Những Điều Cần Biết Về Ung Thư - Phần 4
lượt xem 3
download
Cách chữa trị Cách chữa trị ung thư tùy thuộc vào loại ung thư, bộ phận nào, vào thời kỳ thứ mấy, và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân. Cùng một chứng bệnh nhưng bệnh nhân có thể được chữa trị khác nhau vì một hoặc nhiều yếu tố trên. Bình thường, mục đích của việc chữa trị là dứt bệnh ung thư; đôi khi, mục đích của việc chữa trị là để ngưng sự lan tràn của ung thư hoặc để giảm các triệu chứng của ung thư. Việc chữa trị có thể thay đổi qua thời...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những Điều Cần Biết Về Ung Thư - Phần 4
- Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Phần 4 Tài liệu của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ - Ấn bản tháng Mười, 2006 Cách chữa trị Cách chữa trị ung thư tùy thuộc vào loại ung thư, bộ phận nào, vào thời kỳ thứ mấy, và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân. C ùng một chứng bệnh nhưng bệnh nhân có thể được chữa trị khác nhau vì một hoặc nhiều yếu tố trên. Bình thường, mục đích của việc chữa trị là dứt bệnh ung thư; đôi khi, mục đích của việc chữa trị là để ngưng sự lan tràn của ung thư hoặc để giảm các triệu chứng của ung thư. Việc chữa trị có thể thay đổi qua thời gian. Hầu hết mọi cuộc chữa trị đều bao gồm giải phẫu, quang tuyến hoặc hóa chất trị liệu, đôi khi bao gồm nội tiết tố trị liệu hoặc sinh hóa tố trị liệu
- và cả việc ghép tế bào gốc (stem cell transplantation) nếu bệnh nhân dùng một lượng hóa chất hoặc phóng xạ cao. Có loại ung thư được chữa trị hiệu quả qua 1 cách chữa trị, có loại ung thư cần nhiều cách chữa trị. Việc chữa trị có thể tại chỗ, một vị trí (local) hoặc toàn diện cả cơ thể (systemic). Chữa trị tại chỗ cắt bỏ hoặc diệt ung thư tại một vị trí trong cơ thể. Giải phẫu cắt bỏ khối u là một cách chữa trị tại chỗ. Xạ trị hay dùng phóng xạ để diệt hoặc thu nhỏ khối u cũng là một cách chữa trị tại chỗ. Chữa trị toàn diện là cách dùng máu đưa dược chất đi khắp cơ thể để diệt tế bào ung thư tại nhiều nơi trong cơ thể. Hóa chất, nội tiết tố, sinh hóa tố trị liệu là những cách chữa trị toàn diện. Bác sĩ có thể giải thích chi tiết về cách chữa trị và kết quả mong muốn, bệnh nhân và bác sĩ có thể thảo luận và đồng ý về một chương trình trị liệu. Ung thư trị liệu có thể gây hư hoại đến những tế bào và mô lành mạnh, và thường có phản ứng phụ. Phản ứng phụ thường tùy thuộc vào loại trị liệu và mức độ trị liệu. Phản ứng phụ không đồng nhất trong mọi bệnh nhân, và có thể thay đổi từ lần chữa trị này sang lần chữa trị khác.
