intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thay đổi trong đào tạo ngành kế toán – kiểm toán trong thời đại công nghệ và hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đã lấy chương trình đào tạo Chất lượng cao kế toán – kiểm toán của Học viện Ngân hàng làm minh chứng cho sự thay đổi ở các trường đại học đào tạo ngành kế toán – kiểm toán cho phù hợp với yêu cầu trong thời đại mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thay đổi trong đào tạo ngành kế toán – kiểm toán trong thời đại công nghệ và hội nhập

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” NHỮNG THAY ĐỔI TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ VÀ HỘI NHẬP ThS. Nguyễn Võ Tuyết Trinh TÓM TẮT Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra có ảnh hưởng không nhỏ tới các lĩnh vực ngành nghề xã hội nói chung và lĩnh vực kế toán – kiểm toán nói riêng. Hơn nữa, thời gian gần đây Việt Nam đang trong tiến hình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, hội nhập về lĩnh vực kế toán, kiểm toán luôn được đặt ra như một trọng tâm. Trước xu hướng đó, ngành kế toán – kiểm toán không khỏi bị tác động và có những xu hướng mới cho phù hợp trong thời đại công nghệ và hội nhập. Theo đó, các trường đào tạo ngành nghề này cũng phải thay đổi chương trình đào tạo sao cho phù hợp để các sinh viên ra trường có thể đáp ứng được ngay với công việc kế toán – kiểm toán theo xu hướng mới. Trong bài viết, tác giả đã lấy chương trình đào tạo Chất lượng cao kế toán – kiểm toán của Học viện Ngân hàng làm minh chứng cho sự thay đổi ở các trường đại học đào tạo ngành kế toán – kiểm toán cho phù hợp với yêu cầu trong thời đại mới. Từ khóa: CMCN 4.0, chương trình đào tạo, hội nhập và công nghệ, kế toán – kiểm toán. ABSTRACT CHANGES IN TRAINING AT MAJOR IN ACCOUNTING & AUDITING IN THE AGE OF TECHNOLOGY AND INTEGRATION The Industrial Revolution 4.0 (Industry 4.0) has been taking place, having a significant impact on the fields of social professions in general and the field of accounting and auditing in particular. Moreover, recently, Vietnam is in the process of integrating more and more deeply into the global economy. In which, integration in the field of accounting and auditing is always set as a focus. Facing that trend, the accounting - auditing industry is not immune to being affected and has new trends to suit in the era of technology and integration. Accordingly, schools must also change their training programs accordingly so that graduates can immediately respond to accounting - auditing jobs according to new trends. In the article, the author has taken the high-quality training program in accounting - auditing of the Banking Academy as evidence for the change in universities to suit the requirements of the new era. Keywords: Industry 4.0, education program, integration & technology, accounting - auditing. 1. MỞ ĐẦU Trước thời đại công nghệ và hội nhập, ngành kế toán – kiểm toán không khỏi bị tác động và phải có những xu hướng mới cho phù hợp. Theo đó trong chương trình đào tạo ngành kế toán – kiểm toán của các trường đại học sẽ phải thay đổi để cung cấp cho thị trường một nguồn nhân lực chất lượng cao. Khi có một nguồn nhân lực chất lượng cao chúng ta sẽ tiếp cận nhanh hơn, hiệu quả hơn những thành tựu công nghệ thế giới thông qua học hỏi những kinh nghiệm, những kiến thức đó một cách có hiệu quả. Chính vì vậy, hệ thống giáo dục cũng cần phải đổi mới theo tinh thần lấy khoa học công nghệ là chính đồng thời hướng sinh viên có tư duy sáng tạo, tích cực và đổi mới. Bài viết xem xét đến ba vấn đề chính: 669
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” - Khi phát triển công nghệ và hội nhập tác động đến ngành kế toán – kiểm toán như thế nào? - Xu hướng mới trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán là gì? - Các trường đại học đã thay đổi như thế nào trong chương trình đào tạo ngành kế toán – kiểm toán để các sinh viên ra trường có thể đáp ứng được ngay với công việc kế toán – kiểm toán theo xu hướng mới? 2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CMCN 4.0 VÀ HỘI NHẬP ĐẾN NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN 2.1. Những lợi ích, cơ hội từ hội nhập và công nghệ trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Những năm gần đây, trong quá trình phát trình với xu thế hội nhập với thế giới, thị trường kế toán – kiểm toán đã đạt được những thành tựu nhất định có thể nói đến như là: i) Môi trường pháp lý được hình thành tương đối đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và từng bước phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. ii) Với sự tham gia tích cực từ các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức phát triển quốc tế và các công ty kiểm toán, góp phần làm phát triển hơn nữa thị trường kế – kiểm toán. iii) Ngành kế toán – kiểm toán có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin tài chính minh bạch, rõ ràng, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Thêm vào đó, năm 2018 lĩnh vực kế toán – kiểm toán được dự báo tiếp tục sẽ là năm sôi động và tăng trưởng mạnh mẽ. Lý do là có những dự báo khả quan về: tăng trưởng đầu tư nước ngoài; các thương vụ mua bán sáp nhập, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; kế hoạch tái cấu trúc của các doanh nghiệp; và đặc biệt là những thay đổi trong các quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Ngoài ra, cũng trong năm 2018, với kỳ vọng Chính phủ sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) sẽ mở ra tiền đề cho sự phát triển hơn nữa của lĩnh vực kế toán – kiểm toán trong các năm tiếp theo, góp phần hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới. Thêm vào đó, CMCN 4.0 đã mở ra một thời kỳ mới trong thời đại công nghệ 4.0 với sự hỗ trợ đắc lực của Internet. Dựa vào lịch sử ra đời của CMCN 4.0 thấy rằng cuộc cách mạng này phát triển dựa trên ba trụ cột chính là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật lý. Dễ thấy rằng, bản chất của cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh, dựa trên việc sử dụng internet kết nối vạn vật để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Chính vì vậy, chu trình và phương pháp kế toán – kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng khá lớn. Cụ thể như là: Một là, làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kế toán và kiểm toán. Các kế toán viên và kiểm toán viên chuyển từ làm việc thủ công sang làm việc trong môi trường tin học hóa. Do đó, công việc của họ được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn như lập chứng từ điện tử, xử lý dữ liệu, tổng hợp và ghi sổ kế toán cũng như thực hiện các phương pháp kiểm toán. Họ sẽ không mất nhiều công sức trong việc phân loại chứng từ, xử lý từng nghiệp vụ kinh tế riêng lẻ, ghi các loại sổ kế toán, mà thay vào đó dành thời gian cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực… Do đó, giúp nâng cao độ tin cậy và hợp lý của các báo cáo thông qua việc tự kiểm soát hoặc các hệ thống tự kiểm. Hai là, mở rộng phạm vi làm việc. Khoảng cách địa lý luôn là một rào cản lớn cho các cơ hội nghề nghiệp của mọi lao động trên toàn thế giới. Tình trạng mất cân đối lao động giữa các ngành nghề ở các quốc gia, thậm chí ở từng quốc gia trở nên khá phổ biến, nhiều người làm trái nghề gây lãng phí tài nguyên lao động do không phát huy được thế mạnh của mình. Thành 670
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tựu trên lĩnh vực kỹ thuật số của cuộc CMCN 4.0 là hệ thống mạng không dây, dữ liệu số hóa sẽ dần xóa bỏ rào cản đó. Thông qua vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) các chủ thể cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán có điều kiện làm việc thuận lợi hơn và không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Vì vậy, khoảng cách địa lý sẽ không còn là giới hạn trong công việc kế toán, kiểm toán. Khi đó, chỉ cần có internet là kế toán viên, kiểm toán viên tại bất kỳ đâu trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng cũng có thể thực hiện được các phần hành công việc kế toán, kiểm toán của mình. Ba là, tăng cơ hội tiếp cận với công nghệ kế toán – kiểm toán quốc tế. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ giúp họ sử dụng nguồn lực của mình hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, nhân lực cũng như tiếp cận gần hơn với hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế. Nhờ vào kho dữ liệu lớn (Big Data) không những giúp các doanh nghiệp kế toán – kiểm toán có thể sử dụng nâng cao chất lượng công việc (ví dụ như việc mở rộng chọn mẫu đại diện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh), mà còn tạo ra các công cụ hỗ trợ dịch vụ tư vấn như kế toán điều tra, soát xét tài chính… Ngoài ra, big data còn tạo cơ hội cho các chủ thể này khai thác dữ liệu mà họ thường xuyên thu thập được hoặc các thông tin mà trước đây họ khó thu thập được trong quá trình tác nghiệp của mình (tối đa hóa sử dụng dữ liệu). Bên cạnh đó, họ cũng có thể chiết xuất dữ liệu từ những kho dữ liệu khổng lồ, phục vụ cho tất cả các loại quyết định, các cấp lãnh đạo cũng như tất cả các loại trạm kiểm soát thông tin trước khi ra quyết định và tất cả những người có