Thị Thúy Ngân, Đinh Mỹ Huyền, Lê Huy Giang GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân Trường Đại học Kinh tế quốc dân saoly.neu@gmail.com TÓM TẮT Sinh viên nói chung cũng như sinh viên kinh tế nói riêng đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, trong đó có Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Với tầm quan trọng của mình, sinh viên kinh tế cần thiết phải có nhận thức đúng đắn và đẩy đủ về AEC. Vì vậy, để đánh giá và nhận xét về nhận thức đối với AEC của sinh viên kinh tế nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát, nghiên cứu nhận thức của sinh viên các trường Đại học kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội (6 trường đó là: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính và Đại học Kinh doanh Công nghệ). Từ đó, cũng đưa ra các giải pháp đối với sinh viên, các kiến nghị đối với Nhà trường cũng như Nhà nước để nâng cao nhận thức của sinh viên về Cộng đồng kinh tế ASEAN. Từ khóa: Nhận thức, AEC, sinh viên các trường Đại học kinh tế tại Hà Nội. 1. Giới thiệu Đề tài "Nhận thức của sinh viên các trường Đại học Kinh tế tại Hà Nội về Cộng đồng kinh tế ASEAN" tập trung nghiên cứu các hiểu biết của sinh viên các trường đại học kinh tế về nội dung và mục tiêu của AEC, cùng với đó là đánh giá nhận thức của sinh viên về mức độ ảnh hưởng khi Việt Nam hội nhập AEC đến việc làm của sinh viên sau khi ra trường và cuối cùng là sinh viên trước hết là các trường kinh tế đã và sẽ chuẩn bị gì khi AEC đi vào thực thi. Một trong những điểm quan trọng của AEC đó là sự di chuyển tự do của một số ngành và chỉ có lao động có tay nghề mới được tự do di chuyển trong các nước ASEAN. Sinh viên các trường đại học kinh tế là một trong những nguồn nhân lực quan trọng hàng đầu cho đất nước. Đây chính là tầng lớp, trong tương lai không xa sẽ tiếp quản các vấn đề liên quan trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Trước thực tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, sinh viên cần phải am hiểu về hội nhập quốc tế nói chung, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng. Có nhận thức đúng về AEC, sinh viên kinh tế mới chủ động trang bị cho mình những yêu cầu cần thiết để cạnh tranh việc làm với sinh viên các nước bạn. Nhận thức của sinh viên kinh tế về AEC còn một phần giúp ta đưa ra nhận xét về chương trình đào tạo cử nhân kinh tế nhất là các học phần liên quan tới hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cũng đưa ra đánh giá về hiệu quả các hoạt động truyền thông mà các cơ quan chức năng đã thực hiện để tuyên truyền về Cộng đồng kinh tế ASEAN, hay tính hữu ích của những hoạt động ngoại khóa chủ đề về hội nhập mà sinh viên đang tham gia…. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết về AEC Trang thông tin của Vụ ASEAN – Ngoại giao, Ban thư kí ASEAN Quốc gia Việt Nam đã đăng tải bài viết “Cộng đồng kinh tế ASEAN” vào ngày 10/12/2015 đã nêu rõ các thông tin về AEC như quá trình hình thành, các nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các khuôn khổ và lĩnh vực hợp tác trong AEC. 474
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2.1.2. Lý thuyết vè thang đo nhận thức Theo Benjamin S. Bloom (1956), thang đo nhận thức gồm có 6 cấp độ (Bloom’s Taxonomy) từ thấp đến cao: Biết, Hiểu, Ứng dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đánh giá nhận thức của sinh viên các trường Đại học kinh tế tại Hà Nội thông qua 3 thang nhận thức: Biết, Hiểu và Vận dụng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu a) Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu trên các trang tạp chí về AEC, các bài viết về các thang đo nhận thức. b) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Nhóm nghiên cứu xây dựng phiếu khảo sát và gửi link online đến các đối tượng được khảo sát. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu a) Phân tích định lượng Các kết quả liên quan đến số người trả lời đúng nội dung của AEC và các kết quả liên quan đánh giá mức độ ảnh hưởng, mức độ cần thiết và mức độ quan trọng sẽ được thống kê và tổng hợp bằng phần mềm Excel và phân tích bằng phần mềm SPSS. b) Phân tích định tính Phương pháp phân tích định tính được dùng để phân tích các câu hỏi mở về những chuẩn bị của sinh viên về Cộng đồng kinh tế ASEAN và câu hỏi mở về mong muốn của sinh viên về các cách thức nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về các vấn đề hội nhập kinh tế nói chung và Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả 3.1.1. Phân tích kết quả khảo sát theo trường Từ 231 phiếu khảo sát, có 226 phiếu trả lời Đã từng nghe thấy AEC, chiếm 97,83%. 5 phiếu Chưa từng nghe về AEC chiếm 2,16%. Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 1. Tỷ lệ sinh viên đã nghe về cụm từ AEC ở từng trường Với những bạn trả lời là Đã từng nghe, để đánh giá tần xuất nghe về AEC cũng như phương tiện mà các bạn thu nhận kiến thức về nó, nhóm đã tiến hành đo lường dựa trên 5 mức độ từ 1 - không thường xuyên, đến 5 - rất thường xuyên. 475
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 2. Mức độ thường xuyên nghe thấy AEC của sinh viên từng trường Khi chính thức có hiệu lực vào cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN được nhắc tới khá nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt tại các bản tin về hội nhập. Tuy nhiên, vẫn có 113/226 sinh viên trả lời không chính xác câu hỏi về khoảng thời gian AEC được thành lập, tương ứng với 50%. Số còn lại 50% trả lời chính xác. Tỉ lệ trả lời đúng của sinh viên tại 6 trường khảo sát được cụ thể hóa bằng bảng thống kê dưới đây: Bảng 1. Số lượng và phần trăm sinh viên trả lời đúng khoảng thời gian AEC có hiệu lực Trường ĐH KTQD ĐH NT ĐH TM HV TC HV NH ĐH KDCN SL 32 21 13 21 19 7 % 50,8 52,5 54,2 39,6 65,5 41,2 Mức độ BIẾT còn tiếp tục được kiểm chứng bằng câu hỏi về những mục tiêu chính của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, có tất cả 61,95% số sinh viên nêu tên đúng và đầy đủ 4 mục tiêu chính của AEC. Tỉ lệ chi tiết của từng trường được thể hiện bằng biểu đồ sau: Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 3. Tỷ lệ sinh viên trả lời đúng các mục tiêu chính của AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN không phải là bước phát triển cao hơn của Cộng đồng ASEAN mà là một trong ba trụ cột chính của nó. Đây được đánh giá là kiến thức hiểu sâu về AEC. Chính vì thế, với câu hỏi AEC có phải hình thức phát triển cao hơn của Cộng đồng ASEAN hay không, chỉ có 43/226 sinh viên trả lời đúng, chiếm 19,03%. 476
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Bảng 2. Số lượng sinh viên trả lời đúng Cộng đồng kinh tế ASEAN không phải là bước phát triển cao hơn của Cộng đồng ASEAN Trường KTQD ĐH NT ĐH TM HV TC HV NH ĐH KD CN SL 15 5 3 11 6 3 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Để biết rõ hơn tỉ lệ sinh viên trả lời đúng của từng trường, nhóm hình tượng hóa bằng biểu đồ sau: Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 4. Tỉ lệ sinh viên trả lời Đúng và Tỉ lệ sinh viên trả lời Sai về câu hỏi AEC có phải hình thức phát triển cao hơn của Cộng đồng ASEAN không? Kiến thức tiếp theo được kiểm tra là một trong những yếu tố được tự do di chuyển trong AEC: lao động có tay nghề. Yếu tố này thường bị nhầm lẫn với lao động thông thường. Vì vậy có 109/226 sinh viên trả lời chính xác, chiếm chưa đầy một nửa. Trong 6 trường được khảo sát, thì Đại học Kinh tế quốc dân là trường có tỉ lệ sinh viên trả lời đúng nhiều nhất, với 34/63 sinh viên trả lời đúng (chiếm 53,97%). Tiếp theo là Học viện Tài chính 26/55 (chiếm 49.06%), cuối cùng là Đại học Kinh doanh Công nghệ 6/17 sinh viên trả lời đúng (chiếm 35,29%). Ý nghĩa về mục tiêu thuận lợi hóa quá trình giao thương buôn bán giữa các nước thành viên AEC là làm cho “Hàng rào thuế quan giữa các nước nội khối giảm xuống” được sinh viên trả lời đúng nhiều nhất trong các câu hỏi đánh giá mức độ HIỂU về AEC. Có 152/226 câu trả lời đúng, tương đương 67,26%. Cụ thể tỉ lệ sinh viên hiểu chính xác ý nghĩa này thể hiện bởi biểu đồ dưới đây: 477
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 5. Tỉ lệ sinh viên các trường trả lời đúng Hàng rào thuế quan giữa các nước nội khối giảm xuống Mục tiêu Phát triển cân bằng là “Rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên” của AEC được 132/226 sinh viên hiểu đúng. Số lượng và tỉ lệ trả lời đúng của sinh viên từng trường như sau: Bảng 3. Số lượng và phần trăm sinh viên hiểu đúng mục tiêu Phát triển cân bằng của AEC Trường KT QD ĐH NT ĐH TM HV TC HV NH ĐH KD CN SL 38 29 14 32 14 5 % 60 73 58 60 48 29 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Được đánh giá là “thoáng” hơn so với các cộng đồng, tổ chức quốc tế khác, vì AEC có những hiệp định không bắt buộc các quốc gia thành viên phải cam kết thực hiện. Có 55,75% số sinh viên được hỏi trả lời đúng về bản chất này của AEC. Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 6. Tỷ lệ sinh viên từng trường hiểu đúng vì sao AEC được coi là “thoáng” hơn các cộng đồng quốc tế khác 478
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 3.1.2. Phân tích kết quả theo ngành Nhóm nghiên cứu đã đưa vào bảng khảo sát các câu hỏi liên quan đến AEC với 3 mức độ từ biết, hiểu đến vận dụng để có thể đánh giá chính xác nhận thức của sinh viên kinh tế về AEC. Bảng 4. Tỷ lệ sinh viên các ngành đã nghe về AEC Ngành Tỉ lệ Kinh tế 25/25 Kinh tế quốc tế 19/20 Kinh tế đối ngoại 13/13 Tài chính-Ngân hàng 53/54 Kế toán- kiềm toán 34/35 Quản trị kinh doanh 18/18 Kinh doanh quốc tế 10/10 Còn lại 54/56 Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên được khảo sát trả lời Đã từng nghe thấy cụm từ “Cộng đồng kinh tế ASEAN” tuy nhiên mức độ thường xuyên nghe về cụm từ này chưa như sau: Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 7. Mức độ thường xuyên nghe thấy AEC của sinh viên các ngành Để kiểm tra mức độ biết của sinh viên về AEC, nhóm khảo sát đưa thêm vào các câu hỏi trong phần này. Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức có hiệu lực vào thời gian nào? 479
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Kết quả khảo sát: Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 8. Tỷ lệ sinh viên các ngành trả lời đúng về thời gian có hiệu lực của AEC Những mục tiêu chính của AEC? Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 9. Tỷ lệ sinh viên các ngành trả lời đúng về các mục tiêu chính của AEC Theo bạn, AEC có phải hình thức phát triển cao hơn của Cộng đồng ASEAN không? Kết quả khảo sát: Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 10. Tỷ lệ sinh viên các ngành trả lời đúng câu hỏi hình thức phát triển của AEC AEC được định hướng để trở thành một thị trường đơn nhất, một cơ sở sản xuất chung trong đó, một trong những yếu tố được di chuyển tự do là? 480
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Kết quả khảo sát: Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 11. Tỷ lệ sinh viên trả lời đúng về yếu tố di chuyển tự do trong AEC AEC được hình thành với mong muốn giao thương buôn bán giữa các nước thành viên sẽ trở nên dễ dàng hơn, có nghĩa là gì? Kết quả khảo sát: Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 12. Tỷ lệ sinh viên các ngành trả lời đúng Hàng rào thuế quan giữa các nước nội khối giảm xuống Mục tiêu Phát triển kinh tế cân bằng được hiểu là? Kết quả khảo sát: Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 13. Tỷ lệ sinh viên các ngành hiểu đúng mục tiêu Phát triển cân bằng của AEC AEC có thể coi là một cộng đồng “thoáng” hơn vì? 481
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Kết quả khảo sát: Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên phiếu khảo sát thu được Hình 14. Tỷ lệ sinh viên các ngành hiểu đúng vì sao AEC được coi là “thoáng” hơn các cộng đồng quốc tế khác 3.2. Đánh giá Hiện nay chỉ mới có một vài nghiên cứu nhận thức của sinh viên về các vấn đề như bảo vệ môi trường, sống thử trong sinh viên...Đề tài nghiên cứu "Nhận thức của sinh viên các trường Đại học Kinh tế tại Hà Nội về Cộng đồng kinh tế ASEAN" là một đề tài hoàn toàn mới, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào khác về lĩnh vực nhận thức của sinh viên các trường Đại học Kinh tế tại Hà Nội về các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Kết luận Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra nhận thức của sinh viên các trường Đại học Kinh tế tại Hà Nội về Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng và các vấn đề hội nhập kinh tế nói chung không đồng đều giữa các trường và đặc biệt là giữa các ngành, các ngành có từ "quốc tế" như Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đối ngoại...thường có những hiểu biết sâu hơn về AEC hơn các ngành khác. Do đó bổ sung thêm các học phần về kinh tế quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế trong chương trình học của sinh viên trước hết là các trường Đại học Kinh tế là vô cùng quan trọng để nâng cao nhận thức của sinh viên về hội nhập kinh tế, những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, nhà nước cần tạo ra thêm các kênh cung cấp thông tin như các sách, trang web, các hội thảo...về AEC và hội nhập kinh tế đến sinh viên để bổ sung kiến thức, tài liệu tham khảo cùng với nhà trường, nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết sâu sắc về AEC và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với đó là nhà nước và nhà trường cần định hướng sự chuẩn bị ngoại ngữ, các chứng chỉ nghề cho sinh viên để tham gia vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh ở khu vực và toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ASEAN up, Benefits of the ASEAN Economic Communty-AEC. http://aseanup.com/benefits- asean-economic-community-aec/ (Truy cập 20/2/2016) [2] ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS, ASEAN Economic Community. http://www.asean.org/asean-economic-community/ (Truy cập 15/2/2016). [3] International Labour Organization, Chalellenges and Opportunities of the AEC 2015. http://www.ilo.org/asia/WCMS_304449/lang--en/index.htm. 482
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD [4] Sally Baber và Max Tunon, Hội nhập ASEAN tác động đến lao động di cư Việt Nam như thế nào?, Văn phòng Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Tổ chức Lao động quốc tế. [5] Tạp chí tài chính, Cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến Việt Nam. Địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/cong-dong-kinh-te-asean-va- nhung-tac-dong-den-viet-nam-74230.html (Truy cập 21/12/2106). [6] Trần Khắc Thành, Khó khăn hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015, Toquoc.gov.vn, ngày 23-2-2016 483
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
7 p | 191 | 50
-
Thách thức khi VN ra nhập WTO đối với sinh viên
6 p | 171 | 38
-
Các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các Trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam
19 p | 58 | 9
-
Thực trạng việc làm và một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa Quốc tế Đại học Thái Nguyên
6 p | 102 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế
6 p | 64 | 5
-
Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hình thức học tập trực tuyến của sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội
12 p | 105 | 5
-
Quản trị tri thức của sinh viên trong các trường đại học trong bối cảnh kinh tế số
10 p | 9 | 4
-
Nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Hồng Đức về tên thương mại của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
4 p | 65 | 4
-
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên Việt Nam
14 p | 68 | 4
-
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật: Số Đặc biệt
237 p | 54 | 3
-
Ảnh hưởng của sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng đến ý định ứng tuyển: Trường hợp sinh viên khối ngành kinh tế trường đại học công lập tại Tp. Hồ Chí Minh
7 p | 28 | 3
-
Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên – Tập 5/2023
80 p | 16 | 3
-
Năng lực số của sinh viên và các nhân tố ảnh hưởng
20 p | 6 | 2
-
Đề xuất, kiến nghị nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Điện lực về tội phạm xâm phạm danh dự và nhân phẩm
3 p | 10 | 2
-
Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên – Tập 4/2023
80 p | 11 | 2
-
Tìm hiểu mức độ tiếp cận của sinh viên trước sự kiện Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) năm 2015
18 p | 34 | 1
-
Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Số 01/2024
135 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn