intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bệnh lý của lưỡi

Chia sẻ: Bun Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

128
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

E. Nguyên nhân miễn dịch 1. Viêm lưỡi di trú: Thường không có triệu chứng và gặp ở những bệnh nhân hay bị dị ứng. Sang thương có thể là những vùng hơi đỏ dạng teo có viền bao bọc màu vàng nhẹ, thường nằm trên mặt lưng của lưỡi nhưng cũng có thể xuất hiện (tuy ít gặp hơn) ở mặt trước bụng lưỡi hay sàn miệng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bệnh lý của lưỡi

  1. Những bệnh lý của lưỡi E. Nguyên nhân miễn dịch 1. Viêm lưỡi di trú: Thường không có triệu chứng và gặp ở những bệnh nhân hay bị dị ứng. Sang thương có thể là những vùng hơi đỏ dạng teo có viền bao bọc màu vàng nhẹ, thường nằm trên mặt lưng của lưỡi nhưng cũng có thể xuất hiện (tuy ít gặp hơn) ở mặt trước bụng lưỡi hay sàn miệng. Ðường kính của sang thương thường < 1cm, nhưng trong một số trường hợp có thể thấy đường kính to hơn nhiều. Bệnh không nguy hiểm và thường tự khỏi. Chỉ cần điều trị triệu chứng như giảm đau, súc miệng và uống viên đa sinh tố. 2. Loét lưỡi Apthae: Thường là hậu quả của loét miệng Apthae và hay tái đi tái lại khiến bệnh nhân rất khó chịu vì đau. Loét thường làm ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm. Theo thống kê có đến 25% dân số bị tình trạng này. Nguyên nhân vẫn chưa rõ nhưng có khả năng liên quan đến việc thiếu máu. Triệu chứng đặc trưng là những vết loét xuất hiện ở mặt bụng lưỡi hay ở chóp lưỡi và thường rơi vào 1 trong 3 dạng loét nhỏ < 10mm, loét lớn > 10mm hoặc dạng giống Herpes. Cần làm thêm các xét nghiệm để xem có bị thiếu máu hay không? Xử trí: * Ða số đáp ứng với Corticosteroid bôi tại chỗ. Có thể dùng Triamcinolone acetonide 0,1% hay Hydrocortisone hemisuccinate lozenges 2,5mg bôi vào vết loét 4 lần/ ngày.
  2. * Ðối với dạng giống Herpes có thể dùng Tetracycline viên 250mg hòa tan với 15ml nước để súc miệng. Cần ngậm trong miệng từ 3-5 phút mới nhổ ra. Tuy nhiên tránh sử dụng khi có thai. Ngoài ra cũng có thể dùng Chlorhexidine gluconate 0,2% để súc họng. Nếu điều trị trên vẫn không đáp ứng thì nên đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng hoặc răng miệng để được điều trị thích hợp. 3. Lichen phẳng (Lichen planus): Thường gặp ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Ða số không rõ căn nguyên nhưng một ít trường hợp là do việc sử dụng một số loại thuốc như: thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển, Sulphonyureas và các loại kháng viêm không steroid... hay hiếm hơn là sau khi chữa răng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là những mảng trắng ở mặt lưng hay bờ bên của lưỡi và niêm mạc má, thường xuất hiện ở cả 2 bên, có thể có loét hoặc không. Cũng có thể xuất hiện tình trạng viêm lợi tróc vẩy kèm theo. Ðiều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng với Corticosteroid bôi tại chỗ. Tuy nhiên, do có khả năng tiến triển tới ung thư nên cần đi khám định kỳ để có thể can thiệp kịp thời. F. U bướu hay những sang thương có khuynh hướng ác tính hóa: 1. Bạch sản: là những mảng trắng đồng đều thường xuất hiện ở bờ bên của lưỡi và sàn miệng. Ða số là lành tính nhưng vẫn có khoảng 5% hóa ác. Do đó, nếu gặp trường hợp này cần phải đến một bác sĩ chuyên khoa ung bướu để được làm sinh thiết nhằm có thể đánh giá được mức độ loạn sản của sang thương.
  3. 2. Ung thư lưỡi: Thường gặp là ung thư tế bào vẩy. Ðây là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ung thư có thể xuất hiện dưới hình thức là một bạch sản trước đó hay hoàn toàn không có triệu chứng gì. Những yếu tố được xem là có liên quan đến ung thư lưỡi là hút thuốc và nghiện rượu. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Triệu chứng thường gặp là phát hiện thấy một vết loét đơn độc lâu ngày, màu trắng hay đỏ ở bờ bên của lưỡi, không đau. Trường hợp này cũng cần được làm sinh thiết để xác định chẩn đoán. III. ÐIỀU TRỊ CHUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA: Ða số các bệnh lý của lưỡi thường nhẹ, lành tính, chủ yếu là gây nên những khó chịu, phiền toái cho bệnh nhân. Ðiều trị triệu chứng vẫn là chủ yếu. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng là: * Súc miệng: Có rất nhiều loại dung dịch súc miệng được bán ở các nhà thuốc như Chlorhexidine gluconate 0,2% hay đơn giản và thuận tiện hơn là súc miệng bằng nước muối cũng có hiệu quả. * Các thuốc bôi tại chỗ: Có thể sử dụng corticoid bôi tại chỗ như Triamcinolone acetonide 0,1% hay Hydrocortisone hemisuccinate lozenges 2,5mg bôi vào chỗ loét hay sang thương 4 lần/ngày. * Các thuốc uống toàn thân: Kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn, thuốc kháng virus như Acilovir hay thuốc kháng nấm khi bị nhiễm nấm. Tuy nhiên liều lượng và cách dùng vẫn phải do các bác sĩ và dược sĩ chỉ định. * Các biện pháp khác: - Khi bị chấn thương, nếu thấy chảy máu nhiều thì phải lập tức đến bệnh viện ngay.
  4. - Những trường hợp bất thường về giải phẫu có thể đến bệnh viện để được phẫu thuật chỉnh hình. - Ngưng ngay các thuốc đang uống nếu nghi ngờ nguyên nhân là do thuốc. - Các trường hợp khối u sẽ được phẫu thuật hay xạ trị. * Phòng ngừa: - Vệ sinh răng miệng đều đặn, súc miệng nước muối thường xuyên. - Không được tự tiện dùng thuốc nếu không hiểu biết về thuốc hoặc không có chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ. - Cần ăn uống đầy đủ các chất, có thể dùng viên vitamin mỗi ngày. - Nếu thấy có vết loét lâu ngày không lành hay khối u bất thường thì phải đến khám bác sĩ ngay. Tóm lại, đa số các bệnh ở lưỡi đều lành tính và chỉ cần điều trị triệu chứng, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là biểu hiện của một bệnh ác tính nào đó. Do đó, cần đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng hay răng hàm mặt ngay nếu thấy có những bất thường ở lưỡi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2