Những điều cần biết về ung thư bàng quang - Phần 1
lượt xem 9
download
Mỗi năm tại Hoa Kỳ có 38,000 người nam và 15,000 người nữ bị ung thư bàng quang; loại ung thư này đứng hàng thứ tư trong nam giới và thứ tám trong nữ giới. Bàng quang (bọng đái, bladder) là một túi rỗng nằm ở phần dưới của khoang bụng. Bàng quang chứa nước tiểu thải ra từ thận (kidney). Từ thận, nước tiểu chảy qua ống dẫn nước tiểu (ureter) vào bàng quang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những điều cần biết về ung thư bàng quang - Phần 1
- Những điều cần biết về ung thư bàng quang Phần 1 Bác Sĩ Trần Lý Lê, Ly-Le Tran, MD, JD, FCLM Tài liệu của viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute) Mỗi năm tại Hoa Kỳ có 38,000 người nam và 15,000 người nữ bị ung thư bàng quang; loại ung thư này đứng hàng thứ tư trong nam giới và thứ tám trong nữ giới. Bàng quang (bọng đái, bladder) là một túi rỗng nằm ở phần dưới của khoang bụng. Bàng quang chứa nước tiểu thải ra từ thận (kidney). Từ thận, nước tiểu chảy qua ống dẫn nước tiểu (ureter) vào bàng quang. Mặt trong của bàng quang lót bằng những tế bào có tên là transitional cell và squamous cell, bên ngoài bàng quang bao bọc bởi một lớp cơ trơn (smooth muscle) và ngoài cùng là màng bọc. Khi bàng quang đầy nước tiểu,
- lớp cơ trơn co thắt để đẩy nước tiểu ra ngoài. Nước tiểu ra ngoài cơ thể qua ống tiểu (urethra). Hiểu biết căn bản về ung thư Ung thư khởi đầu từ tế bào, đơn vị căn bản của mọi mô, mô tạo thành bộ phận. Bình thường, tế bào khỏe mạnh sinh sản và tăng trưởng tạo ra những tế bào con khi cần thiết. Khi tế bào khỏe mạnh già lão hoặc bị hư hoại, chúng chết, và các tế bào mới thay thế. Đôi khi, quá trình sinh-tử trật tự kể trên bị đảo lộn. Tế bào mới xuất hiện trong khi cơ thể không cần đến, hoặc tế bào già lão, hư hoại không chết như đã định, sự tích tụ của các tế bào mới và cũ tạo thành khối gọi là "khối u“, bướu hay "tumor“. Khối u (bướu) có thể "lành“ (benign) hoặc "độc“ (malignant). Bướu lành thường không độc hại như bướu độc. Bướu lành: - Ít khi gây tử vong - Thường không cần giải phẫu để cắt bỏ - Không ăn lậm (invasive) đến các mô lân cận - Không lan xa đến những bộ phận khác trong cơ thể
- Bướu độc: - Có thể gây tử vong - Có thể tái phát sau khi đã được cắt bỏ, chữa trị - Có thể ăn lậm đến các mô lân cận - Lan ra các bộ khác Tế bào ung thư lan rộng bằng cách tách rời từ khối u đầu tiên hay khối ung thư nguyên phát (primary tumor). Các tế bào này theo mạch máu (blood vessel) hoặc mạch bạch huyết (lymph vessel) đến mọi bộ phận trong cơ thể. Tế bào ung thư có thể “bám“ vào các bộ phận và sinh sản, tạo nên một khối u mới hay khối ung thư thứ phát (secondary tumor), có thể gây hư hoại các bộ phận này. Sự lan tràn của tế bào ung thư gọi là “metastasis“. Có 3 loại ung thư xuất phát từ các tế bào lót bàng quang, loại tế bào được dùng làm tên gọi cho ung thư. Transitional cell carcinoma: Ung thư xuất phát từ lớp mô lót trong cùng của bàng quang, các tế bào này giãn ra khi bàng quang đầy và co lại khi bàng quang trống. Hầu hết ung thư bàng quang khởi thủy từ transitional cell.
- Squamous cell carcinoma: Ung thư xuất phát từ tế bào squamous, là các tế bào mỏng thường xuất hiện sau cơn nhiễm trùng lâu dài hoặc bị trầy xước triền miên. Adenocarcinoma: Ung thư xuất phát từ các tế bào tuyến (glandular cell), loại tế bào này có thể xuất hiện sau khi bị viêm lâu dài hoặc bị trầy xước triền miên. Khi ung thư còn nằm tại lớp tế bào lót bàng quang, gọi là “superficial bladder cancer” hoặc “carcinoma in situ”. Loại ung thư này thường tái phát sau khi chữa trị và khi tái phát, cũng là những loại “superficial cancer”. Loại superficial cancer có thể lan sâu đến lớp cơ trơn của bàng quang, gọi là “invasive cancer”. Loại ung thư này có thể lan ra ngoài lớp cơ trơn và lan đến những bộ phận lân cận như dạ con hoặc âm hộ (ở phái nữ) hoặc tuyến tiền liệt (prostate) ở phái na m. Đôi khi ung thư bàng quang lan đến khoang bụng. Khi ung thư lan ra ngoài bàng quang, thường tìm thấy ở những hạch bạch huyết lân cận và như vậy có nghĩa là ung thư đã lan đến những hạch bạch huyết khác hoặc những bộ phận khác trong cơ thể như phổi, gan, hoặc xương. Khi ung thư lan đến xương, vẫn gọi là ung thư bàng quang tại xương,
- hay metastatic bladder cancer, không phải ung thư xương và được chữa trị như ung thư bàng quang. Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang Dù chưa hiểu rõ nguyên nhân, y học đã tìm ra một số yếu tố liên quan đến ung thư bàng quang (risk factors): • Tuổi tác: Tỷ lệ ung thư bàng quang gia tăng với tuổi tác, thường không thấy ung thư bàng quang ở tuổi 40. • Hút thuốc lào,thuốc lá gia tăng tỷ lệ ung thư bàng quang gấp 3 lần. • Môi sinh: Những người sống hoặc làm việc trong kỹ nghệ thuộc da, chế tạo cao su, vải hoặc sử dụng hóa chất như thợ uốn & nhuộm tóc, thợ sơn, thợ in đều có tỷ lệ ung thư bàng quang cao hơn. • Nhiễm trùng: bị nhiễm trùng ký sinh (thường thấy ở vùng nhiệt đới, hiếm có tại Hoa Kỳ) gia tăng tỷ lệ ung thư bàng quang • Chữa trị với cyclophosphamide hoặc arsenic gia tăng tỷ lệ ung thư bàng quang. • Chủng tộc: Người da trắng có tỷ lệ ung thư bàng quang cao nhất so với người da đen, Hispanic và người da vàng.
- • Giới tính: Phái nam có tỷ lệ ung thư bàng quang cao hơn phái nữ. • Có thân nhân bị ung thư bàng quang có tỷ lệ ung thư bàng quang cao hơn. Sự biến thái của một vài loại di thể có thể gia tăng tỷ lệ ung thư, điều này đang đuọc khảo sát. • Bị ung thư bàng quang trong quá khứ gia tăng tỷ lệ ung thư. Chlrorine được thêm vào nước để sát trùng và nước do đó có thể uống. Tuy nhiên các thành chất (by-product) từ chlorine có thể xuất hiện trong nước. Các chuyên viên y tế đã khảo sát các thành chất kể trên qua 25 năm và không tìm ra dấu hiệu nào của việc chlorine liên quan đến ung thư bàng quang. Một vài cuộc khảo sát khác cho rằng saccharin, một loại đường hóa học, gây ung thư bàng quang trong thú vật. Tuy nhiên ta chưa tìm thấy dấu hiệu nào về saccharin liên quan đến ung thư bàng quang trong con người. Nếu nghi ngại rằng mình bị ung thư bàng quang, quý vị hãy đi khám bệnh và nói cho bác sĩ biết sự lo âu của mình. Triệu chứng Những triệu chứng thường thấy gồm có:
- • Máu lẫn trong nước tiểu (làm nước tiểu có màu đỏ nhạt hoặc đậm) • Đau rát khi tiểu tiện • Đi tiểu nhiều lần hoặc có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể tiểu tiện. Dù những triệu chứng này có thể gây ra bởi nhiều chứng bệnh khác, cần đi khám bệnh để tìm nguyên nhân, càng sớm càng tốt. Bác sĩ chuyên khoa về tiết niệu gọi là urologist. Chẩn bệnh Bác sĩ khám tổng quát kể cả khám phụ khoa và hậu môn, trực tràng và dùng những cách thử nghiệm như sau: • Thử nước tiểu tìm dấu vết máu, tế bào ung thư và những dấu hiệu bệnh tật khác. • Intravenous pyelogram (IVP): Bác sĩ tiêm một loại phẩm vào tĩnh mạch, hóa chất này luân lưu trong máu, qua thận, theo nước tiểu xuống bàng quang và bác sĩ chụp X ray của bàng quang.
