intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này xác định, đo lường được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu. Xem xét sự khác biệt giữa các hành vi gian lận đối với các biến về quy mô doanh nghiệp và loại hình hoạt động của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN Factors affecting import tax fraud at Long An province Customs Department 1 Châu Hoàng Thiện 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam chauhoangthienchi@gmail.com Tóm tắt — Mục tiêu của nghiên cứu này xác định, đo lường được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu. Xem xét sự khác biệt giữa các hành vi gian lận đối với các biến về quy mô doanh nghiệp và loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng với các công cụ như thảo luận nhóm và lấy phiếu khảo sát, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, EFA, hồi quy, T- Test, Anova. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 biến độc lập bao gồm: Khả năng thực hiện hành vi gian lận thuế; Cơ hội gian lận thuế; Áp lực gian lận thuế; Hợp lý hóa hành vi gian lận thuế đều có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả nghiên cứu này tác giả đưa ra hàm ý chính sách cho nghiên cứu. Abstract — The objective of this study is to identify and measure the level of the impact of factors affecting import tax fraud. Examine the differences between frauds for variables of firm size and type of business. The author uses a combination of qualitative and quantitative methods with tools such as group discussion and survey questionnaires, reliability analysis Cronbach's Alpha, EFA, regression, T- Test, Anova. Research results show that all 4 independent variables (motivation, opportunity, ability and rationalization) are statistically significant. From the results of this study, the author gives policy implications for the study. Từ khóa — Gian lận, thuế nhập khẩu, hải quan, fraud, import tax. 1. Giới thiệu Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 của Quốc Hội (2019) thì thuế là một khoản nộp ngân sách Nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt đến cửa khẩu biên giới cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới trên bộ thì công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Gian lận thuế là hành vi lợi dụng hay vi phạm những quy định của pháp luật, bằng các thủ đoạn khác nhau để giảm một phần nghĩa vụ thuế phải nộp hoặc để hưởng lợi không đúng từ việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế hoặc làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn. Gian lận thuế sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp mất niềm tin vào các chính sách thuế. Mục đích cuối cùng của hành vi gian lận thuế là tối đa hóa lợi nhuận, tăng thu nhập cho công ty hoặc đem về lợi ích cho các cá nhân hay tổ chức, tối thiểu hóa chi phí thuế bằng cách tối thiểu hóa các khoản thuế mà các doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Gian lận thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm và gây thất thu nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước, giảm phúc lợi xã hội. Ngày nay, cùng với sự phát triển về số lượng và đa dạng về chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách pháp luật về thuế chưa thay đổi kịp với tình hình thực tế nên tình trạng 54
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 trốn thuế, gian lận thuế nhập khẩu xảy ra là một điều tất yếu với các thủ đoạn phức tạp và ngày càng tinh vi, khó lường. Để khắc phục tình trạng này, Cục Hải quan Long An xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Thực tế hiện nay đòi hỏi công chức hải quan cần phải có sự thay đổi về nhận thức cũng như hành động trong công tác quản lý Nhà nước về hải quan, cụ thể là công chức hải quan phải có trình độ, chuyên môn cao, am hiểu các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cán bộ, công chức Cục Hải quan phải vận dụng một cách nhuần nhuyễn khi sử dụng hệ thống thông quan tự động Vnaccs/Vcis, khai thác được tất cả các phần mềm ứng dụng để thu thập, phân tích, xử lý thông tin và tìm ra các thủ đoạn mà doanh nghiệp thường khai thác những kẽ hở của pháp luật để gian lận trốn thuế nhập khẩu nhằm thu lợi riêng, gây bất ổn cho nền kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường sản xuất kinh doanh. 2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mô hình nghiên cứu hành vi gian lận Theo quan điểm của Cressey (1987), hành vi gian lận của con người chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: Yếu tố áp lực hay động cơ gian lận thường phát sinh khi nhân viên, người quản lý hay tổ chức chịu áp lực. Áp lực có thể là những bế tắc trong cuộc sống cá nhân, trong công việc kinh doanh như do khó khăn về tài chính, do thị trường cạnh tranh, nhân lực không ổn định. Một người khi đã bị áp lực, họ luôn sẵn sàng hành động khi họ nhận thấy cơ hội đã đến nếu việc gian lận quá dễ dàng do không có biện pháp ngăn chặn hay có biện pháp ngăn chặn những hoạt động kiểm soát không hiệu quả. Khi cơ hội bày ra trước mắt họ thì khả năng đưa đến gian lận là điều tất nhiên không thể tránh khỏi. Yếu tố hợp lý hóa hành vi gian lận cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu để một tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi gian lận của họ. Hành vi gian lận chỉ xảy ra khi tổ chức, cá nhân đã cân nhắc và nhận thấy rằng có đủ khả năng hợp thức hóa theo quy định. Dựa trên nghiên cứu Cressey (1987), so sánh với nghiên cứu của Wolfe và Hermanson (2004) mở ra thêm yếu tố rất quan trọng là khả năng thực hiện hành vi. Đây là một yếu tố đặt ra nhiều mâu thuẫn đưa đến kết quả thực hiện hành vi của cá nhân, tổ chức trước những áp lực, cơ hội và rủi ro trong công việc. Một hành vi gian lận trong cá nhân, tổ chức từ khi phát sinh đến kết thúc là cả một quá trình và thời gian thực hiện, vì vậy khả năng để thực hiện đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có một nền tảng nào đó mới hoàn thành được hành vi đặt ra. Điển hình là một người có chức vụ hoặc có năng lực, kinh nghiệm công tác một thời gian dài trong một đơn vị nhận định về hành vi gian lận dựa trên các yếu tố như vị trí hoặc chức vụ trong tổ chức có khả năng tạo ra cơ hội gian lận mà người khác không có. Nghiên cứu của tác giả nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu hành vi gian lận thuế nhập khẩu cụ thể là:  Giảm thiểu cơ hội của đối tượng thực hiện hành vi gian lận.  Từng bước hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu.  Giảm thiểu động cơ gian lận.  Nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người nộp thuế.  Tập trung quản lý những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm. 55
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề nghị Áp lực gian lận thuế Cơ hội gian lận thuế (Incentive/Motive) (Opportunity) H2 + H3 + Gian lận (Fraudulent Act) H4 + H1 + Hợp lý hóa hành vi Khả năng thực hiện gian lận thuế hành vi gian lận thuế (Rationalization) (Capability) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Wolfe và Hermanson 2.2. Giả thuyết nghiên cứu H1: Khả năng thực hiện hành vi gian lận thuế (CA) có tác động cùng chiều đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu. H2: Áp lực gian lận thuế (MO) có tác động cùng chiều đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu. H3: Cơ hội gian lận thuế (OP) có tác động cùng chiều đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu. H4: Hợp lý hóa hành vi gian lận thuế (RA) có tác động cùng chiều đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để đảm bảo tính khoa học, nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng. Xây dựng thang đo lường các khái niệm nghiên cứu sơ bộ và khám phá, điều chỉnh các khái niệm bằng nghiên cứu định tính sau đó tiến hành nghiên cứu chính thức định lượng. Trong nghiên cứu định lượng chính thức, tác giả sử dụng thang đo Cronbach's Alpha để kiểm tra độ tin cậy trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình với mục đích tìm ra hệ số tương quan giữa các biến và hệ số tương quan giữa tổng và biến cho một tập hợp các biến quan sát, chỉ giữ lại các biến có sự tương quan mạnh với tổng điểm, đồng thời loại các biến không bảo đảm độ tin cậy trong thang đo. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Phân tích Cronbach’s Alpha sơ bộ Sau khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, các hệ số Cronbach’s Alpha đều trong ngưỡng chấp nhận (từ 0.6 - 0.95) và hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu (≥ 0.3), các giá trị cụ thể được tác giả trình bày như sau: Biến CA: Có 4 biến đạt yêu cầu là CA1, CA2, CA3, CA4. Biến OP: Có 4 biến đạt yêu cầu là OP1, OP2, OP3, OP4. 56
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 Biến MO: Có 4 biến đạt yêu cầu là MO1, MO2, MO3, MO4. Biến RA: Có 4 biến đạt yêu cầu là RA1, RA2, RA3, RA4. Biến FA: Có 3 biến đạt yêu cầu là FA1, FA2, FA3. 3.2. Phân tích Cronbach’s Alpha chính thức Tiến hành phân tích hệ số Cronbach’s Alpha chính thức cho 200 phiếu khảo sát nhằm xem xét độ tin cậy của các biến và phân tích 4 biến độc lập. Điều kiện chấp nhận sau khi phân tích độ tin cậy là các hệ số Cronbach’s Alpha đều trong ngưỡng chấp nhận (từ 0.6 - 0.95) và hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu (≥ 0.3). Kết quà phân tích cho thấy tất cả thỏa điều kiện (Nguyễn Đình Thọ, 2013). 3.2. Phân tích các biến Sau khi phân tích EFA cho các biến độc lập ta thấy sau khi loại biến MO2 các quan sát còn lại đạt độ tin cậy cần thiết và biến phụ thuộc cũng đạt yêu cầu của phân tích EFA với 4 thành phần. Với biến phụ thuộc, sau khi phân tích EFA cho các biến phụ thuộc ta thấy 3 biến quan sát đều đạt độ tin cậy cần thiết, đạt yêu cầu của phân tích EFA với 1 thành phần. Phân tích hồi quy bội và rà soát các giả định có liên quan. Phân tích hồi quy với 4 biến độc lập tác giả nhận thấy biến cả 4 biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Bảng 1. Hệ số hồi quy Hệ số B Hệ số Beta Trị Mức chưa chuẩn hóa chuẩn hóa thống ý Collinearity Statistics Mô hình Sai số kê nghĩa B chuẩn Beta t Tolerance VIF (Constant) .795 .264 3.009 .003 .848 1.179 CA .191 .064 .176 2.999 .003 .616 1.622 1 OP .234 .059 .272 3.941 .000 .597 1.676 MO .190 .069 .194 2.766 .006 .511 1.956 RA .196 .071 .208 2.744 .007 .848 1.179 Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20 Kết quả phân tích cho thấy "Hành vi gian lận thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Long An" của đối tượng nộp thuế trong bảng 1 phụ thuộc vào 4 thành phần là: (1) Khả năng thực hiện hành vi gian lận thuế; (2) Có cơ hội gian lận thuế; (3) Có áp lực gian lận thuế; và (4) Hợp lý hóa hành vi gian lận thuế. Bốn giả thuyết được thỏa mãn là H1, H2, H3, H4 với độ tin cậy 95% và phương trình hồi quy chuẩn hóa là: FA = 0.176*CA + 0.272*OP + 0.194*MO + 0.208*RA (1) Hành vi gian lận thuế nhập khẩu = 0.176*khả năng thực hiện + 0.272*cơ hội gian lận + 0.194*áp lực gian lận + 0.208*hợp lý hóa gian lận Qua phương trình hồi quy (1), tác giả nhận thấy nhân tố cơ hội để thực hiện hành vi gian lận (OP) có hệ số tin cậy cao nhất (β = 0.272) Rà soát sự phù hợp của mô hình với giá trị cụ thể (F = 36.673; Sig = 0.000), tác giả nhận thấy giả thuyết này không bị vi phạm (Nguyễn Đình Thọ, 2013). 57
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: Bảng 1 cũng cho thấy VIF là một giá trị để nhận biết khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Ngoài ra khi tác giả rà soát các giả định khác như: Hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương quan và phân phối chuẩn của phần dư tất cả đều không bị vi phạm. 4. Kết luận và hàm ý quản trị 4.1. Kết luận Qua phân tích mô hình hồi quy bội với độ tin cậy 95%, kết quả chỉ ra hành vi gian lận phụ thuộc vào 4 nhân tố: (1) Khả năng hiểu biết, có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực Hải Quan; (2) Có cơ hội để thực hiện hành vi gian lận; (3) Có động lực hay sức ép; và (4) Hy vọng sẽ có sự giải thích cho hành vi sai trái. Các nhân tố này tương ứng với 4 giả thuyết được thỏa mãn là H1, H2, H3, H4. Xem xét có sự khác biệt về hành vi với các biến kiểm soát "Quy mô doanh nghiệp và hình thức tờ khai" cho thấy doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì vấn đề gian lận thuế thường xảy ra hơn doanh nghiệp lớn và vừa. 4.2. Một số hàm ý chính sách Giảm thiểu cơ hội cho đối tượng thực hiện hành vi gian lận (OP): Cán bộ, công chức Hải quan cần hướng dẫn doanh nghiệp khai báo một cách đầy đủ, chính xác các nội dung của tờ khai hải quan, cần xem xét kỹ các chi tiết như hợp đồng, hóa đơn, chính sách mặt hàng, đặc biệt là mã hàng hóa vì liên quan đến số tiền thuế phải nộp của các doanh nghiệp. Giảm thiểu hợp lý hành vi gian lận (RA): Xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, trung thực liêm chính không thực hiện gian lận và được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước. Giảm thiểu động cơ hành vi gian lận (MO): Để giảm thiểu động cơ hành vi gian lận, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng phải có sự phối hợp từ doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật. Thực tế doanh nghiệp là người am hiểu hàng hóa mình nhập khẩu với mục đích sử dụng như thế nào, mức thuế suất phải chịu,… Có bao nhiêu doanh nghiệp nhập khẩu cùng một loại hàng hóa nhưng khai báo thuế suất khác nhau thì khi đó công tác chống thất thu thuế tại Cục Hải quan Long An mới đạt kết quả tốt, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Giảm thiểu khả năng thực hiện hành vi gian lận (CA): Cục Hải quan Long An nên phân loại đối tượng để thanh tra, tập trung kiểm tra các doanh nghiệp có nhiều rủi ro cao về thuế hoặc có ít độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận. Đối với đối tượng khai thiếu tiền thuế, nộp thuế không đúng thời hạn quy định, có tính gian lận về thuế Cục Hải quan Long An sẽ đề xuất một số biện pháp xử phạt theo quy định của pháp luật. Để thực hiện tốt vấn đề này đòi hỏi phải có sự đồng bộ trong ban hành chính sách thuế của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ trong nội bộ các cơ quan ban, ngành và các lực lượng chức năng chống buôn lậu, chống gian lận thương mại với Cục Hải quan Long An thì công tác chống thất thu thuế nhập khẩu mới đạt kết quả tốt. 58
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu với SPSS. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. [2] Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến (2013). Nhận diện các hành vi gian lận thuế. Tạp chí Tài chính, số 9. [3] Nguyễn Đình Thọ (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB Tài Chính, thành phố Hồ Chí Minh. [4] Phạm Tiểu Vy (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. [5] Quốc Hội (2019). Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. [6] Cressey, D. R. (1987). The fraud triangle. AU Business. [7] Nguyen Dinh Tho & Nguyen Thi Mai Trang (2015). Can knowledge be transferred from usiness school to business organization throught in service trainning students? SEM and fs QCA findings. Journal of Business Research. [8] OECD (2003). Risk Management. Tax guidance series, Centre for Tax policy and administration. [9] Wolfe, D. T. & Hermanson, D. R. (2004). The fraud diamond: Considering the four elements of fraud. The CPA Journal, December, pp.1-5. Ngày nhận: 29/11/2021 Ngày duyệt đăng: 20/12/2021 59
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2