intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NỘI CHIẾN TẠI HOA KỲ VÀ CÔNG CUỘC TÁI THIẾT

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

124
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NỘI CHIẾN TẠI HOA KỲ VÀ CÔNG CUỘC TÁI THIẾT LY KHAI VÀ NỘI CHIẾN V iệc Lincoln thắng cử tổng thống tháng 11/1860 đã khiến cho việc bang Nam Carolina ly khai khỏi liên bang ngày 20/12 là một kết quả có thể đoán trước. Bang này đã chờ đợi sự kiện này từ lâu, một sự kiện sẽ liên kết được miền Nam chống lại các lực lượng chống chế độ nô lệ. Cho tới ngày 1/2/1861, năm bang khác nữa đã ly khai. Vào ngày 8/2, sáu bang này đã thông qua hiến pháp tạm thời cho các bang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NỘI CHIẾN TẠI HOA KỲ VÀ CÔNG CUỘC TÁI THIẾT

  1. NỘI CHIẾN TẠI HOA KỲ VÀ CÔNG CUỘC TÁI THIẾT LY KHAI VÀ NỘI CHIẾN V iệc Lincoln thắng cử tổng thống tháng 11/1860 đã khiến cho việc bang Nam Carolina ly khai khỏi liên bang ngày 20/12 là một kết quả có thể đoán trước. Bang này đã chờ đợi sự kiện này từ lâu, một sự kiện sẽ liên kết được miền Nam chống lại các lực lượng chống chế độ nô lệ. Cho tới ngày 1/2/1861, năm bang khác nữa đã ly khai. Vào ngày 8/2, sáu bang này đã thông qua hiến pháp tạm thời cho các bang ly khai. Tuy nhiên, các bang miền Nam còn lại vẫn ở trong liên bang cho dù bang Texas đã bắt đầu chuẩn bị ly khai. Chưa đầy một tháng sau đó, ngày 4/3/1861 Abraham Lincoln đã tuyên thệ nhậ m chức tổng thống Hoa Kỳ. Trong diễn văn nhậm chức ông tuyên bố sự ly khai không có hiệu lực về mặt pháp luật. Bài diễn văn của ông kết thúc bằng việc kêu gọi phục hồi những mối liên kết của liên bang, nhưng miền Nam đã bưng tai giả điếc. Ngày 12/4, súng phe ly khai đã nổ nhằm vào các binh đội liên bang đồn trú ở Đồn Sumter tại hải cảng Charleston, bang Nam Carolina. Chiến tranh đã bắt đầu, một cuộc chiến mà trong đó số người Mỹ tử trận nhiều hơn bất kỳ cuộc xung đột nào trước đây và về sau. Trong bảy bang đã ly khai, dân chúng tích cực đáp lại hành động và lãnh đạo của tổng thống mới của các bang ly khai, ông Jefferson Davis. Cả hai phe lúc này đều căng thẳng chờ đợi hành động của các bang duy trì chế độ nô lệ mà khi đó vẫn rất trung thành. Bang Virginia ly khai ngày 17/4; các bang Arkansas, Tennessee và Bắc Carolina cũng nhanh chóng làm theo. Không có bang nào rời liên bang lại miễn cưỡng hơn bang Virginia. Các chính khách của bang này đã tham gia lãnh đạo trong chiến thắng của Cách mạng và
  2. khởi thảo Hiến pháp và bang này cũng cung cấp năm tổng thống cho đất nước. Đại tá Robert E. Lee đi theo ban g Virginia, ông này đã khước từ mệnh lệnh của Quân đội Liên bang để giữ lòng trung thành với bang của mình. Giữa các bang ly khai đã được mở rộng và các bang tự do miền Bắc là các bang nô lệ ở sát biên giới gồm Delaware, Maryland và Kentucky và Missouri. Các bang này cho dù có đôi chút cảm thông với miền Nam nhưng vẫn trung thành với liên bang. Mỗi bên đều tham chiến với niềm hy vọng rất cao vào chiến thắng nhanh chóng. Miền Bắc có được những lợi thế rõ ràng về các nguồn lực vật chất. Hai mươi ba bang với số dân 22 triệu người dàn trận chống lại 11 bang với 9 triệu dân gồm cả nô lệ. Sự vượt trội về công nghiệp của miền Bắc thậm chí còn quan trọng hơn cả ưu thế về dân số khi cung cấp được cho miền Bắc lượng dồi dào các thiết bị để chế tạo vũ khí và đạn dược, quần áo và các đồ cung cấp khác. Mạng lưới đường sắt ở miền Bắc cũng có ưu thế vượt trội. Miền Nam cũng có những lợi thế nhất định. Lợi thế quan trọng nhất là địa lý, miền Nam đang tiến hành chiến tranh tự vệ trên lãnh thổ của mình. Miền Nam có thể dành được độc lập khi đánh bại đội quân miền Bắc. Miền Nam cũng có truyền thống quân sự mạnh hơn và có những thủ lĩnh quân đội có nhiều kinh nghiệm hơn. TẤN CÔNG Ở PHÍA TÂY, BẾ TẮC Ở PHÍA ĐÔNG Trận đánh lớn đầu tiên của chiến tranh tại Bull Run, bang Virginia (cũng nổi tiếng với cái tên Manassas thứ nhất) gần Washington, đã phá tan mọi ảo tưởng cho rằng chiến thắng sẽ nhanh chóng hay dễ dàng. Nó cũng tạo nên một mẫu hình, ít nhất ở miền Đông nước Mỹ, về các chiến thắng đẫm máu của miền Nam không bao giờ chuyển thành lợi thế quân sự mang tính quyết định cho các bang ly khai.
  3. Trái ngược với những thất bại quân sự của mình ở miền Đông, các lực lượng Liên bang đã có các chiến thắng ở chiến trường phía Tây và làm trì hoãn thành công chiến lược trên biển của phe ly khai. Phần lớn lực lượng Hải quân vào lúc mới xảy ra chiến tranh nằm trong tay liên bang, nhưng lực lượng hải quân đó dàn trải và yếu. Bộ trưởng Hải quân Gideon Welles đã nhanh chóng thi hành các biện pháp củng cố lực lượng này. Sau đó Lincoln đã tuyên bố bao vây các bờ biển miền Nam. Tuy hiệu quả của cuộc bao vây lúc đầu là không đáng kể nhưng cho tới năm 1863, cuộc bao vây đó đã hầu như hoàn toàn ngăn chặn được những chuyến tàu chở bông đi châu Âu và cắt đứt việc nhập khẩu vũ khí đạn dược, quần áo và đồ y tế mà miền Nam đang cần đến. Tư lệnh hải quân xuất sắc của Liên bang, David Farragut, đã tiến hành hai chiến dịch tuyệt vời. Tháng 4/1862, ông đưa một hạm đội liên bang tới cửa sông Mississippi và buộc New Orleans, bang Louisiana, thành phố lớn nhất miền Nam, phải đầu hàng. Tháng 8/1864, với tiếng hô "Không sợ thủy lôi, tiến lên với tốc độ tối đa", ông đã dẫn một lực lượng đi xuyên qua lối vào được phòng thủ chặt dẫn tới vịnh Mobile, bang Alabama, bắt sống được một tàu bọc sắt của phe ly khai và vây chặt cảng. Ở thung lũng sông Mississippi, các lực lượng Liên bang đã giành được một loạt chiến thắng liên tiếp. Các chiến thắng đó bắt đầu bằng việc đập tan tuyến quân ly khai kéo dài ở bang Tennessee, bởi thế nên quân Liên bang có thể chiếm phần lớn toàn bộ phần phía tây của bang này. Khi cảng Memphis quan trọng ở sông Mississippi bị chiếm, quân đội Liên bang lại tiến thêm được chừng 320 cây số về phía trung tâm của phe ly khai. Có Tướng Ulysses S. Grant kiên cường bền bỉ chỉ huy, quân đội Liên bang đã chống lại được cuộc phản công bất ngờ của phe ly khai tại Shiloh trên các bờ dốc nhìn ra sông Tennessee. Số người bị chết và bị
  4. thương ở Shiloh vượt quá con số 10.000 ở mỗi phe, một tỉ lệ thương vong mà Mỹ chưa bao giờ thấy trước đây. Nhưng đó chỉ là màn mào đầu của cuộc tàn sát. Trái lại, ở Virginia quân đội Liên bang tiếp tục gặp hết thất bại này đến thất bại khác. Trong khi tiếp tục những nỗ lực đẫm máu nhằm chiếm được Richmond, thủ đô của phe ly khai, các lực lượng Liên bang liên tục bị đẩy lùi. Phe ly khai có lợi thế phòng thủ lớn là vô số những dòng sông, suối cắt ngang con đường nối Washington và Richmond. Hai viên tướng giỏi nhất, Robert E.Lee và Thomas J (“Stonewall) Jackson, trội vượt hơn nhiều về khả năng so với các vị tư lệnh chỉ huy quân đội liên bang thời kỳ đầu. Vào năm 1862, một chỉ huy quân đội liên bang, ông George MeClellan đã có một nỗ lực chậm rãi cẩn thận quá mức để chiếm Richmond. Nhưng trong trận đánh bảy ngày từ ngày 25/6 đến 1/7, quân đội Liên bang đã bị đẩy lùi liên tục, cả hai bên đều phải chịu những tổn thất ghê gớm. Sau một thắng lợi khác của phe ly khai tại trận đánh thứ hai ở Bull Run (hay là trận Manassas thứ hai) Tướng Lee đã vượt qua sông Potomac và chiếm bang Maryland. McClellan lại phản ứng lừng chừng mặc dù biết rằng Lee đã chia cắt được quân đội của ông và trội hơn hẳn về số quân. Các đơn vị quân đội của liên bang và phe ly khai chạm trán ở Antietam Creek gần Sharpsburg, bang Maryland ngày 17/9/1862, đó là một ngày đẫm máu nhất của cuộc Nội chiến: Hơn 4.000 người chết ở cả hai phe và 18.000 người bị thương. Tuy có lợi thế về số quân nhưng McClellan vẫn thất bại trong việc đánh tan các phòng tuyến của Lee hay đè bẹp được cuộc tấn công và vì vậy Lee có thể rút lui qua sông Potomac cùng đạo quân nguyên vẹn của mình. Vì vậy Lincoln đã bãi nhiệm McClellan. Tuy trận Antietam là chưa dứt khoát về phương diện quân sự nhưng những hệ quả của nó là trọng đại. Nước Anh và nước Pháp, cả hai tuy đã sẵn sàng công nhận phe ly khai, đã trì hoãn quyết định của mình, và miền Nam không được công nhận
  5. về mặt ngoại giao và trợ giúp kinh tế từ châu Âu, điều mà miền Nam đang nỗ lực tìm kiếm. Antietam cũng đem lại cho Lincoln cơ hội ông cần để công bố Tuyên bố Giải phóng Nô lệ sơ bộ, văn kiện này tuyên bố rằng từ ngày mồng 1/1/1863, tất cả nô lệ ở các bang thuộc phe ly khai đang chống lại Liên bang được tự do. Về phương diện thực tiễn thì Tuyên bố có ít tác động tức thời; nó giải phóng cho nô lệ chỉ ở các bang của phe ly khai, trong khi đó lại giữ nguyên tình trạng nô lệ ở các bang biên giới. Tuy vậy về mặt chính trị, Tuyên bố có ý nghĩa rằng, ngoài việc trợ giúp bảo vệ Liên bang, việc bãi bỏ chế độ nô lệ lúc này được tuyên bố là mục tiêu của nỗ lực chiến tranh do Liên bang tiến hành. Tuyên bố Giải phóng Nô lệ cuối cùng được ban hành ngày 1/1/1863 cũng cho phép tuyển người da đen vào quân đội Liên bang, một việc mà các thủ lĩnh phong trào bãi nô như Frederick Douglass đã thúc giục ngay từ đầu cuộc xung đột vũ trang. Trên thực tế, các lực lượng bảo vệ Liên bang đã bảo vệ những nô lệ chạy trốn như là làm trò buôn lậu thời chiến tranh, nhưng theo Tuyên bố Giải phóng Nô lệ thì quân đội Liên bang đã tuyển mộ và huấn luyện các trung đoàn lính da đen và đội quân này đã chiến đấu xuất sắc trong các trận chiến đấu từ Virginia tới Mississippi. Khoảng 178.000 người Mỹ gốc Phi đã phục vụ trong các Binh chủng hỗn hợp của Mỹ, và 29.500 người da đen phục vụ trong lực lượng Hải quân Liên bang. Tuy có những lợi ích về mặt chính trị do Tuyên bố Giải phóng Nô lệ thể hiện, nhưng các triển vọng quân sự của miền Bắc vẫn mờ nhạt vì quân đội Bắc Virginia của Lee tiếp tục đánh mạnh đội quân Potomac của Liên bang, trận thứ nhất tại Fredericksburg, bang Virginia vào tháng 12/1862 và sau đó tại Chancellorsville vào tháng 5/1863. Tuy trận Chancelllorsville là một trong những thắng lợi quân sự
  6. rực rỡ nhất của Lee, nhưng đây cũng là chiến thắng đắt giá nhất. Tướng Stonewall Jackson, sỹ quan có giá trị nhất, đã bị chính quân của mình bắn nhầm và tử trận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1