- • Cystoscopy: Bác sĩ dùng phương pháp nội soi, dùng một ống nhỏ, mềm, đầu ống có đèn truyền qua ống tiểu (urethra) để soi bàng quang. Bác sĩ có thể dùng thuốc tê hoặc thuốc mê khi làm nội soi bàng quang. Bác sĩ cũng có thể làm sinh thiết khi quan sát bàng quang, lấy ra một mảnh bàng quang để thử nghiệm. Đôi khi, bác sĩ cắt bỏ cả khối u trong khi quan sát; với những bệnh nhân này chẩn bệnh và chữa bệnh luôn trong một cuộc tiểu giải phẫu. Quý vị có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm sinh thiết): -Trích mô ảnh hưởng đến việc chữa trị ra sao? -Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô? -Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh thiết? Có đau đớn lắm không? -Làm sinh thiết có rủi ro không? Có gây ra việc lan tràn ung thư không? Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng? -Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho tôi hiểu?
- -Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước sắp tới? Và bao giờ? Định kỳ ung thư Bác sĩ cần định kỳ ung thư, xem ung thư đã lan chưa, nếu có, đã lan đến đâu trước khi hoạch định cách chữa trị. Bác sĩ có thể dùng hình ảnh (images) như CT scan, MRI, siêu âm, IVP, Bone scan hoặc quang tuyến hình phổi để định thời kỳ ung thư. Đôi khi công việc này chỉ có thể được hoàn tất sau khi giải phẫu: • Thời kỳ 0: Tế bào ung thư nằm trên mặt lớp tế bào lót bàng quang, còn gọi là superficial bladder cancer hoặc cancer in situ • Thời kỳ I: Tế bào ung thư nằm sâu trong lớp tế bào lót bàng quang nhưng chưa lan đến lớp cơ trơn. • Thời kỳ II: Tế bào ung thư đã lan đến lớp cơ trơn của bàng quang. • Thời kỳ III: Tế bào ung thư đã lan qua lớp cơ trơn và đến lớp màng bọc bên ngoài của bàng quang, ung thư có thể lan đến tuyến prostate ở phái nam hoặc dạ con hoặc âm hộ ở phái nữ
- • Thời kỳ IV: Ung thư đã lan đến khoang bụng, hạch bạch huyết hoặc những bộ phận khác như phổi, xương. Chữa trị Bệnh nhân thường muốn tham dự, tự quyết định chương trình trị liệu nên muốn biết rõ về căn bệnh cũng như các cách chữa trị hiện hành. Tuy nhiên sự xúc động, kinh hoàng sau khi chẩn bệnh sẽ khiến người bệnh tê liệt tâm thần và khó thu nhận những dữ kiện cần thiết để đặt câu hỏi. Vì vậy bệnh nhân nên sửa soạn một danh sách những điều muốn biết trước khi gặp bác sĩ. Để ghi nhận và nhớ những dữ kiện đã được thảo luận, bệnh nhân có thể dùng máy ghi âm hoặc đi khá m bệnh với thân nhân, người thân có thể giúp quý vị ghi chép, hoặc chỉ lắng nghe. Quý vị không cần hỏi tất cả mọi câu hỏi trong một lần mà có thể hỏi nhiều lần, đặt câu hỏi với bác sĩ, với điều dưỡng, hoặc những chuyên viên chăm sóc sức khỏe khác. Bác sĩ có thể giới thiệu hoặc chính quý vị có thể yêu cầu bác sĩ giới thiệu đến một chuyên gia có kinh nghiệm chữa trị loại bệnh này như bác s ĩ giải phẫu, bác sĩ chuyên về ung thư (medical oncologists), bác sĩ chuyên về
- xạ trị (radiation oncologists). Quý vị có thể được chữa trị bởi một nhóm chuyên viên gồm nhiều bác sĩ chuyên môn. Ý kiến thứ nhì Trước khi bắt đầu việc chữa trị, quý vị có thể tham khảo một bác sĩ khác để lấy ý kiến về chẩn đoán và chữa trị. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi phí này nếu quý vị hoặc bác sĩ yêu cầu Quý vị nên tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về các cách chữa trị khác nhau, bác sĩ giải phẫu gan-mật, bác sĩ chuyên về xạ trị, và bác sĩ chuyên về ung thư. Quý vị cần một thời gian để thu góp tài liệu, y sử, các kết quả thử nghiệm và sắp xếp buổi tham khảo với một bác sĩ khác. Việc chờ đợi thường không ảnh hưởng đến kết quả của việc chữa trị. Để an tâm hơn, quý vị có thể thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình. Nhiều cách để tìm một bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của mình, hỏi chi tiết tại bệnh viện, những tổ chức y tế địa phương, trường Y khoa… để lấy tên một vị bác sĩ chuyên khoa. Sửa soạn cho việc chữa trị
- Bác sĩ hoạch định chương trình chữa trị theo bệnh trạng, tình trạng sức khỏe và tuổi tác của bệnh nhân. Trị liệu tùy thuộc vào loại ung thư, thời kỳ và "mức độ" (grade hay mức độ bất thường của tế bào ung thư, mức độ bất thường cho biết ung thư có thể tăng trưởng nhanh hay chậm. Ung thư ở mức độ "thấp" hay "low grade" tăng trưởng chậm và lan chậm so với loại ung thư ở mức độ "cao" (high-grade). Trước khi chữa trị, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ: • Tôi bị loại ung thư nào? Ung thư ở mức độ nào? • Ung thư đang ở trong thời kỳ nào? Ung thư đã lan xa chưa? Nếu có, đã lan đến đâu? • Có bao nhiêu cách chữa trị? Bác sĩ đề nghị cách nào? Tôi có được chữa trị bằng nhiều cách không? • Biến chứng và phản ứng phụ là những gì? Ta sẽ phòng ngừa hoặc chữa trị ra sao? • Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả? • Có cần phải thay đổi hoạt động trong đời sống hằng ngày không?
- • Việc chữa trị có tốn kém nhiều không? Bảo hiểm của tôi có trả không? • Tôi có nên tham dự thử nghiệm lâm sàng không? Quý vị không nhất thiết phải hỏi tất cả mọi câu hỏi ngay lần khám bệnh đầu, mà có thể đặt câu hổi chi tiết trong những lần khám bệnh kế tiếp. Các cách trị liệu Ung thư bàng quang được chữa bằng nhiều cách: giải phẫu, xạ trị, hóa chất, sinh hóa trị liệu riêng lẻ hoặc dùng nhiều cách trị liệu chung với nhau. Bác sĩ là người có thể thảo luận và cùng quyết định cách chữa trị thích hợp nhất với bệnh nhân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những Điều Cần Biết Về Ung Thư (phần 1)
7 p | 290 | 83
-
kiến thức nhãn khoa - Những điều cần biết khi sử dụng thuốc điều trị bệnh ở mắt
8 p | 190 | 43
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 1)
6 p | 96 | 30
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 2)
5 p | 160 | 28
-
Vô sinh nam và những điều cần biết
5 p | 111 | 18
-
Những điều cần biết về ung thư gan (Kỳ 1)
6 p | 132 | 16
-
Những điều cần biết về ung thư tụy ngoại tiết
5 p | 145 | 15
-
Những điều cần biết về bệnh Viêm xoang (Kỳ 1)
5 p | 139 | 14
-
Những điều cần biết về ung thư ở trẻ em
3 p | 160 | 11
-
Những điều cần biết về bướu máu
7 p | 129 | 11
-
Cách giữ thức ăn an toàn, vệ sinh
4 p | 115 | 8
-
6 điều “nên” và “không nên” trong cuộc sống
3 p | 81 | 7
-
Kiến thức cần biết về phòng chống bệnh ung thư: Phần 2
72 p | 23 | 7
-
Kiến thức cần biết về phòng chống bệnh ung thư: Phần 1
76 p | 28 | 6
-
Những điều không nên khi ăn dưa hấu
5 p | 80 | 5
-
Dị ứng thực phẩm, làm sao tránh
7 p | 99 | 5
-
Các cô gái nên biết 4 điều này trước khi cưới…
4 p | 97 | 4
-
Những điều cần tránh sau khi ăn
3 p | 109 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn