intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiễm trùng đường tiết niệu Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

112
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm trùng đường tiết niệu Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo… - Viêm thận- bể thận thường gặp ở phụ nữ; đặc điểm lâm sàng trong giai đoạn cấp tính là gai sốt và đau lưng, tiếp đó là đi tiểu nhiều. Nếu đi tiểu nhiều lần là triệu chứng báo hiệu thì chắc chắn là viêm thận ngược dòng từ bàng quang, niệu đạo hay các cơ quan trong hố chậu. Trong trường hợp này, đau một bên lưng thành một quy định. Nếu hiện tượng đi tiểu nhiều lần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiễm trùng đường tiết niệu Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm

  1. Nhiễm trùng đường tiết niệu - Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo… - Viêm thận- bể thận thường gặp ở phụ nữ; đặc điểm lâm sàng trong giai đoạn cấp tính là gai sốt và đau lưng, tiếp đó là đi tiểu nhiều. Nếu đi tiểu nhiều lần là triệu chứng báo hiệu thì chắc chắn là viêm thận ngược dòng từ bàng quang, niệu đạo hay các cơ quan trong hố chậu. Trong trường hợp này, đau một bên lưng thành một quy định. Nếu hiện tượng đi tiểu nhiều lần xuất hiện muộn, thì viêm thận- bể thận thường do nhiễm trùng máu. Khám thấy: nhức buốt và gõ đau vùng thận. Những triệư chứng chính của giai đoạn mạn tính là thường bị sốt nhẹ hoặc sốt vừa, đau lưng, đái buốt… Trong các trường hợp muộn, có thể bị phù thũng, huyết áp tăng hay suy thận. - Viêm bàng quang cũng khá phổ biến ở phụ nữ, nhất là ở người mới lấy chồng, đang hành kinh hoặc trong quá trình thai nghén. Trong các trường hợp bệnh cấp tính, thường có đái rắt và đái buốt, có khi đái ra máu, nhưng không sốt. Trong bệnh mạn tính, triệu chứng thể hiện nhẹ, đôi khi thấy nhiều mủ và sợi nhầy trong nước tiểu.
  2. - Trong viêm niệu đạo, thường thấy ngứa và đau niệu đạo: đau trội lên mỗi khi đi tiểu. - Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ, phối hợp với các huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Cường độ kích thích và thao tác châm kim cần được xác định tuỳ từng tình huống bệnh lý. - Chỉ định huyệt: Trung cực, Âm lăng tuyền, Thứ liêu, Khúc tuyền. - Huyệt vị theo triệu chứng: - Đái ra máu : Bàng quang du, Huyết hải. - Sốt: Đại chùy, Ngoại quan. - Đau lưng: Thận du, Thái khê. - Ghi chú: Hai nhóm huyệt này có thể dùng xen kẽ. Trong giai đoạn cấp tính, mỗi ngày châm một hay hai lần, lưu kim 15 – 20phút. Nếu đau lưng nhiều, có thể dùng bầu giác tại chỗ.
  3. Phong huyết (tai biến mạch máu não) - Chứng phong huyết thường do rối loạn tuần hoàn máu ở não, bao gồm các bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương do chảy máu não, huyết khối não, tắc mạch máu não và chảy máu khoang dưới nhện… Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là liệt nửa người, rối loạn tâm thần và hôn mê. - Theo Đông y, có thể nhẹ và thể nặng. Thể nhẹ do các đường kính bị tổn thương, triệu chứng gồm có rối loạn vận động và cảm giác ở các chi. Thể nặng do hậu quả của phủ tạng bị tổn thương và biểu hiện bằng thực chứng hoặc hư chứng. - Triệu chứng của thực chứng gồm: Trụy tim - mạch đột ngột, hôn mê, mắt nhìn trừng trừng, tay nắm chặt, hàm cứng, mặt đỏ bừng, tiết nhiều đờm dãi, tiếng thở thô ráp, bí đái, bí ỉa. - Triệu chứng của hư chứng gồm: Trụy tim – mạch đột ngột, hôn mê, mắt nhắm nghiền, tay duỗi thẳng, miệng há, da mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi khắp trán và mặt, thở khò khèn, người lạnh toát, chân tay nhớt lạnh, đái ỉa dầm dề, mạch yếu.
  4. - Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ và phối hợp huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Cường độ và phương pháp kích thích tuỳ thuộc thời gian diễn biến của bệnh và thể trạng bệnh nhân mà quy định. - Chỉ định huyệt: - Giai đoạn cấp tính: - Chứng thực: Kích thích mạnh, không lưu kim: Nhân trung, Thập tuyên (kỳ huyệt), Thái xung, Phong long, Bách hội, Dũng tuyền. - Chứng hư: Cứu huyệt Thần khuyết và huyệt Quan nguyên. - Giai đoạn mạn tính: Kích thích mạnh với cường độ thích hợp. - Chi trên: Định suyễn (kỳ huyệt), Kiên ngung, Ngoại quan, Khúc trì, Hợp cốc. - Chi dưới: Thận du, Đại trường du, Ân môn, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Giải khê. - Mất ngôn ngữ: Liêm tuyền, Á môn, Thông lý. - Liệt mặt: Hạ quan, Giáp xa, Thừa tương - Ghi chú (a) Trong giai đoạn cấp tính của xuất huyết não và xuất huyết khoang dưới nhện, cần cho bệnh nhân nghỉ tuyệt đối yên tĩnh, nằm đầu hơi cao.
  5. Kết hợp điều trị Đông y – Tây y, như áp dụng các biện pháp khử nước, cho ra mồ hôi, giảm đau, cầm máu, giảm huyết áp. Cần đo huyết áp trước, trong và sau khi châm cứu, nếu thấy tăng huyết áp rõ rệt, phải ngừng châm cứu. (b) Trong trường hợp tắc mạch máu não, giai đoạn đầu của huyết khối não, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường và giữ yên tĩnh. Kết hợp điều trị Đông – Tây y, dùng các thuốc giãn mạch và những thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu. Ở bệnh nhân có bệnh tim, phối hợp các phương pháp điều trị khác. (c) Sau giai đoạn cấp tính, cần hướng dẫn bệnh nhân tập vận động các chi bị tổn thương để chóng được hồi phục, tránh tình trạng liệt nửa người. Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 15 – 20 phút; mỗi liệu trình 10 lần châm. Sau mỗi liệu trình, nghỉ châm 5 – 7 ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2