Rau càng cua, rau dền canh, rau dừa nước... mọc hoang dại khắp nơi như ven suối, bờ ao, đồng ruộng..., nhưng ít ai biết rằng đó lại là những vị thuốc quý giá.
Rau càng cua có thể dùng trong bữa ăn và được chế biến thành một món salad.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Những bài thuốc quý từ rau dại
- Những bài thuốc quý từ rau dại
Rau càng cua, rau dền canh, rau dừa nước... mọc hoang
dại khắp nơi như ven suối, bờ ao, đồng ruộng..., nhưng
ít ai biết rằng đó lại là những vị thuốc quý giá.
Rau càng cua có thể dùng trong bữa ăn và được chế biến
thành một món salad.
- Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, Đại học Y dược TP.HCM,
những bài thuốc từ rau dại dễ sử dụng, không mất tiền mà
nó còn có thể giúp chúng ta tự bảo vệ và tăng cường sức
khỏe.
Rau càng cua (Peperomia peliucida, họ hồ tiêu): Đây là
loại cỏ mọng nước, mọc nhiều ở các chân tường ẩm, vùng
đất ruộng ẩm ướt. Hoạt chất chiết từ rau càng cua có tác
dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn rộng trên
các chủng S. Aureus, B. Subtilis, P. Aeriginosa và E. Coli,
dịch chiết trong clorofoc có tác dụng kháng nấm T.
Mentagrophytes.
Ở nhiều nước trên thế giới người ta dùng toàn cây rau càng
cua làm thuốc chữa đau bụng, áp xe, mụn, phỏng nước,
gout, rối loạn chức năng thận, thấp khớp. Người dân
Bolivia và dân Brazil dùng toàn cây chữa các chứng xuất
huyết, sốt cao, làm lành vết thương, chữa ho, hạ cholesterol
huyết và trị bệnh tiểu nhiều protein. Mỗi ngày dùng tươi từ
100-200 g hoặc sắc lấy dịch chiết cô đặc chia nhiều lần
uống trong ngày.
- Rau dền canh (Amaranthus tricolor), còn gọi là rau dền
tía, rau dền cơm, rau dền gai và mọc hoang hoặc được
trồng nhiều để làm rau ăn, luộc, xào hoặc nấu canh. Trong
lá rau dền chứa hàm lượng vitamin A rất cao, ngoài ra còn
có vitamin B, C, PP, nhiều protid đặc biệt là lysin với hàm
lượng cao hơn cả bắp, lúa mì và đậu tương.
Rau dền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng,
giải độc. Mỗi ngày, 200-500 g rau dền luộc ăn và uống cả
nước hoặc đem nấu canh ăn giúp thông tiểu, nhuận trường,
chữa táo bón, kiết lỵ, các trường hợp dị ứng, mẩn ngứa
hoặc do côn trùng đốt. Dùng luôn cả hoa và hạt rau dền có
tác dụng trừ phong nhiệt, chữa mắt mờ, mắt có màng mộng
(phối hợp thêm hạt thảo quyết minh cùng lượng, sắc uống).
Rau dừa nước (Ludwigia adscendens), còn gọi là rau dừa,
mọc hoang nhiều ở các ruộng nước, ao đầm, mương rạch,
thân mềm xốp có nhiều phao xốp màu trắng giúp cho thân
cây nổi trên mặt nước. Thành phần rau dừa nước chứa
nhiều protid, glucid, chất xơ, khoáng tố như canxi,
- photpho, sắt, nhiều carotene, vitamin C, flavonoit và tanin.
Nhờ vậy rau dừa nước có giá trị dinh dưỡng khá cao.
Dùng làm rau ghém ăn mắm kho hoặc luộc nấu canh. Từ
lâu người ta dùng rau dừa để chữa bệnh đường tiết niệu như
viêm bàng quang, viêm cầu thận cấp, tiểu buốt, tiểu gắt,
tiểu ra máu và đặc biệt là chứng tiểu ra dưỡng trấp (tiểu
đục); mỗi ngày dùng 30-40 g khô, phối hợp thêm rễ cây đa
20 g, tì giải 15 g, sắc lấy nước uống trong 5-7 ngày. Rau
dừa có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc,
lợi tiểu, lương huyết, còn dùng chữa cảm sốt, đau bụng,
dùng ngoài giã đắp còn trị rắn cắn, mụn nhọt, sưng lở.
Rau đắng đất (Glinus oppositifolius), còn gọi là rau đắng
lá vòng, mọc hoang trên các vùng đất khô cạnh bãi sông,
ven biển, nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có
thể thu hái quanh năm, nên hái lúc cây chưa ra hoa, rửa
sạch, ăn sống hoặc làm rau ghém ăn với món cháo cá lóc.
Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, dùng trị kinh phong,
nhuận gan, thông tiểu. Được dùng để chữa các bệnh về gan
như viêm gan vàng da, nổi mề đay, sốt nóng trong người
- (thêm dây cứt quạ đồng lượng, sắc uống). Mỗi ngày 50-100
g nấu canh ăn hoặc sắc lấy nước uống.
Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, dùng trị kinh phong,
nhuận gan, thông tiểu.
Rau mương (Ludwigia hyssopifolia), còn gọi là cỏ cuốn
chiếu, mọc nhiều ở các vùng ẩm ướt, bờ đê, gò ruộng, rất
nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân thường
hái ngọn non nấu canh hoặc làm rau ăn, theo y học cổ
truyền, rau mương có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh
nhiệt, giải độc, trừ thũng, cầm máu, tiêu sưng.
- Dùng làm thuốc cầm tiêu chảy, chữa lỵ, cảm mạo có kèm
sốt, viêm hầu họng, miệng lưỡi, mụn lở sưng đau, ngày 10-
20 g lá khô sắc uống, hoặc 100-200 g lá tươi nấu canh ăn.
Nếu viêm miệng lưỡi thì sắc lấy nước súc miệng ngày 2-3
lần.
Rau sam (Portulaca oleracea), mọc hoang dại trong các bãi
cỏ, công viên, vườn, sân, bờ ruộng. Rau sam có vị chua hơi
đắng, tính mát, chứa nhiều glycosit, saponin, chất nhầy,
axít hữu cơ, muối kali và nhiều vitamin như A, B1, B2, C
và PP. Rau sam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lọc máu,
nhuận trường, tẩy giun, an thần nhẹ. Được dùng để trị viêm
ruột cấp, lỵ, ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun
kim (phối hợp thêm cỏ sữa), đi cầu ra máu (thêm cỏ mực,
rau má), ho gà, ho lâu ngày, niệu đạo xuất huyết như tiểu ra
máu, sỏi niệu.
Mỗi ngày 15-30 g lá khô hoặc 50-100 g lá tươi sắc lấy nước
uống. Có thể ăn như rau sống, xào chín hoặc làm rau ghém
chấm mắm kho ăn cho mát. Dùng ngoài giã đắp chữa mụn
nhọt, đinh râu.