Đề tài “Điều tra và đánh giá tình hình sản xuất lúa nước tại xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà giang”
lượt xem 161
download
Lúa gạo là lương thực sử dụng chính cho hơn một nửa dân số thế giới, con người sống được phần lớn là nhờ lúa gạo và đòi hỏi phải thường xuyên, chất lượng tốt, hai mặt đó liên quan hữu cơ với nhau, không thể thiếu và xem nhẹ mặt nào. Lương thực là nhu cầu số một của toàn xã hội, lương thực đóng vai trò then chốt thúc đảy sự phát triển của các ngành sản xuất khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài “Điều tra và đánh giá tình hình sản xuất lúa nước tại xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà giang”
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät LUẬN VĂN Đề tài “Điều tra và đánh giá tình hình sản xuất lúa nước tại xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà giang” Sinh viªn Lï V¨n Phong 1 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät Contents LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................ PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. PHẦN I ................................................................................................................................................. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................ 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................................ 1.2. Mục đích ................................................................................................................................ 1.3. Yêu cầu ....................................................................................................................................... PHẦN II.............................................................................................................................................. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................................................... 2.1. Nguồn gốc và phân loại cây lúa trồng.......................................................................................... 2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới ........................................................................................... 2.3 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ............................................................................................. 2.4 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Hà Giang .................................................................................... 2.5 Tình hình sản xuất lúa của huyện Hoàng Su Phì 2006-2008 ....................................................... PHẦN III ............................................................................................................................................ ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA .......................................................... 3.1 Đối tượng phạm vi điều tra. ......................................................................................................... 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành. ................................................................................................ 3.3 Nội dung điều tra. ......................................................................................................................... 3.4 phương pháp điều tra. .................................................................................................................. PHẦN IV ............................................................................................................................................ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THẢO LUẬN................................................................ 4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ ................................ 4.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ TỤ NHÂN ..................................................... 4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA ĐỊA PHƯƠNG ............................................... PHẦN V.............................................................................................................................................. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 5.1 KẾT LUẬN................................................................................................................................ 5.2 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... Sinh viªn Lï V¨n Phong 2 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät UBND HUYỆN HOÀNG SU PHÌ UBND XÃ TỤ NHÂN GIẤY XÁC NHẬN UBND xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su phì, tỉnh Hà giang. Xác nhận: Đồng chí Lù Văn Phong. Sinh viên khoá 1 - Lớp tại chức trồng trọt - Khoa trồng trọt - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên mở tại trường Trung tâm chính trị - thị xã Hà Giang. Đã đến thực tập tại xã Tụ Nhân - huyện Hoàng Su phì - tỉnh Hà Giang từ ngày 26/05/2009 - 15/10/2009 với tên đề tài là “Điều tra và đánh giá tình hình sản xuất lúa nước tại xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà giang”. Trong quá trình thực tập chúng tôi có một số nhận xét như sau: Sinh viên Lù Văn Phong đã thực tập nghiêm túc, có cố gắng tìm tòi, điều tra thực tế tại cơ sở, có ý thức nghiên cứu học hỏi, được sự giúp đỡ của lãnh đạo, cùng các ban ngành, đoàn thể của xã. Đồng chí Phong đã thực tập và hoàn thành đề án được giao. Sinh viªn Lï V¨n Phong 3 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät Trong thời gian thực tập tại xã, sinh viên Lù Văn Phong không có sai sót gì, luân cố gắng tìm tòi học hỏi, thu thập tài liệu, tư cách đạo đức tốt, nhiệt tình trong công tác, có tinh thần trách nhiệm cao và luân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian thực tập. Tụ Nhân, ngày ..... tháng .... năm 2009 XÁC NHẬN UBND XÃ TỤ NHÂN CHỦ TỊCH Hoàng Quốc Toàn LỜI CẢM ƠN Trước khi báo cáo kết quả đạt được qua 05 tháng thực tập tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa trồng trọt, trong 05 năm qua đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như trong công tác nghiên cứu khoa học. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Lân đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các bác, các cô, các chú, anh chị ở phòng Kinh tế nông nghiệp, phòng Thống kê, UBND xã Tụ Nhân huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang và các bạn trong lớp đã động viên giúp đỡ em trong quá trình học tập, để em có được những kết quả như ngày hôm nay ! Tụ nhân, ngày...... tháng......năm 2009 SINH VIÊN Sinh viªn Lï V¨n Phong 4 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät Lù Văn Phong LỜI NÓI ĐẦU Với phương châm “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn vô cùng quan trọng, đối với mỗi sinh viên trước khi rời khỏi ghế nhà trường, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành trồng trọt. Đó là cơ hội tốt để cho mỗi sinh viên có dịp cọ sát, áp dụng và vận dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường, bên cạnh đó thực tập còn giúp cho sinh viên hệ thống hoá, củng cố và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản. Để cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, rèn luyện tư cách, tác phong đạo đức của người cán bộ khoa học. Thông qua quá trình thực tập, sinh viên được nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, bồi dưỡng lòng hăng say nghề nghiệp. Hơn nữa quá trình thực tập còn tạo cho sinh viên có tính năng động, sáng tạo “Dám nghĩ, dám làm”, để sau này trở thành kỹ sư nông nghiệp có năng lực tốt, có trình độ lý luận đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần xứng đáng vào sự phát triển nông nghiệp của nước nhà. Sinh viªn Lï V¨n Phong 5 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät Với mục đích và tầm quan trọng trên, được sự phân công của khoa trồng trọt và sự đồng ý tiếp nhận của cơ sở, tôi đã về thực tập tốt nghiệp tại xã Tụ Nhân - huyện Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang với tên đề tài nghiên cứu là “Điều tra và đánh giá tình hình sản xuất lúa nước tại xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà giang”. Do thời gian thực tập có hạn, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy - cô giáo và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn ! PHỤ LỤC TÊU ĐỀ TRANG Lời Cảm ơn ! 2 Lời nói dầu 3 Phần I 6 ĐẶT VẤN ĐỀ 6 1.1. Đặt vấn đề 6 1.2. Mục đích 7 1.3. Yêu cầu 7 Phần II 8 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8 2.1. Nguồn gốc và phân loại cây lúa trồng 8 2.1.1. Nguồn gốc cây lúa trồng 8 2.1.2. Phân loại cây lúa trồng 8 2.1.2.1. Phân loại theo yêu cầu sinh thái: 9 2.1.2.2. Phân loại theo phẩm chất hạt: 9 Sinh viªn Lï V¨n Phong 6 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät 2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 9 2.3 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 12 2.4 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Hà Giang 13 2.5 Tình hình sản xuất lúa của huyện Hoàng Su Phì 2006-2008 14 Phần III 15 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 15 3.1 Đối tượng phạm vi điều tra. 15 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành. 15 3.3 Nội dung điều tra. 15 3.4 phương pháp điều tra. 15 Phần IV 15 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THẢO LUẬN 15 4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN HSP 15 4.1.2 Sản xuất nông nghiệp 17 4.1.3 Sản xuất lâm nghiệp 17 4.1.4 Chăn nuôi 17 4.1.5 Văn hoá-xã hội, giáo dục đào tạo 17 4.1.6 Văn hoá thông tin 18 4.1.7 An ninh quốc phòng 18 4.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ TỤ NHÂN 18 4.2.1 Điều kiện tự nhiên 18 4.2.1.1 Vị trí địa lý: 18 4.2.1.2 Khí hậu thuỷ văn: 19 4.2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: 19 4.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 20 4.2.2.1 Điều kiện kinh tế 20 4.2.2.2 Cơ sở hạ tầng 21 4.2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế của xã Tụ Nhân 22 4.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Tụ Nhân 23 4.2.3.1 Tình hình sản xuất chung: 23 4.2.3.2 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi: 23 4.2.3.3 Thực trạng sản xuất lúa của xã Tụ Nhân: 24 4.2.3.4 Cơ cấu giống lúa: 25 4.2.3.5 Tình hình sâu bệnh hại lúa: 26 4.2.3.6 Kỹ thuật thâm canh lúa của bà con trong xã: 27 4.2.3.7 Các biện pháp kỹ thuật khác: 28 4.2.3.8 Tình hình sử dụng lúa của xã Tụ Nhân: 28 Sinh viªn Lï V¨n Phong 7 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät 4.2.3.9 Hiệu quả sản xuất 01 ha lúa tại xã: 29 4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA ĐỊA PHƯƠNG 30 4.3.1 Thuận lợi 30 4.3.2 Khó khăn 30 4.3.3 Đề xuất các giải pháp khắc phục 30 4.3.4 Định hướng phát triển của xã Tụ Nhân 31 Phần V 32 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32 5.1 KẾT LUẬN 32 5.2 KIẾN NGHỊ 32 Tài liệu tham khảo 34 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Đặt vấn đề Lúa gạo là lương thực sử dụng chính cho hơn một nửa dân số thế giới, con người sống được phần lớn là nhờ lúa gạo và đòi hỏi phải thường xuyên, chất lượng tốt, hai mặt đó liên quan hữu cơ với nhau, không thể thiếu và xem nhẹ mặt nào. Lương thực là nhu cầu số một của toàn xã hội, lương thực đóng vai trò then chốt thúc đảy sự phát triển của các ngành sản xuất khác. Trong nông nghiệp, lúa là cây lương thực xếp thứ hai sau lúa mì. Ở Châu Á lúa là cây lương thực quan trọng số một, các nước ở Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, các nước nhiệt đới và á nhiệt khác là cây lương thực nuôi sống hàng triệu người dân nơi đây. Sinh viªn Lï V¨n Phong 8 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của con người. Do đó việc giải quyết vấn đề về lương thực là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Trong điều kiện hiện nay, lúa gạo cung cấp cho con người 80% calo trong khẩu phần ăn. Thóc gạo còn cung cấp một phần cho việc phát triển chăn nuôi, phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm như: Chế biến rượu, chế biến bánh, kẹo... Lúa gạo còn là mặt hàng xuất khẩu góp phần tăng thu nhập quốc dân (Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan). Trong những năm gần đây, sản lượng lương thực thế giới không ngừng gia tăng, nhất là ở những nước có trình độ thâm canh cao như: Trung Quốc, Nhật Bản..., riêng ở Việt Nam trong những năm đổi mới, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, từ một nước thiếu lương thực nay đã vươn lên trở thành một nước có nền nông nghiệp phát triển (sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai thế giới). Trong mấy chục năm trở lại đây, đất sản xuất bị thu hẹp do sự bùng nổ về dân số diễn ra trên toàn cầu, làm cho dân số tăng nhanh, nhu cầu về xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi khác cũng tăng lên. Cùng với sự phát triển về kinh tế, nền công nghiệp cũng phát triển mạnh, đất nông nghiệp bị chuyển sang đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy cũng tăng lên nhiều. Từ đó dẫn đến đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp theo, đồng thời một phần là do lũ lụt, xói mòn... Vì vậy, đây là một động lực thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu về nông nghiệp trên toàn thế giới, nghiên cứu lai tạo ra những giống có năng xuất cao, chất lượng tốt, ổn định và có tính chống chịu cao, khả năng thích nghi rộng. Nghiên cứu, sử dụng các biện pháp kỹ thuật để làm tăng năng xuất và sản lượng lúa. Nhìn chung, trình độ dân trí ở nước ta còn hạn chế, nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chưa áp dụng một cách triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa, còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng cho phù hợp, kỹ thuật thâm canh còn lặc hậu, còn làm theo kinh nghiệm đơn giản. Do đó, năng xuất lúa chưa cao, chưa khai thác được hết tiềm năng của các giống lúa. Vì vậy việc điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông Sinh viªn Lï V¨n Phong 9 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät nghiệp, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao năng xuất và hiệu quả kinh tế trên một diện tích sản xuất lúa ở địa phương góp phần thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo tại địa phương và trong cả nước. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, em tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra và đánh giá tình hình sản xuất lúa nước tại xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà giang”. 1.2. Mục đích Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lúa của xã Tụ Nhân và có những đề xuất tích cực về sản xuất lúa ở địa phương có hiệu quả hơn. 1.3. Yêu cầu - Điều tra đánh giá tình hình sản xuất lúa nước tại xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà giang. - Điều tra đánh giá tình hình đầu tư kỹ thuật sản xuất lúa nước. - Đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trông sản xuất lúa nước của xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà giang. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc và phân loại cây lúa trồng 2.1.1. Nguồn gốc cây lúa trồng Từ trước đến nay đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về nguồn gốc cây lúa, trong thời gian gần đây vấn đè này vấn được thảo luận với nhiều tài liệu mới được thu thập về nhiều mặt (khảo cổ học, dân tộc học, di truyền học, sinh thái học, canh tác học...). Theo tác giả ở Đại học nông nghiệp Triết Giang - Trung Quốc thì lúa trồng được bắc nguồn từ lúa dại Oryza Sativa L.F Spontaneac được tiến hoá qua quá trình chọn lọc Sinh viªn Lï V¨n Phong 10 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät tự nhiên và nhân tạo. Qua các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả như: Đinh Dĩ (Trung Quốc), Sasato (Nhật Bản), Đào Thế Tuấn (Việt Nam)... Đã thấy rõ nguồn gốc cây lúa xuất phát từ vùng đầm lầy Đông Nam Á có thể thuộc nhiều nước khác nhau. Những vùng lúa này có đặc điểm giống nhau về khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, phù hợp với cây lúa. Nơi đây đã và đang tồn tại loại hình lúa dại có quan hệ ít nhiều với lúa trồng, mặt khác các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đời sống văn hoá, xã hội, tập quán của vùng này gắn bó chặt chẽ với cây lúa từ lâu đời. 2.1.2. Phân loại cây lúa trồng Lúa là cây họ hoà thảo, thuộc lớp hành, một mầm Liliopsida, lớp hành Lilidae, bộ lúa poales hay Gramineae, chi Oryra. Có nhiều ý kiến khác nhau về phân loại lúa, có tác giả chia làm 23 loại, có người chia làm 18-19 loại... phân bổ ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay các giống trồng phổ biến trên thế giới là 2 loài phụ: Loài Oryza Sativa được thuần dưỡng ở Châu Á, nên được gọi là lúa trồng Châu Á. Cây lúa Oryza Glaberina được thuần dưỡng ở Châu Phi nên được gọi là lúa trồng Châu Phi. Hai cây lúa này có đặc điẻm khác nhau về hình thái. Cây lúa trồng Châu Á có mặt lá và vỏ giá, có lông tơ, lá còn có những lông tơ cứng ở hai rìa bên, thìa lìa dài, ngọn thìa lìa trẻ đôi và hai đầu trẻ đều nhọn. Cây lúa trồng Châu Phi có mặt lá và vỏ chấu không giáo, lá láng trơn, thìa lìa lá rất ngắn, đỉnh tròn hoặc thắp cụt, bông lúa có thể có gié phụ. Hiện nay, tất cả các loại lúa trồng đều xuất phát từ Oryza Sativa.L. 2.1.2.1. Phân loại theo yêu cầu sinh thái: Tất cả các dạng lúa trồng hiện nay đều xuất phát từ Ascenoernis, hình thành nên Oryza Sativa đây là cây trồng của ruộng nước. Trong quá trình sống và phát triển, chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo... đã hình thành nên nhiều loại lúa phù hợp với hoàn cảnh sinh thái khác nhau như: Lúa cạn, lúa nước. Cây lúa có nguồn gốc từ vùng đầm lầy, đây là loại hình đầu tiên. Trong quá trình phát triển, do thay đổi về điều kiện đất đai và yêu cầu lương thực của con người, cây lúa Sinh viªn Lï V¨n Phong 11 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät phát triển trên những vùng đất cao hơn. Sống trong những điều kiện đó, cây lúa có một số biến đổi để thích nghi với hoàn cảnh khô hạn. 2.1.2.2. Phân loại theo phẩm chất hạt: + Lúa nếp, lúa tẻ: Lúa tẻ là loại hình đầu tiên, sau đó theo yêu cầu của xã hội cần có những giống lúa thơm ngon, dẻo nên đã tạo ra giống lúa nếp. + Phân loại theo kích thước hạt: Người ta chia lúa theo kích thước hạt như sau: Hạt rất dài (lớn hơn 7,5cm); Hạt dài (6,6-7,5cm); Hạt vừa (5,5-6,5cm); Hạt ngắn (nhỏ hơn 5,5cm). 2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới Cây lúa có khả năng thích nghi rộng với môi trường, có thể trồng ở nhiều vùng khí hậu và nhiều địa phương khác nhau. Vùng trồng lúa phân bố rộng từ 53 vĩ độ Bắc (vùng Hắc Long Giang - Trung Quốc) đến 35 vĩ độ Nam (vùng Australia). Trên thế giới có khoảng 150 nước trồng lúa với diện tích khoảng 156 triệu ha, nói chung cây lúa được trồng trên khắp thế giới, nhưng tập chung chủ yếu ở các nước Châu Á chiếm khoảng 90% diện tích trồng lúa trên thế giới. Châu Phi chiếm 3,6%, Nam Mỹ 3,1%, Bắc và Trung Mỹ 2,3%, Châu Âu 1%, Australia 1%. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới được thể hiện qua bảng biểu sau: Bảng 2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới năm 2004-2008. Diện tích Năng suất Sản lượng TT Năm (triệu ha) (tạ/ha) (Triệu tấn) 1 2004 151,0 40,2 606,0 2 2005 153,8 41,0 630,6 3 2006 155,0 42,3 655,7 4 2007 157,4 43,1 678,4 5 2008 158,2 43,3 681,8 (Nguồn số liệu thống kê của FAO, năm 2008) Sinh viªn Lï V¨n Phong 12 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät Số liệu trong bảng 2.1 cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới đều tăng rất nhanh trong vòng 5 năm (2004-2008) qua cụ thể như sau: Diện tích năm 2008 so với năm 2004 tăng: 4,6% = 7,2 triệu ha. Năng suất năm 2008 so với năm 2004 tăng: 7,2% = 3,1 tạ/ha. Sản lượng năm 2008 so với năm 2004 tăng: 11,1% = 75,8 triệu tấn. Tuy nhiên mỗi khu vực khác nhau có sự biến động khác nhau về diện tích, năng suất và sản lượng. Bảng 2.2 Tình hình sản xuất lúa một số khu vực trên thế giới 2008. Diện tích Năng suất Sản lượng TT Khu vực (triệu ha) (tạ/ha) (Triệu tấn) 1 Châu Á 134,20 41,30 550,12 2 Châu Âu 0,69 69,50 4,10 3 Châu Phi 9,30 25,30 20,49 (Nguồn số liệu thống kê của FAO, năm 2008) Qua bảng 2.2 cho thấy: Sản lượng lúa có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện tự nhiên, khí hậu và trình độ canh tác cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất khác nhau. + Châu Âu có diện tích sản xuất lúa nhỏ nhất là 0,69 triệu ha, nhưng năng suất lúa lại cao hơn các châu lục khác, sản lượng lúa đã tăng lên 78-80% ở những năm đầu thập kỷ 90. Hiện nay, Châu Âu là khu vực có năng suất lúa cao nhất, đặt 69,50 tạ/ha. Nguyên nhân do tập trung chủ yếu vào các nước phát triển ở Châu Âu, có trình độ khoa học kỹ thuật canh tác hiện đại. + Châu Á không chỉ là nơi có nguồn gốc cây lúa, mà còn là nơi trồng lúa chính của thế giới. Tuy có diện tích lớn nhất 134,20 triệu ha, chiếm 93,1% song năng suất chỉ ở mức trung bình 41,30 tạ/ha. + Châu Phi có năng suất lúa thấp nhất với 25,30 tạ/ha. Qua đó ta thấy ở Châu Phi tập trung chủ yếu ở các nước chậm phát triển, có trình độ khoa học kỹ thuật lặc hậu, kém phát triển. Ở Châu lục này nhu cầu về lương thực rất lớn do dân số đông, nhưng năng suất và sản lượng lúa rất thấp, do vậy nạn đói xảy ra thường xuyên do thiếu lương thực. Sinh viªn Lï V¨n Phong 13 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät Đồng thời trong những thập kỷ vừa qua do tình hình nội chiến, sung đột sắc tộc xẩy ra liên miên, dân số không ổn định, thêm vào đó là thời tiết khí hậu khắc nhiệt cho nên vấn đề an ninh lương thực không ổn định, bình quân lương thực/người rất thấp. Bảng 2.3 Sản lượng lúa của 8 nước điển hình trên thế giới. Diện tích Năng suất Sản lượng TT Tên quốc gia (triệu ha) (tạ/ha) (Triệu tấn) 1 Ấn Độ 42,6 31,4 133,03 2 Trung Quốc 29,7 65,4 186,54 3 Indonesia 12,5 47,8 55,08 4 Thái Lan 9,5 26,8 24,91 5 Bangladesh 11,2 37,4 41,18 6 Việt Nam 7,7 50,0 36,53 7 Mianma 6,4 38,5 23,13 8 Nhật Bản 2,1 71,7 12,34 (Nguồn số liệu thống kê của FAO, năm 2008) Sản xuất lúa trên thế giới phụ thuộc vào sản xuất lúa của 8 nước Châu Á vì: Sản lượng lúa gạo của 8 nước này chiếm 82% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới. Trong 8 nước, Ấn Độ là nước có diện tích sản xuất lúa lớn nhất, Trung Quốc có sản lúa cao nhất, chiếm 29,83% tổng sản lượng lúa của thế giới, gấp 7,5 lần so với sản lượng lúa của Thái Lan. Nhưng Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, diện tích trồng lúa Trung Quốc lại ít (khoảng 29,7 triệu ha), do vậy bình quân lương thực của Trung Quốc chỉ đạt 100kg/người/năm. Cho nên, để đảm bảo an ninh lương thực các nhà khoa học Trung Quốc không ngừng nghiên cứu, sản xuất ra các giống lúa lai có năng suất cao. Năng suất lúa của Trung Quốc đã tăng từ 59,3 tạ/ha năm 1993 lên 65,4 tạ/ha năm 2008. Qua đó ta thấy Trung Quốc là một nước có nền nông nghiệp rất phát triển và là nước điển hình trong sản xuất lúa lai. Nhật Bản là nước có diện tích sản xuất lúa ít nhất trong 8 nước. Nhưng lại là nước có năng suất cao nhất. Qua đó ta thấy trình độ khoa học kỹ thuật về thâm canh lúa của Nhật Bản phát triển hiện đại. Hiện nay Nhật Bản đang quan tâm tới việc sản suất lúa gạo chất lượng cao, đi sâu vào nghiên cứu đặc tính di truyền nhằm tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Sinh viªn Lï V¨n Phong 14 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät Thái Lan là nước có năng suất lúa thấp, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Với diện tích 9,5 triệu ha, sản lượng lúa là 24,91 triệu tấn, đáp ứng 30% nhu cầu gạo của thị trường thế giới. Đặc biệt là Thái Lan đã tạo ra được những giống lúa thơm đặc sản, chất lượng cao. 2.3 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Việt Nam tự hào với nền văn minh lúa nước, đã từ lâu đời cây lúa gắn bó với người dân Việt Nam, không chỉ nuôi sống con người Việt Nam mà còn đi sâu vào đời sống tinh thần của người Việt Nam như các câu chuyện cổ tích, câu ca dao, câu thơ... Từ xa xưa, cha ông ta đã rất chú trọng đến phát triển sản xuất lúa như: Vua Lê Đại Hành cày ruộng tịnh điền vào dịp đầu xuân đã gặp chum bặc, chum vàng. Nhờ chính sách khuyến nông đó mà cây lúa Việt Nam không ngừng phát triển. Gạo Việt Nam đã có mặt trên thị trường quốc tế cách đây trên 100 năm. Năm 1880 Việt Nam xuất khẩu được 245.000 tấn gạo, năm 1890 xuất khẩu gạo 900.000 tấn, năm 1907 xuất khẩu được 0,2 triệu tấn trong đó Việt Nam xuất khẩu được 0,8 triệu tấn. Thời điểm này Miền Bắc có 1,8 triệu ha, Miền Nam 2,7 triệu ha lúa nước, năng xuất đạt trung bình 13 tạ/ha những năm sau đó do chiến tranh nên sản xuất lúa bị trì chệ, năm 1945 nạn đói đã làm chết hơn 2 triệu người Việt Nam. Từ sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng 1975 do cơ chế quản lý tập trung, bao cấp nên sản xuất lúa vấn chua được cải thiện. Đến khi nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, nông nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi lớn. Sản xuất lúa đã có những tiến bộ vượt bậc. Từ chỗ nhập khẩu gạo chúng ta đã có gạo xuất khẩu và số lượng tăng dần hàng năm. Bẳng 2.4 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Diện tích Năng suất Sản lợng Xuất khẩu TT Năm (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) (triệu tấn) 1 2006 7.324,80 53,09 35.849,50 6,40 2 2007 7.207,40 52,24 35.942,70 8,00 3 2008 7.414,30 53,74 38.725,10 8,62 (Nguồn số liệu thống kê của FAO, năm 2008) Sinh viªn Lï V¨n Phong 15 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät Qua số liệu bảng trên cho thấy, từ năm 2006-2008 diện tích trồng lúa của cả nước ta không ngừng tăng. Từ năm 2006-2007 diện tích không tăng và có xu hướng giảm nhẹ, từ 7.324,80 ha xuống 7.207,40 ha. Xuất khẩu gạo không ngừng tăng lên được thể hiện qua các năm: Năng suất tăng từ 53,09 tạ/ha năm 2006 lên 53,74 tạ/ha năm 2008. Sản lượng tăng từ 35.849,50 tấn năm 2006 lên 38.725,10 tấn năm 2008. Có được thành tựu trên là do cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất lúa. Do trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta đã có bước phát triển, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất gieo trồng, các giống lúa lai có tiềm năng, năng xuất cao đã thay thế các giống lúa cũ địa phương năng suất thấp. Chế độ đầu tư thâm canh đã thay đổi, cơ cấu mùa vụ hợp lý, tăng số hộ sản xuất trong năm từ 01 vụ đến 02 vụ, công tác tưới tiêu, thuỷ lợi được quan tâm chú trọng. 2.4 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Hà Giang Bảng 2.4 Tình hình sản xuất lúa tỉnh Hà Giang từ 2006-2008 Diện tích Năng xuất Sản lợng TT Năm (nghìn ha) (tạ/ha) (tấn) 1 2006 79,20 53,09 35.849,50 2 2007 79,50 52,24 35.942,70 3 2008 83,50 53,74 38.725,10 (Nguồn số liệu thống kê của tỉnh Hà Giang năm 2006-2008) Qua bảng trên ta thấy, diện tích trồng lúa của tỉnh Hà Giang có chiều hướng tăng theo các năm. Diện tích trồng lúa tăng là do tỉnh có chủ chương khai hoang phát triển cây lúa là chủ yếu, còn các loại cây trồng khác cũng được chú trọng phát triển, nhưng chủ yếu vấn là cây lúa, ngoài ra trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều các khu công nghiệp phát triển nên diện tích trồng lúa ít bị xâm lẫn... Từ đó năng xuất và sản lượng lúa cũng tăng theo, cụ thể năm 2006 năng xuất 53,09 tạ/ha và sản lượng 35.849,50 tấn, sang năm 2007 năng xuất 52,24 tạ/ha và sản lượng 35.942,70 tấn, đến năm 2008 năng xuất tăng lên 53,74 tạ/ha, sản lượng tăng lên 38.725,10 tấn so với năm 2006. Sinh viªn Lï V¨n Phong 16 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät 2.5 Tình hình sản xuất lúa của huyện Hoàng Su Phì 2006-2008 Bảng 2.6 Tình hình sản xuất lúa tại huyện Hoàng Su Phì Năm Năm Năm Mùa vụ Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Diện tích ha 5.280 5.300 5.567 Đông xuân Năng xuất tạ/ha 0,38 0,38 0,40 Sản lượng tấn 25,84 26,43 29,07 Diện tích ha 10.560 10.600 11.133 Vụ mùa Năng xuất tạ/ha 0,77 0,77 0,81 Sản lượng tấn 51,68 52,86 58,15 Diện tích ha 15.840 15.900 16.700 Cả năm Năng xuất tạ/ha 1,15 1,15 1,21 Sản lượng tấn 77,53 79,29 87,22 (Theo số liệu phòng thống kê Hoàng Su Phì năm 2006-2008) Qua bảng 2.6 cho thấy huyện Hoàng Su Phì có khả năng gieo cấy được 02 vụ là vụ đông xuân và vụ mùa. Nhìn chung cả năm, diện tích ở 03 năm 2006-2008 đều tăng (năm 2006 là 15.840 ha đến năm 2008 là 16.700 ha, tăng lên 5,15%). Năng xuất lúa của hai vụ từ năm 2006-2007 đều ổn định ở mức 1,15 tạ/ha (vụ đông xuân 0,38 tạ /ha, vụ mùa là 0,77 tạ/ha). Về sản lượng năm 2006 là 77,53 tấn đến năm 2008 tăng lên 87,22 tấn (tăng 11,12% so với năm 2006). Tuy nhiên khi nhìn tổng thể cả 03 năm có thể nói, tình hình sản xuất lúa của huyện Hoàng Su Phì đã phát triển mạnh, sản lượng có năm đặt 87,22 tấn (năm 2008). Có được như vậy là do sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp uỷ đảng, chính quyền và các đoàn thể, nhân dân trong huyện. Đồng thời cũng đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, các giống lúa mới có năng xuất cao được lựa chọn và đưa vào sản xuất đại trà, đưa năng xuất và sản lượng lúa của huyện đạt ở mức khá cao. Bên cạnh đó huyện đã làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân về sản xuất lúa, qua đó người dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, mang lại những kết quả đáng kể trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Sinh viªn Lï V¨n Phong 17 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 3.1 Đối tượng phạm vi điều tra. 3.1.1 Đối tượng điều tra: Cây lúa nước. 3.1.2 Phạm vi điều tra: Tình hình sản xuất lúa từ năm 2006-2008. 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành. 3.2.1 Địa điểm tại xã: Tụ nhân-huyện Hoàng Su Phì-Hà Giang. 3.2.2 Thời gian tiến hành: Từ 26/05/2009 đến 15/10/2009. 3.3 Nội dung điều tra. - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tụ Nhân-huyện Hoàng Su Phì-Hà Giang có liên quan đến sản xuất lúa nước. - Tình hình sản xuất lúa của xã Tụ Nhân-huyện Hoàng Su Phì, đánh giá những thuận lợi, những khó khăn trong việc trồng lúa nước tại xã Tụ Nhân-huyện Hoàng Su Phì-tỉnh Hà Giang. - Phương hướng sản xuất lúa tại xã Tụ Nhân trong những năm tiếp theo. 3.4 phương pháp điều tra. - Thu thập các tài liệu thứ cấp về kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất lúa từ UBND xã Tụ Nhân. - Sử dụng một số kỹ năng PRA, RRA, điều tra trực tiếp 10-15 hộ dân trong xã. - Sử dụng các phương pháp toán thống kê để sử lý số liệu. PHẦN IV KHÁI QUÁT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THẢO LUẬN 4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ Hoàng Su Phì là một huyện miền núi cao, thuộc tiểu vùng II (vùng cao núi đất) của tỉnh Hà Giang và nằm về phía tây của tỉnh. Trung tâm huyện là thị trấn Vinh Quang cách thị xã Hà Giang 100km theo đường quốc lộ số 2 và tỉnh lộ 177. Sinh viªn Lï V¨n Phong 18 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät - Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam - Trung Quốc. - Phía nam giáp huyện Bắc Quang. - Phía đông giáp huyện Vị Vuyên. - Phía tây giáp huyện Xín Mần. Huyện Hoàng Su Phì có diện tích tự nhiên là 74.032ha, gồm 25 xã (trong đó có 01 thị trấn và có 04 xã giáp danh giới Trung Quốc (theo tài liệu “Quy hoạch phát triển tổng thể của huyện từ 1997-2010”). Vì vậy Hoàng Su Phì là một huyện thuộc huyện biên giới (có khoảng 34km đường biên giới với Trung Quốc), giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh và của Quốc Gia. Hoàng Su Phì là huyện miền núi khá đông dân cư, toàn huyện hiện có 166.896 nhân khẩu/33.379 hộ (số liệu phòng thống kê Hoàng Su Phì năm 2008), với 10 dân tộc khác nhau cùng chung sống trên địa bàn 25 xã/01 thị trấn. Trong đó: - Dân tộc nùng chiếm 34,4% (56.483 nhân khẩu). - Dân tộc dao 32,47% (53.363 nhân khẩu). - Dân tộc tày chiếm 11,98% (20.240 nhân khẩu). - Dân tộc mông chiếm 11,79% (19.933 nhân khẩu). - Dân tộc la chí chiếm 5,63% (9.974 nhân khẩu). - Các dân tộc còn lại chiếm 3,73% (6.903 nhân khẩu). Nhân dân trong huyện sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với 33.379 hộ, trong đó số lao động là 76.605 người. Ngoài nông nghiệp ra còn một số bộ phận buôn bán nhỏ và làm các ngành nghề khác như: Sản xuất cung ứng vật tư, vật liệu xâu dựng nhằm phục vụ cho xã hội. Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã không ngừng đổi mới, thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gieo trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần phát triển kinh tế, ổn định an ninh lương thực trong toàn huyện. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song với những cố gắng, nỗ lực trong Sinh viªn Lï V¨n Phong 19 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
- LuËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp Chuyªn ngµnh trång trät những năm qua Hoàng Su Phì đã đạt được một số thành tựu đáng kể riêng về lĩnh vực nông nghiệp. 4.1.2 Sản xuất nông nghiệp Sản xuất cây lương thực có hạt (lúa, ngô) đạt diện tích là 22.267 ha, sản lượng 116,30 tấn (tổng 2 vụ lúa, ngô năm 2008) bình quân lương thực đạt 393kg/người/năm, tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường đầu tư thâm canh, tăng vụ (tăng diện tích cây trồng vụ 02), sử dụng khai thác triệt để quý đất hiện có. Chú trọng công tác khuyến nông, khuyến lâm, công tác bảo vệ thực vật. Phấn đấu đưa tổng sản lượng cây lương thực có hạt lên mức 415kg/người/năm. Hiện nay nhân dân trong huyện tập trung chủ yếu vào thâm canh, tăng vụ, tăng năng xuất và chất lượng cây trồng. 4.1.3 Sản xuất lâm nghiệp Sản xuất lâm nghiệp được tập trung chỉ đạo một cách toàn diện, từ công tác thiết kế, trồng mới đến khoanh nuôi bảo vệ, khai thác và phòng chống cháy rừng, chăm sóc rừng theo các chương trình dự án được đầu tư hàng năm, hàng năm trồng mới 500 ha rừng tập trung, nângc bảo vệ thực vật. Phấn đấu đưa tổng sản lượng cây lương thực có hạt lên mức 415kg/ng cao độ che phủ rừng đạt 80%. 4.1.4 Chăn nuôi Chăn nuôi phát triển ổn định, ít dịch bệnh. Tổng đàn trâu là 31139 con, đàn bò là 4.007 con, đàn lợn là 66.844 con, đàn gia cầm là 328.416 con, diện tích nuôi trồng thuỷ sản rất ít hầu như không đáng kể, do địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi có độ dốc trên 300. 4.1.5 Văn hoá-xã hội, giáo dục đào tạo Đổi mới công tác dạy và học, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, vận động 100% học sinh trong độ tuổi đến lớp, duy trì phổ cập giáo dục trung học cơ sở, giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh và phòng chống tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, khám chữa bệnh cho người nghèo, người cao tuổi. Phòng chống các loại dịch bệnh, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và công tác kế hoạch hoá gia đình, ổn định mức tăng dân số tự nhiên hàng năm là 1,5%. Sinh viªn Lï V¨n Phong 20 §H TC N«ng l©m-Th¸i Nguyªn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Quyết Thắng–Thành phố Thái Nguyên
63 p | 558 | 167
-
Báo cáo thực tập: Điều tra kinh tế xã hội và đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản của các xã Lộc Điền và Lộc An huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế
57 p | 315 | 63
-
ĐỀ TÀI " ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN "
109 p | 212 | 33
-
Đề tài: Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn các tỉnh Tây Nguyên và đề xuất phương án quy hoạch, xử lý và quản lý chất thải rắn phù hợp đến năm 2020
39 p | 215 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tổ chức cơ quan điều tra của công an nhân dân theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
79 p | 50 | 20
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Phân tích, đánh giá năng lực công nghệ trong nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất và tài nguyên khoáng sản các đơn vị thuộc bộ tài nguyên và môi trường
106 p | 201 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
86 p | 57 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều tra vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc từ thực tiễn Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
103 p | 43 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Tuyên Quang)
88 p | 29 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động kiểm sát thu thập - đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên
26 p | 103 | 11
-
Tóm tắt luận văn Quản lý công: Hoạt động điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp – từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
17 p | 95 | 8
-
Đề tài cấp Bộ: Điều tra hiện trạng môi trường trường học ở một số trường trung học phổ thông các quận nội thành TP.Hồ Chí Minh
148 p | 70 | 7
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu, chế tạo thiết bị thử stand cho hệ thống điện thủy lực điều khiển tốc độ tua bin M157 trên hệ tàu tên lửa 1241.8-P7
25 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia cúc phương làm cơ sở cho công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững
58 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Cát Bà và vùng đệm (Hải Phòng) làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững
98 p | 40 | 6
-
Đề tài: Xây dựng hệ thống thông tin thống kê tổng điều tra năng lượng
50 p | 66 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn