Những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động đối với sinh viên ngành quản lý thể dục thể thao
lượt xem 1
download
Bài viết nêu lên việc thay đổi chất lượng đào tạo nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nói chung và yêu cầu của người sử dụng lao động nói riêng. Vì vậy, người sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chất lượng đào tạo nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động đối với sinh viên ngành quản lý thể dục thể thao
- LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… NHỮNG YÊU CẦU CỦA ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO PGS.TS. Đặng Hà Việt PGS.TS. Nguyễn Hoàng Minh Thuận 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học đóng vai trò cung cấp những kiến thức và kỹ năng cho sinh viên (SV) tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động. Các trường đại học phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để cung cấp các kỹ năng phù hợp để sinh viên tốt nghiệp có thể giải quyết tốt các yêu cầu của người sử dụng lao động. Trong những năm qua, các trường đại học đã có những thay đổi chương trình đào tạo, qua nghiên cứu cho thấy, yêu cầu của người sử dụng lao động có ảnh hưởng mạnh đến việc thay đổi cấu trúc và nội dung chất lượng đào tạo. Việc thay đổi chất lượng đào tạo nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nói chung và yêu cầu của người sử dụng lao động nói riêng. Vì vậy, người sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chất lượng đào tạo nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội. Những năm gần đây tình trạng sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung và SV ngành Quản lý Thể dục thể thao (QLTDTT) nói riêng sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm việc không phù hợp với chuyên môn đào tạo có xu hướng tăng lên. Theo số liệu khảo sát của dự án giáo dục đại học về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp thì trong khoảng 200.000 sinh viên ra trường hàng năm chỉ có 30% đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, 45-62% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, trong đó chỉ có 30% là làm đúng ngành nghề đào tạo. Phần lớn SV sau khi ra trường phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp hoặc rất khó khăn khi tìm việc bởi không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để SV nói chung cũng như SV ngành QLTDTT ra trường thích ứng ngay với môi trường công việc và có thể vận dụng tốt nhất các kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo. Trên thực tế, việc đưa ra những yêu cầu tuyển chọn ứng viên còn tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của mỗi công ty mà nảy sinh nhu cầu tuyển nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, ngày nay nếu sinh viên chỉ giỏi chuyên môn thôi là chưa đủ mà phải cần có những kỹ năng, thái độ thiết yếu đối với công việc. Do đó, việc tìm hiểu các đánh giá, cũng như yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động dành cho SV là việc làm cần thiết nhằm cung cấp cho SV các cơ sở khoa học khách quan để có định hướng tốt hơn trong việc trang bị các kỹ năng phù hợp với các yêu cầu của nhà tuyển dụng khi tốt nghiệp 342
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ra trường. Mặt khác, nó cũng cung cấp các thông tin tham khảo quan trọng cho các đơn vị đào tạo trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo gắn với với thực tiễn nhu cầu xã hội và nhu cầu học tập của SV trong giai đoạn hiện nay. 2. THỰC TRẠNG YÊU CẦU CỦA ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QLTDTT 2.1. Đánh giá của các đơn vị sử dụng lao động về sinh viên ngành QLTDTT 2.1.1. Thông tin chung về các đơn vị sử dụng lao động Loại hình hoạt động của đơn vị sử dụng lao động Loại hình hoạt động của các đơn vị có SV Khoa đang làm việc có đến 58.3% là thuộc “Nhà nước”, 26.7% là hoạt động theo hình thức “Cổ phần”, 13.3% theo hình thức “Trách nhiệm hữu hạn” và cuối cùng có 1.7 % theo hình thức “Liên danh”. 1.7% 13.3% Liên doanh Trách nhiệm hữu hạn 58.3% 26.7% Cổ phần Nhà nước Biểu đồ 1. Loại hình hoạt động của đơn vị sử dụng lao động Lĩnh vực hoạt động của các đơn vị sử dụng lao động Chỉ có 51.7 % cựu SV làm việc tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực TDTT, 18.3 % là trong lĩnh vực giáo dục. Các lĩnh vực còn lại được trình bày trong biểu đồ 2.2. 3.3% 10% Tư vấn, thiết kế Sản xuất kinh doanh 16.7% 51.7% Dịch vụ 18.3% Giáo dục Thể dục thể thao Biểu đồ 2. Lĩnh vực hoạt động của đơn vị sử dụng lao động 343
- LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… 2.1.2. Vị trí làm việc của sinh viên Khoa tại các đơn vị sử dụng lao động Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 73.3% SV đang làm theo “Vị trí độc lập”, chỉ có 20 % được làm “Quản lý”, còn lại 6.7% làm vị trí “Tư vấn”. 6.7% Tư vấn 20% Quản lý Vị trí độc lập 73.3% Biểu đồ 3. Vị trí làm việc của sinh viên tại các đơn vị sử dụng lao động 2.1.3. Thời gian làm việc của sinh viên tại các đơn vị sử dụng lao động Có đến 61.7 % SV đã làm việc được từ 6 -12 tháng tại các đơn vị sử dụng lao động, thời gian trên 2 năm chỉ có 21.7%, còn lại là thời gian từ 1-2 năm với 16.7%. 16.7% Từ 1-2 năm Trên 2 năm 21.7% 61.7% Từ 6-12 tháng Biểu đồ 4. Thời gian làm việc của cựu sinh viên tại các đơn vị sử dụng lao động 2.2. Yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động đối với sinh viên ngành TDTT Qua khảo sát từ các đánh giá cũng như các yêu cầu của 60 đơn vị sử dụng lao động tham gia khảo sát, yêu cầu cơ bản dành cho SV ngành QLTDTT khi tham gia làm việc tại các đơn vị bao gồm các nội dung về Kỹ năng; Năng lực chuyên môn và Thái độ phẩm chất cá nhân của sinh viên. Các nội dung chi tiết như sau: 2.2.1. Yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động về kỹ năng của sinh viên QLTDTT Qua kết quả khảo sát cho thấy có 5 loại kỹ năng được các đơn vị sử dụng lao động yêu cầu nhiều nhất. Trong đó, “Kỹ năng làm việc độc lập” (TB= 3.52) của SV được yêu cầu cao nhất, tiếp theo là “Kỹ năng giải quyết vấn đề” (TB= 3.47), thứ ba là “Kỹ năng giao tiếp” (TB=3.20). Còn lại lần lượt là các “Kỹ năng quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên” và “Kỹ năng thuyết trình”. Kết quả thống kê chi tiết được trình bày tại biểu đồ 5. 344
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Kỹ năng thuyết trình 3.00 Kỹ năng quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên 3.15 Kỹ năng giao tiếp 3.20 Kỹ năng giải quyết vấn đề 3.47 Kỹ năng làm việc độc lập 3.52 2.60 2.80 3.00 3.20 3.40 3.60 Biểu đồ 5. Kỹ năng của SV qua đánh giá của đơn vị sử dụng lao động 2.2.2. Yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động về năng lực chuyên môn của sinh viên Kết quả khảo sát cho thấy “Năng lực thích nghi với những áp lực của công việc” của SV được yêu cầu cao nhất (TB= 3.27). Tiếp theo là “Năng lực lãnh đạo quản lý” (TB= 3.20). Các nội dung còn lại được trình bày trong biểu đồ 6. Năng lực ứng dụng kiến thức vào công việc 2.60 Sử dụng ngoại ngữ trong công việc 2.87 Năng lực tư duy, sáng tạo 3.00 Năng lực sắp xếp và tổ chức thực hiện công việc 3.10 Năng lực lãnh đạo quản lý 3.20 Năng lực thích nghi với những áp lực của công… 3.27 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 Biểu đồ 6. Yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động về năng lực chuyên môn của sinh viên TDTT 2.2.3. Yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động về thái độ, phẩm chất cá nhân của sinh viên QLTDTT Trong các yếu tố về thái độ, phẩm chất cá nhân của SV, yếu tố được các đơn vị sử dụng lao động yêu cầu cao nhất là “Có tính kỷ luật trong công việc” (TB= 3.40), tiếp theo là “Có tinh thần trách nhiệm trong công việc” (TB= 3.25). Xếp vị trí thứ ba là “Chủ động, ham học hỏi trong công việc” (TB=3.15) và cuối cùng là “Tự tin vào khả năng của bản thân trong công việc” (TB= 3.13). 345
- LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… Tự tin vào khả năng của bản thân trong công việc 3.13 Chủ động, ham học hỏi trong công việc 3.15 Có tinh thần trách nhiệm trong công việc 3.25 Có tính kỷ luật trong công việc 3.40 2.90 3.00 3.10 3.20 3.30 3.40 Biểu đồ 7. Yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động về thái độ, phẩm chất cá nhân của sinh viên QLTDTT Ngoài các yếu tố trên, theo ý kiến của các đơn vị sử dụng lao động SV QLTDTT cần tham gia các khóa học bồi dưỡng để nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Trong đó, việc tham gia khóa học nâng cao “Kỹ năng mềm” được yêu cầu cao nhất (chiếm 45%), tiếp theo là tham gia khóa học nâng cao “Kỹ năng ngoại ngữ” (chiếm 25%), thứ ba là tham gia khóa học nâng cao “Kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ” (chiếm 20%) và cuối cùng là tham gia khóa học nâng cao “Kỹ năng mềm công nghệ thông tin” (chiếm 10%). 10% Kỹ năng mềm 20% 45% Kỹ năng ngoại ngữ Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ 25% Kỹ năng CNTT Biểu đồ 8. Các khóa học nâng cao sinh viên QLTDTT cần tham gia Ngoài ra, các đơn vị sử dụng lao động còn đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng của SV QLTDTT. Trong số 60 đơn vị sử dụng lao động tham gia khảo sát, có 45 đơn vị tham gia đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng đào tạo cho SV QLTDTT với các nội dung như sau: - Các cơ sở đào tạo nên thường xuyên liên kết với các doanh nghiệp tạo điều kiện cho SV có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp; Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đơn vị sử dụng lao động. - Xây dựng chương trình đào tạo phải bám sát với thực tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về kiến thức và kỹ năng. 346
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC - Cải tiến phương pháp giảng dạy, giảng viên không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 3. KẾT LUẬN Với sự thay đổi nhanh chóng cũng như cạnh tranh ngày càng cao trong thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay, sinh viên phải hiểu rằng nghề nghiệp tương lai của họ phụ thuộc vào tri thức và kĩ năng của họ. Để chọn nghề nghiệp tốt hơn trong thời buổi việc làm thay đổi, sinh viên phải chú ý tới xu hướng thị trường, của các đơn vị sử dụng lao động. Trong đó, việc tất yếu là đáp ứng về năng lực chuyên môn thì các kỹ năng, thái độ phẩm chất cá nhân luôn cần sinh viên chú ý và học tập thường xuyên trong quá trình học tập của mình. Việc tìm ra các yêu cầu của các đơn vị sử dụng đối với SV ngành QLTDTT trong việc đáp ứng công việc như một bản định hướng cho quá trình rèn luyện và học tập của sinh viên để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động. Ngoài ra, yêu cầu cũng chỉ ra được trong công tác đào tạo của nhà trường, cần bổ sung thêm các kỹ năng, kiến thức cần thiết, cũng như rèn luyện thái độ, phẩm chất, sự tự tin vào khả năng của bản thân trong công việc cho SV sau tốt nghiệp để đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu công việc. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hỗ trợ cho việc đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động của SV khối ngành TDTT như sau: - Thực tế cho thấy, cho đến nay các bình luận về mức độ đáp ứng với công việc của những sinh viên tốt nghiệp đại học là rất nhiều, song không có những tiêu chí cụ thể để đo lường, không có nhiều số liệu thực tế để minh chứng. Vì vậy, cần có những nghiên cứu tiếp theo với qui mô lớn hơn để tiếp cận và giải quyết vấn đề hoàn chỉnh hơn vấn đề này trong tương lai. - Việc các đơn vị sử dụng lao động phải đào tạo lại các SV tốt nghiệp đại học cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình là việc làm hết sức lãng phí về thời gian và chi phí. Vì vậy, nhất thiết phải có các chính sách và hoạt động cụ thể để đào tạo đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Bên cạnh việc các doanh nghiệp nên đặt hàng cho các trường đại học đào tạo những nhân lực theo nhu cầu sử dụng của mình thì bản thân trường đại học cũng cần có các hoạt động nhằm nắm bắt nhu cầu thực tiễn. - Lĩnh vực QLTDTT đã và đang phát triển mạnh và có tốc độ biến đổi nhanh trong những năm vừa qua, nên đòi hỏi SV tốt nghiệp đại học ngành QLTDTT phải luôn luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng. Vì vậy, ngoài tăng cường lượng kiến thức, kỹ năng gần với thực tế hơn, các trường đại học đào tạo khối ngành TDTT nên bổ sung các nội dung nâng cao năng lực tự đánh giá, tự bồi dưỡng, tự cập nhật, năng lực làm việc độc lập và tự chịu trách nhiệm cho SV của mình. 347
- LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Tú Anh (2008), Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Nguyễn Kim Dung (2010), Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy và quản lý của một số trường đại học tại Việt Nam. 5. Nguyễn Thanh Ngọc (2012), Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp. 6. Nguyễn Quang Giao (2010), Khái niệm chất lượng giáo dục đại học với cách tiếp cận thông qua khách hàng, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 3(38). 7. Nguyễn Phương Hoa (2005), Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kĩ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Xuất bản-Phát hành, http://zaidap.com/, truy cập ngày 19/10/2018. 348
- MỤC LỤC TT Tên bài Tác giả Trang 1 Phát biểu khai mạc tại Hội thảo Khoa TS. Nguyễn Thành Phong học “Liên kết giữa nhà trường và doanh Chủ tịch UBND TP.HCM nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp” 2 Sự thiếu cân đối giữa đào tạo và sử dụng GS.TS. Nguyễn Đông Phong 1 lao động tại Việt Nam: Hệ quả, nguyên TS. Nguyễn Phong Nguyên nhân và định hướng giải pháp 3 Dự báo nhu cầu thị trường lao động qua Trần Anh Tuấn 9 đào tạo việc làm sinh viên sau khi tốt nghiệp – Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh 4 Vai trò của chính quyền thành phố trong TS. Đinh Công Khải 29 việc hỗ trợ kết nối doanh nghiệp và các TS. Nguyễn Văn Dư cơ sở đào tạo 5 Một số giải pháp giải quyết việc làm PGS. TS. Cao Hào Thi 37 cho sinh viên tốt nghiệp 6 Một số giải pháp gắn kết giữa trường đại GS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng 47 học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp 7 Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Đặng Kiên Cường 57 hợp tác với doanh nghiệp, doanh nhân Huỳnh Thanh Hùng “Kết nối để thành công” 8 Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh Phạm Văn Thành 64 nghiệp khi thiết kế chương trình đào tạo Nguyễn Công Thành 9 Mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh TS. Võ Thị Thu Thủy 75 nghiệp trong đào tạo thiết kế hệ đại học 10 Yêu cầu đối với doanh nghiệp, nhà Đỗ Phú Trần Tình 85 trường và nhà nước trong hợp tác đào Nguyễn Văn Nên tạo nhân lực 11 Giải quyết bài toán cung cầu giữa nhà ThS. Nguyễn Hoàn Hảo 94 trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực 349
- 12 Liên kết giữa nhà trường và doanh TS. Hồ Văn Tường 103 nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp (trường hợp trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn) 13 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng việc Nguyễn Phương Liên 111 tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, Nguyễn Thị Phương Nhung cao đẳng Trần Nguyễn Hải Ngân Nguyễn Trần Hải Linh 14 Ứng dụng công nghệ thông tin giới TS. Tô Hoài Thắng 125 thiệu việc làm – Thực tập tại trường Đại Phạm Thanh Tuấn học Công Nghệ TP.HCM 15 Gắn kết giáo dục, đào tạo kỹ năng nghề ThS. Võ Thị Mỹ Hương 134 nghiệp với pháp luật chuyên ngành – ThS. Vi Thị Thu Hiền Giải pháp nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp 16 Một số hình thức liên kết giữa cơ sở đào ThS. Quách Đức Tài 142 tạo và doanh nghiệp trong bối cảnh ThS. Hồ Thị Ánh Tuyết hội nhập 17 Đánh giá của nhà tuyển dụng đối với kỹ TS. Nguyễn Duy Mộng Hà 149 năng của sinh viên tốt nghiệp khối TS. Cao Thị Châu Thủy ngành Khoa học Xã hội Nhân văn trong CN. Nguyễn Thị Vân Anh thời kỳ hiện nay 18 Kỹ năng cần thiết đối với sinh viên Cao Văn Dương 160 trong thời đại mới 19 Mối quan hệ giữa sinh viên - Nhà ThS. Phạm Thị Quỳnh Ny 165 trường - Doanh nghiệp trong thực tập và tuyển dụng 20 Kiến thức, năng lực, kỹ năng cần có của Đào Minh Châu 173 sinh viên tốt nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu vực và Quốc tế 21 Hoạt động tài trợ của MISA trong quá Phạm Phú Lâm 181 trình đào tạo để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai 350
- 22 Cầu nối doanh nghiệp - Sinh viên nhìn ThS. Ngô Văn Phong 188 từ góc độ các hoạt động của trung tâm Huỳnh Thúc Định hỗ trợ sinh viên UEH ThS. Hoàng Thị Thu Hiền 23 Vai trò của doanh nghiệp với nhà TS. Phạm Thị Kiên 199 trường khi tham gia vào quá trình đào tạo cùng với các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay 24 Liên kết giữa nhà trường và doanh Công ty TNHH IPSOS 205 nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp 25 Vai trò của trung tâm hỗ trợ học sinh, Lê Xuân Dũng 212 sinh viên thành phố (SAC) trong việc giới thiệu, hỗ trợ định hướng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên 26 Các nhân tố tác động đến khả năng được ThS. Nguyễn Hùng Phong 218 tuyển dụng của sinh viên 27 Một số giải pháp tăng cường sự gắn kết ThS. Nguyễn Thị Ngân 228 giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 28 Đào tạo và sử dụng nhân lực ngành toán TS. Nguyễn Thanh Vân 237 tài chính tại trường Đại học Kinh tế TS. Huỳnh Thị Thu Thủy TP.HCM - Ý kiến đánh giá của người học, doanh nghiệp 29 Nâng cao năng lực và vai trò của trung ThS. Nguyễn Thái Châu 259 tâm giới thiệu việc làm thuộc các cơ sở ThS. Nguyễn Viết Hồng Quân giáo dục đào tạo 30 Nữ giới với đam mê kinh doanh ngay từ ThS. Nguyễn Minh Diễm Quỳnh 268 khi chọn học ngành kinh tế 31 Áp dụng Dacum để chuyển tải các yêu ThS. Nguyễn Thị Anh Đào 277 cầu về năng lực nghề nghiệp của thị Nguyễn Duy Minh trường lao động vào chương trình đào tạo tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành Trần Ái Cầm 351
- 32 Nghiên cứu mô hình liên kết đào tạo ThS. Phan Thị Thanh Hằng 287 “Nhà trường - Doanh nghiệp” cho ThS. Nguyễn Tấn Danh chuyên ngành nhà hàng - khách sạn tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 33 Liên kết giữa nhà trường và doanh TS. Bùi Xuân Dũng 296 nghiệp, một bước để giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường 34 Liên kết nhà trường và doanh nghiệp: ThS. Chung Ngọc Quế Chi 302 Nguyên nhân, lợi ích, một số kiến nghị tăng cường hiệu quả liên kết 35 Các nhân tố ảnh hưởng đến thành công ThS. Huỳnh Thị Cẩm Hoa 311 trong tuyển dụng của sinh viên Kỹ sư Nguyễn Chí Trung 36 Nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên ThS. Lê Nguyễn Quỳnh Hương 317 tốt nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu ThS. Nguyễn Hữu Bình vực và quốc tế 37 Vai trò của đoàn thanh niên - Hội sinh Nguyễn Thị Thương 326 viên trong rèn luyện kỹ năng, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp 38 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của PGS. TS. Trần Mai Ước 335 việc liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay 39 Những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao PGS.TS. Đặng Hà Việt 342 động đối với sinh viên ngành quản lý PGS.TS. Nguyễn Hoàng Minh Thuận thể dục thể thao 352
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP Tác giả Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Chịu trách nhiệm xuất bản PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định Biên tập PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định Trình bày: Thiên Hương Mã số ISBN 978-604-922-689-2 Đơn vị liên kết xuất bản: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. HCM Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Website: www.nxb.ueh.edu.vn – Email: nxb@ueh.edu.vn Điện thoại: (028) 38.575.466 – Fax: (028) 38.550.783 In 200 cuốn, khổ 20.5 x 29 cm tại Công ty TNHH MTV In Kinh tế 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP. HCM Số xác nhận ĐKXB: 4476-2018/CXBIPH/03-22/KTTPHCM Quyết định số: 77/QĐ-NXBKTTPHCM cấp ngày 28/12/2018 In xong và nộp lưu chiểu Quý 1/2019. 353
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
34 p | 2136 | 689
-
Đơn xin việc: đặc điểm, kết cấu, nội dung và yêu cầu
2 p | 1415 | 288
-
LÀM SAO TĂNG GIÁ MÀ KHÔNG TĂNG GIÁ
2 p | 278 | 165
-
Ưu điểm và nhược điểm của Thương mại điện tử
6 p | 591 | 93
-
Bài giảng Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Chương 3: Phân tích chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
34 p | 388 | 81
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm - 3
9 p | 215 | 69
-
Tiêu chuẩn của việc nghiên cứu thị trường
4 p | 253 | 55
-
Kinh nghiệm làm việc với nhà cung cấp trong tổ chức sự kiện
4 p | 182 | 38
-
Quy trình càng đơn giản càng tốt
5 p | 121 | 36
-
TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN TRỊ
0 p | 191 | 35
-
Bài giảng Quản trị học - Chương 16: Động viên
24 p | 323 | 19
-
Bí quyết quản lý khách mời ổn định trong sự kiện
3 p | 93 | 17
-
Chi phí kinh doanh
34 p | 122 | 17
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p10
10 p | 94 | 13
-
6 điểm dễ 'bỏ sót' khi chọn laptop
4 p | 95 | 12
-
Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ (part 2)
12 p | 97 | 8
-
Thiết kế giữ vai trò trọng yếu trong tương lai của doanh nghiệp
5 p | 86 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn