intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lưu ý khi được đề nghị thăng chức

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

112
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy cân nhắc mục tiêu sự nghiệp về lâu dài. Liệu việc thăng tiến này có phải là một bước đi trong quá trình tiến tới sự nghiệp mong muốn của bạn hay sẽ cản trở những cơ hội khác đến với bạn. "Thăng tiến có thể mang đến thành công và sự phát triển trong ngắn hạn nhưng về dài hạn, nó có thể khiến bạn chệch hướng khỏi đích đến thật sự của mình" - Karen Freidman, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, cảnh báo. Tình cảnh của người tiền nhiệm ra sao? ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lưu ý khi được đề nghị thăng chức

  1. Những lưu ý khi được đề nghị thăng chức Hãy cân nhắc mục tiêu sự nghiệp về lâu dài. Liệu việc thăng tiến này có phải là một bước đi trong quá trình tiến tới sự nghiệp mong muốn của bạn hay sẽ cản trở những cơ hội khác đến với bạn. "Thăng tiến có thể mang đến thành công và sự phát triển trong ngắn hạn nhưng về dài hạn, nó có thể khiến bạn chệch hướng khỏi đích đến thật sự của mình" - Karen Freidman, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, cảnh báo. Tình cảnh của người tiền nhiệm ra sao? Steve Hall - phó chủ tịch Công ty tuyển dụng Find Great People, cho rằng khi được đề nghị đảm nhận vị trí cao hơn, hãy tìm hiểu tình hình làm việc của người tiền nhiệm. Ông nói: "Nếu người trước để lại cho bạn một đống lộn xộn với những sản phẩm/dịch vụ lỗi thời, công việc trì trệ, hẳn nhiên bạn sẽ gặp thử thách lớn nếu chấp nhận vị trí. Ngoài ra, hãy tìm hiểu tình hình của người tiền nhiệm, họ cũng được thăng chức hay thôi việc. Nếu thôi việc, nguyên nhân là gì. Có phải do sếp cao hơn xấu tính là lý do họ ra đi". Tìm hiểu kỹ sẽ giúp bạn sau này không phải ân hận với quyết định của mình. Bạn có thể cân bằng công việc và cuộc sống riêng ở vị trí mới hay không? Hãy ghi ra những ưu tiên trong cuộc sống riêng và công việc, sau đó cân nhắc những chướng ngại vật mà vị trí mới có thể tác động tới chúng. Bạn có thể phải đánh đổi những gì cho chức vụ mới: chuyển
  2. nhà, tăng giờ làm/căng thẳng...? Liệu gia đình và bản thân bạn có thể điều chỉnh theo những thay đổi đó hay không? Bạn lo sợ khi ở vị trí mới? "Dù thăng tiến mang lại cho bạn nhiều lợi ích, nhưng nếu bạn lo sợ thất bại nhiều hơn là hào hứng phát triển, đó sẽ là một vấn đề lớn. Bạn sẽ không thể hoàn thành công việc nếu cứ lo lắng người khác nghĩ gì về mình", Freidman nói. Hãy đánh giá những nỗi lo của bản thân để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Bạn cảm thấy hạnh phúc mỗi sáng đi làm? Liệu bạn có phải thường xuyên thức đêm để hoàn thành công việc và sẽ mệt mỏi khi đi làm vào sáng hôm sau? Hãy tính đến độ hài lòng và sức khỏe của bản thân khi cân nhắc lời đề nghị thăng chức. Mối quan hệ với đồng nghiệp hiện tại sẽ bị tác động ra sao? Khi đồng nghiệp trở thành cấp dưới của mình, mối quan hệ đó sẽ bị tác động ít nhiều. Liệu bạn có cảm thấy thoải mái khi thay đổi mối quan hệ và nên đặt ra những nguyên tắc gì cho sự thay đổi đó? Bạn có phù hợp với vị trí mới? Latham cho biết có nhiều người được thăng tiến lên vị trí không phù hợp với nền tảng kỹ năng của mình. Do đó, để chắc chắn công việc mới có phù hợp với khả năng, đam mê của mình hay không, bạn nên nói chuyện với những người đang ở vị trí đó và tìm hiểu về những nhiệm vụ hằng ngày của họ. Liệu bạn có phải là "thí nghiệm" của công ty? Bạn được đề nghị làm quản lý để cứu một bộ phận đang trên đà thất bại, nhưng nếu làm vậy bạn có nguy cơ cũng thất bại theo nó. Khi đó, bạn sẽ không đạt được lợi ích gì, thậm chí có thể còn bị mang
  3. tiếng là nguyên nhân gây thất bại cho công ty. Vì vậy, hãy tìm hiểu xem bạn có rơi vào tình trạng tương tự hay không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2