intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những quy định về thanh tra giáo dục tại Luật Giáo dục năm 2005

Chia sẻ: Do Manh Ha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

554
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luật Giáo dục năm 2005 cơ bản đã thừa kế Luật Giáo dục năm 1998 những quy định về thanh tra giáo dục. Tuy nhiên, do Luật Thanh tra (có hiệu lực từ 01/01/2004) đã quy định khá cụ thể về quyền hạn trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành nên trong Luật Giáo dục năm 2005 không nhắc lại những nội dung cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những quy định về thanh tra giáo dục tại Luật Giáo dục năm 2005

  1. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA GIÁO DỤC TẠI LUẬT GIÁO DỤC NĂM 2005 Luật Giáo dục năm 2005 cơ bản đã thừa kế Luật Giáo dục năm 1998 những quy định về thanh tra giáo dục. Tuy nhiên, do Luật Thanh tra (có hiệu lực từ 01/01/2004) đã quy định khá cụ thể về quyền hạn trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành nên trong Luật Giáo dục năm 2005 không nhắc lại những nội dung cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục. Luật Giáo dục năm 2005 có 3 điều về Thanh tra giáo dục. (gồm có điều 111; 112; 113). Trước hết tại khoản 1 điều 111 Luật giáo dục năm 2005 có nêu rõ chức năng của Thanh tra giáo dục: 1. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân trong lĩnh vực giáo dục. Tại khoản 2 điều 111 cũng đã nêu rõ nhiệm vụ của thanh tra giáo dục: 2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có những nhiệm vụ sau đây: a. Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục. b. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp bằng, chứng chỉ, việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục. c. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; d. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; e. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng; f. Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục, đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của nhà nước về giáo dục; g. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, trong Luật giáo dục 2005 những quy định về Thanh tra giáo dục đã đảm bảo cho thanh tra tham gia vào việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng cũng như việc thực hiện tốt những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Khi soạn thảo Luật giáo dục (sửa đổi) năm 2005 đã có nghiên cứu về Luật Thanh tra. Vì vậy những quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trong luật giáo dục cũng phù hợp với quy định trong Luật thanh tra. Ví dụ như ở Luật giáo dục năm 1998 có các điều quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục, nay ở Luật giáo dục năm 2005 tại điều 112 nêu quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra giáo dục như 1
  2. sau: “Thanh tra giáo dục có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật về thanh tra”. Về tổ chức hoạt động của thanh tra giáo dục Theo quy định tại điều 113 của Luật giáo dục năm 2005 các cơ quan thanh tra giáo dục ở các cấp quản lý nhà nước về giáo dục gồm có: - Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Để hoạt động thanh tra chuyên ngành được tổ chức và tiến hành ở các cơ sở giáo dục đào tạo, phát huy được vai trò của công tác thanh tra trong quản lý chuyên ngành, Luật giáo dục năm 2005 cũng đã quy định rõ tại điều 113: - Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do trưởng phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp phụ trách, theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở giáo dục và đào tạo. - Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. Luật giáo dục đã căn cứ vào những quy định của pháp luật về thanh tra để đặt ra yêu cầu về hoạt động thanh tra trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang soạn thảo Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong các trường đại học, cao đẳng. Dự kiến tháng 12 năm 2005 sẽ ban hành Quy định này. Tháng 12 năm 2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định 101 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục. Sau khi luật Thanh tra được ban hành vào tháng 6 năm 2004 và Luật giáo dục năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 20/5/2005 thì hiện nay Bộ GD&ĐT đang soạn thảo để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục thay thế cho nghị định 101 ban hành ngày 10/12/2002. Bàn về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục tôi xin được lưu ý thêm một số vấn đề: các tổ chức, cá nhân muốn tham gia vào hoạt động giáo dục đào tạo cần phải nắm vững Luật giáo dục. Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp các văn bản Luật ở nhiều lĩnh vực có những vấn đề liên quan hoặc khác nhau thì phải tuân theo luật chuyên ngành. Nói một cách khác đi: Phải tuân thủ Luật giáo dục khi tham gia hoạt động giáo dục đào tạo. Trần Bá G Hỏi - đáp 1- Bạn Tô Minh Lương (THCS Vĩnh Lạc, Lục Yên, Yên Bái) hỏi: Chúng tôi được tin, các chiến sĩ thi đua được đi dự Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục năm 2005. Vậy chiến sĩ thi đua cấp nào đi dự Đại hội? Có mấy tiêu chuẩn xét bình bầu chiến sĩ thi đua cơ sở? 2
  3. Theo thông báo số 01 của Bộ GDĐT, thì các cá nhân đại diện cho Chiến sĩ thi đua toàn quốc từ năm 2000 trở lại đây thuộc thành phần đại biểu đi dự Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục năm 2005. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương. Danh hiệu CSTĐ cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở. Có 2 tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu CSTĐ cơ sở: Đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu Lao động tiên tiến hoặc Chiến sĩ tiên tiến; Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động. 2- Bạn Bùi Quang Tuyên (THCS Vĩnh Hoà 2, Vĩnh Thuận, Kiên Giang) hỏi: Tôi hợp đồng lao động bảo vệ trường từ 1997, hưởng lương 1,71 ngạch 01011. Tôi đã tốt nghiệp khoa Văn - GDCD trường CĐSP. Nay tôi muốn xin chuyển sang ngạch lương GV giảng dạy, vậy phải làm như thế nào? Trường hợp bạn Bùi Quang Tuyên đang thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn (12 tháng, 36 tháng...) với Phòng Giáo dục Đào tạo Vĩnh Thuận, nay muốn thi tuyển giáo viên THCS, thì phải được cơ quan sử dụng lao động cho chấm dứt hợp đồng lao động. Điều kiện thứ hai là: Năm học 2005-2006 ở huyện Vĩnh Thuận hoặc các huyện khác trong tỉnh Kiên Giang có nhu cầu tuyển dụng giáo viên THCS môn Văn - Giáo dục công dân hay không có nhu cầu? Vì vậy, bạn Bùi Quang Tuyên nên trực tiếp báo cáo, xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền sử dụng hợp đồng lao động, cơ quan thi tuyển công chức tuyển giáo viên Về nội dung, thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách hiểu không hẳn nh nhau. Trong giáo trình : Khoa học quản lý (Tập 1. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội. 1999) đã ghi rõ : "Quản lý là các hoạt động đợc thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của ngời khác. Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những ngời cộng sự khác cùng chung một tổ chức. Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đợc các mục đích của nhóm. Quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó ..." Có tác giả lại quan niệm : Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con ngời, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội. 3
  4. Quản lý là một quá trình tác động có định hớng, có tổ chức dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tợng và môi trờng nhằm giữ cho sự vận hành của đối tợng đợc ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định. Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (tập thể những ngời lao động) nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hớng đích của chủ thể quản lý lên đối t- ợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt đợc mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi tr- ờng. Những định nghĩa trên đây khác nhau về cách diễn đạt, nhng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản, quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện) sau : - Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất là một đối tợng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý tạo ra và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp của chủ thể quản lý. Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần. - Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tợng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. - Chủ thể phải thực hành việc tác động. - Chủ thể có thể là một ngời, nhiều ngời, còn đối tợng có thể là một hoặc nhiều ngời (trong tổ chức xã hội). Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý và có ngời quản lý để tổ chức hoạt động và đạt đợc mục đích của mình. Hoạt động quản lý (management) là gì ? Định nghĩa kinh điển nhất là : tác động có định hớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngời quản lý) đến khách thể quản lý (ngời bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đợc mục đích của tổ chức . Hiện nay, quản lý thờng đợc định nghĩa rõ hơn : quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. Nh vậy, có thể khái quát : quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngời nhằm đạt tới mục đích đã đề ra. Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để ngời bị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội. Quản lý là một môn khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác nh : toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý và xã hội học... Nó còn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao để đạt tới mục đích. 4
  5. 1.2.2. Cơ sở pháp lí của đánh giá (trong giáo dục) Đánh giá trong giáo dục là một hoạt động mang tính chất pháp chế đợc quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nớc và Bộ giáo dục và đào tạo nh: . Các điều lệ nhà trờng; . Quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra Giáo dục và Đào tạo; . Các quy định của Bô Giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại học sinh các cấp ; . Các thông t hớng dẫn đánh giá xếp loại học sinh ... b. Xu hướng phát triển trường trung học. Kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã được tiến hành trong toàn quốc từ năm 2000 đến 2010 theo Nghị quyết số 41/2000/QH10 của Quốc hội ngày 9/12/2000 và Chỉ thị số 61/CT-TW của Bộ Chính trị ngày 28/12/2000 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chỉ thị đã chỉ rõ: “Mục tiêu của phổ cập giáo dục trung học cơ sở là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp trung học cơ sở, kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những yêu cầu của đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, phát huy cao độ tính độc lập, năng động, sáng tạo và bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở, hiện nay Bộ đang chỉ đạo các địa phương: kiện toàn ban chỉ đạo các cấp, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp tiểu học đều được vào học lớp 6, phấn đấu 95% trẻ em trong độ tuổi 11-15 tuổi đều được học trung học cơ sở. Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, xây dựng quy hoạch mạng lưới trường, tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường (công lập, ngoài công lập, dân tộc nội trú) để tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở so với độ tuổi đi học. Do đó quy mô giáo dục trung học cơ sở, số học sinh, số trường, lớp trung học cơ sở sẽ ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng, hiệu quả giáo dục trung học cơ sở cũng ngày càng phải được nâng cao hơn. Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong đó có chương trình giáo dục trung học cơ sở (theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, ban hành tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 - khoá X) là điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trung học cơ sở và đạt được mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010. Đối với trường trung học phổ thông, trong thực tiễn nhiều năm qua, ngoài trường phổ thông trung học truyền thống, giáo dục trung học phổ thông đã thực hiện các hình thức phân hoá, phát triển các loại trường lớp như các lớp chọn, lớp 5
  6. chuyên, trường phổ thông trung học chuyên (năng khiếu), trường phổ thông trung học kĩ thuật, trường phổ thông trung học vừa học - vừa làm. Thực hiện Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ từ năm học 1993-1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành thí điểm hệ phổ thông trung học chuyên ban. Việc thí điểm phân ban ở nhà trường trung học phổ thông trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả, song trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những mặt chưa được của chương trình chuyên ban thí điểm vừa qua: - Phương án thiết kế ba ban chưa hợp lí trong điều kiện kinh tế – xã hội và trong mối quan hệ đồng bộ với các thành phần khác của hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt đối với ban B thiếu sự hấp dẫn và hiệu quả đào tạo thấp. - Sự thiếu thốn về kinh phí, cơ sở vật chất, những bất cập về số lượng, chất lượng của đội ngũ giáo viên - Những bất hợp lí và thiếu đồng bộ trong các quy chế đánh giá và thi cử - Những thiếu sót trong quá trình chỉ đạo, một số biểu hiện quá tải trong kế hoạch dạy học và nội dung một vài môn học Do đó, ngày 1/9/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 30/1998/CT- TTg "Về điều chỉnh chủ trương phân ban ở phổ thông trung học"; Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng lại chương trình phân ban trung học phổ thông toàn diện và hướng nghiệp. Trước mắt phân theo hai ban: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn. Thực hiện phân hoá ở 7 môn: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn – Tiếng Việt, Sử, Địa. Chênh lệch về kiến thức tương ứng của 7 môn học có phân hoá giữa hai ban không quá 20%. Nghĩa là nâng chương trình phân hoá lên 20% so với chương trình chuẩn. Xây dựng chương trình tự chọn (bắt buộc và không bắt buộc) đối với các môn học có phân hoá và một số môn chung. Yêu cầu này đòi hỏi phải xác định lại phương án phân ban, xây dựng lại chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, cách thức đánh giá kết quả dạy học phù hợp trên cơ sở kế thừa những bài học kinh nghiệm tốt của cải cách giáo dục và của thí điểm trung học chuyên ban. Điều đó đã khẳng định: “chủ trương phân ban ở phổ thông trung học nhằm đáp ứng nguyện vọng học tập và phân luồng học sinh sau khi học trung học cơ sở là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta", đúng theo quy định của Luật Giáo dục: yêu cầu về nội dung giáo dục trung học phổ thông là: "ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh cần có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.". Như vậy xu hướng phát triển trường trung học phổ thông là cần phải xây dựng được mô hình trường trung học phổ thông (có phân ban) với đầy đủ các thành tố về mục tiêu, nội dung giáo dục, cơ cấu tổ chức, quản lí cơ sở vật chất thiết bị và 6
  7. đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo thực hiện được các yêu cầu của giáo dục trung học phổ thông có phân hoá theo Luật Giáo dục và Chỉ thị 30/1998/CT-TTg đã quy định. Bên cạnh trường trung học phổ thông (có phân ban), cần phát triển các trường trung học phổ thông có dạy nghề. Nghị quyết số 40/2000/QH10 ban hành tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 - khoá X về "Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” đã giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Chỉ đạo các địa phương xây dựng, phát triển các trường trung học phổ thông kĩ thuật bảo đảm để học sinh vừa có trình độ trung học phổ thông, vừa có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở". Ngoài ra cần đầu tư nâng cao chất lượng các trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp là cơ sở giáo dục thuộc cấp trung học phổ thông để tăng cường tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông, đáp ứng mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2