lợi ích liên quan. Có thể thấy, nhờ việc sử dụng các phần mềm kế toán – kiểm toán để xử lý công việc đã giúp các kế toán viên, kiểm toán viên tiết kiệm thời gian, nhân lực, đặc biệt là việc cập nhật và báo cáo thông tin, thu thập dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng hơn, làm tăng hiệu quả công việc lên rất nhiều lần. Bốn là, tạo ra một đội ngũ kế toán – kiểm toán thích ứng với sự phát triển. Bên cạnh những yếu tố tích cực trong giải quyết công việc, quốc tế hóa hệ thống kế toán – kiểm toán, thì CMCN 4.0 cũng đồng thời tạo ra một lực lượng lao động mới nói chung và đối với ngành kế toán – kiểm toán nói riêng. Trong bối cảnh mới, CMCN 4.0 vô hình xây dựng nên đội ngũ người lao động có trình độ cao, đáp ứng được những yêu cầu của ngành, tăng khả năng kết nối và hiệu quả công việc. Theo đó, sự liên thông, tác động qua lại có hệ thống như một mạng lưới giúp cho tất cả các ngành, lĩnh vực không chỉ riêng kế toán – kiểm toán cùng phát triển. Cuối cùng là, cuộc cách mạng này còn có những lợi ích tác động lên bộ phận tài chính – kế toán của doanh nghiệp được tóm tắt như sau: Bảng 1. Bảng tóm tắt những lợi ích tác động lên bộ phận tài chính – kế toán 05 khía cạnh mà CMCN 4.0 tác động lên bộ phận tài chính – kế toán của doanh nghiệp Phân tích Quy trình tự Công Trí thông minh Công dữ liệu động hóa nghệ đám mây nhân tạo nghệ Blockchain Nếu như Đa phần công Lưu trữ Bên cạnh công tác Liên Excell được sử việc của kế toán là thông tin một ghi chép (bookkeeping) kết tất cả các dụng phổ biến và những ghi chép đã cách realtime, đơn giản, trí thông minh dữ liệu của bộ quen thuộc trước chuẩn hóa, do vậy khối lượng lớn nhân tạo có thể thay thế phận tài chính đây, sự phát triển công nghệ tự động hóa và không bị giới con người cả với những – kế toán lại của công nghệ sẽ có thể thay thế bộ hạn nhiều về bộ nghiệp vụ kế toán phức tạp với nhau. tạo ra nhiều công phận tài chính - kế nhớ. như định giá, lập dự phòng. cụ và phần mềm toán nhiều trong các Qua đó, giúp giảm thiểu rất hiện đại hơn. công việc này. nhiều nhân sự. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 671
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Như vậy, trong thời kỳ kỷ nguyên số đã mang lại không ít những thuận lợi cho công tác kế toán – kiểm toán. Bên cạnh đó, thị trường kế toán – kiểm toán cũng gặp phải không ít những thách thức trong thời kỳ công nghệ và hội nhập mang lại. 2.2. Những thách thức ngành gặp phải Thứ nhất, vướng mắc trong áp dụng chuẩn mực kế toán – kiểm toán quốc tế. Thông tin tài chính là thước đo tình hình sức khỏe và năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do thương mại và cạnh tranh bình đẳng, thông tin tài chính đòi hỏi phải minh bạch, tin cậy và được trình bày theo chuẩn mực quốc tế. Tuy các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã được xây dựng theo các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và phù hợp với đặc điểm nền kinh tế cũng như tình hình doanh nghiệp Việt Nam, nhưng hiện vẫn còn khoảng cách lớn giữa VAS và IAS trong lập và trình bày cáo cáo tài chính. Đặc biệt, hiện lập và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập của kế toán, kiểm toán Việt Nam. Mặt khác, CMCN 4.0 đã làm thay đổi căn bản hiệu quả của quy trình tổng hợp, xử lý, truyền đạt và cung cấp thông tin kế toán – kiểm toán. Theo đó, quy trình này đòi hỏi công việc kế toán – kiểm toán cần phải được đổi mới căn bản và toàn diện. Thứ hai, cần nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Với trí tuệ nhân tạo thì những công việc thủ công của kế toán – kiểm toán như ghi chép nghiệp vụ, giao dịch, bút toán hay phân tích hoạt động, các chỉ số… sẽ được tự động hóa, hoặc được thực hiện bởi rôbốt. Khi đó, thị trường lao động trong ngành nghề này sẽ phải cắt giảm mạnh số lượng nhân viên, họ sẽ không cần số đông các nhân viên kế toán – kiểm toán tài chính cấp thấp nữa. Mặt khác, để phân tích hay tìm nguyên nhân, đưa ra giải pháp cho từng tình huống cụ thể, thậm chí những tình huống chưa từng xảy ra… thì luôn cần có sự tham gia của con người. Thêm vào đó, sự hiểu biết, kiến thức cũng như trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của kế toán viên, kiểm toán viên còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kế toán – kiểm toán vẫn cần những nhân viên có kỹ năng kế toán – kiểm toán tài chính, nhưng họ sẽ cần nhiều hơn các lập trình viên giỏi, các chuyên gia công nghệ và phân tích dữ liệu. Mặt khác, hiện công tác kế toán, kiểm toán ở Việt Nam chủ yếu trên hồ sơ, giấy tờ. Trong khi CMCN 4.0 lại chuyển hóa toàn bộ các dữ liệu đó thành thông tin điện tử, vừa đa dạng, vừa khó nắm bắt. Do đó, các kế toán – kiểm toán viên sẽ không thể thực hiện kiểm toán nếu không có sự am hiểu. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra lúc này cho họ là cần phải cải thiện năng lực cũng như điều kiện của bản thân để có thể đáp ứng điều kiện hành nghề quốc tế, để nâng cao vị thế bản thân và mở rộng phạm vi hành nghề. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, lực lượng lao động kế toán – kiểm toán thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Kiến thức, hiểu biết, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các kế toán viên, kiểm toán viên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều. Trong khi đó, công tác đào tạo chuyên ngành kế toán – kiểm toán chủ yếu dừng lại ở lý thuyết cơ bản, đào tạo chuyên sâu còn khiêm tốn, nhất là những kiến thức đòi hỏi về công nghệ cao. Vì vậy thời gian tới, lĩnh vực kế toán – kiểm toán rất cần đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ ba, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế. CMCN 4.0 diễn ra với tốc độ đột phá “không có tiền lệ lịch sử” cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. Do đó, các doanh nghiệp kế toán – kiểm toán không khỏi gặp phải những khó khăn, thách thức trong quá trình chuyển đổi sang thời kỷ nguyên số. Với dữ liệu lớn mang lại cho con người sự tiếp cận với nguồn kiến thức vô hạn, giúp con người có thể tìm hiểu bất cứ 672
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” điều gì cần biết nhưng cũng có điểm hạn chế là những thông tin đó có thể không chính thống, các thông tin ảo. Do đó, họ cũng phải cẩn trọng khi tiếp cận thông tin và sử dụng thông tin. Ngoài ra, rủi ro mất thông tin, dữ liệu thông qua việc kết nối internet cũng là một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp kế toán – kiểm toán cần quan tâm. Thông tin, kết quả kiểm toán có thể bị rò rỉ từ việc gửi thư điện tử qua mạng dùng chung tới đơn vị được kiểm toán hoặc các tổ chức, cá nhân bên ngoài. Hoặc các phần tử xấu có thể lợi dụng các thông tin, kết quả kiểm toán chưa chính thức để thực hiện các mục đích phá hoại, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cơ quan kiểm toán. Trong khi đó, chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin trên toàn ngành kế toán – kiểm toán nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời đại CMCN 4.0. Vì vậy, thị trường ngành kế toán – kiểm toán cần phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt hơn nữa, đặc biệt về vấn đề bảo mật an ninh mạng. Thứ tư, kỹ năng mềm và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ kế toán – kiểm toán còn yếu và thiếu. Theo khảo sát của tổ chức tuyển dụng Navigos Search cho thấy, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ quốc tế, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, lối tư duy phản biện – giải quyết vấn đề ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, các lao động đã qua đào tạo của Việt Nam mặc dù được đánh giá là nhanh nhẹn, sáng tạo và có thể đáp ứng được nhu cầu… nhưng lại thiếu và yếu kỹ năng mềm (như làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản biện, sáng tạo, tuân thủ công nghệ…), tính tuân thủ kỷ luật chưa nghiêm... Bên cạnh đó, kiến thức, hiểu biết, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các kế toán viên, KTV hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều. Công tác đào tạo cũng chỉ mới dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức nền, chưa chuyên sâu, đa ngành, nhất là đối với những kiến thức mang tính đặc thù công nghệ, bảo mật và trí tuệ nhân tạo. Cuối cùng, thêm đối thủ cạnh tranh. Một thách thức mà ngành kế toán – kiểm toán có thể đối mặt nữa đó chính là sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các công ty đang cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán truyền thống, mà còn với cả các doanh nghiệp phi truyền thống và các doanh nghiệp công nghệ. Đặc biệt, khi công nghệ blockchain được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, sẽ tạo ra nguy cơ thu hẹp dịch vụ kiểm toán truyền thống. Thực tế cho thấy, hiện nay, các công ty công nghệ trên thế giới như Google và Alibaba cũng đã cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn thuế. Hay như, các hãng cung cấp phần mềm kế toán truyền thống (Microsoft, SAP, IBM, Oracle) thể hiện sự tụt hậu trong làn sóng “phân tích dữ liệu kinh doanh” so với các nhà cung cấp mới toanh như Tableau, Qlik, TIBCO Spotfire. 3. XU HƯỚNG MỚI TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN Từ những phân tích trên cho thấy rằng, trong thời đại công nghệ và hội nhập sẽ tác động lớn đến quy mô hoạt động và phát triển nghề nghiệp. Tất cả những yếu tố trên đang tạo ra xu hướng mới cho lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Đầu tiên đó là xu hướng tự động hóa các quy trình kế toán, kiểm toán. Theo kết quả điều tra năm 2016 của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) về kế toán chuyên nghiệp tương lai diễn ra trên 22 quốc gia trên toàn cầu (trong đó có Việt Nam) cho thấy xu hướng mới của ngành như sau: có tới 55% số người trả lời cho rằng đó là sự phát triển của hệ thống kế toán tự động, kế đến là hài hòa chuẩn mực kế toán (42%), sự xâm nhập của điện toán đám mây trong kinh doanh (41%), sự biến động kinh tế (42%). Như vậy, có thể thấy dưới ảnh hưởng từ công nghệ, quá trình kế toán – kiểm toán được tự động hóa các bước thực hiện ngày càng được phát triển. Việc tự động hóa đã giúp cho các kế toán, kiểm toán viên loại trừ sự nhầm 673
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” lẫn và tối thiểu hóa các lỗi kế toán, kiểm toán. Theo Đỗ Tất Cường (2020), hiện nay, nhiều tập đoàn kiểm toán lớn trên thế giới đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi khác nhau nhằm thích ứng công nghệ 4.0. Họ xây dựng nhiều nền tảng công nghệ nhằm hỗ trợ quá trình kế toán, kiểm toán và trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện các dịch vụ kế toán, kiểm toán; các kỹ thuật phân tích để xác định vấn đề, các phương thức khác nhau để sử dụng dữ liệu lớn và hoạt động kiểm toán đã trở nên hiệu quả hơn và thậm chí có nhiều công cụ kiểm toán mới. Thật vậy, theo ông Joshua Heniro – Trưởng đại diện Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ, khu vực Đông Nam Á cho biết trong thời kỷ nguyên số, mô hình lý tướng trong khâu xử lý chứng từ của bộ phận kế toán – tài chính chỉ khoảng 11% thời gian, trong khi đó thực tế lại chiếm khoảng 66%. Bên cạnh đó là sự gia tăng ngày càng nhanh của các giải pháp phần mềm kế toán, kiểm toán. Trong thời đại công nghệ như hiện nay, các phần mềm kế toán càng được phát triển và cải thiện, chúng không chỉ đưa ra các giải pháp tiết kiệm thời gian cho chứng từ sổ sách, mà còn đảm bảo độ chính xác cao. Phần mềm kế toán online là một trong những phần mềm tốt nhất của cuộc CMCN 4.0. Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa sức mạnh của công nghệ thông tin, lập trình website và hệ thống nghiệp vụ tài chính – kế toán – quản trị. Các nghiên cứu trên thế giới mới đây cho thấy, CMCN 4.0 với các ứng dụng vạn vật, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn, điện toán đám mây, việc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối trên toàn thế giới… sẽ mở ra cơ hội tốt cho lĩnh vực kế toán, kiểm toán tiếp cận những phần mềm tiện ích, chi phí phù hợp, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiếp cận hệ thống kế toán, kiểm toán quốc tế (Trần Thị Ngọc Anh, 2019). Dự báo trong thời gian không bao lâu tới, các phần mềm và hệ thống thông minh sẽ thay thế công việc thủ công, tự động hóa các quy trình phức tạp và đa diện (như hoàn tất các thỏa thuận tài chính), hỗ trợ các xu hướng dịch vụ thuê ngoài và tái sử dụng nội bộ một số dịch vụ khác. Cuối cùng là xu hướng sử dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thách thức lớn nhất mà ngành kế toán – kiểm toán gặp phải là cần cấu trúc lại chiến lược phát triển và có các giải pháp phát triển nguồn nhân lực với yêu cầu về lao động không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn phải có trình độ và kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp và đáp ứng với yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng này. ACCA đã tiến hành nhiều cuộc điều tra nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chung cho thấy, để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên số, kế toán viên, kiểm toán viên tương lai không chỉ cần các yếu tố như sự thông minh, chỉ số cảm xúc mà phải bổ sung thêm các yếu tố cần thiết cho sự phát triển nghề nghiệp như kỹ năng công nghệ, tầm nhìn… Đặc biệt, Báo cáo nghiên cứu “Kế toán viên chuyên nghiệp trong tương lai – Những nhân tố dẫn đến sự thay đổi và kỹ năng tương lai” ACCA công bố năm 2016 cũng cho thấy, trong kỷ nguyên số, mỗi kế toán chuyên nghiệp sẽ được phản ánh năng lực và kỹ năng trên 7 lĩnh vực: Kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm, trí thông minh, kỹ năng kỹ thuật số, khả năng sáng tạo, chỉ số cảm xúc và tầm nhìn. Thêm vào đó, hiện nay với Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2030 mà Bộ Tài chính vừa ban hành sẽ là thách thức đối với nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Vấn đề này đòi hỏi những người làm kế toán, kiểm toán phải cập nhật được các kiến thức mới như về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS); kỹ thuật trong kế toán, kiểm toán như phân tích dữ liệu, kỹ thuật kiểm toán trong điều kiện áp dụng công nghệ thông tin. 674
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 4. SỰ THAY ĐỔI TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Rõ ràng, trong thời đại hội nhập và công nghệ mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán lẫn lao động trong lĩnh vực này. Những kiến thức như blockchain, tính quy trình trong bối cảnh CMCN 4.0 đang khiến quy trình tổ chức, thu thập thông tin của ngành kế toán, kiểm toán thay đổi. Do đó, để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên số, các kế toán, kiểm toán viên tương lai không chỉ cần các yếu tố như kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, sự thông minh, chỉ số cảm xúc mà còn cần được bổ sung thêm các yếu tố cần thiết cho sự phát triển nghề nghiệp như kỹ năng công nghệ, tầm nhìn doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một yếu tố cốt lõi bên cạnh năng lực chuyên môn đó là đạo đức nghề nghiệp. Bởi vì, khi mọi công việc đều có thể được xử lý bằng công nghệ thì đạo đức nghề nghiệp trở thành yếu tố cần thiết. Chỉ có những kế toán viên, kiểm toán viên có đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng sự thật, đặt lợi ích công chúng lên trên lợi ích bản thân mới có khả năng tạo dựng giá trị chân thực cho cổ đông để các cổ đông tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp, cũng như giúp nhà đầu tư xác định hướng đi ít rủi ro và nhiều cơ hội, giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của công chúng. Ngoài ra, phương tiện không thể thiếu giúp kế toán – kiểm toán hiện tại và tương lai vươn xa phạm vi hoạt động của mình đó là ngôn ngữ quốc tế. Lợi thế khi các kế toán viên – kiểm toán viên sử dụng ngôn ngữ quốc tế một cách thành thạo sẽ giúp họ không chỉ thuận lợi trong giao tiếp mà còn nâng cao kiến thức chuyên môn mang tầm quốc tế. Khi đó, họ sẽ học và thi lấy các chuẩn chỉ quốc tế, được công nhận hoạt động ở nhiều nước trên thế giới như: ACCA, CMA, CIA… Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, chuẩn bị nguồn nhân lực ngành kế toán, kiểm toán chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới rất cần vai trò nòng cốt của các trường đại học trong việc đào tạo. Các trường cần phải có sự đổi mới trong chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo cũng như cần phải nghiên cứu các vấn đề mới trong kế toán, kiểm toán, bắt kịp với xu thế toàn cầu. Cụ thể là: (1) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành kế toán, kiểm toán theo hướng có các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc áp dụng công nghệ dữ liệu để giải quyết những vấn đề về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. (2) Cần sớm đổi mới toàn diện chương trình đào tạo, có ưu tiên đào tạo công nghệ thông tin chuyên sâu cho chuyên ngành kế toán – kiểm toán giúp trang bị kiến thức tạo nền tảng để có năng lực nhận thức và thích nghi tốt với công nghệ 4.0 như AI, blockchain và điện toán đám mây. (3) Cần ứng dụng mô hình kế toán – kiểm toán ảo về hoạt động kinh tế, vừa mang tính mô phỏng vừa mang tính kỹ năng để sinh viên rèn luyện. Khi các phần mềm, chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, các tính toán, luân chuyển và ghi chép thông tin trên mẫu biểu đã được chương trình hóa và tự động hóa thì phải từng bước từ bỏ phương pháp giảng dạy kế toán – kiểm toán theo chế độ cũng như theo xử lý nghiệp vụ mang tính thủ công. (4) Đối với sinh viên đã ra trường (đang làm ở doanh nghiệp hay các công ty dịch vụ kế toán – kiểm toán tài chính), các hội nghề nghiệp có thể hỗ trợ công tác giáo dục, đào tạo về CMCN 4.0 bằng việc tạo ra áp lực để các trường đại học bổ sung vào chương trình học giúp các sinh viên sắp tốt nghiệp có những kết nối thông tin và kỹ năng về kỹ thuật số. (5) Các trường đại học cần tăng cường liên kết và phối hợp với các tổ chức, hội nghề nghiệp trong và ngoài nước, các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình cũng như trong quá trình đào tạo; giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tế ngay từ những năm 675
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” đầu học tập. Qua đó, giúp họ tìm hiểu, tiếp cận với ngành nghề, công việc sớm để có thể thích ứng ngay với các yêu cầu nghề nghiệp và sự thay đổi trong quá trình làm việc. Sự thay đổi trong chương trình đào tạo ngành kế toán – kiểm toán cho sinh viên tại Học viên Ngân hàng (HVNH) là một ví dụ điển hình. Trước yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao mới, cũng như để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao của các nhà tuyển dụng. Năm 2021, HVNH ban hành, điều chỉnh Khung chương trình đào tạo và Chuẩn đầu ra ngành kế toán mới và đã bắt đầu được áp dụng cho sinh viên từ năm học 2021 – 2022, với kỳ vọng và mục tiêu tất cả sinh viên tốt nghiệp từ HVNH đều đạt chuẩn đầu ra với đầy đủ kỹ năng, trong đó chú trọng năng lực số của sinh viên, đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. Theo đó, chương trình đào tạo thay thế học phần Tin học đại cương bằng học phần Năng lực số ứng dụng. Có thể nói rằng, HVNH được đánh giá là đại học đầu tiên đưa năng lực số vào giảng dạy nhằm nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin cho sinh viên. Đào tạo chuyên ngành kế toán – kiểm toán bên cạnh Chương trình hệ đại trà, HVNH còn có Chương trình hệ Chất lượng cao (CLC), liên kết quốc tế. Từ năm 2020 trở về trước, sau khi nhập học, HVNH sẽ tổ chức cho sinh viên đăng ký và thi tuyển vào Chương trình thông qua đợt thi tuyển gắt gao. Từ năm 2021, Chương trình đã có mã ngành riêng và được xét tuyển từ đầu giống như các mã ngành khác của HVNH nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh có thể đăng ký ngay từ đầu không phải qua thi tuyển. Để xây dựng chương trình Chất lượng cao kế toán – kiểm toán, HVNH đã thực hiện rà soát, đối chiếu, so sánh và tham khảo các chương trình đào tạo đại học Ngành kế toán – Accounting (hoặc ngành kế toán và tài chính – Accounting and Finance) của một số trường đại học danh tiếng trên thế giới, bao gồm đại diện từ Anh Quốc, Mỹ, Australia, Trung Quốc, Malaysia và Singapore. Kết quả cho thấy rằng, xu hướng học tích hợp vậy đã được các trường áp dụng gần đây, như tại Anh quốc ít nhất 26 Đại học danh tiếng thuộc Top đầu đào tạo về Kế toán đã tích hợp với chứng chỉ Tài chính, Kế toán và Kinh doanh (CFAB – ICAEW), tại Trung Quốc là 11, Malaysia là 15, tại Singapore con số này ít nhất là 5. Trong đó, có đại học danh tiếng nhất về đào tạo Kế toán tại Châu Á và thuộc top đầu thế giới là trường đại học quản lý Singapore SMU đã tích hợp và được chấp nhận toàn bộ 12/15 môn học của chương trình ACA – ICAEW (trong đó có toàn bộ chương trình CFAB). Khi đó, sinh viên sẽ được công nhận hoặc miễn giảm các môn học nên họ sẽ rút ngắn con đường đạt danh vị cao nhất trong nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trên toàn cầu. Chính vì vậy, HVNH đã hợp tác và xây dựng chương trình đào tạo cử nhân CLC tích hợp chương trình giảng dạy với nội dung đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp của các tổ chức quốc tế danh tiếng trên thế giới. Theo đó, sinh viên có thể lựa chọn 1 trong 2 chương trình đào tạo. (1) Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) – chứng chỉ danh giá trên toàn thế giới và được rất nhiều nước phát triển công nhận trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Hoặc (2) Viện Kế toán Công Chứng Vương quốc Anh và xứ Wales – ICAEW (Institute of Chartered Accountants in England and Wales) – ghi nhận vị thế số một trong nghề nghiệp Kế toán và Tài chính với danh hiệu “Chartered Accountant” (ACA). Khi đăng ký 1 trong 2 chương trình này, sinh viên sẽ được tham gia các hội thảo định hướng nghề nghiệp của ICAEW và ACCA. Bên cạnh đó còn được hỗ trợ tài liệu trong quá trình học, tư vấn nhiệt tình từ ICAEW và ACCA. Chiến lược này cũng là một hướng đi đúng đắn để giúp các đại học của Việt Nam dần đạt chuẩn quốc tế với sự công nhận ban đầu từ các tổ chức nghề nghiệp uy tín trên thế giới. Bên cạnh đó, hiện nay Bộ Tài chính đã xây dựng đề án áp dụng Hệ thống chuẩn mực Lập BCTC quốc tế 676
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” (IFRS/IAS) tại Việt Nam, theo đó sẽ tiến tới áp dụng toàn bộ các IFRS/IAS cho các công ty niêm yết và công ty có lợi ích công chúng trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến năm 2030. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, am hiểu về hệ thống các chuẩn mực quốc tế là rất cần thiết, đáp ứng được đúng yêu cầu của thị trường lao động. Hiện các sinh viên CLC kế toán – kiểm toán, HVNH được tích hợp thêm nội dung đào tạo của chứng chỉ ICAEW – CFAB. Với chương trình này, sự kết hợp và liên hệ chặt chẽ giữa Đại học – Hiệp hội nghề nghiệp – Doanh nghiệp với trọng tâm là sự phát triển toàn diện cho sinh viên sẽ mở ra cho các em các cơ hội như: (i) Được học các phương pháp học đại học, kỹ năng nghiên cứu, được chia sẻ và định hướng nghề nghiệp ngay từ năm nhất bởi các chuyên gia và các cựu sinh viên tiêu biểu. (ii) Được đào tạo kiến thức chuyên môn theo chuẩn quốc gia ngành kế toán – kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán – kiểm toán Quốc tế. (iii) Học tập trong môi trường quốc tế; giáo trình nhập khẩu từ Vương Quốc Anh; giảng viên có chuyên môn cao. (iv) Sở hữu Chứng chỉ Quốc tế về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh (ICAEW – CFAB). (v) Cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các nước trong cộng đồng kinh tế Asean (AEC) như tại Singapore, Malaysia,… Khi đó, các sinh viên này ra trường cũng đáp ứng được phần yêu cầu của các kế toán – kiểm toán viên trong thời đại công nghệ và hội nhập. 5. KẾT LUẬN Thời đại công nghệ và hội nhập đã và đang mang đến một động lực mới để chuyển đổi xu hướng đào tạo mới trong ngành nghề kế toán – kiểm toán tại tất cả các nước trên toàn thế giới kể cả Việt Nam. Chuẩn bị nguồn nhân lực ngành kế toán, kiểm toán chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới rất cần vai trò nòng cốt của các trường đại học trong việc đào tạo. Các trường cần phải có sự đổi mới trong chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo cũng như cần phải nghiên cứu các vấn đề mới trong kế toán, kiểm toán, bắt kịp với xu thế toàn cầu. Theo đó, sự thay đổi trong chương trình đào tạo ngành kế toán – kiểm toán cho sinh viên tại Học viên Ngân hàng (HVNH) là một ví dụ điển hình. Năm 2021, HVNH ban hành, điều chỉnh Khung chương trình đào tạo và Chuẩn đầu ra ngành kế toán mới và đã bắt đầu được áp dụng cho sinh viên từ năm học 2021 – 2022, với kỳ vọng và mục tiêu tất cả sinh viên tốt nghiệp từ HVNH đều đạt chuẩn đầu ra với đầy đủ kỹ năng, trong đó chú trọng năng lực số của sinh viên, đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Chu Thị Bích Ngọc (2019), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0, Tạp chí Tài chính online, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao- doi-binh-luan/nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-viet-nam-trong-cuoc-cach-mang-cong- nghiep-40-147363.html?fbclid=IwAR1zd1MTYSjMl94VUQn1Z98- IyiohS7rlVzRGhNEFaJBYTQfMY7p5FaSGnU. (tạp chí online) 2. Chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng. 3. Đoàn Thị Hồng Thịnh, Nguyễn Thị Huyền (2018), Phát triển lĩnh vực kế toán – kiểm toán trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính Online, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-linh-vuc-ke-toan-kiem-toan-truoc- cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-137747.html. (tạp chí online) 677
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 4. Đỗ Tất Cường (2020), Dự báo những xu hướng thay đổi trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, Tạp chí Tài chính Online, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/du-bao-nhung- xu-huong-thay-doi-trong-linh-vuc-ke-toan-kiem-toan-326409.html. (tạp chí online) 5. Hội thảo “Vai trò của kế toán quản trị trong công ty niêm yết và các ứng dụng của kế toán quản trị trong điều hành doanh nghiệp” (2017), trên trang http://vietstock.vn 6. Nguyễn Thị Thanh Thắm (2018), Kế toán – kiểm toán và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Hội Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh, https://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/ke- toan-kiem-toan-va-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40/. (tạp chí online) 7. Phạm Thị Thu Oanh (2018), Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính Online. 8. Trần Khánh Lâm (2018), CMCN 4.0 – Nghề nghiệp Kế – Kiểm và Tài chính. 9. Trần Thị Ngọc Anh (2019), Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực kế toán, Tạp chí Tài chính, ISSN: 2615-8973, số 713, kỳ 2 tháng 09/2019. (tạp chí) Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. PwC (2018), Financial Statement Audit: Tech-Enabling the Audit for Enhanced Quality and Greater Insights, Pricewaterhouse and Cooper. 2. The Association of Chartered Certified Accountants (6/2016), Professional accountant – the future: Drivers of change and future skills, ACCA London, UK. 3. The Association of Chartered Certified Accountants (11/2016), Professional accountant – the future: Generation next. --- Thông tin tác giả: Th.s Nguyễn Võ Tuyết Trinh, Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên, 441 Nguyễn Huệ, Phường 7, Tp. Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên. Email: trinhvnt.py@hvnh.edu.vn Số điện thoại: 0913.455354 Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán. 678
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1