intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHIỀU THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG CỦA INDONESIA ĐÃ BỊ BÁN

Chia sẻ: Thanh Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

124
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại đất nước đông dân hàng thứ tư trên thế giới này (220 triệu), những thương hiệu hàng hóa tiêu dùng nổi tiếng nhất của các nhà sản xuất nội địa đều đã trở thành mồi ngon béo bở của các tập đoàn đa quốc gia. Đây là một hồi chuông báo động cho các nền kinh tế đang phát triển của châu Á.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHIỀU THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG CỦA INDONESIA ĐÃ BỊ BÁN

  1. NHIỀU THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG CỦA INDONESIA ĐÃ BỊ BÁN Tại đất nước đông dân hàng thứ tư trên thế giới này (220 triệu), những thương hiệu hàng hóa tiêu dùng nổi tiếng nhất của các nhà sản xuất nội địa đều đã trở thành mồi ngon béo bở của các tập đoàn đa quốc gia. Đây là một hồi chuông báo động cho các nền kinh tế đang phát triển của châu Á. Mặc dù đồng rupiah đã trượt giá 75% trong vòng 6 năm qua, khâu vận chuyển, phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng sống rải rác ở hàng nghìn hòn đảo trên một diện tích rộng 5.000 km2 vô cùng khó khăn, Indonesia vẫn đang là một thị trường tiêu thụ lý tưởng cho các tập đoàn đa quốc gia chuyên về kinh doanh hàng tiêu dùng. Trong thời gian 5 năm trở lại đây, Unilever, Danone, H.J.Heinz, Coca Cola... đã tiêu hết 1 tỷ USD mua lại rất nhiều thương hiệu hàng hóa Indonesia, từ nước tương làm từ đậu nành, nước uống tinh khiết đến nước rửa bồn cầu. "Mỗi năm qua đi, sản phẩm của chúng tôi lại tìm được vào nhiều ngôi nhà của người tiêu dùng hơn" - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Unilever Indonesia Nihal Kaviratne nói. Sau khi chi ra 20 triệu USD để mua thương hiệu nước tinh khiết Ades hồi năm 2000, Coca Cola còn đang tìm kiếm cơ hội khuyếch trương hoạt động của họ tại đây. Tính đến nay, nhà khổng lồ nước giải khát Mỹ này đã đầu tư khoảng 50 triệu USD tại nước này. Đồng rupiah mất giá giúp các tập đoàn quốc gia phương Tây chỉ phải chi ra lượng đôla ít hơn nhưng vẫn sở hữu được các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Indonesia. Chưa kể là để thu hút đầu tư nước ngoài, chính quyền Jakarta đã nới lỏng quy định đến mức cho phép nhà đầu tư ngoại quốc được sở hữu đến 49% tổng số vốn các công ty trong nước và còn tháo bỏ bảng đèn đỏ cấm đầu tư vào lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng. Ngoài ra, chi phí hoạt động sản xuất rất thấp do giá lao động ở đây thấp hơn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á 25-50%. Chính nhờ những lợi thế trên mà hầu hết các thương hiệu sản phẩm tiêu dùng phổ biến nhất của Indonesia hiện đều nằm trong tay các nhà đầu tư ngoại quốc. Danone (Pháp) sở hữu nước tinh khiết Aqua, Unilever (Hà Lan) sở hữu Bangso và Sariwangi, tức nước tương đậu nành và trà số một thị trường. Còn Campbell Soup Co (Mỹ) sở hữu Helios Arnott, thương hiệu bánh ngọt lớn hàng thứ hai của Indonesia.
  2. Năm 2000, Campbell đã tung ra các loại bánh ngọt Helios Nyam - Nyam trong bao bì mới và kết quả là nó đã trở thành thương hiệu bánh ngọt bán chạy nhất tại đây. Nắm trong tay những thương hiệu quen thuộc của người tiêu dùng Indonesia, các tập đoàn đa quốc gia vui mừng thấy doanh thu và lãi ròng của họ cứ béo mập lên sau mỗi năm. Theo dự báo của ngân hàng Crédit Lyonnais (Pháp), tổng số lãi mà Unilever Indonesia góp về cho tập đoàn này sẽ tăng 24%. Sau khi mua 82% vốn của Sari Husada, nhà sản xuất sữa em bé lớn nhất thị trường Indonesia vào năm 1998, công ty Royal Numico, nhà khổng lồ Hà Lan về sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em, sẽ thấy thương hiệu Sari đem về cho họ doanh thu năm nay là 148 triệu USD với lãi ròng là 33 triệu USD, tăng 15% so với năm 2002. Theo các nhà quan sát thì tuy chỉ có một số công ty Indonesia có vốn đầu tư nước ngoài được niêm yết ở thị trường chứng khoán Jakarta nhưng hầu hết các cơ sở của các nhà máy đầu tư ngoại quốc đều có lãi tăng 10-20% trong năm 2003 này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2