intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức đúng vai trò ngành công nghiệp hóa chế biến sản phẩm công nghiệp

Chia sẻ: Tt Cao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

98
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'nhận thức đúng vai trò ngành công nghiệp hóa chế biến sản phẩm công nghiệp', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức đúng vai trò ngành công nghiệp hóa chế biến sản phẩm công nghiệp

  1. Lời nói đầu Xuất phát từ tình hình đổi mới của nền kinh tế thế giới, với những kinh nghiệm thực tiễn và bài học của nhiều nư ớc trên thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đ ã đ ề ra ba chương trình mục tiêu lớn: “ Lương th ực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và h àng xu ất khẩu”. Khẳng định vị trí hàng đầu của ngành nông nghiệp nư ớc ta trong vài thập kỷ tới. Tiếp đ ến Đại hội VIII và IX lại khẳng định lại một lần nữa ba chương trình kinh tế trên trong đó nông lâm nghiệp phải phát triển sản xuất hàng hoá theo hướn g thị trường gắn với công nghiệp chế biến đ áp ứng nhu cầu trong nước, đ ẩy mạnh xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh, bảo vệ tài nguyên môi trường… Trong số 10 mặt hàng nông sản, sản xuất, xuất khẩu thì chè đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Cây chè được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc và Lâm Đồng. Sản xuất ch è trong nhiều n ăm qua đã ph ần nào đáp ứng được nhu cầu về chè uống trong n ước, đồng thời còn xu ất khẩu đạt kim ngạch h àng chục triệu USD mỗi năm. Tuy có những thời điểm giá chè giảm làm cho đời sống của những người trồng ch è gặp không ít khó khăn nhưng nhìn tổng thể thì cây chè vẫn giữ vị trí quan trọng trong n ền kinh tế quốc dân, góp phần tạo việc làm, tăng thu nh ập cho một bộ phận đ áng kể nhân dân vùng trung du, miền núi, vùng cao, vùng xa và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy việc sản xuất và chế biến chè xu ất khẩu là một hướng quan trọng nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta.
  2. Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển cây chè hơn các nước khác, chúng ta có điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho cây chè phát triển, có n guồn lao động dồi dào trong nông nghiệp và th ị trường tiêu thụ tiềm tàng trong và n goài nư ớc. Tuy nhiên lượng ch è xuất khẩu còn rất hạn chế chỉ chiếm 2% tổng sản lượng xuất khẩu của toàn thế giới. Vì vậy, để ngành chè Việt Nam nói chung và Công ty TNHH TM Đại lợi nói riêng có được những b ước phát triển mới trong việc xuất khẩu ch è ra thị trường Thế giới đó là một vấn đề hết sức cấp thiết. Th ực tế trong những năm vừa qua mặc dù đã có sự cố gắng nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề xuất khẩu chè, nhưng Công ty TNHH TM Đại lợi gặp không ít khó khăn, vư ớng mắc cần phải đ ược giải quyết. Chính vì vậy, qua thời gian nghiên cứu lý luận, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty TNHH TM Đại lợi ”. Mặc dù thời gian qua đã có những nhiều Đề tài khoa học, luận án, chuyên đề… n ghiên cứu vấn đề này, nhưng chuyên đề n ày sẽ cố gắng phân tích một cách hệ thống các vấn đ ề xuất khẩu ch è và đưa ra các giải pháp đ ẩy mạnh xuất khẩu chè của Công ty TNHH TM Đại lợi. Chuyên đ ề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba chương: Chương I : Những lý chung về xuất khẩu và xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty TNHH TM Đại lợi. Chương II : Phân tích đánh giá tình hình thực hiện chính sách mặt hàng xuất khẩu chè của Công ty TNHH TM Đại lợi. Chương III: đề xuất hoàn thiện chính sách xuất khẩu mặt h àng chè.
  3. Do h ạn chế về thời gian cũng như trình độ, nội dung chuyên đề chắc còn nhiều thiếu sót, nhiều vấn đ ề tiếp tục phải nghiên cứu và trao đổi, tôi mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp. Tôi xin chân thành cảm ơn Hà Nội, tháng 6 năm 2005. Chương I: những lý luận chung về xuất khẩu và xu ất khẩu mặt hàng chè của công ty tnhh tm đ ại lợi I . bản chất của xuất khẩu hàng hoá 1 .1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hoá 1 .1.1. Khái niệm: Một số tác giả cho rằng XNK chính là mở rộng của hàng hoá mua bán trao đổi ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia. Ngày nay xuất khẩu hàng hoá chính là m ột hoạt động kinh doanh ở phạm vi quốc tế, là lĩnh vực sôi động nhất trong nền kinh tế hiện n ay. Nên có thể nói kinh doanh XNK là mối quan hệ trao đổi h àng hoá dịch vụ giữa một quốc gia với một quốc gia khác, là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế của một nước với một nước khác trên thế giới. Theo m ột cách chung nhất thì khi nào có bất cứ một lư ợng tiền nào đó được dịch chuyển qua biên giới một quốc gia để chi trả cho một lượng h àng hoá dịch vụ được đưa ra khỏi quốc gia đó thì khi đó người ta cho rằng một thương vụ xuất khẩu đ ã được kinh doanh. 1 .1.2. Vai trò của xuất khẩu
  4. Xuất khẩu thể hiện sự gắn bó mật thiết với nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với n ền kinh tế thế giới, nó cũng quyết định sự sống còn đối với nền kinh tế thế giới h iện nay các nư ớc thống nhất dư ới mái nhà chung, n ền kinh tế quốc gia đã hoà nhập với nền kinh tế thế giới th ì vai trò của xuất khẩu đã trở n ên quan trọng và cụ thể là: * Đối với nền kinh tế quốc dân. Thứ nhất: xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đ ất nước. Theo bước đi phù h ợp là con đ ường tất yếu khắc phục n ghèo đó i. Để công nghiệp hoá đất n ước trong thời gian ngắn chúng ta phải có n guồn vốn đủ lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật và một số loại khác hiện đ ại và tiên tiến. Khai thác tốt tiềm năng của từng quốc gia nhất là lĩnh vực có lợi thế so sánh. Nguồn vốn nhập khẩu được huy động từ nhiều nguồn là: Đầu tư trong nước và nước n goài viện trợ của các tổ chức tín dụng thu từ hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ trong nước. Th ứ 2: Xuất khẩu thúc đẩy quá trình kinh tế và phát triển sản xuất. Xuất khẩu lấy thị trường thế giới làm thị trường của mình vì vậy quá trình sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới. Những ngành sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ tốt cho thị trường các nước, sẽ phát triển mạnh mẽ. Những ngành nào không thích ứng sẽ bị đào th ải. Như vậy, xuất khẩu có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự ảnh hưởng này có thể liệt kê như sau: - Xuất khẩu tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần làm cho sản xuất phát triển ổn đ ịnh.
  5. - Xuất khẩu là điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi - Xuất khẩu tạo đ iều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước đồng thời xuất khẩu tạo tiền đ ề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao n guồn lực sản xuất trong nước. - Thông qua xuất khẩu hàng hóa nước ta tham gia cạnh tranh trên th ị trường thế giới cả về giá cả và chất lượng, cuộc cạnh tranh này buộc chúng ta phải tổ chức lại sản xuất trong nư ớc, hình thành cơ cấu thích nghi với thị trường th ế giới. Th ứ 3: Xuất khẩu tác động tích cực tới công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân d ân. Xuất khẩu là công cụ giải quyết nạn thất nghiệp trong nước. Theo số liệu international Trade 1986 – 1990 ở Mỹ các nư ớc công nghiệp phát triển sản xuất tăng lên được 1 tỷ USD thì sẽ tăng lên kho ảng 35.000 - 40.000 chỗ làm, còn ở Việt Nam có thể tạo ra hơn 50.000 chỗ làm. Đặc biệt xuất khẩu hàng hoá nông sản xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu h àng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đ a d ạng của nhân dân. Th ứ 4: Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho n ền kinh tế nư ớc ta gắn chặt với lao động. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chủ yếu, cơ b ản là hình thức ban đ ầu của kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và quan hệ đối ngoại có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là nội dung quan trọng của nền kinh tế đối ngoại, nó tạo đ iều kiện cho các quan h ệ kinh tế đ ối ngoại khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế… Ngược lại sự phát triển của ngành này cũng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
  6. Qua đây ta th ấy để đất n ước phát triển tất yếu phải đẩy mạnh hoạt động XK. * Với với doanh nghiệp. Vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của một quốc gia, các doanh n ghiệp. Việc xuất khẩu h àng hoá dịch vụ đưa lại cho doanh nghiệp các lợi ích sau: - Hoạt động xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Với b ản chất là ho ạt động tiêu thụ đ ặc biệt do vậy việc đ ẩy mạnh xuất khẩu cũng là một vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Mở rộng thị trường đẩy mạnh số lượng tiêu thụ trên th ị trường quốc tế làm tăng tốc đ ộ quay vòng vốn, thu về một lượng giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là vai trò số một của hoạt động xuất khẩu. - Thông qua ho ạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào cuộc cạnh tranh trên th ị trường về giá cả và chất lượng những yếu tố đó bắt buộc doanh n ghiệp phải hình thành cơ cấu xuất khẩu phù hợp với thị trường. Xuất khẩu là một nhân tố tích cực nhất đối với doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chất lư ợng sản phẩm và đ ề ra các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả trong công tác sản xuất cũng như tiêu thụ. - Doanh nghiệp tiến h ành xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngo ài trên cơ sở cùng có lợi. - Sản xuất hàng xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên lao động trong doanh nghiệp. - Mặt khác thị trường quốc tế là một thị trường rộng lớn nó chứa đựng nhiều cơ hội cũng như nhiều rủi ro. Những doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường này nếu thành công sẽ có thể tăng cao thế lực, uy tín của doanh nghiệp m ình cả trong và
  7. n goài nước, doanh nghiệp lại càng có được cơ hội mở rộng thế lực và uy tín của doanh nghiệp không ngừng nâng cao và ngược lại đi lại thúc đ ẩy hoạt động hướng về xuất khẩu. Và hướng về xuất khẩu cũng là chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn tới để nền kinh tế n ước ta tăng trưởng và phát triển kịp với các nư ớc phát triển trong khu vực và thế giới. 1 .2. Các hình th ức xuất khẩu. Xuất khẩu không phải là hành vi mua bán đ ơn lẻ mà là cả hệ thống quan hệ mua b án, đ ầu tư từ trong nước ra đến bên ngoài nhằm mục đích thúc đẩy hàng hoá chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp và từng b ước nâng cao đời sống của nhân d ân. Ngày nay, trên thế giới, tuỳ điều kiện hoàn cảnh mỗi quốc gia cũng như từng chủ thể giao dịch khác nhau để tiến hành hoạt động một cách hiệu quả nhất. Căn cứ vào đặc đ iểm sở hữu hàng hoá trước khi xuất khẩu, nguồn hàng nhập khẩu người ta có thể chia ra thành một số loại h ình thức xuất khẩu. Sau đây là m ột số loại hình thức xuất khẩu m à các doanh nghiệp chi nhánh thường sử dụng. * Xu ất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp: Là một h ình thức xuất khẩu m à trong đó các nhà sản xuất, các Công ty trực tiếp ký kết hợp đồng bán h àng cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp cá nhân nước ngoài. Với h ình thức này các doanh nghiệp trực tiếp quan hệ với khách hàng và bạn hàng, thực hiện việc bán hàng hoá ra với nước ngoài không qua bất kỳ một tổ chức trung gian nào.
  8. Để thực hiện được hoạt động của xuất khẩu này doanh nghiệp phải đ ảm bảo một số đ iều kiện như : Có kh ối lượng hàng hoá lớn, có thị trường ổn định có n ăng lực thực h iện xuất khẩu. - Xuất khẩu trực tiếp có ưu đ iểm là: + Tận dụng được hết tiềm năng, lợi thế để sản xuất hàng xu ất khẩu. + Giá cả, ph ương tiện vận chuyển, thời gian giao hàng, phương th ức thanh toán do h ai bên tho ả thuận và quyết định. + Lợi nhuận thu được không phải chia do giảm được chi phí trung gian. + Có điều kiện thâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng khắc phục những thiếu sót. + Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hoá nh ất là trong đ iều kiện thị trường nhiều biến động. - Tuy nhiên khi thực hiện hoạt động xuất khẩu trực tiếp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh xu ất khẩu cũng gặp một số khó khăn, nhược điểm là: + Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường có nhiều bỡ ngỡ dễ gặp sai lầm, bị ép giá trong mua bán. + Đòi hỏi năng lực ngoại th ương và nghiệp vụ của cán bộ phải sâu, phải có nhiều th ời gian tích luỹ kinh nghiệm. + Khối lư ợng mặt hàng ph ải lớn mới có thể bù đắp được chi phí giao dịch như: Giấy tờ, điều tra thị trường. * Xu ất khẩu gia công uỷ thác. Theo hình thức này bên xuất khẩu chính là bên nh ận gia công, còn người thu ê gia công chính là người nhập khẩu. Những ngư ời thu ê gia công sẽ gửi nguyên liệu bán
  9. thành phẩm cho ngư ời nhận gia công, sau đó sẽ nhận gia công và sau đó sẽ nhận sản phẩm và trả thù lao gia công. Quan hệ giữa người mua người bán và việc quy định các điều kiện mua bán đều phải thông qua một người thứ 3 gọi là người trung gian. Người trung gian phổ biến trên th ị trường là đ ại lý môi giới. - Việc thực hiện xuất khẩu gia công uỷ thác có ưu điểm: + Doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng mà họ có khả năng sản xuất và đáp ứng cho sản xuất tiêu dùng những mặt h àng chủ yếu. + Những ngư ời trung gian nhất là các Đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định. Do đó sử dụng họ người uỷ thác sẽ tiết kiệm được vốn. + Ngư ời trung gian thường hiểu biết thị trường, pháp luật, tập quán đ ịa phương, do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người uỷ thác. + Trung gian có thể làm d ịch vụ và lựa chọn, phân loại, đóng gói, giảm chi phí vận chuyển. + Hình thành m ạng lưới tiêu thụ rộng khắp tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh thị trường đặc biệt là thị trường mới. - Tuy nhiên hình thức này cũng có những nhược điểm nhất định đó là: + Mất liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp với thị trường buôn bán. + Kinh doanh phụ thuộc vào n ăng lực phẩm chất của người trung gian. + Lợi nhuận bị chia sẻ. Hình thức xuất khẩu gián tiếp n ày áp dụng trong trường hợp một doanh nghiệp có h àng hoá mới xuất khẩu mà doanh nghiệp không được phép xuất khẩu trực tiếp hoặc không có đ iều kiện xuất khẩu trực tiếp.
  10. * Phương thức mua bán đối lưu. Đây là ph ương thức giao dịch mà trong đó việc mua bán gắn liền với nhau tức n gười mua đồng thời là người bán, lượng hàng hoá trao đổi thường có nhiều giá trị tương đương. Trong quá trình buôn bán, ký hợp đồng, thanh toán vẫn phải dùng tiền làm vật n gang giá chung. Theo hình th ức buôn bán này cần quan tâm đến sự cân bằng về mặt hàng hoá, giá cả về tổng giá trị hàng hoá giao cho nhau vể cả điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán. Ph ương thức mua bán đối lưu góp phần vào thúc đẩy mua bán cho các trường hợp m à những phương thức mua bán không vư ợt qua được, ví dụ như khi b ị cấm vận hoặc trong trường hợp Nhà nư ớc tiến hành qu ản chế ngoại hối. * Mua bán quốc tế. Hội trợ là thị trư ờng hoạt động đ ịnh kỳ đư ợc tổ chức vào một thời gian và ở m ột th ời đ iểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó n gười bán đến trưng bày hàng hoá của m ình, và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng buôn bán. Triển lãm là n ơi trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế học hoặc của một n gành kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật. Liên quan ch ặt chẽ đến ngoại thương là các cuộc triển lãm công nghiệp, tại đó người ta trưng bày các loại hàng hoá nhằm mục đích quảng cáo đ ể mở rộng khả năng tiêu thụ. Ngày nay, có rất nhiều các hợp đồng được ký kết tại hội trợ và triển lãm. * Xu ất khẩu gián tiếp:
  11. Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức xuất khẩu trong đó bên mua hoặc bên bán thông qua ngư ời thứ 3 ra tiến hành công việc mua hoặc bán thay cho m ình. Những công việc n ày có th ể là nghiên cứu thị trường, đàm phán kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng. Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch của thế giới. Thông qua người thứ 3 ở đây là môi giới hoặc đại lý. Xuất khẩu gián tiếp: Có ưu điểm là tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh hơn, đ ặc biệt trong trư ờng hợp b ên xuất khẩu có yếu kém về nghiệp vụ và có thể lợi dụng được cơ sở vật chất của người trung gian vì vậy tiết kiệm được chi phí kinh doanh. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là lợi nhuận bị chia sẽ do phải trả tiền thù lao cho n gười trung gian, thêm vào đó doanh nghiệp khó kiểm soát đ ược hoạt động của n gười trung gian, do đó cũng khó kiểm soát được hoạt động thị trường. *Tái xuất khẩu Đây là phương thức giao dịch trong đó hàng hoá mua về với mục đích phục vụ tiêu dùng trong nư ớc. Trong phương thức này tối thiểu phải có ba bên tham gia là nư ớc tái xuất, nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hình thức n ày có tác d ụng có thể xuất khẩu được những mặt hàng mà doanh nghiệp trong nước chưa đủ khả n ăng sản xuất để xuất khẩu và có thu ngoại tệ. Phương thức n ày góp phần thúc đẩy buôn bán đ ặc biệt các nước bị cấm vận vẫn có thể tiến hành buôn bán được với nhau. Nhược đ iểm của hình thức n ày là các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nước xuất khẩu về giá cả, thời gian giao hàng, sự thay đổi về giá ảnh h ưởng đến công tác nhập khẩu. Đồng thời số ngoại tệ thu về rất ít trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
  12. Ngoài ra còn có một số hình thức xuất khẩu khác như giao dịch tại cơ sở giao dịch ở đ ây ngư ời ta mua bán với khối lượng lớn có tính chất đồng loạt và phẩm chất có thể thay thế được cho nhau. Giao dịch ở sở giao dịch chủ yếu là giao d ịch khống. Còn có cả xuất khẩu theo nghị đ ịnh như thường là trả nợ thực hiện theo nghị định thư giữa chính phủ hai nước. Qúa cảnh hàng hoá cũng là một nước gửi đi qua l•nh thổ của một nư ớc và được sự cho phép của chính phủ nước đó. 1 .3. Nội dung của xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu là việc bán h àng ra n ước ngoài nhằm tạo lên một nguồn thu lớn. Nhưng việc bán hàng ở đây tương đối phức tạp như: Giao dịch với những người có quốc tịch khác, thị trường mua bán rộng lớn, khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỉ trọng lớn đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển qua b iên giới quốc gia. Do vậy cần phải tuân thủ các tập quán cũng như thông lệ quốc tế. Hoạt động xuất khẩu được tổ chức thực hiện với những nhiệm vụ, nhiều khâu khác nhau, bắt đầu từ khâu nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước lựa chọn đối tác, tiến hành giao dịch đ àm phán ký kết hợp đ ồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, cho đến khi hàng hoá đến cảng, chuyển giao quyền sở hữu cho ngư ời mua và hoàn thành các thủ tục thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này ph ải đ ược thực hiện nghiên cứu đ ầy đủ kỹ lưỡng và đ ặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được những lợi thế đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. 1 .3.1. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn bạn hàng. Nghiên cứu thị trường là một việc làm hết sức quan trọng đối với bất kỳ một công ty nào. Nó sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm quy luật vận động trong lĩnh vực lưu
  13. thông để từ đó xử lý các thông tin rút ra những kết luận và hình thành những quyết đ ịnh đúng đ ắn cho việc xây dựng các chiến lược kinh doanh. - Các phương pháp nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường là thu thập các thông tin về thị trường thông qua hai phương pháp: + Phương pháp tại bàn: Đây là phương pháp phổ thông nhất, nó gồm thu thập thông tin từ tài liệu xuất bản hoặc không xuất bản. Nó có h ạn chế: Thu thập thông tin chậm, thông tin có hạn, do vậy cần triệt để khai thác nguồn thông tin đó. + Ph ương pháp tại hiện trường: Thu thập thông tin bằng trực quan thông qua hệ giao tiếp với người tiêu dùng. - Nội dung của việc nghiên cứu thị trường. + Nghiên cứu giá cả mặt hàng xuất khẩu: Trong buôn bán quốc tế giá cả rất phức tạp n ên để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh đòi hỏi các nh à kinh doanh ph ải n ắm bắt được giá cả và xu hướng vận động của giá cả trên thị trường. + Nghiên cứu mặt h àng xu ất khẩu: Giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu của thị trường về mặt hàng đó . + Nghiên cứu dung lư ợng thị trường. Cần xác đ ịnh nhu cầu thật của khách hàng kể cả lượng dự trữ xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời đ iểm đ ể từ đó có kế hoạch xuất khẩu thích hợp. 1 .3.2. Lựa chọn bạn h àng, lựa chọn đối tác. - Lựa chọn bạn hàng: Mục đích của việc này là tìm bạn hàng khả dĩ, công tác được an toàn và có lãi.
  14. Các bạn hàng được lựa chọn phải có đầy đ ủ về khả năng thanh toán, tiêu thụ, khả n ăng về hợp tác dài hạn. - Lựa chọn đối tác: Hình thức cũng giống như lựa chọn bạn h àng, nhưng đối tác đ ể các doanh nghiệp xuất khẩu h àng hoá ph ải là những đối tác có uy tín, hoạt động kinh doanh của họ từng bước phát triển. 1 .3.3. Lựa chọn sản phẩm xuất khẩu: Việc lựa chọn sản phẩm đem ra xuất khẩu là việc làm hết sức quan trọng vì trước khi xu ất khẩu một mặt hàng nào đó các doanh nghiệp hoặc nhà nư ớc đòi hỏi phải xem xét kĩ thị trường tiêu thụ, sản phẩm đó đang cần ở thị trường nào và khả năng cung ứng ra sao, liệu có thể đem lợi nhuận cho doanh nghiệp không khi sản phẩm đó đem ra xuất khẩu. Bên cạnh đó sản phẩm đem xuất khẩu phải đảm bảo về mặt chất lượng, h ình dáng, phẩm chất và mẫu mã cần phải lựa chọn thật kĩ để khi xuất khẩu sẽ tạo ra uy tín cho b ạn h àng cũng như thu ận lợi hơn khi mang ra thị trường khác tiêu thụ. Phải lựa chọn những sản phẩm đang cần trên thị trường tiêu thụ nhằm kinh doanh phù h ợp với các thị trường đó. 1 .3.4. Các hình thức giao dịch: Gồm các hình thức giao sau: Giao dịch trực tiếp, giao qua thư tín, giao qua điện thoại, giao thông qua bên thứ ba. Để đi đ ến kí kết hợp đồng hai bên ph ải tiến hành giao dịch đàm phán với nhau những điều kiện giao dịch. Đây là một nội dung quan trọng của hợp đồng xuất khẩu. Đàm phán có thể được tiến h ành dưới nhiều h ình thức khác nhau.
  15. Hiện nay trong hợp đồng xuất khẩu, quá trình đàm phán thường diễn ra theo các bước như chào hàng ph ải hoàn giá, ch ấp nhận xác nhận, kí kết hợp đồng. Kết thúc giai đoạn đ àm phán n ếu thành công sẽ tiến hành kí kết hợp đồng. Kí kết h ợp đồng là khâu cơ bản quan trọng nhất của đàm phán. II. Cung cầu thị trường chè. 2 .1. Cung về sản phẩm chè. Cung về sản phẩm chè là số lượng sản phẩm ch è mà ngành chè có khả năng và sẵn sàng cung cấp ra thị trư ờng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất đ ịnh. Cung về sản phẩm chè có thể do hai nguồn chủ yếu: Hoặc do sản xuất ch è trong nước hoặc nhập từ nước ngo ài. Tu ỳ theo điều kiện của từng nư ớc m à tỷ trọng của những sản phẩm ch è lưu thông trên thị trường do nguồn nào chiếm bao nhiêu là không giống nhau. Việc xác đ ịnh số lượng cung dựa vào diễn biến tình hình của thị trường và số liệu thống kê hàng năm về diện tích, năng su ất, và sản lượng hàng hoá h àng năm của ngành chè. Theo tính toán của hiệp hội chè thì hiện nay Việt Nam đ ã có khoảng 100 nghìn ha trồng chè, hàng n ăm cho kho ảng hơn 70 nghìn tấn/năm. Nếu như đến 2010 mở rộng đến 130 nghìn ha thì lượng cung sẽ thừa cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đương nhiên khối lượng sản phẩm chè hàng hoá lại phụ thuộc vào bộ phận sản phẩm chè được dùng để tiêu thụ nội bộ trong tổng sản phẩm chè được sản xuất ra, cho nên tiết kiệm và tiêu dùng hợp lý bộ phận sản phẩm ch è tiêu dùng nội bộ là biện pháp quan trọng b ên cạnh việc đẩy m ạnh sản xuất chè đ ể tăng khối lượng sản phẩm chè cung ứng ra thị trường. Khả năng cung thực tế của sản lượng ch è hàng hoá phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
  16. - Giá cả sản phẩm ch è hàng hoá trên th ị trường: Trong đ ại đ a số trường hợp, giá cả đóng vai trò là tham số đ iều chỉnh quan hệ cung cầu và theo đó điều chỉnh dung lượng và nhịp độ tiêu thụ của thị trường. - Giá cả của sản phẩm cạnh tranh : Sự xuất hiện các sản phẩm mới, sản phẩm thay th ế, và giá cả của chúng sẽ ảnh tới lượng cung của sản phẩm chè hàng hoá trên thị trường. - Giá cả các yếu tố đầu vào. - Trình độ chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra vốn, công nghệ cũng ảnh hưởng tới cung sản phẩm chè hàng hoá trên thị trường. Sự phát triển của công nghệ chế biến và mức độ tiếp cận với công nghệ và k ỹ thuật chế biến tiên tiến trên thế giới đ ã tạo ra những giá trị sử dụng mới, chất lượng cao hơn, tạo ra những quan hệ mới trong cung - cầu, kích thích mở rộng và phát triển thị trường . - Các nhân tố về cơ chế, chính sách lưu thông sản phẩm ch è của chính phủ trong từng thời kỳ và hiệu lực của chúng. - Môi trường tự nhiên mà trước hết là đất đai và khí h ậu. 2 .2. Cầu về sản phẩm chè. Nhu cầu về sản phẩm chè của xã hội có rất nhiều loại khác nhau. Đó là nhu cầu ch è cho tiêu dùng trong nước và nhu cầu ch è xuất khẩu. Về phương diện kinh tế mà xét chúng ta th ấy có hai loại nhu cầu sau: Một là: Nhu cầu tự nhiên mà thực chất là nhu cầu về sản phẩm chè của dân cư tính theo số lượng dân số. Đây là phương diện mà các nhà chính sách cần tính tới nhằm thiết lập giải pháp để cân bằng cung cầu trong phát triển.
