intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề cơ bản của pháp luật về kinh doanh chứng khoán

Chia sẻ: Lan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:300

449
lượt xem
137
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN 1. Khái niệm Pháp luật về kinh doanh ck Pháp luật về kinh doanh chứng khóan là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chứng khóan và TTCK. Pháp luật về kinh doanh chứng khóan điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, ......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề cơ bản của pháp luật về kinh doanh chứng khoán

  1. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN TS. Lê Vũ Nam 1
  2. NỘI DUNG CHÍNH TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN 2
  3. I. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN 1. Khái niệm Pháp luật về kinh doanh ck Pháp luật về kinh doanh chứng khóan là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chứng khóan và TTCK. 3
  4. I. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN 2. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh q Phạm vi điều chỉnh: Pháp luật về kinh doanh chứng khóan điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. q Đối tượng điều chỉnh: Ø Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ø Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. 4
  5. I. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN 3. Nguồn của Pháp luật về kinh doanh ck q Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001. q Bộ luật dân sự. q Bộ luật thương mại năm 2005. q Luật doanh nghiệp năm 2005. q Luật đầu tư năm 2005. q Luật chứng khóan năm 2006. q Nghị định 144 của Chính phủ về chứng khóan và TTCK năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 5
  6. I. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN 4. Nội dung của Pháp luật về kinh doanh ck q Xác định quy chế pháp lý của chứng khóan và TTCK q Điều chỉnh họat động phát hành và niêm yết chứng khóan q Điều chỉnh họat động giao dịch chứng khóan q Các định địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh, dịch vụ chứng khóan q Điêu chỉnh họat động công bố thông tin, thanh tra, giám sát và giải quyết tranh chấp trên TTCK 6
  7. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN q Khaùi nieäm q Ñaëc ñieåm q Phaân loaïi 7
  8. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 1. Khái niệm chứng khóan q Theo Luật về TTCK của Mỹ (1934): “Thuật ngữ chứng khoán nghĩa là bất kỳ giấy nợ, cổ phần, chứng khoán tồn tại, trái phiếu, giấy vay nợ không có đảm bảo, chứng chỉ về quyền lợi hoặc dự phần trong bất kỳ thỏa thuận chia lợi nhuận nào, hoặc trong bất kỳ khoản tiền hoặc hợp đồng thuê mỏ dầu, mỏ khí hay các mỏ nào khác; bất kỳ chứng chỉ ủy thác thế chấp, chứng chỉ chi phí tiền tổ chức hoặc chứng chỉ đăng ký mua chứng khoán mới phát hành, cổ phần có thể chuyển nhượng, hợp đồng dầu tư, chứng chỉ ủy thác bỏ phiếu, chứng chỉ ủy thác…”. 8
  9. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 1. Khái niệm chứng khóan q Luật về TTCK của Liên Bang Nga năm 1996: “Chứng khoán phát hành là bất kỳ chứng khoán nào, kể cả chứng khoán phi vật chất mang đồng thời các dấu hiệu sau đây: Ø Ghi nhận các quyền tài sản và phi tài sản cho phép người sở hữu xác nhận, chuyển nhượng và thực hiện vô điều kiện các quyền trên theo luật định; Ø Được phân phối bằng những đợt phát hành; Ø Có số lượng quyền và thời hạn thực hiện quyền như nhau đối với cùng một đợt phát hành”. 9
  10. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 1. Khái niệm chứng khóan q Theo Nghị định 144/NĐ-CP: “Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền là lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản và vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu, quyền mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác”. q Theo Luật chứng khóan năm 2006: “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: Ø Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Ø Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán”. 10
  11. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 1. Khái niệm chứng khóan q Trong khoa học kinh tế- tài chính: Ø Chứng khoán là phương tiện xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Ø Chứng khoán là mọi sản phẩm tài chính có thể chuyển nhượng được, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ của thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng và các loại thương phiếu. 11
  12. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Đặc điểm chứng khóan q Tính giá trị q Tính chuyển nhượng (tính thanh khỏan) q Tính sinh lời q Tính rủi ro q Tính chặt chẽ về mặt hình thức 12
  13. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu q Khái niệm: Ø Theo Luật chứng khóan năm 2006:Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Ø Trong khoa học kinh tế - ti chính: Cổ phiếu l chứng khoán do công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu được phát hành khi công ty cổ phần huy động vốn để thành lập công ty hoặc khi công ty huy động thêm vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Số vồn đó được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông. Cổ phiếu có thể ghi danh hoặc không ghi danh. 13
  14. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu q Đặc điểm: Ø Là bằng chứng cho việc góp vốn vào CTCP. Người nắm giữ (cổ động) có quyền tham gia quản lý, điều hành, chia tài sản còn lại khi công ty bị phá sản sau trái chủ. Ø Có thu nhập không ổn định. Ø Có độ rủi ro cao. Ø Gía cả thường biến động mạnh. Ø Không có thời gian đáo hạn và tồn tại song song với CTCP. 14
  15. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu q Phân loại cổ phiếu: Ø Căn cứ vào đặc điểm: Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông): Là loại CP cơ bản của CTCP, cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong CTCP; phát hành ra đầu tiên và thu hồi về cuối cùng. Cổ đông có các quyền: ü Nhận cổ tức và được chuyển nhượng. ü Hưởng chênh lệch giá. ü Hưởng giá trị tài sản tăng lên của công ty cổ phần. ü Được ưu tiên mua cổ phiếu phát hành bổ sung của công ty cổ phần với điều kiện ưu đãi. ü Được chia lại tài sản khi công ty phá sản hoặc giải thể sau khi đã thanh toán các khoản nợ. ü Được tham gia quản lý, điều hành công ty. ü Được cung cấp thông tin. 15
  16. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu Cổ phiếu ưu đãi: Là loại cổ phiếu phát hành sau cổ phiếu thường, cho phép người nắm giữ được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường. Có một số loại cổ phiếu ưu đãi sau đây: CP ưu đãi biểu quyết: Là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn số phiếu của cổ phiếu thường và thường do Điều lệ công ty quy định, không được chuyển nhượng. Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Là cổ phiếu được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu thường hoặc mức ổ định hàng năm. Cổ phiếu loại này không cho phép người nắm giữ có quyền biểu quyết hay tham dự ĐHĐ cổ đông. Có CP ưu đãi cổ tức tích lũy và không 16 tích lũy.
  17. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán - cổ phiếu Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Là cổ phiếu sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện ghi trên cổ phiếu, được ưu tiên nhận lại tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản. Cổ đông loại này không có quyền biểu quyết, không có quyền dự họp ĐHĐ cổ đông. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển thành cổ phiếu thướng: Là loại cổ phiếu ưu đãi cho phép ngưi72i năm giữ được chuyển thành cổ phiếu thường theo những điều kiện nhất định. 17
  18. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu Ø Căn cứ vào hoạt động của CTCP: Cổ phiếu thượng hạng (Blue chpi stocks): là cổ phiếu được phát hành bởi những công ty lâu đời, có uy tính, mức chi trả cổ tức cao. Cổ phiếu tăng trưởng (Growth stocks): Là cổ phiếu do các CTCP đang trên đà tăng trưởng, có tiềm năng và triển vọng tốt, mức cổ tức thường thấp hoặc không có do công ty thường giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. 18
  19. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu Cổ phiếu thu nhập (Income stock): Là loại cổ phiếu trả cổ tức cao hơn mức trung bình trên thị trường, thích hợp cho các nhà đầu tư hướng tới việc nhận cổ tức, tuy nhiêm tiềm năng phát triển của công ty không lớn. Cổ phiếu chu kỳ (Cyclical stock): là cổ phiếu của những CTCP có thu nhập theo chu ký kinh tế như các ngành thép, xi măng, thiết bị, động cơ, xây dựng… Cổ phiếu theo mùa (Seasonal stock): Là cổ phiếu của những CTCP sản xuất, kinh doanh theo mùa vụ. 19
  20. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu Ø Căn cứ vào nguyên tắc thực hiện quyền: Cổ phiếu vô danh: ü Không ghi tên người sở hữu. ü Không hạn chế chuyển nhượng. ü Số lượng phát hành lớn nhất. Cổ phiếu ký danh. ü Có ghi tên người sở hữu. ü Thủ tục chuyển nhượng phức tạp. ü Giới hạn đối tượng nắm giữ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0