intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần biết về ung thư thận - Phần 1

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

117
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thận là một cấu trúc đôi, hai quả thận, nằm hai bên cột tủy sống trong phần bụng dưới. Mỗi quả thận lớn bằng nắm tay người lớn. Nằm trên đầu thận là tuyến thượng thận(adrenal gland). Bao bọc bên ngoài quả thận và tuyến thượng thận là một lớp mỡ (fatty layer) và một lớp mô sợi (fibrous tissue) có tên Gerota's fascia. Xem hình sau: hình 1 Thận là một phần của bộ phận bài tiết, hệ tiết niệu. Thận lọc máu, thải ra chất thừa và nước trong cơ thể tạo ra nước tiểu, nước tiểu đọng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần biết về ung thư thận - Phần 1

  1. Những điều cần biết về ung thư thận Phần 1
  2. Thận là một cấu trúc đôi, hai quả thận, nằm hai bên cột tủy sống trong phần bụng dưới. Mỗi quả thận lớn bằng nắm tay người lớn. Nằm trên đầu thận là tuyến thượng thận(adrenal gland). Bao bọc bên ngoài quả thận và tuyến thượng thận là một lớp mỡ (fatty layer) và một lớp mô sợi (fibrous tissue) có tên Gerota's fascia. Xem hình sau: hình 1 Thận là một phần của bộ phận bài tiết, hệ tiết niệu. Thận lọc máu, thải ra chất thừa và nước trong cơ thể tạo ra nước tiểu, nước tiểu đọng tại một khoang trống giữa thận gọi là renal pelvis. Ống dẫn nước tiểu nối renal pelvis với bàng quang (bọng đái); từ bàng quang, nước tiểu được dẫn ra ngoài cơ thể qua urethra (ống tiểu). Thận tạo ra những chất kiểm soát áp huyết và tạo ra erythropietin, một loại growth factor, kích thích tủy tạo ra hồng huyết cầu (hồng cầu).
  3. Xem hình sau: Hiểu biết căn bản về ung thư Ung thư khởi đầu từ tế bào, đơn vị căn bản của mọi mô, mô tạo thành bộ phận. Bình thường, tế bào khỏe mạnh sinh sản và tăng trưởng tạo ra những tế bào con khi cần thiết. Khi tế bào khỏe mạnh già lão hoặc bị hư hoại, chúng chết, và các tế bào mới thay thế. Đôi khi, quá trình sinh-tử trật tự kể trên bị đảo lộn. Tế bào mới xuất hiện trong khi cơ thể không cần đến, hoặc tế bào già lão, hư hoại không chết như đã định, sự tích tụ của các tế bào mới và cũ tạo thành khối gọi là "khối u“, bướu hay "tumor“. Khối u (bướu) có thể "lành“ (benign) hoặc "độc“ (malignant). Bướu lành thường không độc hại như bướu độc.
  4. Bướu lành: Ít khi gây tử vong Thường không cần giải phẫu để cắt bỏ Không ăn lậm (invasive) đến các mô lân cận Không lan xa đến những bộ phận khác trong cơ thể Bướu độc: Có thể gây tử vong Có thể tái phát sau khi đã được cắt bỏ, chữa trị Có thể ăn lậm đến các mô lân cận Lan ra các bộ khác Tế bào ung thư lan rộng bằng cách tách rời từ khối u đầu tiên hay khối ung thư nguyên phát (primary tumor). Các tế bào này theo mạch máu (blood vessel) hoặc mạch bạch huyết (lymph vessel) đến mọi bộ phận trong cơ thể. Tế bào ung thư có thể “bám" vào các bộ phận và sinh sản, tạo nên một khối u mới hay khối ung thư thứ phát (secondary tumor), có thể gây hư hoại các bộ phận này. Sư lan tràn của tế bào ung thư gọi là “metastasis“.
  5. Có nhiều loại ung thư thận, bài này nói về ung thư tế bào thận (renal cell cancer), loại ung thư thận thường thấy trong người lớn, còn gọi là renal adenocarcinoma hay hypernephroma. Một loại ung thư khác, transitional cell carcinoma, từ renal pelvis, cách chữa trị tương đương với ung thư bàng quang. Wilm's tumor là một loại ung thư thận tìm thấy ở trẻ em, khác hẳn với ung thận ở người lớn và cách chữa trị, do đó khác với cách chữa ung thư thận. Khi ung thư lan ra ngoài thận, thường tìm thấy ở hạch bạch huyết lân cận và có nghĩa là ung thư đã lan đến thận bên kia, phổi, xương hoặc gan. Khi ung thư lan từ bộ phận gốc đến một bộ phận khác trong cơ thể, khối u mới có cùng đặc tình, tế bào như khôi u gốc. Thí dụ, nếu ung thư thận lan đến phổi, khối ung thư tại phổi chứa các tb ung thư thận và được chữa trị như ung thư thận. Đôi khi bác sĩ gọi khối ung thư mới là ung thư di căn. Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư thận Ung thư thận thường tìm thấy ở người tuổi 40 trở lên, tuy Y học chưa hiểu rõ nguyên do, nhưng đã tìm ra một số yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư thận (risk factors):
  6. • Hút thuốc lá, thuốc lào là một yếu tố chính, tỷ lệ ung thư thận cao gấp đôi với những người hút thuốc. • Bệnh béo phì gia tăng tỷ lệ ung thư thận • Cao áp huyết gia tăng tỷ lệ ung thư thận • Lọc máu kinh niên (Long-term dialysis): Lọc máu bằng máy móc là phương cách đào thải chất thừa và nước trong cơ thể khi thận không còn công dụng, những người cần lọc máu kinh niên có tỷ lệ ung thư thận cao hơn những người khác. • Von Hippel-Lindau syndrome (VHL) là một căn bệnh hiếm thấy, gây ra bởi di thể VHL, một di thể bất bình thường. Di thể VHL gia tăng tỷ lệ ung thư thận và những chứng bệnh khác như cysts (bướu nang) hoặc bướu tại mắt, não bộ và những bộ phận khác. Những người có di thể VHL cần được khám bệnh thường xuyên để truy tìm ung thư trước khi có triệu chứng. • Nghề nghiệp: Những người làm việc trong kỹ nghệ sắt, thép hoặc sử dụng asbestos và cadmium có tỷ lệ ung thư thận cao. • Giới tính: Phái nam bị ung thư thận nhiều hơn phái nữ. Mỗi năm 20,000 người nam và 12,000 người nữ bị ung thư thận tại Hoa Kỳ.
  7. Đa số những người có các yếu tố rủi ro trên không bị ung thư thận, ngược lại đa số người bị ung thư thận không có yếu tố rủi ro nào. Khi nghi ngại rằng mình có thể bị ung thư thận, hãy đến bác sĩ để khám bệnh. Bác sĩ có thể truy tìm bệnh định kỳ hoặc chỉ dẫn các phương thức tiết giảm yếu tố rủi ro. Triệu chứng thường thấy với ung thư thận: • Máu trong nước tiểu. nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu • Đau ngang lưng mãi không hết • Khối u sờ thấy trong bụng • Xuống ký lô • Nóng sốt • Mệt mỏi, khó chịu Những triệu chứng này có thể do nhiều chứng bệnh, nhiễm trùng hay u nang tạo ra những triệu chứng tương tự, cần đi khám bệnh để tìm nguyên nhân. Chẩn bệnh
  8. Ngoài việc khám tổng quát, bác sĩ còn dùng những cách thử nghiệm khác như: - Thử nước tiểu: tìm dấu vết của máu hoặc các chứng bệnh khác trong nước tiểu - Thử máu: tìm hiểu mức hoạt động của thận qua lượng creatinine. Lượng creatinine cao có nghĩa là thận không hoạt động bình thường. - Thử Intravenous Pyelogram (IVP), một loại hình quang tuyến của thận: Bác sĩ chích một loại hóa chất (phẩm) vào tĩnh mạch, phẩm theo máu luân lưu trong cơ thể rồi đọng tại thận. Những hình quang tuyến sẽ cho thấy hình dạng của thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, và những khối u tại những bộ phận này, nếu có. - CT scan, MRI để tìm khối u - Siêu âm: dụng cụ "chụp" hình thể thận qua làn sóng âm thanh để tìm khối u. - Sinh thiết: Bác sĩ dùng một kim nhỏ đâm xuyên qua lưng để lấy một mảnh thận đem thử nghiệm. Đôi khi, bác sĩ cần d ùng siêu âm hoặc CT scan
  9. để định vị trí của thận cho thêm chính xác. Bác sĩ bệnh lý xem xét mảnh mô thận để tìm dấu hiệu của ung thư. - Giải phẫu: Khi mổ để cắt bỏ một phần hay cả quả thận, bác sĩ có thể làm sinh thiết. Bác sĩ bệnh lý xem xét mảnh mô thận để tìm dấu hiệu của ung thư. Định kỳ ung thư Trước khi hoạch định cách chữa trị, bác sĩ cần định kỳ ung thư, ung thư ở thời kỳ nào, đã lan ra chưa, nếu có, lan đến những bộ phận nào. Bác sĩ có thể dùng CT scan, MRI, hoặc siêu âm để định kỳ ung thư. • Thời kỳ I: Thời kỳ đầu tiên, khối u có thể lớn đến 7cm (cỡ một trái banh tennis), và ung thư chỉ hiện diện tại thận • Thời kỳ II: Khối u lớn hơn 7cm, và ung thư chỉ hiện diện tại thận. • Thời kỳ III: Một trong những tình trạng sau: - Ung thư chỉ hiện diện tại thận và tại hạch bạch huyết lân cận - Ung thư ăn lậm đến tuyến thượng thận hoặc lớp mỡ (fatty layer) hay lớp mô sợi (Gerota's fascia) bao quanh thận nhưng chưa lan ra ngoài những lớp mô này, ung thư có thể tìm thấy ở hạch bạch huyết lân cận.
  10. - Ung thư có thể đã lan ra những mạch máu lân cận hoặc những hạch bạch huyết lân cận • Thời kỳ IV: Một trong những tình trạng sau: - Ung thư đã lan ra bên ngoài lớp mô sợi - Ung thư đã lan ra hạch bạch huyết của thận đối diện - Ung thư đã lan ra những bộ phận khác như phổi, xương... • Ung thư tái phát: Ung thư phát trở lại sau lần chữa trị đầu tiên, có thể tìm thấy ở thận hoặc những bộ phận khác. Chữa trị Bệnh nhân thường muốn tham dự các quyết định trị liệu nên muốn biết chi tiết về căn bệnh của mình. Tuy nhiên, sự hốt hoảng, sợ hãi khi nghe tin báo về ung thư khiến bệnh nhân mất bình tĩnh, khó có thể nhớ hết những chi tiết đã thảo luận với bác sĩ. Quý vị có thể: - Tạo một danh sách các câu hỏi - Ghi chép chi tiết mỗi lần thăm bệnh - xin phép bác sĩ để dùng máy thu âm
  11. - Đi thăm bệnh với quý vị hoặc thân nhân Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bệnh nhân đến các chuyên viên khác hoặc tự bệnh nhân muốn được chuyển bệnh. Chuyên gia chữa trị ung thư thận bao gồm bác sĩ giải phẫu, bác sĩ chuyên trị ung thư (medical oncologist), và bác sĩ chuyên về xạ trị (radiation therapist). Các chuyên viên giải thich về các cách chữa trị, mức hiệu quả và phản ứng phụ có thể xảy ra. Chữa trị ung thư thường ảnh hưởng đến cả những mô, những tế bào bình thường nên phản ứng phụ cũng thường xuất hiện. Trước khi bắt đầu việc chữa trị, hãy thảo luận với bác sĩ về phản ứng phụ có thể xảy ra và việc chữa trị sẽ ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày như thế nào. Bác sĩ và bệnh nhân cùng quyết định về việc chọn một cách chữa trị thích hợp. Ý kiến thứ nhì Trước khi bắt đầu việc chữa trị, quý vị có thể tham khảo một bác sĩ khác để lấy ý kiến về chẩn đoán và chữa trị. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi phí này nếu quý vị hoặc bác sĩ yêu cầu. Quý vị nên tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về các cách chữa trị khác nhau, bác sĩ giải phẫu, bác sĩ chuyên về xạ trị, bác sĩ chuyên về ung thư.
  12. Quý vị cần một thời gian để thu góp tài liệu, y sử, các kết quả thử nghiệm và sắp xếp buổi tham khảo với một bác sĩ khác. Việc chờ đợi thường không ảnh hưởng đến kết quả của việc chữa trị. Để an tâm hơn, quý vị có thể thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình. Nhiều cách để tìm một bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của mình, hỏi chi tiết tại bệnh viện, những tổ chức y tế địa phương, trường Y khoa… để lấy tên một vị bác sĩ chuyên khoa. Chuẩn bị việc chữa trị Bác sĩ sẽ mô tả chi tiết việc chữa trị, các biến chứng hoặc phản ứng phụ có thể xảy ra. Ngoài ra, quý vị có thể đặt câu hỏi những câu hỏi về sự thay đổi ngoại hình sau khi chữa trị. Quý vị có thể thảo luận với bác sĩ về thử nghiệm lâm sàng, tìm kiếm cách chữa trị mới. Thử nghiệm lâm sàng là một lựa chọn quan trọng. Bệnh nhân tham dự được thử nghiệm với cách trị liệu mới. Mời quý vị đọc thêm phần "Sự hứa hẹn của Ngành Khảo Cứu Ung Thư". Trước khi chữa trị, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ:
  13. • Tôi ở trong thời kỳ nào? Ung thư đã lan xa chưa? Nếu có, đã lan đến đâu? • Có bao nhiêu cách chữa trị? Bác sĩ đề nghị cách nào? Tôi có được chữa trị bằng nhiều cách không? • Tôi có phải vào bệnh viện không? Sau khi rời bệnh viện, tôi sẽ được chăm sóc ra sao? • Biến chứng và phản ứng phụ là những gì? Ta sẽ phòng ngừa hoặc chữa trị ra sao? • Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả? • Tôi có hồi phục hoàn toàn không? Bao nhiêu lâu thì hồi phục? • Tôi cần đi khám bệnh định kỳ không? • Việc chữa trị có tốn kém nhiều không? Bảo hiểm của tôi có trả không? • Tôi có nên tham dự thử nghiệm lâm sàng không?
  14. Quý vị không nhất thiết phải đặt tất cả mọi câu hỏi cùng lúc, quý vị sẽ có nhiều cơ hội để thảo luận những chi tiết chưa rõ ràng với bác sĩ hoặc các chuyên viên trong suốt thời gian trị liệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2