NHIỄM TRÙNG TIỂU – PHẦN 2
lượt xem 3
download
Ngoài các triệu chứng đái khó, đái láu, mót đái, bệnh nhân còn có sốt, mạch hồng sác hoặc hoạt sác, lưỡi đỏ, rêu vàng, đau hạ vị chói nắn, nước tiểu sẫm đục, mùi khai nồng. 2- Huyết lâm: Với các triệu chứng đái khó, đái đau, nóng rát đường tiểu và có máu trong nước tiểu kèm với sốt, mạch hoạt sác hoặc nhu sác, lưỡi đỏ thẫm hoặc có điểm ứ huyết. 3- Lao lâm: Người mệt mỏi, đau âm ỉ hai bên thắt lưng, tiểu lắt nhắt, nước tiểu ri rỉ, tiểu xong đau ngầm hạ bộ (thường...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHIỄM TRÙNG TIỂU – PHẦN 2
- NHIỄM TRÙNG TIỂU – PHẦN 2 A- THEO YHCT: 1- Nhiệt lâm: Ngoài các triệu chứng đái khó, đái láu, mót đái, bệnh nhân c òn có sốt, mạch hồng sác hoặc hoạt sác, lưỡi đỏ, rêu vàng, đau hạ vị chói nắn, nước tiểu sẫm đục, mùi khai nồng. 2- Huyết lâm: Với các triệu chứng đái khó, đái đau, nóng rát đường tiểu và có máu trong nước tiểu kèm với sốt, mạch hoạt sác hoặc nhu sác, lưỡi đỏ thẫm hoặc có điểm ứ huyết. 3- Lao lâm:
- Người mệt mỏi, đau âm ỉ hai bên thắt lưng, tiểu lắt nhắt, nước tiểu ri rỉ, tiểu xong đau ngầm hạ bộ (thường gặp trong viêm mạn hoặc phì đại tiền liệt tuyến) hoặc thường xuyên đái đục, đái dắt, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch tế sác vô lực. V- ĐIỀU TRỊ: A- THEO YHHĐ: 1- Nguyên tắc điều trị: - Các phương pháp cấy nước tiểu, nhuộm gram và các kỹ thuật chẩn đoán khác phải được thực hiện trước khi điều trị. Khi có kết quả cấy phải dựa vào kháng sinh đồ để điều trị. - Xác định yếu tố tham gia để giải quyết triệt để. - Thuyên giảm triệu chứng lâm sàng không có nghĩa là sạch vi trùng. - Sau 1 liệu trình điều trị phải đánh giá là thành công hay thất bại. Nếu có nhiễm trùng lại, phải xác định là cùng dòng vi khuẩn hay khác dòng, thời gian tái phát là sớm (2 tuần sau khi ngưng điều trị) hay muộn. - Sau điều trị bị tái phát xảy ra sớm và cùng 1 dòng vi khuẩn thì có thể là có cùng một nhiễm trùng đường tiểu trên chưa được giải quyết xong hoặc một ổ nhiễm trùng khác ở âm đạo. Trong khi đó, sự tái phát muộn thường là tái nhiễm 1 dòng vi khuẩn mới.
- - Nhiễm trùng tiểu mắc phải trong cộng đồng và mới bị lần đầu tiên thường nhạy cảm với kháng sinh. - Với bệnh nhân bị nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại, gần đây có lần nhập viện hoặc có làm thủ thuật niệu khoa thì có thể lờn với các loại kháng sinh. 2- Cụ thể, trong điều trị: a/ Viêm bàng quang cấp: Người ta có thể dùng 1 liều duy nhất một trong các loại thuốc sau đây: - Trimethoprim 400 mg, Sulfamide 2g, Fluoroquinone, Amoxicilline 3g (tuy nhiên vì 80% viêm bàng quang cấp là do E.Coli và E.Coli đã lờn với Amoxicilline trong 1/3 trường hợp nên phương pháp này ít hiệu quả). Liều 1 lần duy nhất nên dùng cho những bệnh nhân có thể theo dõi được sau điều trị. Ngoài ra, người ta có thể dùng các loại thuốc nói trên với liệu trình 3 ngày liên tục. Tốt nhất nên theo liệu trình 7 - 14 ngày đặc biệt ở nữ bệnh nhân có biểu hiện viêm đài bể thận, những bệnh nhân có bất thường cấu trúc hệ niệu hoặc có vi trùng lờn thuốc. - Ở phụ nữ nhiễm trùng tiểu do C. Trachomatis nên dùng Doxycycline 100 mg x 2 uống trong 7 ngày. b/ Viêm đài bể thận cấp:
- - Ở phụ nữ nếu nhiễm trùng tiểu không kèm theo sỏi hoặc bất thường cấu trúc niệu đạo thì nguyên nhân thường do E.Coli, nên điều trị bằng Cephalosporine thế hệ III trong 14 ngày và nên dùng đường tiêm tĩnh mạch trong những ngày đầu. - Nếu sau 72 giờ vẫn không có đáp ứng hoặc nhiễm trùng tiểu tái phát sau khi ngưng liệu trình thì phải tìm kiếm thêm những yếu tố tham gia. Nếu tìm không ra cũng phải điều trị thêm 2 - 6 tuần nữa. c/ Nhiễm trùng tiểu có các yếu tố thuận lợi tham gia vào: - Ở những thể bệnh nhẹ nên uống Ciprofloxacine cho đến khi có kết quả kháng sinh đồ. - Ở những thể bệnh nặng, thường là viêm đài bể thận cấp và nhiễm trùng máu, nên nhập viện và sử dụng thuốc bằng đường tiêm truyền. Nên sử dụng PNC hoặc Ceftriaxone cùng với Aminoglycosides cho đến khi có kết quả kháng sinh đồ và tiếp tục điều trị từ 1 - 3 tuần. d/ Nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ: - Viêm bàng quang: điều trị từ 3-7 ngày bằng Amoxicilline, Nitrofurantoin, Cephalosporine. Sau khi ngưng điều trị phải cấy lại nước tiểu và mỗi tháng mỗi cấy cho đến khi sinh xong. Có thể dùng kháng sinh phòng ngừa như Nitrofurantoin trong suốt thai kỳ.
- - Viêm đài bể thận: nên nhập viện và sử dụng kháng sinh như Cephalosporine hoặc PNC qua đường tiêm truyền. - Đái ra vi trùng: nếu không có triệu chứng nên dùng kháng sinh qua đường uống trong 7 ngày. Chú ý: Để việc điều trị nhiễm trùng tiểu có hiệu quả cao nhất và triệt để nhất cần phải tìm kiếm các yếu tố thuận lợi tham gia vào, đặc biệt là các bất thường về cấu trúc hệ niệu. Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá hệ niệu như PIV, PUR, voiding cystoureterography chỉ nên thực hiện ở những phụ nữ hay bị nhiễm trùng tiểu tái phát, có tiền căn nhiễm trùng tiểu từ nhỏ, có sỏi hoặc đái máu không đau và trên tất cả đàn ông. 3- Tiên lượng: - Viêm bàng quang thường tái nhiễm hơn tái phát, nếu tái phát thường kết hợp với viêm đài bể thận. - Viêm đài bể thận cấp hiếm đưa đến suy thận chức năng hoặc bệnh thận mạn tính. Nó thường tái phát hơn tái nhiễm. - Đái ra vi trùng không triệu chứng nếu không có bệnh lý khác đi kèm thì không gây tổn thương thận. - Nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ có khả năng sinh non hoặc hư thai.
- 4- Phòng ngừa: - Ở phụ nữ có hơn 2 lần nhiễm trùng tiểu trong 6 tháng nên đặt vấn đề dự phòng: * Uống nhiều nước sao cho mỗi ngày có thể tiểu được trên 2 lít. * Đi tiểu trước khi đi ngủ, sau khi giao hợp, bất kỳ lúc nào cảm thấy mót tiểu. * Không dùng màng chắn âm đạo và thuốc diệt tinh trùng để ngừa thai mà nên chuyển sang phương pháp khác. * Sau khi giao hợp nên sử dụng một trong các kháng sinh sau đây: Trimethoprime 150 mg, Bactrim 80/400 mg, Cephalexin 250 mg, Nitrofurantoin 50 hoặc 100 mg. Liên tục sử dụng một trong các loại kháng sinh theo liệu trình sau đây: Trimethoprime 150 mg mỗi tối, Trimethoprime và Sulfamethoxazol 40/200 mg mỗi tối, Trimethoprime và Sulfamethoxazol 40/200 mg x 3 lần/tuần, Cephalexin 250 mg mỗi tối, Norfloxacin 200 mg mỗi tối. - Với những người viêm tiền liệt tuyến hoặc trước và sau giải phẫu tiền liệt tuyến hoặc phụ nữ có thai với tiểu vi tr ùng không triệu chứng có thể dùng ngày 1 lần hoặc 3 lần/1 tuần với 1 trong 2 kháng sinh sau đây Bactrim 80/400 mg, Nitrofurantoin 50 mg.
- B- THEO YHCT: 1- Nhiệt lâm: - Phép trị: Thanh nhiệt lợi thấp, với mục đích * Hạ sốt với các dược liệu như Hoạt thạch, Cam thảo. * Lợi tiểu như Cù mạch, Biển súc, Mộc thông, Xa tiền tử. * Kháng khuẩn tụ cầu vàng, Proteus, Enterobacter như Chi tử, Đại hoàng, Cam thảo. - Bài thuốc sử dụng: Bài thuốc Bát chính tán gồm Hoạt thạch 12g, Cù mạch 12g, Biển súc 12g, Mộc thông 8g, Chi tử 12g, Đại hoàng 8g, Xa tiền tử 12g, Cam thảo bắc 8g. 2- Huyết lâm: - Phép trị: Thanh nhiệt giải độc lương huyết chỉ huyết, với mục đích * Hạ sốt: Hoạt thạch, Sinh địa. * Lợi tiểu: Mộc thông, Đạm trúc diệp. * Kháng khuẩn tụ cầu, E.Coli, Proteus, Herpes simplex như: Đương quy, Chi tử, Tiểu kế, Trắc bá diệp.