- Trước khi chữa trị, bác sĩ và những chuyên viên trị liệu như dinh dưỡng, y tá, vật lý trị liệu… sẽ giải thích cặn kẽ về phản ứng phụ và hướng dẫn cách giảm bớt phản ứng phụ. Trong bất cứ thời kỳ nào của ung thư cũng có các loại trị liệu phụ thuộc để giàm phản ứng phụ, giảm đau và các triệu chứng khác cũng như sự giúp đỡ về tâm thần. Bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ về các chương trình trị liệu còn nằm trong việc khảo cứu hay “clinical trial”. Bệnh nhân có thể đặt những câu hỏi sau với bác sĩ: - Tôi bị bệnh gì? (Tên của chứng ung thư, diagnosis) - Chứng ung thư đã lan chưa? lan đến đâu? ung thư vào thời kỳ thứ mấy? - Mục đích của việc trị liệu là gì? Tôi nên lựa chọn cách trị liệu nào? Bác sĩ đề nghị phương cách nào? Lý do tại sao? - Sự nguy hiểm và lợi ích của mỗi cách trị liệu? - Nếu tôi bị đau, bác sĩ sẽ giúp tôi bằng cách nào? - Những sinh hoạt hằng ngày của tôi sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
- - Phương cách chữa trị này có ảnh hưởng đến việc sinh sản không? Nếu có, có cách nào ngăn ngừa không? Tôi có cần dự trữ trứng (hay tinh trùng) không? - Cách chữa trị này sẽ kéo dài bao nhiêu lâu? Phải mất bao lâu tôi mới được bình phục? - Chi phí chữa trị sẽ lên đến bao nhiêu? Bảo hiểm của tôi có trả chi phí không? - Ai có thể giúp tôi xin tài trợ từ bên ngoài? - Có cách trị liệu nào mới không? Việc thử nghiệm y tế (clinical trial) có thích hợp với tôi không? Giải Phẫu Hầu như mọi trường hợp, bác sĩ giải phẫu đều cắt bỏ những tế bào, phần bộ phận bị ung hoại và có thể cả những tế bào và hạch bạch huyết lân cận để ngăn ung thư tái phát. Biến chứng của giải phẫu tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bướu lớn hoặc nhỏ, bướu nằm tại đâu, cách giải phẫu, và tình trạng sức khoẻ chung của người bệnh. Nói chung, bệnh nhân thường mệt mỏi đau đớn vài ngày sau khi chịu giải phẫu, và sẽ cần dùng những loại thuốc giảm đau.
- Một vài bệnh nhân lo âu rằng việc trích mô hay giải phẫu sẽ khiến ung thư lan khắp cơ thể. Điều này khó xảy ra. Bác sĩ giải phẫu dùng những cach thức giải phẫu để cắt bỏ khối u và ngăn ngừa việc lan tràn của ung thư. Khi cần cắt bỏ một bộ phận, bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ khác nhau để tránh sự lan tràn của tế bào ung thư sang tế bào lành mạnh. Quang Tuyến Trị Liệu hay Xạ Trị (Radiation Therapy) Quang tuyến trị liệu hay xạ trị dùng những tia quang tuyến có nhiều năng lượng để diệt tế bào ung thư. Bác sĩ dùng nhiều loại xạ trị. Bệnh nhân có thể được chữa trị bằng nhiều cách khác nhau, xạ trị bên ngoài (external) hoặc bên trong (internal) cơ thể hoặc cả hai. Ngoại Quang Tuyến Trị Liệu: Tia phóng xạ từ một bộ máy lớn, nhắm đến một vùng trên cơ thể, bệnh nhân không cần phải ở lại nhà thương qua đêm, mà đến nơi chữa trị 5 ngày mỗi tuần trong nhiều tuần lễ. Nội Quang Tuyến Trị Liệu (internal radiation, implant radiation, interstial radiation, hoặc brachytherapy): Chất phóng xạ bọc trong một cái kim, một hạt nhân, hoặc một ống rỗng (catheter) được đặt tại bướu hoặc bên cạnh bướu. Bệnh nhân ở lại nhà thương. Những dụng cụ chứa chất phóng xạ có thể được lấy ra (temporary), hoặc giữ trong cơ thể bệnh nhân một thời gian ngắn.
- Quang Tuyến Trị Liệu toàn diện (Systemic radiation): chất phóng xạ đến từ chất lỏng hay dưới dạng viên thuốc luân lưu khắp cơ thể. Bệnh nhân uống hoặc được chích chất lỏng chứa phóng xạ vào cơ thể. Loại xạ trị này dược dùng để chữa ung thư hoặc giảm đau đớn khi ung thư lan đến xương. Phản ứng phụ từ xạ trị tùy thuộc vào lượng phóng xạ, loại xạ trị sử dụng và nơi được chữa trị. Thí dụ, xạ trị tại bụng sẽ gây buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Da tại nơi chiếu tia phóng xạ trở nên đỏ rát, sưng tấy, và có thể rụng lông tóc tại vùng da ấy. Bệnh nhân thường mệt mỏi và yếu sức, nhất là vào tuần lễ chót của cuộc trị liệu, và cần nghỉ ngơi. Hầu hết mọi phản ứng phụ đều thuyên giảm; khi gặp phản ứng phụ trầm trọng, bác sĩ sẽ ngưng cuộc trị liệu. Hóa Chất Trị Liệu (Chemotherapy) Trị liệu bằng thuốc để diệt những tế bào ung thư. Hóa chất được đưa vào tĩnh mạch (intravenous, IV) hoặc uống. Thuốc luân lưu khắp cơ thể để diệt tế bào ung thư khắp nơi. Hóa chất được dùng định kỳ (cycle). Bệnh nhân được chữa trị một hoặc trong nhiều ngày, nghỉ một thời gian (nhiều ngày hoặc vài tuần) rồi chữa tiếp, cứ như thế.
- Hóa chất được sử dụng tại gia, tại văn phòng y sĩ hoặc tại nhà thương tùy theo tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân. Biến Chứng: Biến chứng tùy thuộc vào loại và lượng hóa chất được sử dụng, và biến chứng xảy ra khác nhau giữa những bệnh nhân. Nói chung, hóa chất trị liệu ảnh hưởng nhiều đến những loại tế bào sinh sản nhanh: Tế bào máu: hồng cầu (đưa oxygen đi khắp cơ thể), bạch cầu (chống nhiễm trùng) và tiểu cầu (giúp đông máu) đều bị hủy hoại, nên bệnh nhân có thể bị thiếu máu (yếu sức, xanh xao) bị nhiễm trùng hoặc bị xuất huyết (thân thể bầm tím, máu ứa ra từ chân răng khi đánh răng...) Tế bào bọc chân tóc: người bệnh bị rụng tóc, rụng lông mày, lông mi... Lông tóc sẽ mọc lại nhưng có thể khác màu và sợi tóc không cùng thể dạng cũ. Tế bào lót đường tiêu hóa: người bệnh bị lở miệng, tiêu chảy, ói mửa, biếng ăn... Đôi khi hóa chất trị liệu gây biến chứng lâu dài, làm hiếm muộn (infertility), bệnh nhân không thể có con sau khi chữa lành bệnh. Hầu hết các phản ứng phụ đều tạm thời, bệnh nhân sẽ phục hồi. Nội tiết tố trị liệu
- Một vài loại ung thư cần nội tiết tố để tăng trưởng. Nội tiết tố trị liệu ngăn tế bào ung thư dùng nội tiết tố cần thiết, và do đó ngăn sự tăng trưởng. Đây là loại trị liệu toàn diện. Nội tiết tố trị liệu dùng thuốc hoặc giải phẫu: Thuốc: Bác sĩ dùng thuốc có tác dụng ngăn việc sản xuất hoặc ngăn tác dụng của nội tiết tố. Giải phẫu: Bác sĩ cắt bỏ bộ phận sản xuất nội tiết tố như buồng trứng hoặc tinh hoàn. Phản ứng phụ của nội tiết tố trị liệu tùy thuộc vào loại trị liệu và có thể bao gồm việc lên cân, nóng lạnh, buồn nôn, hoặc hiếm muộn. Với phụ nữ nội tiết tố trị liệu có thể gây loạn kinh, ngừng chu kỳ kinh nguyệt và gây khô âm đạo. Ở nam phái, nội tiết tố trị liệu có thể gây liệt dương, giảm sự ham muốn tình dục, vú nở lớn và đau đớn. Sinh Hóa Tố Trị Liệu (Biologic Therapy) Đây là một loại trị liệu toàn diện. Cách trị liệu này giúp hệ miễn nhiễm, còn được gọi là hệ đề kháng (immune system), của cơ thể chống lại ung thư. Thí dụ, một số bệnh nhân bị ung thư bàng quang được chữa trị với BCG solution sau khi giải phẫu. Bác sĩ dùng một ống bơm thuốc vào bàng quang. Chất thuốc này chứa vi khuẩn còn sống (nhưng đã suy yếu) để kích
- thích hệ miễn nhiễm hoạt động và diệt tế bào ung thư. BCG có thể gây phản ứng phụ như đau rát bàng quang, buồn nôn, sốt, hoặc nóng lạnh. Hầu hết các loại sinh hóa tố trị liệu được đưa vào cơ thể qua tĩnh mạch. Một số bệnh nhân nổi mề đay, da đỏ rát tại nơi đặt ống dẫn thuốc. Những phản ứng phụ khác như sốt, nóng lạnh, nhức đầu, đau bắp thịt, mệt mỏi, yếu sức, và buồn nôn. Sinh hóa tố trị liệu còn có thể gây thay đổi áp huyết và khó thở. Sinh hóa tố trị liệu được dùng tại văn phòng bác sĩ, trung tâm y tế hoặc bệnh viện. Ghép tế bào gốc (Stem Cell Transplant) Ghép tế bào gốc giúp bệnh nhân chịu đựng một lượng cao hơn hóa chất, xạ trị, hoặc cả hai. Một lượng cao hóa chất, xạ trị sẽ diệt tế bào ung thư và cả tế bào lành mạnh trong tủy xương. Sau khi trị liệu, bệnh nhân được ghép tế bào gốc lành mạnh qua tĩnh mạch. Những tế bào gốc này sẽ tăng trưởng thành những tế bào máu lành mạnh. Tế bào gốc có thể được lấy ra từ chính bệnh nhân trước khi chữa trị ung thư, hoặc từ những người tình nguyện trao tặng. Bệnh nhân ở lại bệnh viện để được ghép tế bào gốc. Phản ứng phụ từ việc dùng lượng cao hóa chất, xạ trị và ghép tế bào gốc là nhiễm trùng và chảy máu (xuất huyết). Ngoài ra, chứng graft-versus- host disease (GVHD) có thể xảy ra khi nhận tế bào gốc từ người lạ. Tế bào
- của người tặng chống lại tế bào của người nhận. Biến chứng này ảnh hưởng đến gan, da, và bộ phận tiêu hóa của bệnh nhân, và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong giai đoạn ghép tế bào gốc, ngay cả nhiều năm về sau. Thuốc men có thể giảm biến chứng này. Những cách trị liệu phụ và nhữngcách trị liệu khác (Complementary and Alternative Medicine, CAM) Một số bệnh nhân dùng cách trị liệu phụ (complementatry) và cách trị liệu khác (alternative): - Cách trị liệu phụ được dùng chung vói các trị liệu chính - Cách trị liệu “khác” được sử dụng thay cho cách trị liệu được giới Y học kiểm nhận, hay cách trị liệu “chính”. Châm cứu (Acupuncture), thoa bóp, dược thảo, sinh tố hoặc cách ăn uống đặc biệt, visualization (tập trung tinh thần và “nhìn” ra hình ảnh không hiện hữu), kiết già, ngồi thiền… là những cách trị liệu “khác” thay cho cách trị liệu “chính” được giới Y học kiểm nhận. Nhiều bệnh nhân nói rằng CAM giúp họ thư thái dễ chịu. Tuy nhiên một vài loại trị liệu CAM ảnh hưởng đến cách trị liệu “chính”, và sự thay đổi này có thể nguy hại cho bệnh nhân. Hơn nữa có cách trị liệu CAM dù chỉ
- dùng riêng rẽ cũng gây nguy hại cho bệnh nhân. Bảo hiểm thường không trả chi phi liên quan đến trị liệu CAM, và CAM có thể rất đắt tiền. Nên hỏi bác sĩ các câu hỏi sau đây trước khi thử CAM: - Lợi ích của cách trị liệu này là những gì? - Nguy hại, nếu có, sẽ ra sao? - Lợi ích của nhiều ơn sự nguy hại không? - Phản ứng phụ là những gì? - Cách trị liệu này có thay đổi việc trị liệu “chính” của tôi không? Nếu có thì có nguy hại gì không? - Cách trị liệu này có được thử nghiệm bởi trung tâm Y khoa nào không? Nếu có, cơ quan hay cá nhân nào bảo trợ cuộc thử nghiệm ấy? - Bảo hiểm của tôi có trả chi phí cho cách trị liệu CAM này không? Dinh dưỡng & việc vận động cơ thể Bệnh nhân bị ung thư cần giữ gìn sức khỏe. Giữ gìn sức khỏe bằng cách ăn uống điều độ và vận động thường xuyên. Bệnh nhân cần ăn đủ một lượng calorie để duy trì trọng lượng. Bệnh nhân cũng cần một lượng chất đạm để giúp cơ thể khoẻ mạnh, đủ sức lực. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể dễ chịu hơn và đem lại sinh lực. Đôi khi, nhất là ngay sau khi
- cuộc trị liệu chấm dứt, bệnh nhân có thể không muốn ăn uống, mệt mỏi và mất sức. Thức ăn có thể mất hết hương vị cũ khiến bệnh nhân không muốn ăn. Thêm vào đó, những phản ứng phụ như buồn nôn, ói mửa, lở miệng… khiến việc ăn uống thêm khó khăn. Chuyên viên về dinh dưỡng, y tá và bác sĩ có thể giúp bệnh nhân về cách dinh dưỡng thích hợp. Khi vận động, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, có thêm sinh lực. Đi bộ, bơi lội, kiết già (yoga) giúp bệnh nhân thêm sức mạnh, giảm sự buồn nôn, và giảm sự căng thẳng tinh thần. Báo cho bác sĩ biết nếu việc vận động gây đau đớn. Khám bệnh sau khi trị liệu Một số ung thư có thể chữa trị thành công khi tìm ra bệnh sớm. Tuy nhiên bác sĩ không thể đoan quyết là ung thư không bao giờ tái phát. Có những tế bào ung thư ẩn dấu trong cơ thể sau cuộc trị liệu. Mặc dù ung thư dường như đã bị tuyệt gốc, ung thư vẫn có thể tái phát. Để theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân, và theo dõi dấu vết ung thư, bác sĩ có thể thử nghiệm qua việc thử máu, chụp quang tuyến và những thử nghiệm khác. Nếu ung thư tái phát, bệnh nhân và bác sĩ sẽ tìm cách trị liệu mới.
- Bác sĩ cũng khám nghiệm xem có phản ứng phụ hay không, phản ứng phụ có thể xuất hiện sau khi cuộc trị liệu chấm dứt. Việc theo dõi định kỳ giúp bác sĩ và bệnh nhân biết rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Những nơi trợ giúp Sống với ung thư là một việc khó khăn. Bệnh nhân có thể lo lắng về việc chăm sóc gia đình, giữ công việc làm, hoặc duy trì đời sống hằng ngày; những lo âu khác về cuộc trị liệu, phản ứng phụ, bệnh viện, và các chi phí. Bác sĩ, y tá có thể giúp đỡ về trị liệu; những chuyên viên xã hội có thể giúp đỡ về phương tiện di chuyển, đơn từ xin trợ cấp tài chánh hoặc cả chuyên viên Tâm Lý giúp đỡ về mặt tâm thần. Thân nhân và bạn hữu cũng là những nguồn trợ giúp đắc lực khác. Bệnh nhân có thể tìm gặp trò chuyện với những bệnh nhân khác trong các nhóm hỗ trợ để chia sẻ sự âu lo của mình, người đồng cảnh dễ cảm thông và giúp nhau sống với ung thư dễ dàng hơn. Khảo cứu về ung thư Chuyên gia khảo cứu khắp nơi trên thế giới đang tiếp tục tìm kiếm cách chữa trị ung thư hiệu nghiệm hơn, ít phản ứng phụ hơn; cách truy tìm ung thư sớm hơn, cách chẩn đoán hiệu nghiệm hơn và cả cách phòng ngừa ung thư. Mỗi ngày ta học hỏi thêm ít nhiều về ung thư. Các chuyên gia tổ
- chức các cuộc thử nghiệm, còn được gọi là thử nghiệm lâm sang hay “clinical trials”. Thử nghiệm lâm sàng là chặng đường cuối sau một quá trình tìm kiếm rất kỹ lưỡng: bắt đầu từ phòng thí nghiệm (laboratory), nếu cách trị liệu có hiệu quả, bước kế tiếp là thử nghiệm xem cách trị liệu ảnh hưởng đến thú vật như thế nào và có phản ứng phụ ra sao. Cách trị liệu hiệu quả trong loài vật chưa hẳn đã hiệu nghiệm trong con người. Thử nghiệm lâm sàng được tổ chức để tìm hiểu xem cách trị liệu mới hiệu nghiệm ra sao, có an toàn không trong việc ngăn ngừa, truy tìm, chẩn đoán hoặc chữa trị ung thư. Thử nghiệm lâm sàng đem lại sự hiểu biết và tiến bộ trong việc chữa trị ung thư. Các chương trình khảo cứu đã tiến khá xa, và chuyên gia vẫn tiếp tục công việc. Qua kinh nghiệm thu nhặt được từ các thử nghiệm lâm sàng, bệnh nhân bị ung thư sống lâu hơn, và sống tương đối khỏe mạnh hơn so với thập niên trước. Có nhiều loại thử nghiệm lâm sàng: - Thử nghiệm cách ngừa bệnh (Prevention Trials): Thử nghiệm xem sinh tố, dược thảo, cách ăn uống, sinh sống nào hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc giảm tỷ lệ ung thư.
- - Thử nghiệm cách truy tìm ung thư (Screening Trials): Thử nghiệm các phương cách truy tìm trong việc nhận diện ung thư sớm (khi bệnh nhân chưa có triệu chứng gì). Thí dụ, chuyên gia so sánh spiral CT scan với X- Ray xem cách nào tìm thấy dấu vết ung thư phổi sớm hơn. - Thử nghiệm cách chữa trị: Tìm kiếm hoặc so sánh cách trị liệu mới xem hiệu quả ra sao. - Thử nghiệm cách duy trì đời sống bệnh nhân (Quality of Life Trials): Xem cách trị liệu nào đem lại sự thư thái hơn cho bệnh nhân qua việc giảm phản ứng phụ, giảm đau, duy trì trọng lượng. Bệnh nhân tham gia các cuộc thử nghiệm lâm sàng được săn sóc theo dõi kỹ lưỡng và có thể được chữa trị hiệu quả hơn. Ngay cả khi cuộc thử nghiệm không thành công, bệnh nhân cũng đã giúp bác s ĩ học hỏi thêm về ung thư, và sự hiểu biết này sẽ giúp những bệnh nhân kế tiếp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những Điều Cần Biết Về Ung Thư (phần 1)
7 p | 290 | 83
-
kiến thức nhãn khoa - Những điều cần biết khi sử dụng thuốc điều trị bệnh ở mắt
8 p | 192 | 43
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 1)
6 p | 96 | 30
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 2)
5 p | 160 | 28
-
Vô sinh nam và những điều cần biết
5 p | 112 | 18
-
Những điều cần biết về ung thư gan (Kỳ 1)
6 p | 132 | 16
-
Những điều cần biết về ung thư tụy ngoại tiết
5 p | 145 | 15
-
Những điều cần biết về bệnh Viêm xoang (Kỳ 1)
5 p | 139 | 14
-
Những điều cần biết về ung thư ở trẻ em
3 p | 160 | 11
-
Những điều cần biết về bướu máu
7 p | 129 | 11
-
Cách giữ thức ăn an toàn, vệ sinh
4 p | 116 | 8
-
6 điều “nên” và “không nên” trong cuộc sống
3 p | 81 | 7
-
Kiến thức cần biết về phòng chống bệnh ung thư: Phần 2
72 p | 23 | 7
-
Kiến thức cần biết về phòng chống bệnh ung thư: Phần 1
76 p | 28 | 6
-
Những điều không nên khi ăn dưa hấu
5 p | 80 | 5
-
Dị ứng thực phẩm, làm sao tránh
7 p | 99 | 5
-
Các cô gái nên biết 4 điều này trước khi cưới…
4 p | 97 | 4
-
Những điều cần tránh sau khi ăn
3 p | 109 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn