Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI GIẢI PHẪU ỐNG TỦY RĂNG 4<br />
VĨNH VIỄN HÀM TRÊN Ở RĂNG ĐÃ NHỔ<br />
Lê Thị Hò , Hoàng Văn K ng, Hoàng Mạnh Hà<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét một số đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy<br />
răng số 4 hàm trên. Phƣơng pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 30 răng<br />
hàm nhỏ thứ nhất hàm trên bằng đúc nhựa và cắt thành 5 lát cắt (lát cắt 1: cách<br />
chóp 1mm. Lát cắt 2: cách chóp 2mm. Lát cắt 3: cách chóp 3mm. Lát cắt 4: cách<br />
qua 1/3 giữa chân răng. Lát cắt 5: qua 1/3 trên chân răng). Kết quả nghiên cứu:<br />
Răng chủ yếu có hai chân răng và hai ống tủy. Chân ngoài và chân trong đa số có<br />
lỗ chóp ở vị trí trung tâm. Kết luận: Các ống tủy có độ thuôn nhỏ dần từ trên<br />
xuống dƣới. Độ thuôn của ống tủy giống với độ thuôn của chân răng. Lát cắt thứ<br />
nhất, ống tủy có kích thƣớc nhỏ nhất. Chân ngoài và chân trong đa số có lỗ chóp<br />
ở vị trí trung tâm.<br />
Từ khóa: Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên, giải phẫu ống tủy.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh lý tủy răng là bệnh lý khá phổ biến ở nƣớc ta. Đối với chuyên ngành Răng Hàm<br />
Mặt, công việc điều trị tủy là công việc thƣờng ngày của thầy thuốc nha khoa, đóng vai<br />
trò quan trọng trong việc bảo tồn răng, đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao của ngƣời<br />
bệnh. Để điều trị bảo tồn răng đƣợc tốt không phải là một việc dễ dàng, nếu điều trị<br />
không tốt, có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân nhƣ: nhiễm trùng vào<br />
vùng cuống răng, viêm xƣơng hàm… Bên cạnh việc tuân thủ tam thức nội nha (làm<br />
sạch, tạo hình và hàn kín ống tủy), nắm bắt thành thạo các kỹ thuật của điều trị nội nha<br />
và trang bị máy móc cần thiết, sự hiểu biết về kích thƣớc ngoài và hình thái giải phẫu ống<br />
tủy răng đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của các nha sĩ trong công tác điều trị<br />
bảo tồn.<br />
Trƣớc đây, các nha sĩ cho rằng mỗi chân răng chỉ có một ống tủy chạy từ sàn buồng<br />
tủy đến chóp chân răng, nên việc chuẩn bị ống tủy thƣờng dùng bộ File với cùng chiều<br />
dài làm việc để nong và hàn kín ống tủy bằng kĩ thuật đơn côn. Qua nghiên cứu [1],[2],<br />
các nhà giải phẫu học cho thấy sự phức tạp của ống tủy trong một chân răng và các chân<br />
răng: một chân răng không chỉ đơn thuần có một ống tủy, sự phân nhánh của ống tủy, sự<br />
liên hệ giữa các ống tủy, không chỉ có một lỗ cuống răng, vị trí lỗ cuống răng không hoàn<br />
toàn ở đỉnh chóp, các ống tủy phụ, các ống tủy bên…Trong đó, các răng số 4 hàm trên răng<br />
có hệ thống ống tủy phức tạp. Ngày nay, việc hiểu biết chính xác về hình thái học ống tủy là<br />
cần thiết cho thành công của điều trị tủy. Đây là một thách thức đối với công việc chẩn đoán<br />
và điều trị. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về giải phẫu trong của răng, đặc biệt là răng<br />
hàm nhỏ thứ nhất hàm trên nhƣ:[3],[4],[5],[6], [7], phƣơng pháp sử dụng phim cắt lớp vi<br />
tính, phƣơng pháp khử khoáng, phƣơng pháp cắt lát và hiện đại hơn là phƣơng pháp sử dụng<br />
phim Cone – beam. Các nghiên cứu này đã góp phần nâng cao chất lƣợng điều trị nội nha,<br />
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngƣời bệnh. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu hệ<br />
thống giải phẫu ống tủy răng 4 hàm trên với mục tiêu là: Nhận xét một số đặc điểm giải<br />
phẫu hệ thống ống tủy răng số 4 hàm trên.<br />
75<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phƣơng pháp là cố định răng vào khối nhựa sau đó<br />
sử dụng đá mài kim cƣơng để cắt lát để nghiên cứu với đối tƣợng nghiên cứu nhƣ sau:<br />
2.1.Đối tƣợng nghiên cứu:<br />
Răng 4 hàm trên, đƣợc nhổ do viêm quanh răng và chỉnh nha<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu:<br />
-Răng còn nguyên vẹn, đã đóng chóp.<br />
-Răng không sâu vỡ.<br />
-Răng không gãy chân.<br />
-Răng không có nội tiêu, ngoại tiêu.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
Răng sâu vỡ, răng có gãy chân, răng có hiện tƣợng nội tiêu và ngoại tiêu, răng chƣa<br />
đóng chóp.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Răng Hàm Mặt-Trƣờng đại học Y Dƣợc Thái Nguyên<br />
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang<br />
- Phƣơng pháp xác định cỡ mẫu:<br />
Xác định cỡ mẫu n = 30.<br />
Thu thập đƣợc 30 răng 14,24 và đƣợc đánh số thứ tự từ 1 đến 30<br />
- Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
Xác định số lƣợng ống tủy, vị trí lỗ chóp răng, số lƣợng chân răng<br />
Xác định hình dạng mặt cắt ngang ống tủy qua: hình tròn, hình ovan, hình ovan dài có eo.<br />
- Kỹ thuật thu thập số liệu: với phƣơng pháp đúc khối và cắt lát răng bằng đĩa cắt<br />
Bƣớc 1: Làm sạch răng bằng đầu siêu âm.<br />
Bƣớc 2: Mỗi một răng 4 hàm trên đƣợc đúc vào một khối nhựa có chiều cao 25 mm<br />
và đƣờng kính 19 mm.<br />
Bƣớc 3: Sử dụng máy khoan có đĩa mài kim cƣơng độ dày 0.3 mm cắt khối nhựa thành<br />
5 lát cắt ngang. Lát cắt 1: cách chóp 1mm. Lát cắt 2: cách chóp 2mm. Lát cắt 3: cách chóp<br />
3mm. Lát cắt 4: cách qua 1/3 giữa chân răng. Lát cắt 5: qua 1/3 trên chân răng.<br />
Bƣớc 4: Xác định số lƣợng ống tủy, số lƣợng chóp răng, hình dạng ống tủy qua các<br />
mặt cắt.<br />
2.3.Phƣơng pháp xử lý số liệu:<br />
Phân tích số liệu thu đƣợc bằng phần mềm SPSS 20.0 và một số thuật toán thống kê khác.<br />
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 30 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên bằng phƣơng pháp mô tả cắt<br />
ngang, chúng tôi có một số kết quả và nhận xét sau:<br />
3.1. Số lƣợng chân răng<br />
Bảng 1: So sánh số lƣợng chân răng 4 hàm trên với các nghiên cứu<br />
Số lƣợng Một chân Hai chân Ba chân<br />
Tác giả (năm)<br />
răng răng (%) răng (%) răng (%)<br />
Vertucci and Gegauff [2], (1979) 400 8,0 87,0 5,0<br />
Lipski et al.[6], (2003) 142 2,1 88,6 9,2<br />
Atieh[4], (2008) 246 17,9 80,9 1,2<br />
Awawdel [5], (2008) 600 30,8 68,4 0,8<br />
Erdal O¨zcan[3], et la (2012) 653 44,2 55,7 1,1<br />
Nghiên cứu của chúng tôi (2015) 30 3,3 96,7 0<br />
76<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng tự nhƣ các ngiên cứu của các tác giả<br />
khác trên thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy trƣờng hợp răng nào có ba chân<br />
răng và gặp chủ yếu là răng có hai chân tách nhau ở vị trí 1/3 dƣới chân răng.<br />
Do sự khác biệt cỡ mẫu của nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn các nghiên cứu của<br />
Vertucci, Erdal O”zcan… Vì vậy mà tác giả trên có gặp tỉ lệ nhỏ răng 4 hàm trên có ba<br />
ống tủy.<br />
3.2.Vị trí lỗ chóp răng<br />
Bảng 2 :Vị trí lỗ chóp răng của 30 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên<br />
Vị trí<br />
Xa Gần Trung tâm Ngoài Trong<br />
% % % % %<br />
Chân<br />
Chân ngoài<br />
- 10 73,3 16,7 -<br />
(n=30)<br />
Chân trong<br />
10,3 - 76,0 - 13,7<br />
(n=29)<br />
<br />
Chân ngoài và chân trong đa số có lỗ chóp ở vị trí trung tâm. Chân trong có vị trí lỗ<br />
chóp lệch về phía xa 10,3%. Khi tạo hình ống tủy, đối với những trƣờng hợp ống tủy<br />
cong, vị trí lỗ chóp không ở trung tâm ta cần bẻ cong nhẹ đầu file thăm dò và tạo hình<br />
ống tủy.<br />
3.3. Số lƣợng ống tủy<br />
Bảng 3: So sánh số lƣợng ống tủy răng 4 hàm trên của các nghiên cứu<br />
Số lƣợng Một ống Hai ống Ba ống tủy<br />
Tác giả (năm)<br />
răng tủy (%) tủy (%) (%)<br />
Vertucci and Gegayff (1979) [2] 400 26,0 70,0 4,0<br />
Lipski et al. (2003) [6] 142 15,5 75,4 9,1<br />
Lê Hƣng (2000) [1] 42 2,4 97,6 0<br />
Atieh (2008) [4] 246 8,9 89,8 1,2<br />
Erdal O¨zcan et la (2012) [3] 653 7,8 90,7 1,5<br />
Nghiên cứu của chúng tôi (2015) 30 3,3 96,7 0<br />
<br />
Kết quả ngiên cứu của chúng tôi tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Lê Hƣng [2],<br />
Chúng tôi không gặp trƣờng hợp răng nào có ba ống tủy. Một số nghiên cứu khác có thấy<br />
một tỉ lệ nhỏ gặp răng có ba ống tủy và các ống tủy cong nhiều và xuất hiện ống tủy cong<br />
hình chữ S. Trong các lát cát của chứng tôi thấy tỉ lệ răng hai ống tủy thƣờng thấy từ lắt<br />
cắt thứ 4.<br />
3.4. Hình dạng ống tủy<br />
Dựa vào quan sát trên các lát cắt kích thƣớc gần xa và trong ngoài của ống tủy cho<br />
thấy: Nếu kích thƣớc gần xa tƣơng đƣơng kích thƣớc trong ngoài (hình tròn). Nếu kích<br />
thƣớc gần xa lớn hơn kích thƣớc trong ngoài và ngƣợc lại (hình ovan). Nếu gần xa lớn<br />
hơn trong ngoài và ngƣợc lại và có đoạn thắt hẹp ( ovan dài có eo). Khi quan sát chúng<br />
tôi nhận thấy hình tròn và hình ovan chiếm đa số do vậy khi tạo hình ống tủy chúng ta sử<br />
dụng phƣơng pháp dũa quanh chu vi, với động tác lắc qua lắc lại nhiều lần.<br />
Dựa vào quan sát trên các lát cắt, ta thấy các ống tủy có độ thuộn nhỏ dần từ trên<br />
xuống dƣới, tại lát cắt thứ nhất ống tủy có kích thƣớc nhỏ nhất.<br />
<br />
77<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Các ống tủy có độ thuôn nhỏ dần từ trên xuống dƣới. Độ thuôn của ống tủy giống với<br />
độ thuôn của chân răng. Tại lát cắt thứ nhất, ống tủy có kích thƣớc nhỏ nhất. Hầu hết các<br />
ống tủy có cấu trúc hình oval và hình tròn. Chân ngoài và chân trong đa số có lỗ chóp ở<br />
vị trí trung tâm. Không gặp răng nào có ba ống tủy, chủ yếu là hai ống tủy chiếm tỷ lệ<br />
lớn 96,7%. Do đây là ngiên cứu thực nghiệm mô tả cắt ngang cỡ mẫu còn nhỏ so với các<br />
ngiên cứu khác nên kết quả còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần một nghiên cứu quy mô hơn<br />
thì có thể gặp các trƣờng hợp răng 4 có ba chân răng và nhiều ống tủy hơn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lê Hƣng, (2000), “Hình thái giải phẫu hệ thống ống tủy răng hàm nhỏ thứ nhất<br />
hàm trên”. Tạp chí h nh thái học, tập 10 số 1 ,trang 13-15.<br />
2. Frank J.Vertucci, (1979), “Root canal morphology of the maxillary first premolar”.<br />
The Journal of the American Dental Association Volume 99, Issue 2, August 1979, Pages<br />
194–198<br />
3. Erdal O¨zcan et la, (2012), “Root and canal morphology of maxillary first<br />
premolars in a Turkish population”. Journal of Dental Sciences 7, 390-394.<br />
4. Atieh MA, (2008), “Root and canal morphology of maxillary first premolars in a<br />
Saudi population”. J Contemp Dent Pract 2008;9:46-53.<br />
5.Awawdeh L, (2008), “Root form and canal morphology of Jordanian maxillary first<br />
premolars”. J Endod 2008;34:956-61.<br />
6. Lipski M, (2005), “Root and canal morphology of the first human maxillary<br />
premolar”. Durham Anthropol J 2005;12:2-3.<br />
7. Owais Gowhar et la (2015). “Root and canal morphology of maxillary first<br />
premolar teeth in north Indian population using clearing technique: An in vitro study”.<br />
Journal of Conservative Dentistry, Vol. 18, No. 3, May-June, 2015, pp. 232-236<br />
<br />
OBSERVATIONS OF ANATOMY CHARACTERISTICS OF ROOT CANAL<br />
SYSTEM OF MAXILLARY PREMOLAR<br />
By Ms. Le Thi Hoa, MD. Hoang van Kang,Ms, Hoang Manh Ha.<br />
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy<br />
SUMMARY<br />
Objective: To observe anatomy characteristics of root canal system of<br />
maxillary molar tooth. Method: A cross-sectional descriptive study was<br />
conducted in 30 of first human maxillary premolar which were casted resin<br />
blocks and cut into 5 slices: (Slice 1: From tip 1mm, Slice 2: From tip 2mm.<br />
Slice 3: From tip 3mm. Slice 4: Through 1/3 between of root teeth. Slice 5:<br />
Over 1/3 above of root teeth).Results:Most of the bucaal and palatal root teeth<br />
had foramen at central position.Conclusion: The canals had tapering.The taper<br />
of canal was similar to taper of rooth teeth. In the first slice: Dimension of canal<br />
was the smallest. Most of the bucaal and palatal root teeth had foramen at<br />
central position.<br />
Keywords: Maxillary first premolar, root canal anatomy.<br />
<br />
*Lê Thị Hò – Kho Răng Hàm Mặt – Trường đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
SĐT: 01272788404- Mail: hoadhyk@gmail.com.<br />
78<br />