intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề cơ bản khi xây dựng chương trình biên – phiên dịch

Chia sẻ: Bigates Bigates | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biên phiên dịch được xem là những học phần giảng dạy bổ sung cho quá trình học và thụ đắc ngôn ngữ ngôn ngữ thứ hai. Bên cạnh việc lĩnh hội ngôn ngữ thứ hai thì biên phiên dịch nói riêng và dịch thuật nói chung cũng được xem là những học phần có định hướng nghề nghiệp. Bài viết tiến hành đánh giá, phân tích và đi đến khung chương trình dành cho các học phần Biên phiên dịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề cơ bản khi xây dựng chương trình biên – phiên dịch

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BIÊN – PHIÊN DỊCH ThS: Nguyễn Hoàng Hồ Bộ môn: Biên Phiên dịch I. Đặt vấn đề Biên phiên dịch được xem là những học phần giảng dạy bổ sung cho quá trình học và thụ đắc ngôn ngữ ngôn ngữ thứ hai. Bên cạnh việc lĩnh h ội ngôn ngữ thứ hai thì biên phiên dịch nói riêng và dịch thuật nói chung cũng được xem là những học phần có định hướng nghề nghiệp. Như vậy vô hình chung việc giảng dạy Biên phiên dịch vẫn gánh vác hai nhiệm vụ song song, đó là phát triển ngôn ngữ và đào tạo nghề. Hai nhiệm vụ này chứa đòi h ỏi những yêu cầu khác nhau, chính vì thế khi thiết kế chương trình cần phải tính đến mục đích chung của quá trình đào tạo. II. Cơ sở lý luận Theo Duff (1997) các hoạt động dịch thuật thường được ứng dụng vào giảng dạy nhằm mục đích hoàn thiện bốn kỹ năng và nâng cao tính chính xác, rành mạch và thông thạo trong quá trình lĩnh h ội ngôn ngữ. Như vậy người học có thực sự cần thiết các môn học liên quan đến dịch thuật hay không? Để trả lời câu hỏi này, Widdowson (1983) cho rằng khi học ngôn ngữ thứ hai, người học phải sử dụng đến dịch thuật, vì dịch thuật chính là hoạt động giao tiếp tồn tại trong đời sống hàng ngày. Nhận thức được sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự gia tăng đột biến của số lượng người học ngoại ngữ, Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Nha Trang đã nhannh chóng đưa các h ọc phần liên quan đến nghiên cứu dịch thuật vào chương trình đào tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Anh định hướng đào tạo Biên phiên dịch với thời lượng 20 tín chỉ. Điều này có nghĩa là Dịch không chỉ còn là những môn học, mà đã tr ở thành một chuyên ngành định hướng nghề nghiệp mới. Và việc dạy – hoc Dịch vì vậy cũng cần phải có những tiến triển thích hợp và các giải pháp khả thi nhằm đáp ứng được một phần nào nhu cầu của thị trường đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. 44
  2. Nội hàm các khái niệm ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích trong dịch thuật đã ph ần nào phản ánh tính đa chiều, tổng hợp của quá trình lĩnh h ội ngôn ngữ. Nó bắt buộc người dạy phải xác định được việc giảng dạy dịch thuật mang những đặc thù riêng, thậm chí trên nhiều phương diện nó còn đ ối lập với việc dạy ngoại ngữ nói chung (Phạm Xuân Mai, 2007). Trên thực tế hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo cấp đại học, trong bối cảnh gia tăng về nhu cầu dịch thuật, mong muốn đảm đương đồng thời hai nhiệm vụ song song: giảng dạy ngoại ngữ (nhằm trau dồi ngôn ngữ theo định hứng giao tiếp) và giảng dạy Biên phiên dịch (nhằm đạt đến kỹ năng có định hướng nghề nghiệp). Để tránh tình trạng học thực hành dịch, hay nói cách khác là “hành vi dịch thuật” trong học ngoại ngữ mang tính “sư phạm ngoại ngữ” và nhằm mục đích trau dồi hoàn thiện chủ yếu duy nhất về ngôn ngữ, việc xây dựng chương trình nói chung và các học phần Biên phiên dịch nói riêng cần phải được xem xét, đánh giá về mặt tư duy, kỹ năng cũng như n ội dung chương trình. III. Nội dung Với mong muốn hoàn thành hai nhiệm vụ trên, chúng tôi đã tiến hành đanh giá, phân tích và đi đến khung chương trình dành cho các học phần Biên phiên dịch như sau: III.1. Lý thuyết dịch Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch bao gồm: các loại hình dịch thuật; tương đương trong dịch thuật; các kỹ thuật dịch; phê bình và đánh giá bản dịch; phân tích diễn ngôn. Ngoài ra học phần còn sử dụng các các nguồn tài liệu giúp người học thực hành vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Kết thúc học phần sinh viên nắm vững các kiến thức lý luận và tực tiễn dịch thuật. III.2. Thực hành Biên dịch 1 (Translation Practice 1 ) Học phần cung cấp cho người học kiến thức về các cấp độ ngôn ngữ, loại hình biên dịch, kỹ thuật biên dịch giúp người học có khả năng ứng dụng lý thuyết dịch vào thực hành biên dịch ở cấp độ câu, các loại mệnh đề và các đoạn văn ngắn theo các chủ đề: văn hoá, giáo dục, giải trí, khoa học thường thức. Kết thúc học phần sinh viên có kỹ năng biên dịch các đoạn văn Anh - Việt, Việt - Anh theo các chủ đề trên. 45
  3. III. 3. Thực hành Biên dịch 2 (Translation Practice 2) Học phần cung cấp cho sinh viên từ vựng, thuật ngữ chuyên ngành và các cấu trúc ngữ pháp để thực hành dịch ở cấp độ văn bản theo các chủ đề: dân số, môi trường, di dân, đô thị hóa, y tế, du lịch. Ngoài ra, học phần còn trang bị cho sinh viên kỹ năng biên dịch, tự mở rộng vốn từ thuộc các chủ đề trong chương trình và linh hoạt khi diễn đạt bằng ngôn ngữ đích. Kết thúc học phần, sinh viên đạt được kỹ năng biên dịch lưu loát và chính xác về các chủ đề trên. III.4. Thực hành Biên dịch 3 (Translation Practice 3) Học phần cung cấp cho sinh viên từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, thuật ngữ chuyên ngành ở cấp độ văn bản theo các chủ đề: thương mại, thể thao, văn học, chính trị, công nghệ, toàn cầu hóa, các vấn đề xã hội. Ngoài ra, sinh viên được trang bị các kỹ thuật biên dịch, kỹ năng đối chiếu dịch thuật, phân tích và đánh giá bản dịch. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng biên dịch các loại hình văn bản về các chủ đề trên một cách thành thạo, tự nhiên, chính xác và đúng văn phong. IV. Kết luận Nói tóm lại, do bản chất phức tạp của ngôn ngữ (Anh, Việt) cùng với những nhiệm vụ song hành trong quá trình đào tạo hướng đến chất lượng đầu ra của người học, việc nhận thức được những những vấn đề trong giảng dạy ngôn ngữ và đào tạo nghề là rất cần thiết khi xây dựng chương trình đào t ạo cũng như phương pháp giảng dạy. V. Tham khảo 1. Duff, A. (1989). Translation. Oxford: Oxford University Press. 2. Pham, X. M. (2007). “Giải pháp giảng dạy dịch tiếng Nga” – ĐHSP TP. HCM. Kỷ yếu Hội thảo 2007. 3. Widdowson, H. (1978). Teaching Language as Communication. Oxford: Oxford University Press. 46
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2