intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những khó khăn của sinh viên tiếng Nhật, trường đại học ngoại ngữ, đại học Đà Nẵng khi sử dụng kính ngữ trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản và biện pháp khắc phục

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

155
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hoá coi trọng lễ nghi. Điều này được thể hiện rất rõ nét trong tiếng Nhật thông qua kính ngữ. Đây là một phạm trù ngữ pháp phức tạp và khó sử dụng không chỉ đối với người nước ngoài học tiếng Nhật mà còn cả đối với người Nhật. Tham khảo bài viết "Những khó khăn của sinh viên tiếng Nhật, trường đại học ngoại ngữ, đại học Đà Nẵng khi sử dụng kính ngữ trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản và biện pháp khắc phục" để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những khó khăn của sinh viên tiếng Nhật, trường đại học ngoại ngữ, đại học Đà Nẵng khi sử dụng kính ngữ trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản và biện pháp khắc phục

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br /> <br /> <br /> <br /> NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN TIẾNG NHẬT,<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHI SỬ DỤNG KÍNH NGỮ<br /> TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC<br /> DIFFICUTIES OF COLLEGE FOREIGN LANGUAGES STUDENTS<br /> IN USING ETIQUETTE IN JAPANESE COMMUNICATIVE<br /> CULTURE – SOME SUGGESTED SOLUTIONS<br /> <br /> SVTH: Dương Quỳnh Nga<br /> Lớp 09CNJ02, Khoa Nhật – Hàn - Thái, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng<br /> GVHD: GV Nguyễn Thị Sao Mai<br /> Khoa Nhật – Hàn - Thái, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hoá coi trọng lễ nghi. Điều này được thể hiện rất rõ nét<br /> trong tiếng Nhật thông qua kính ngữ. Đây là một phạm trù ngữ pháp phức tạp và khó sử dụng<br /> không chỉ đối với người nước ngoài học tiếng Nhật mà còn cả đối với người Nhật. Qua so sánh,<br /> đối chiếu kính ngữ trong tiếng Nhật và tiếng Việt chúng tôi đưa ra những điểm tương đồng<br /> cũng như khác biệt trong văn hoá giao tiếp Nhật – Việt.<br /> ABSTRACT<br /> Japan is the nation which considers the code of etiquette to be an important social behavior.<br /> This can be clearly manifested in the use of etiquette in Japanese communication. It is a<br /> complicated grammatical rule-set which causes difficulties not only to foreign learners of Japanese<br /> but also to the Japanese. Through the comparative and contrastive analyses of etiquette in Japanese<br /> and Vietnamese, the researcher tries to present the similarities as well as dissimilarities of the<br /> Vietnamese and Japanese communicative cultures. So defining the difficult of the use of etiquette<br /> in Japanese culture and communication and find out the method to fix those disadvantages are<br /> essential to students who are trying to study Japanese. By that way they can use etiquette more<br /> frequently and they don’t have to fear that they use it in a wrong way.<br /> <br /> I. Đặt vấn đề<br /> Văn hoá phương Đông và phương Tây có nhiều điểm khác nhau trên nhiều phương diện,<br /> trong đó có văn hoá ứng xử. Khác với các nước phương Tây, các nước phương Đông, đặc biệt là<br /> Nhật Bản, quốc gia rất coi trọng lễ nghi và việc sử dụng kính ngữ trong giao tiếp. Bởi đó là cách<br /> nói biểu thị sự kính trọng với đối tượng giao tiếp và biểu thị sự khiêm tốn về bản thân mình. Việc<br /> sử dụng kính ngữ là thể hiện phẩm chất khiêm nhường của người nói và mang lại thiện cảm cho<br /> người đối thoại. Kính ngữ trong tiếng Nhật rất phong phú và được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng<br /> lớp nhân dân, trở thành nét đẹp trong văn hoá giao tiếp của xứ sở Phù Tang.<br /> Sinh viên Việt Nam không phải là người dân bản xứ, tiếng Nhật cũng không phải là tiếng<br /> mẹ đẻ và có rất nhiều nét khác biệt trong ngữ pháp của ngôn ngữ hai nước khiến cho việc sử dụng<br /> chính xác, thành thạo kính ngữ trong giao tiếp với người Nhật của sinh viên Việt Nam gặp không ít<br /> khó khăn.<br /> II. Giải quyết vấn đề<br /> 1. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Tổng hợp tài liệu kết hợp đọc sách; Quan sát và trao đổi ý kiến với sinh viên đang theo<br /> học ngành tiếng Nhật;<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br /> <br /> <br /> <br /> - Tiến hành phân tích những ngữ cảnh sử dụng kính ngữ cụ thể trong giao tiếp của người<br /> Nhật; Đối chiếu, so sánh giữa hai ngôn ngữ Việt – Nhật.<br /> - Khảo sát điều tra sinh viên năm 2 và 3 ngành tiếng Nhật tại Trường ĐH Ngoại ngữ để<br /> thấy được những khó khăn của sinh viên khi sử dụng kính ngữ trong văn hoá giao tiếp Nhật Bản,<br /> và đưa ra các biện pháp khắc phục.<br /> 2. Kính ngữ trong tiếng Nhật<br /> 2.1. Định nghĩa và vai trò của kính ngữ trong xã hội Nhật Bản<br /> 2.1.1. Định nghĩa: Kính ngữ là một dạng đặc thù của các ngôn ngữ Châu Á khi người ta rất coi<br /> trọng các mối quan hệ xã hội. Kính ngữ được dùng với người trên hoặc người không có quan hệ<br /> gần gũi và thường dùng trong những trường hợp trang trọng [1]. Đặc biệt trong các vấn đề giao<br /> dịch, kinh doanh. Kính ngữ là một phương tiện ngôn ngữ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp của con<br /> người tức là cách sử dụng từ ngữ để trao đổi thông tin.<br /> Về mặt lịch sử, sự khác biệt trong ngôn ngữ của nam giới và phụ nữ bắt đầu được nhận<br /> thấy vào khoảng thế kỷ 14 – 15. Những phụ nữ thuộc tầng lớp xã hội cao tự tạo cho mình một cách<br /> nói lịch sự, lễ phép với những đặc trưng ngôn ngữ riêng để phân biệt với ngôn ngữ của nam giới và<br /> những phụ nữ dân dã, thuộc tầng lớp xã hội thấp, qua đó để tự khẳng định địa vị xã hội của mình.<br /> Sau đó dần dần thứ “biệt ngữ” hay còn gọi là “kính ngữ” lan truyền rộng ra ngoài tới các tầng lớp<br /> dưới như gia đình các võ sĩ, thương nhân và tới cả các gia đình thường dân.<br /> 2.1.2. Vai trò của kính trong xã hội Nhật Bản: Kính ngữ có vai trò điều tiết mối quan hệ trong xã<br /> hội. Trong giao tiếp, người Nhật thường có thói quen lược bỏ chủ ngữ, nhưng nhìn vào động từ (đã<br /> được biến đổi về kính ngữ) ta có thể nhận biết được mối quan hệ giữa người nói và người nghe,<br /> hoặc mức độ thân mật giữa họ.<br /> 2.2. Các thành phần quan trọng trong câu kính ngữ<br /> 2.2.1. Chủ thể của kính ngữ 敬語主体 (keigoshutai): Chủ thể của kính ngữ chính là đối tượng để<br /> tạo nên câu nói kính ngữ đó, mà cụ thể hơn là “người nói” 話し手 hoặc “người viết” 書き手.<br /> Ví dụ: 部長は社員旅行にいらっしゃいますか。<br /> Trưởng phòng có đi du lịch cùng với nhân viên không?<br /> 2.2.2. Đối tượng của kính ngữ 敬語の相手 (keigonoaite): Đối tượng của kính ngữ ở đây chính là<br /> người mà động từ kính ngữ hướng tới, tức là “người nghe”.<br /> Ví dụ: 先生、この宿題を直していただけないでしょうか。<br /> Cô ơi, cô sửa giúp em bài tập này được không ạ?<br /> 2.3. Mối quan hệ giữa các thành phần trong kính ngữ<br /> 2.3.1. Mối quan hệ “bên trong” và bên ngoài”: “Bên trong” là khái niệm để chỉ mối quan hệ giữa<br /> những người, những sự việc, sự vật trong một nhóm, một phạm vi nhất định nào đó thuộc hoặc gần<br /> với người nói.<br /> Ví dụ: お母さん、どこへ行ったの。 Mẹ ơi, mẹ đi đâu đó?<br /> Ngược lại, “bên ngoài” là khái niệm dùng để chỉ những người, sự vật, sự việc nằm ngoái<br /> nhóm “bên trong” đã được nêu trên.<br /> Ví dụ: 申し訳ございませんが、社長は今、会議中でございます。<br /> Xin lỗi, bây giờ Giám đốc của tôi đang có cuộc họp.<br /> Trong giao tiếp, nếu như bối cảnh giao tiếp chỉ là giao tiếp giữa những người “bên trong”<br /> thì không cần phải sử dụng kính ngữ.<br /> 2.3.2. Quan hệ trên dưới: Xã hội Nhật bản là xã hội rất coi trọng lễ nghi, coi trọng học vấn và địa<br /> vị xã hội. Quan hệ trên dưới ở đây chủ yếu là quan hệ về địa vị xã hội: giữa cấp trên với cấp dưới,<br /> giữa thầy giáo và học sinh – sinh viên, giữa bác sỹ và bệnh nhân… Khi nói chuyện với người trên,<br /> <br /> <br /> 2<br /> Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br /> <br /> <br /> <br /> người dưới bắt buộc phải sử dụng kính ngữ để nói về người đó, và sử dụng khiêm tốn ngữ để nói<br /> về mình. Và ngược lại, người trên có thể dùng cách nói ngắn gọn, thân mật.<br /> Ví dụ: 社長、今朝のテレビのニュースをご覧になりましたか。<br /> Giám đốc đã xem bản tin thời sự sáng nay chưa ạ?<br /> 2.3.3. Quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng: Nhật Bản là quốc gia có ngành dịch vụ<br /> rất phát triển. Một trong những bí quyết của sự thành công đó là thái độ niềm nở, tôn trọng mọi yêu<br /> cầu của khách hàng, và cách ứng xử, nói năng với các khách hàng. Các nhân viên đều được kiểm<br /> tra rất nghiêm khắc về khả năng sử dụng kính ngữ, và còn được bồi dưỡng thêm các cách ứng xử<br /> đối với khách hàng. Điều này càng chứng tỏ kính ngữ rất được coi trọng trong mối quan hệ giữa<br /> người cung cấp dịch vụ và khách hàng.<br /> Ví dụ: ここにご住所とお名前をお書きください。<br /> Xin quý khách hãy điền tên và địa chỉ vào đây.<br /> 3. Một số phân loại trong kính ngữ<br /> 3.1. Phân loại trong kính ngữ<br /> 3.1.1. Tôn kính ngữ 尊敬語 (sonkeigo)<br /> Tôn kính ngữ là những từ ngữ của “người nói”(話して)được sử dụng để đề cao những<br /> hành vi, trạng thái hoặc những sự vật thuộc sở hữu của “người nghe”(聞き手), nhằm biểu lộ sự<br /> kính trọng đối với “người nghe”(聞き手). Đối tượng được kính trọng thông thường là cấp trên của<br /> “người nói”(話して)hoặc là những người “bên ngoài”, hoặc những người được đề cập (ngôi thứ<br /> 3).<br /> Ví dụ: 小川さんの息子さんが桜大学に合格したのをご存じですか。<br /> Chị đã biết việc con trai của chị Ogawa đã đỗ vào đại học Sakura chưa?<br /> 3.1.2. Khiêm nhường ngữ 謙譲語 (kenjogo)<br /> Khiêm nhường ngữ là những từ ngữ được “người nói”(話して)sử dụng để tự hạ thấp hay<br /> khiêm nhường về hành động của mình, nhằm biểu lộ sự kính trọng đối với “người nghe”(聞き手).<br /> Ví dụ: 重そうですね。お持ちしましょうか。<br /> Trông có vẻ nặng nhỉ. Để tôi mang giúp bạn nhé.<br /> 3.1.3. Từ lịch sự 丁寧語 (teinego)<br /> Từ lịch sự là những từ ngữ được “người nói”(話して)sử dụng nhằm biểu lộ sự lễ phép<br /> trực tiếp đối với “người nghe”(聞き手).<br /> Ví dụ: いい: được, tốt  よろしい<br /> です: là…  でございます<br /> あります: có, là, tại…  ございます<br /> 3.2. Các phương thức cấu tạo nên kính ngữ<br /> 3.2.1. Phương thức từ vựng: Trong tiếng Nhật, có một số từ vốn dĩ đã là từ thuộc dạng kính ngữ.<br /> Những từ này có những nét khác biệt rất rõ so với các từ thông thường khác. Các từ này không chỉ<br /> thuộc từ loại danh từ, mà cả phó từ, động từ…<br /> Ví dụ: ここ: ở đây  こちら<br /> 今日: hôm nay  本日<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br /> <br /> <br /> <br /> Bên cạnh danh từ, động từ là một công cụ thể hiện sự tôn kính đối với “người nghe” (聞き<br /> 手) một cách hữu hiệu và cụ thể nhất. Nhìn vào những động từ vị ngữ này, ta có thể đoán ra được<br /> mối quan hệ giữa “người nói”(話して) và “người nghe”(聞き手).<br /> Ví dụ: 行く: đi  いらっしゃる<br /> 知る: biết  ご存知だ<br /> 3.2.2. Phương thức thêm phụ tố: Phương thức thêm phụ tố thường áp dụng cho các danh từ và tính<br /> từ. Đa số đều ở thể biến đổi sang sắc thái kính trọng bằng cách thêm tiền tố [O] hay [GO] vào đầu<br /> từ. Tuy nhiên, sự kết hợp của hai tiền tố [O] hay [GO] đều không giống nhau.<br /> + Tiền tố âm [O] thường được kết hợp với các từ gốc Nhật, đọc bằng âm Kun<br /> Ví dụ: お手紙: bức thư お忙しい: bận rộn<br /> + Tiền tố âm [GO] thường được kết hợp với các từ gốc Hán, được đọc bằng âm On.<br /> Ví dụ: ご意見 : ý kiến ご親切: thân thiết<br /> 3.2.3. Phương thức biểu đạt động từ vị ngữ<br /> a/ Dạng thức kính ngữ<br /> + [O] /[GO]+ phần đầu thân động từ + [ninaru]<br /> Ví dụ: 書く: trở về  お 書きになる<br /> 待つ: đợi  お待ちになる<br /> + Động từ:<br /> Động từ nhóm I + [eru]<br /> Động từ nhóm II + [rareru]<br /> Động từ nhóm III:<br /> 来る  来られる する  される<br /> b/ Dạng thức khiêm tốn<br /> + [O]/[GO] + phần thân động từ + [suru]<br /> Ví dụ: 書く: viết  お書きする<br /> 待つ: đợi  お待ちする<br /> 4. Đối chiếu, so sánh kính ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt; những khó khăn của sinh viên tiếng<br /> Nhật, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật trong<br /> văn hoá giao tiếp và biện pháp khắc phục<br /> 4.1. Đối chiếu, so sánh kính ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt<br /> 4.1.1. Về ngôi thứ xưng hô trong câu: Trong giao tiếp của người Việt Nam, kính ngữ không rõ nét<br /> như trong tiếng Nhật. Thế nhưng, màu sắc, trang trọng, lịch sự vẫn được thể hiện khá rõ trong các<br /> đại từ xưng hô; các danh từ chỉ chủ ngữ như ta, tớ, tôi, mình…; các danh từ chỉ tân ngữ như bạn,<br /> cậu, cô ấy, anh ấy… và các trợ từ cảm thán như dạ, ạ, vâng… Ngôi xưng hô bắt buộc phải có.<br /> Ví dụ: Thưa thầy, em xin phép về trước ạ.<br /> Cô chú có khoẻ không ạ?<br /> Thế nhưng, một điểm đặc biệt mà ta có thể thấy đó là tiếng Nhật không coi trong sự xuất<br /> hiện của ngôi xưng hô, trong câu dù không có ngôi thứ nhưng câu vẫn mang đầy đủ ý nghĩa, thể<br /> hiện rõ sự tôn kính người nghe và sự khiêm tốn của bản thân mình bằng cách nhìn vào những động<br /> từ vị ngữ.<br /> Ví dụ: こちらに少々お待ちください。 Xin quý khách hãy đợi ở đây một chút ạ.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br /> <br /> <br /> <br /> 4.1.2. Về vai trò, vị trí của kính ngữ trong xã hội: Nhật Bản là một xã hội coi trọng lễ nghi, địa vị,<br /> mà kính ngữ chính là công cụ ngôn ngữ có thể biểu đạt lễ nghi, sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội<br /> một cách rõ ràng và mạnh mẽ nhất. Kính ngữ cũng thể hiện trình độ học vấn, mức độ thanh lịch,<br /> lịch sự của người sử dụng. Từ đó, có thể thấy kính ngữ có vai trò không thể thiếu trong giao tiếp<br /> của người Nhật. Vì vậy, kính ngữ đã được đưa vào giảng dạy ở ngay bậc tiểu học của Nhật Bản.<br /> Kính ngữ trong tiếng Việt cũng có, tuy nhiên có vai trò không quá quan trọng như trong<br /> tiếng Nhật và cũng không được quy thành một phạm trù riêng, mà chỉ là cách nói lễ phép lịch sự<br /> trong giao tiếp.<br /> 4.2. Khó khăn của sinh viên tiếng Nhật, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng khi sử<br /> dụng kính ngữ tiếng Nhật trong văn hoá giao tiếp và biện pháp khắc phục<br /> 4.2.1. Khó khăn của sinh viên tiếng Nhật, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN khi sử dụng kính<br /> ngữ tiếng Nhật: Kính ngữ là một phạm trù ngữ pháp phức tạp và khó sử dụng không chỉ đối với<br /> người nước ngoài học tiếng Nhật, mà còn khó cả đối với người Nhật. Trong giao tiếp của người<br /> Nhật, có vô số quy tắc khiến người nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ.<br /> Đặc biệt, sau khi ra trường, đa phần các sinh viên sẽ làm việc tại các công ty Nhật, và trong<br /> quá trình giao tiếp với cấp trên đã xảy ra không ít trường hợp sinh viên chúng ta vẫn còn lúng túng<br /> khi chuyển động từ sang thể kính ngữ.<br /> 4.2.2. Thực trạng việc sử dụng kính ngữ của sinh viên tiếng Nhật<br /> Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 80 sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba học tiếng Nhật để<br /> tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên thường gặp trong quá trình sử dụng kính ngữ tiếng Nhật.<br /> Kết quả khảo sát thể hiện như sau:<br /> Trong câu hỏi 2, 3, 4:<br /> - 100% SV trả lời việc sử dụng kính ngữ là cần thiết<br /> - 100% SV không tự tin khi sử dụng kính ngữ<br /> - 100% SV thỉnh thoảng sử dụng kính ngữ<br /> Trong câu hỏi 5:<br /> - 45,5% SV sử dụng kính ngữ trong giờ học<br /> - 30% SV sử dụng kính ngữ khi tiếp xúc với chuyên gia<br /> - 24,5% SV sử dụng kính ngữ trong hoàn cảnh khác<br /> - SV hoàn toàn không sử dụng kính ngữ trong dạ hội<br /> <br /> 50<br /> <br /> 40<br /> Trong giờ học<br /> 30<br /> Tiếp xúc với chuyên gia<br /> <br /> 20 Trong hoàn cảnh khá<br /> Dạ hội<br /> 10<br /> <br /> 0<br /> <br /> <br /> <br /> Biểu đồ 3.1. Hoàn cảnh sử dụng kính ngữ<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 5<br /> Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br /> <br /> <br /> <br /> Trong câu hỏi 6: Lý do ngại sử dụng kính ngữ<br /> - 50% SV ngại sử dụng kính ngữ vì không có môi trường<br /> - 80% SV ngại sử dụng kính ngữ vì kính ngữ quá khó<br /> <br /> 80<br /> 70<br /> 60<br /> 50<br /> Không có môi trường<br /> 40<br /> Kính ngữ quá khó<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> 0<br /> <br /> <br /> <br /> Biểu đồ 3.2. Lý do ngại sử dụng kính ngữ<br /> Trong câu hỏi 7: Những lỗi thường gặp khi sử dụng kính ngữ<br /> - 90% SV sử dụng nhầm khiêm nhường ngữ thành kính ngữ<br /> - 90% SV sử dụng động từ kính ngữ có hình thức giống với động từ thể khả năng<br /> - 70% SV sử dụng kính ngữ trong trường hợp không cần thiết<br /> <br /> 90<br /> 80<br /> 70 Nhầm khiêm nhường thành kính<br /> 60 ngữ<br /> 50 Dùng Đtừ kính ngữ giống với Đtừ<br /> 40 thể khả năng<br /> 30 Sử dụng kính ngữ khi không cần<br /> 20 thiết<br /> 10<br /> 0<br /> <br /> <br /> <br /> Biểu đồ 3.3. Những lỗi thường gặp khi sử dụng kính ngữ<br /> 4.2.3. Biện pháp khắc phục: Chúng tôi xin đưa các biện pháp khắc phục như sau:<br /> - Sinh viên cần nắm vững những động từ chính, cách biến đổi đơn thuần nhất, và áp dụng<br /> được những kiến thức cơ bản vào các ngữ cảnh cụ thể như: giới thiệu bản thân, xin phép, nhờ vả…;<br /> đồng thời sinh viên cần mở rộng các tình huống, ngữ cảnh sử dụng kính ngữ rộng hơn. Bên cạnh<br /> việc nắm vững lý thuyết, sinh viên có thể tổ chức các cuộc thảo luận, phát biểu, đóng các vai giám<br /> đốc – nhân viên, bác sỹ – bệnh nhân…<br /> - Ngoài ra, thông qua các buổi giao lưu với sinh viên Nhật Bản, sinh viên nên tập luyện sử<br /> dụng tối đa cách nói trang trọng lịch sự. Sinh viên cũng có thể kết bạn với các người Nhật đang<br /> sống ở Việt Nam để có cơ hội sử dụng kính ngữ một cách thực sự.<br /> III. Kết quả nghiên cứu<br /> Đề tài làm rõ vai trò điều tiết của kính ngữ trong các mối quan hệ xã hội Nhật Bản, phân<br /> tích mối quan hệ của các thành phần trong câu kính ngữ, đồng thời nghiên cứu đối chiếu kính ngữ<br /> trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Đề tài cũng đã phân tích những khó khăn của sinh viên ngành tiếng<br /> Nhật sử dụng kính ngữ trong văn hoá giao tiếp Nhật Bản, và đưa ra các biện pháp khắc phục.<br /> IV. Kết luận<br /> <br /> <br /> 6<br /> Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br /> <br /> <br /> <br /> Sử dụng kính ngữ là một đặc trưng cơ bản trong văn hoá giao tiếp và phản ánh đời sống<br /> tinh thần của người dân xứ sở “mặt trời mọc”. Vì vậy, việc học tập cách sử dụng kính ngữ của sinh<br /> viên Việt Nam có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao hiểu biết của bản thân về văn hoá Nhật<br /> Bản, bên cạnh đó, khi đã biết cách điều chỉnh cho phù hợp sẽ giúp tránh những hiểu lầm, sai sót<br /> trong ứng xử để đạt hiệu quả tốt hơn trong giao tiếp.<br /> Đề tài nghiên cứu này được thực hiện dưới góc nhìn của một sinh viên đang theo học tiếng<br /> Nhật, chắc chắn việc nghiên cứu chuyên sâu còn gặp nhiều hạn chế, và không thể tránh khỏi những<br /> thiếu sót. Nhưng thông qua đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp một số tư liệu cho những ai<br /> có quan tâm đến văn hoá Nhật Bản nói chung và nét đẹp trong việc sử dụng kính ngữ của ngôn ngữ<br /> Nhật Bản nói riêng.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1] Kobaya Hiroshi, Kawaguchi Yoshikazu, Sakamoto Megumi (1998), Các biểu hiện kính ngữ,<br /> Nhà xuất bản Taishuukan shoten.<br /> [2] Minnano Nihongo tập 2 (1998), Nhà xuất bản Suriir netword.<br /> [3] http://nhatban.vn/van_hoa.<br /> [4] http://osc.edu.vn/vn/Hoc-Ngoai-ngu/Hoc-Tieng-Nhat/Gioi-thieu-chung-ve-kinh-ngu-trong-<br /> tieng-Nhat.aspx.<br /> [5] http://tailieutiengnhat.com/kiến-thức-tham-khảo/tìm-hiểu-về-định-nghĩa-và-kính-ngữ.<br /> [6] http://vi.wikipedia.org/wiki/Tiếng_Nhật.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 7<br /> Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br /> <br /> <br /> <br /> Phụ lục<br /> PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN<br /> (Dùng cho sinh viên)<br /> Xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây:<br /> (Đánh dấu X vào ô tương ứng)<br /> <br /> Câu 1: Bạn hiện đang là Sinh viên năm thứ mấy của Khoa Nhật – Hàn – Thái trường Đại học<br /> Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng?<br />  Năm 2<br />  Năm 3<br /> Câu 2: Bạn thấy việc sử dụng kính ngữ có cần thiết không?<br />   Có.  Không.<br /> Câu 3: Bạn có tự tin khi sử dụng kính ngữ không?<br />   Có.  Không.<br /> Câu 4: Bạn có thường xuyên sử dụng kính ngữ không?<br />   Có.<br />   Thỉnh thoảng.<br />   Không.<br /> Câu 5: Bạn thường sử dụng kính ngữ trong hoàn cảnh nào?<br />   Trong giờ học.  Tiếp xúc với chuyên gia.<br />   Dạ hội.   Trong hoàn cảnh khác.<br /> Câu 6: Lý do bạn ngại sử dụng kính ngữ?<br />   Không có môi trường.<br />   Kính ngữ quá khó.<br />   Lý do khác: ………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> Câu 7: Theo bạn, những lỗi thường gặp phải khi sử dụng kính ngữ là gì?<br />  Sử dụng nhầm khiêm nhường ngữ thành kính ngữ.<br />  Sử dụng động từ kính ngữ có hình thức giống với động từ thể khả năng (-rareru).<br />  Một số trường hợp không cần thiết phải sử dụng kính ngữ lại sử dụng kính ngữ.<br />  Lý do khác: ………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> Câu 8: Theo bạn, để sinh viên không sợ sử dụng kính ngữ cần có biện pháp:<br />  Nắm vững những động từ chính, cách biến đổi, áp dụng vào ngữ cảnh cụ thể.<br />   Thường xuyên tham gia vào câu lạc bộ.<br />   Không ngại tiếp xúc với chuyên gia.<br />   Thường xuyên sử dụng kính ngữ trong giao tiếp hàng ngày với thầy cô và bạn bè.<br /> <br /> Xin cám ơn bạn!<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 8<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2