  17. Hai là: Nhu cầu kinh tế, được hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán, hay là cầu về sản phẩm ch è mà ngư ời tiêu dùng có kh ả n ăng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Xét về phương diện kinh tế của các nh à kinh doanh thì đây mới là điều đáng chú ý. Cầu về sản phẩm chè cũng có những nhân tố tác động sau : - Trước hết là giá cả sản phẩm chè trên thị trường, chủng loại và chất lượng sản phẩm chè. Trong trường h ợp giả đ ịnh các yếu tố khác không đổi th ì khi giá cả tăng sẽ làm lượng cầu giảm và ngược lại. - Mức thu nhập của người tiêu dùng : Sức mua hay nhu cầu có khả n ăng thanh toán của người tiêu dùng là yếu tố quyết đ ịnh quy mô và dung lượng thị trường và ở mức độ nhất định đóng vai trò điều tiết sản xuất. - Giá cả của những hàng hoá có liên quan, đ ặc biệt là những sản phẩm có khả năng thay thế như: Cà phê, nước giải khát, n ước khoáng… - Các yếu tố thuộc về khẩu vị và sở thích của người tiêu dùng đối với từng sản phẩm chè hàng hoá. - Các k ỳ vọng của ngư ời tiêu dùng: Cầu sẽ thay đ ổi phụ thuộc vào kỳ vọng (sự mong đợi ) của người tiêu dùng. Nếu n gười tiêu dùng hy vọng giá cả của sản phẩm hàng hoá sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại về sản phẩm của họ sẽ giảm xuống và ngược lại. 2 .3. Sản lượng chè trên th ế giới. Sản lượng chè thế giới trong những năm gần đây tăng giảm không ổn định, năm 1997 đạt 2.373,2 ngh ìn tấn, n ăm 1998 ch ỉ đạt 2.257,5 nghìn tấn giảm 15,7 nghìn
  18. tấn so với năm 1997, năm 1999 đạt 2.347,9 nghìn tấn, tăng 90,4 nghìn tấn so với n ăm 1998, năm 2000 tăng lên 2.726,9 nghìn tấn. Đến n ăm 2002 sản lượng đạt tới 2 .893,84 nghìn tấn. Nhìn vào bảng 1 dưới đ ây ta thấy cây chè có vùng sản xuất tương đối rộng trên th ế giới với khoảng 30 nước trồng chè. Các nước trồng ch è chính có sản lượng bình quân qua các năm là: ấn Độ (trên 800.000 tấn), Trung Quốc (trên 600.000 tấn), Srilanca (trên 270.000 tấn), Kênya (250.000 tấn), Indôn êsia (140.000 tấn). Nguồn: Báo cáo của Hiệp Hội Chè Việt Nam. Nếu tính tỷ lệ % sản lượng b ình quân từ n ăm 1999 - 2004 (Bảng 1) th ì Đông Âu chiếm 6,5%, Châu Phi chiếm 13,9%, khu vực Nam Mỹ chiếm 2,1%, đứng đầu là Châu á chiếm 77 %. Trong đó có bốn nước sản xuất chè lớn đ ó là ấn Độ, Trung quốc, Srilanca và Indonesia đ ã chiếm tới 86,18% của Châu á và chiếm 66,37% tổng sản lượng của to àn thế giới. Việt Nam chỉ chiếm 2,72 % của Châu á. Từ n ăm 1963 - 1995 diện tích ch è th ế giới tăng 95% còn sản lượng tăng 156,5% ( hơn 2,5 lần ). Như vậy cứ sau mỗi chu kỳ 20 n ăm thì sản lượng chè th ế giới tăng gấp 2 lần. Năm 1950 sản lượng chè là 613,6 ngàn tấn, năm 1970 là 1196,1 ngàn tấn, năm 1990 là 2522 ngàn tấn. III. Nội dung cơ b ản của chính sách mặt h àng xuất khẩu. 3 .1. Quy định về danh mục mặt h àng: Những quy đ ịnh này đư ợc phép hoạt động hoặc không được phép lư u thông những m ặt hàng h ạn chế hay kinh doanh có điều kiện. - Danh mục hàng hoá cấm lưu thông, các dịch vụ và d ịch vụ th ương mại không được thực hiện sẽ được chính phủ công bố. Đó là nh ững sản phẩm gây ảnh hưởng
  19. đ ến an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, môi trường sinh thái, sản xuất và sức khoẻ của nhân dân. - Chính phủ công bố danh mục các mặt hàng này trong từng thời kì cùng với các m ặt h àng h ạn chế kinh doanh hoặc được phép kinh doanh với những điều kiện nhất đ ịnh. - Chính phủ cũng công bố các mặt hàng cung ứng cho đối tượng tiêu dùng thuộc d iện chính sách xã hội. - Ngoài các danh mục mặt hàng quy đ ịnh trên, các mặt hàng còn lại pháp luật không cấm nên được lưu thông tự do trên th ị trường nội địa. - Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chính sách về cạnh tranh thấp đ ể xác đ ịnh thời gian hội nhập, mở cửa phù h ợp cũng như bảo hộ sản xuất trong nước hợp lý. 3 .2. Đánh giá hiện trạng và chính sách mặt hàng xuất khẩu. Để đ ánh giá hiện trạng và chính sách mặt hàng xu ất khẩu quốc gia cần xác định rõ mục tiêu chính sách xuất khẩu của mình, xét về nguồn lực, nhân sự, tổ chức công tác quản lý, khả năng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Đưa ra những đ iểm mạnh đ iểm yếu một cách trung thực chính xác vì đ ó là cơ sở để hoạch định chính sách m ặt hàng kinh doanh sao cho phù hợp với tiềm n ăng của đất nước. Việc đ ánh giá hiện trạng và mục tiêu của chiến lược mặt h àng sẽ cung cấp thông tin cho việc ho àn thiện chính sách mặt h àng của quốc gia. 3 .3. Những yêu cầu của hoạt động hữu hiệu.
  20. - Hoạt động phải xác định rõ mục tiêu, chiến lược đ ược phản ánh và hoạt động cụ th ể vừa thực hiện kế hoạch, vừa phải tiến hành thực hiện chính sách trên cơ sở đ ã có những hình thức điều chỉnh và bổ xung ở các khâu. - Mục tiêu của chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đ oạn và đảm bảo khả n ăng thích ứng với các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. Nó thể hiện về khách h àng, giá cả cũng như lo ại hình công dụng sản phẩm thích ứng ở thị trường mục tiêu đó . - Các giải pháp các chính sách phải thích ứng với từng thời cơ và xu th ế biến động của thị trường đồng thời phải đ ảm bảo tính thống nhất và cụ thể hoá chính sách. - Các thành viên tham gia hoạch định phải được lựa chọn xây dựng một cách cụ thể, đòi hỏi phải có năng lực nghề nghiệp, phải thông tin chính xác mục tiêu đã đề ra, các ch ỉ tiêu vẫn dựa trên nguyên tắc phân tích kĩ khả năng và tiềm lực của từng thành viên đ ể đưa ra những yêu cầu phù h ợp với khả n ăng của từng mặt h àng cho phù hợp. 3 .4. Mục tiêu của chính sách mặt h àng xuất khẩu. - Mục tiêu lợi nhuận: Chất lượng và số lượng sự mở rộng và thu hẹp cơ cấu chủng lo ại sản phẩm, mức giá có thể bán được của mỗi mặt hàng đó là yếu tố có mối quan h ệ hữu cơ với nhau quyết đ ịnh mức độ lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu đ ược. - Mục tiêu xã hội: Khi tổ chức và thực hiện chính sách mặt hàng phải đ ảm bảo: + Thực thi chính sách không làm vỡ môi trường sinh thái. + Thực thi chính sách không vi phạm các tiêu chuẩn dân tộc, xã hội. + Th ực thi chính sách đ ảm bảo tính tích cực trong giáo dục giáo dưỡng nhu cầu thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2