- * Cầm máu như: Chi tử, Ngẫu tiết, Bồ hoàng, Tiểu kế, Trắc bá diệp. - Bài thuốc sử dụng: Bài thuốc Tiểu kế ẩm (Tế sinh phương) gồm Sinh địa 40g, Tiểu kế 20g, Hoạt thạch 12g, Mộc thông 12g, Bồ hoàng sao 20g, Đạm trúc diệp 12g, Ngẫu tiết 30g, Đương quy 20g, Chi tử 12g, Trắc bá 20g. Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Vai trò Dược tính Y học cổ truyền Hơi đắng, lạnh. Tiểu kế Quân Lương huyết, chỉ huyết, giải độc tiêu ung. Ngọt, đắng, lạnh. Lương huyết thanh nhiệt. Sinh địa Quân Tư âm giáng hỏa, sinh tân, nhuận táo. Hoạt thạch Ngọt, lạnh. Thanh nhiệt lợi thấp. Thần
- Đắng, lạnh. Giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, thông Mộc thông Thần tiểu tiện. Ngọt, bình. Hoạt huyết khu ứ. Bồ hoàng sao Thần Thu sáp chỉ huyết lợi tiểu. Đạm trúc diệp Ngọt, lạnh. Thanh tâm trừ phiền nhiệt. Thần Ngẫu tiết sao Chát. Thu sáp chỉ huyết. Tá Đương quy Ngọt, ấm. Dưỡng huyết hoạt huyết. Tá Chi tử sao Chỉ huyết Tá Trắc bá diệp Đắng, mát. Lương huyết chỉ huyết Tá Gia thêm Đại hoàng 6g để tăng tác dụng cầm máu (do tăng Fibrinogen). 1- Lao lâm: - Phép trị: Tư âm, thanh nhiệt, trừ thấp với mục đích
- * Kháng viêm + hạ sốt: Thục địa, Đơn bì, tri mẫu. * Lợi tiểu: Phục linh, Trạch tả. * Kháng khuẩn tụ cầu vàng, Proteus … như Đơn bì, Tri mẫu, Hoàng bá. - Bài thuốc sử dụng: Bài thuốc Lục vị tri bá gồm Thục địa 40g, Hoài sơn 16g, Đơn bì 20g, Trạch tả 8g, Sơn thù 16g, Phục linh 12g, Hoàng bá 20g, Tri mẫu 20g. Và/hoặc gia thêm Kim ngân 20g, Liên kiều 20g.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhận xét sự biến đổi các thành phần trong dịch não tuỷ ở bệnh nhi viêm màng não mủ
20 p | 280 | 102
-
Một số điều cần chú ý khi điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
5 p | 209 | 50
-
Nhiễm trùng đường niệu ở người lớn (Phần 2)
5 p | 216 | 43
-
TIÊU CHẢY NHIỄM TRÙNG CẤP TÍNH
16 p | 396 | 37
-
Nhiễm trùng đường niệu ở người lớn (Phần 1)
6 p | 161 | 33
-
NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 1)
5 p | 96 | 23
-
Viêm đường dẫn mật (Kỳ 2)
7 p | 102 | 12
-
Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn
5 p | 131 | 12
-
HỘI CHỨNG NHIỄM KHUẨN (SEPSIS SYNDROME) - Phần 2
11 p | 191 | 11
-
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN (FOOD POISONING) Phần 2
13 p | 84 | 8
-
Quá trình hình thành nhiễm trùng tiết niệu part1
5 p | 89 | 5
-
NHIỄM TRÙNG TUYẾN NƯỚC BỌT – PHẦN 2
17 p | 80 | 5
-
TIÊU CHẢY CHIA RA LÀM MẤY LOẠI
3 p | 93 | 4
-
quá trình hình thành và phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng tiết niệu trong y học p1
4 p | 127 | 4
-
Nhiễm trùng có Tiêu điểm Đường Ruột
9 p | 94 | 3
-
Đề cương học phần Nhi khoa 2 (Mã học phần: PED 341)
30 p | 6 | 2
-
Tỷ lệ rối loạn trầm cảm qua đánh giá bằng tiêu chuẩn lâm sàng của ICD 10 và mối liên quan với hành vi sức khỏe, tuân thủ điều trị và các bệnh lý kèm theo ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
8 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn