Nội dung ôn tập HK1 môn Vật lí khối 11 niên học 2013 – 2014 - THPT Phan Ngọc Hiển
lượt xem 18
download
Mời các bạn cùng tham khảo “Nội dung ôn tập HK1 môn Vật lý khối 11 niên học 2013 – 2014 - THPT Phan Ngọc Hiển”. Tài liệu luyện tập các đề thi lồng ghép với củng cố lý thuyết sẽ giúp các bạn nắm chắc phần lý thuyết, làm nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận phần Bài toán toàn mạch, Mạch điện một cách chính xác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội dung ôn tập HK1 môn Vật lí khối 11 niên học 2013 – 2014 - THPT Phan Ngọc Hiển
- NỘI DUNG ÔN TẬP HK1 MÔN VẬT LÝ KHỐI 11 NIÊN HỌC 2013 – 2014 - THPT PHAN NGỌC HIỂN I. NỘI DUNG KIỂM TRA Từ tiết 11 đến tiết 31 (bỏ tiết 17,18, 20, 21, 22, 23, 25) Nội dung đề thi: - Trắc nghiệm (7 điểm) - Tự luận: Bài toán toàn mạch ( 3 điểm ) Mạch điện có: + Nguồn điện, + Không quá 3 phần tử tiêu thụ điện là điện trở, bóng đèn. + Có thể có 1 khóa k, vôn kế, ampe kế. + Có thể có tụ điện, bình điện phân cực dương tan. 2 điểm ở mức độ vận dụng thấp; 1 điểm ở mức độ vận dụng cao. II. HÌNH THỨC ÔN TẬP Số tiết ôn tập quy định: 4 ( Nếu GV hoàn thành theo PPCT ôn tập nhiều hơn). Luyện tập các đề thi lồng ghép với củng cố lý thuyết. III. LUYỆN TẬP A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1. Công thức Faraday có dạng 1 n n 1 A A A. m= . .I.t B. m = F. .I.t C. m= . .q D. m=F I.t F A A F n n Câu 2. Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí khi giữa hai điện cực có điện trường đủ mạnh làm ion hoá chất khí, biến phân tử khí trung hoà thành ion dương và êlectron tự do gọi là A. phát xạ nhiệt êlectron. B. tia lửa điện. C. hồ quang điện. D. ion hoá chất khí. Câu 3. Bộ nguồn gồm n nguồn giống nhau ghép song song có điện trở trong bằng A. n lần điện trở trong của một nguồn được ghép trong bộ. B. điện trở trong của một nguồn được ghép trong bộ. C. tổng điện trở trong của các nguồn được ghép trong bộ. 1 D. lần điện trở trong của một nguồn được ghép trong bộ. n Câu 4. Các pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 1,5 (V) điện trở trong 1 (Ω). Để được một bộ nguồn có suất điện động 6 (V), điện trở trong 1 (Ω) thì phải A. ghép hỗn hợp đối xứng 2 dãy song song, mỗi dãy có 4 pin nối tiếp. B. ghép 4 pin nối tiếp. C. ghép 4 pin song song. D. ghép hỗn hợp đối xứng 4 dãy song song, mỗi dãy có 4 pin nối tiếp. Câu 5. Một bàn là điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220(V) thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 5(A). Nhiệt lượng mà bàn là toả ra trong 20 phút là
- A. 22(kJ). B. 220(kJ). C. 1320(kJ). D. 1,32(kJ). Câu 6. Thay đèn dây tóc có công suất điện 75 (W) bằng đèn ống có công suất điện 40 (W), hai đèn có cùng công suất chiếu sáng. Nếu một tháng có 30 ngày, mỗi ngày sử dụng đèn trong 5 giờ thì lượng điện năng tiết kiệm được trong một tháng là A. 4,72 (kWh). B. 5,25 (kWh). C. 2,50 (kWh). D. 1,89 (kWh). Câu 7. Trong hiện tượng điện phân khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực A. tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình điện phân. B. không phụ thuộc vào thời gian điện phân. C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua bình điện phân. D. tỉ lệ nghịch với điện lượng chạy qua bình điện phân. Câu 8. Đặt vào hai đầu điện trở R = 10(Ω) một hiệu điện thế U = 1(V). Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian t = 20(s) là A. 1(C). B. 20(C). C. 2(C). D. 10(C). Câu 9. Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với kim loại? A. Điện trở suất tăng khi nhiệt độ tăng. B. Hạt tải điện là các ion tự do. C. Khi nhiệt độ không đổi dòng điện tuân theo định luật Ôm. D. Mật độ hạt tải điện không phụ thuộc nhiệt độ. Câu 10. Với chất điện phân khi nhiệt độ tăng thì A. mật độ hạt tải điện giảm. B. mật độ hạt tải điện không thay đổi. C. mật độ ion dương tăng, mật độ ion âm giảm. D. mật độ hạt tải điện tăng. Câu 11. Suất điện động của một acquy là 6(V). Công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển lượng điện tích 0,8(C) bên trong nguồn điện từ cực âm tới cực dương là A. 1,3(J). B. 0,75(J). C. 1,5(J). D. 4,8(J). Câu 12. Đối với mạch điện kín thì cường độ dòng điện chạy trong mạch A. tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch. B. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài. C. không phụ thuộc vào suất điện động của nguồn điện. D. không phụ thuộc vào điện trở mạch ngoài. Câu 13. Công suất điện của một đoạn mạch A. cho biết lượng điện năng tiêu thụ của đoạn mạch đó. B. đặc trưng cho tốc độ sinh công của nguồn điện. C. đặc trưng cho tốc độ tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó. D. đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện. Câu 14. Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là A. catôt bị ăn mòn. B. cả 2 điện cực đều bị mòn. C. không có gì thay đổi ở 2 điện cực. D. anôt bị ăn mòn. Câu 15. Đối với mạch kín gồm nguồn điện và mạch ngoài là biến trở. Điều chỉnh biến trở để cường độ dòng điện qua mạch tăng, khi đó A. hiệu điện thế mạch ngoài có thể tăng hoặc giảm. B. hiệu điện thế mạch ngoài giảm. C. hiệu điện thế mạch ngoài tăng. D. hiệu điện thế mạch ngoài không đổi. Câu 16. Dòng điện không đổi A. là dòng điện xoay chiều có cường độ không thay đổi theo thời gian. B. là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
- C. là dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian. D. là dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian. Câu 17. Câu phát biểu nào sau đây về quá trình dẫn điện tự lực của chất khí là không đúng? A. Đó là quá trình dẫn điện trong chất khí xảy ra chỉ bằng cách đốt nóng mạnh khối khí giữa hai điện cực để tạo ra các hạt tải điện. B. Đó là quá trình dẫn điện trong chất khí xảy ra khi có hiện tượng nhân hạt tải điện. C. Đó là quá trình dẫn điện trong chất khí thường gặp dưới hai dạng: tia lửa điện và hồ quang. D. Đó là quá trình dẫn điện trong chất khí xảy ra và duy trì được mà không cần phun liên tục các hạt tải điện vào. Câu 18. Một trong những nguyên nhân gây ra điện trở ở vật dẫn kim loại là A. sự có mặt của các nguyên tử lạ lẫn trong kim loại. B. êlectron tự do có độ linh động cao. C. mật độ êlectron tự do trong kim loại là rất lớn. D. sự sắp xếp có trật tự của các nguyên tử kim loại. Câu 19. Người ta ghép các nguồn điện nối tiếp khi A. cần một bộ nguồn có điện trở trong nhỏ. B. cần một bộ nguồn có điện trở trong không đáng kể. C. cần một bộ nguồn có suất điện động nhỏ. D. cần một bộ nguồn có suất điện động lớn. Câu 20. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là I = 0,384(A). Số êlectron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong một giây là A. 24.1017 electron. B. 24.1010 electron. C. 61.1019 electron. D. 61.1010 electron. Câu 21. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng A. tiêu thụ điện của nguồn. B. thực hiện công của nguồn. C. tỏa nhiệt của nguồn. D. hiệu suất của nguồn. Câu 22. Chọn phát biểu đúng. A. Chiều của dòng điện được qui ước là chiều của các electron. B. Chiều dòng điện trong kim loại là chiều chuyển dời của các electron. C. Dòng điện không đổi có chiều không đổi theo thời gian. D. Dòng điện không đổi có chiều và cường độ không đổi theo thời gian. Câu 23. Dòng điện không đổi có cường độ 0,5 A chạy qua dây tóc của một bóng đèn. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 2 phút là A. 120 C. B. 0,25 C. C. 60 C. D. 1 C. Câu 24. Đối với mạch điện kín, cường độ dòng điện chạy trong mạch A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn điện. B. không phụ thuộc vào suất điện động của nguồn điện. C. tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch. D. không phụ thuộc vào điện trở mạch ngoài. Câu 25. Công của nguồn điện không phụ thuộc vào A. suất điện động của nguồn điện. B. hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện. C. cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện. D. thời gian dòng điện chạy qua nguồn điện. Câu 26. Chọn phát biểu sai. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn A. là công do dòng điện thực hiện trong một giây. B. đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn.
- C. tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện. D. được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Câu 27. Suất điện động của nguồn điện không đổi là 4V. Công của lực lạ thực hiện làm di chuyển một lượng điện tích 8mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là A. 32J. B. 0,5J. C. 500J. D. 32mJ. Câu 28. Thay đèn dây tóc có công suất điện 75W bằng bóng đèn có công suất 40W, hai đèn có cùng công suất chiếu sáng. Nếu một tháng có 30 ngày, mỗi ngày sử dụng đèn trong 5 giờ thì lượng điện năng tiết kiệm được trong một tháng là A. 5,25 (kWh). B. 2,50 (kWh). C. 1,89 (kWh). D. 4,72 (kWh). Câu 29. Cho đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu mạch tăng 3 lần thì trong cùng khoảng thời gian, năng lượng tiêu thụ của mạch A. tăng 9 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 6 lần. D. tăng 3 lần. Câu 30. Một bộ nguồn gồm 10 nguồn giống nhau. Suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn là 1,5V và 0,1Ω. Khi ghép nối tiếp các nguồn lại với nhau thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn có giá trị là A. 1,5V- 1Ω. B. 15V- 0,1Ω C. 15V- 1Ω. D. 1,5V- 0,1Ω. Câu 31. Công thức ρ = ρ0 [1+ α( t - t0 )] biểu thị A. sự biến thiên của điện trở suất theo nhiệt độ. B. sự biến thiên của khối lượng riêng theo nhiệt độ. C. sự phụ thuộc của điện trở suất vào thời gian dòng điện qua vật dẫn. D. sự phụ thuộc của khối lượng riêng vào thời gian dòng điện qua vật dẫn. Câu 32. Một trong những nguyên nhân gây ra điện trở ở vật dẫn kim loại là A. electron tự do có độ linh hoạt cao. B. sự méo mạng tinh thể do biến dạng cơ học. C. mật độ electron tự do trong kim loại là rất lớn. D. sự sắp xếp có trật tự của các nguyên tử kim loại. Câu 33. Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là A. anôt bị ăn mòn. B. không có gì thay đổi ở hai điện cực. C. catôt bị ăn mòn. D. cả hai điện cực đều bị ăn mòn. Câu 34. Chọn phát biểu sai. Dòng điện chạy trong các cuộn dây làm bằng vật liệu siêu dẫn A. tạo ra các từ trường rất mạnh. B. gây ra tác dụng nhiệt rất lớn. C. không làm hao phí năng lượng. D. còn tồn tại trong nhiều năm sau khi đã tắt nguồn. Câu 35. Theo định luật Faraday, khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực tỉ lệ với A. đương lượng điện hóa của chất đó. B. số electron qua bình điện phân. C. số Faraday. D. khối lượng dung dịch trong bình điện phân. Câu 36. Hiện tượng điện phân không được ứng dụng để A. luyện nhôm. B. mạ điện. C. đúc điện. D. hàn điện. Câu 37. Khi điện phân dung dịch CuS04 sau 16 phút 5 giây thu được 0,48 (g) Cu ở catốt. Tìm cường độ dòng điện qua bình điện phân? Biết Cu có khối lượng mol nguyên tử 64 g/mol và hóa trị 2. A. 0,6A B. 1,5A C. 0,154A D. 2,5 A Câu 38. Hạt tải điện cơ bản trong chất khí là A. ion dương, ion âm và electron tự do. B. electron hóa trị. C. ion dương và electron tự do. D. ion dương và ion âm. Câu 39. Chọn phát biểu sai. A. Tia lửa điện và hồ quang điện đều là dạng phóng điện tự lực trong chất khí.
- B. Chất khí là môi trường cách điện vì trong chất khí không có hạt tải điện tự do. C. Để tạo được hồ quang điện cần phải có hiệu điện thế rất cao. D. Điều kiện để tạo ra tia lửa điện là điện trường E ³ 3000000 V/m. Câu 40. Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt tải điện tự do trong chất khí là A. quá trình ion hóa chất khí. C. quá trình trao đổi điện tích giữa các ion. B. quá trình điện phân. D. quá trình chuyển động nhiệt của electron. Câu 41: Hạt tải điện trong chất điện phân là A. êlectron và ion âm. B. êlectron. C. êlectron và ion dương. D. ion dương và ion âm. Câu 42: Hai điện trở R1= 4 W, R2= 6 W mắc nối tiếp vào hiệu điện thế U thì công suất tiêu thụ của chúng là 14,4 W. Nếu hai điện trở này được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế trên thì công suất tiêu thụ của chúng sẽ là A. 72 W. B. 28,8 W. C. 60 W. D. 57,6 W. Câu 43: Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí, hình thành do A. chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hóa. B. phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hóa. C. anôt bị nung nóng và phát ra êlectron. D. catôt bị nung nóng phát ra êlectron. Câu 44: Quá trình điện phân nào sau đây có hiện tượng dương cực tan? A. Điện phân dung dịch HCl với cực dương bằng than chì. B. Điện phân dung dịch CuSO4 với cực dương bằng than chì. C. Điện phân dung dịch NaOH với cực dương bằng đồng. D. Điện phân dung dịch AgNO3 với cực dương bằng bạc. Câu 45: Quá trình điện phân nào sau đây có thể mạ bạc cho một chiếc nhẫn kim loại? A. Dung dịch điện phân là muối bạc, catôt bằng bạc, chiếc nhẫn được nhúng vào dung dịch điện phân. B. Dung dịch điện phân là muối bạc, catôt bằng bạc, chiếc nhẫn được nối với anôt và nhúng vào dung dịch điện phân. C. Dung dịch điện phân là muối bạc, anôt bằng bạc, chiếc nhẫn được nhúng vào dung dịch điện phân. D. Dung dịch điện phân là muối bạc, anôt bằng bạc, chiếc nhẫn được nối với catôt và nhúng vào dung dịch điện phân. Câu 46: Quá trình ion hóa chất khí A. chỉ tạo ra ion âm và êlectron tự do. B. chỉ tạo ra ion dương và ion âm. C. tạo ra ion dương, ion âm và êlectron tự do. D. chỉ tạo ra ion dương và êlectron tự do. Câu 47: Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của tia lửa điện? A. Bugi. B. Máy hàn điện. C. Điôt bán dẫn. D. Cặp nhiệt điện. Câu 48: Dòng điện không đổi A. là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. B. là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. C. là dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian. D. là dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian. Câu 49: Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng A. hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn trong một mạch điện kín. B. hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn khi mạch ngoài hở. C. cường độ dòng điện mà nguồn cung cấp cho mạch ngoài. D. điện năng mà nguồn cung cấp cho mạch ngoài.
- Câu 50: Mắc song song ba nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động 9 V và điện trở trong 3 W. Bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là 1 A. 9V- 1W. B. 3V- 1W. C. 9V- W. D. 3V- 3W. 3 Câu 51: Khi nhiệt độ tăng điện trở suất của kim loại tăng, đó là vì A. chuyển động nhiệt của các ion trong mạng tinh thể kim loại tăng. B. chuyển động nhiệt của các êlectron tự do trong kim loại tăng. C. độ tinh khiết của kim loại giảm. D. độ tinh khiết của kim loại tăng. Câu 52: Suất điện động của một nguồn điện được đo bằng A. công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương cùng chiều điện trường bên trong nguồn điện. B. công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện. C. điện lượng lớn nhất mà nguồn điện có thể cung cấp khi phát điện. D. công mà lực điện thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ở mạch ngoài từ cực dương tới cực âm của nguồn điện Câu 53: Dòng điện không đổi có cường độ 3 mA chạy qua một dây dẫn. Lượng điện tích dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2 s là A. 6 C. B. 1,5 C. C. 6.10-3 C. D. 0,67 C. Câu 54: Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua A. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua vật dẫn. B. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua vật dẫn. C. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện qua vật dẫn. D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện qua vật dẫn. Câu 55: Công của nguồn điện được xác định theo công thức: A. A = U.I . B. A = E. I.t . C. A = U.I.t . D. A = E ..I . Câu 56: Điện phân dung dịch CuSO4, biết Cu có A = 64; n = 2. Khi lượng điện tích dịch chuyển qua bình điện phân là 1447 C thì khối lượng đồng bám vào catốt là A. 0,48 g. B. 0,96 g. C. 0,24 g. D. 0,36 g. Câu 57: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Vật liệu siêu dẫn có điện trở không thay đổi theo nhiệt độ. B. Vật liệu siêu dẫn có điện trở đột ngột tăng đến cực đại khi nhiệt độ của nó nhỏ hơn hoặc bằng nhiệt độ tới hạn TC. C. Vật liệu siêu dẫn có điện trở đột ngột giảm đến 0 khi nhiệt độ của nó nhỏ hơn hoặc bằng nhiệt độ tới hạn TC. D. Các kim loại có nhiệt độ tới hạn TC rất lớn. Câu 58: Cho dòng điện có cường độ I = 2 A chạy qua một vật dẫn có điện trở R = 100 W trong 10 phút. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn có giá trị là A. 120000 J. B. 2000 J. C. 240 kJ. D. 240000 W. Câu 59: Cặp nhiệt điện Sắt-Constantan có hệ số nhiệt điện động aT = 52 µV/K. Khi hiệu nhiệt độ của hai mối hàn là 600 K thì suất điện động nhiệt điện trong mạch có giá trị là A. 12,3 mV. B. 31,2 mV. C. 21,3 mV. D. 4,15 mV. Câu 60: Đặt hiệu điện thế U1 vào hai đầu một vật dẫn thì công suất tiêu thụ của vật dẫn là P1. Nếu đặt vào hai đầu vật dẫn này hiệu điện thế U2 = 2U1 thì công suất tiêu thụ của vật dẫn là 1 1 A. P2 = P1. B. P2 = 4P1. C. P2 = 2P1. D. P2 = P1. 2 4
- B. TỰ LUẬN Bài 1. Cho mạch điện như hình vẽ R + Nguồn có suất điện động E = 9(V); điện trở trong r = 1,5(Ω). + Đèn: 12(V) – 8(W). Điện trở R1= 12(Ω); R2= 2(Ω). R a. Tính: điện trở tương đương của mạch ngoài, cường độ dòng điện mạch chính và hiệu điện thế mạch ngoài. b. Nhận xét độ sáng của đèn. c. Tháo bỏ R1, mắc nối tiếp với R2 và đèn một bình điện phân dung dịch AgNO3 có cực dương tan. Điện trở của bình điện phân là RB= 8,5 (Ω). Tính khối lượng Ag bám vào catôt sau 32 phút 10 giây. Bài 2. Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn: E = 18 V, r = 0,8 W. Bóng đèn: 6 V – 6 W, Điện trở R1 = 12 W; R2 = 5,2 W. Điện trở của khóa K, Ampe kế và dây nối không làm ảnh hưởng đến mạch điện. 1. Biết bộ nguồn điện gồm 4 nguồn giống nhau ghép nối tiếp. Tính suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn. 2. Tính cường độ dòng điện định mức và điện trở của bóng đèn. 3. Khi K mở: tính cường độ dòng điện qua bóng đèn, nhận xét độ sáng của bóng đèn. 4. Khi K đóng: xác định số chỉ của Ampe kế. E r Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ: Vôn kế có điện trở rất lớn; R Đèn: 6V-3W; R = 6 W; Nguồn điện: E = 7 V, r = 2 W. a. Tìm điện trở tương đương của mạch ngoài. V b. Tìm cường độ dòng điện trong mạch, số chỉ của vôn kế. Đ c. Thay vôn kế bằng ampe kế có điện trở rất nhỏ, tìm số chỉ của ampe kế. Bài 4: Cho dòng điện cường độ I chạy qua bình điện phân dung dịch AgNO3 có cực dương làm bằng Ag. a. Chất bám vào cực âm của bình điện phân là chất gì? Khối lượng cực dương sẽ thay đổi thế nào trong quá trình điện phân. b. Sau 20 phút điện phân có 2 g chất được giải phóng ở cực âm. Tìm cường độ dòng điện I chạy qua bình điện phân. Biết Ag có A = 108, n = 1 Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ: Bóng đèn 12V - 18W; R = 8 Ω. Mỗi nguồn có: E = 12 V và r = 2 Ω. Bình điện phân: cực dương bằng đồng và chất điện phân là dung dịchCuSO4. Điện trở bình điện phân là 48Ω. a. Tính số chỉ của ampe kế và UMD. b. Tính thời gian điện phân để có 12,8g đồng bám vào Catốt. c. Nếu tháo bỏ bình điện phân thì độ sáng của đèn thay đổi như thế nào?
- Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động x = 12V, điện trở trong r = 0,2W. Điện trở R1 = 12W và R2 = 5W. Bóng đèn Đ: 6V – 4,5W. Điện trở Vôn kế rất lớn, điện trở các dây nối và Ampe kế không đáng kể. 1. Tính: a. Cường độ dòng điện định mức và điện trở của bóng đèn. b. Điện trở mạch ngoài và số chỉ trên Ampe kế. c. Cường độ dòng điện qua bóng đèn. Bóng đèn sáng thế nào ? 2. Thay bóng đèn bằng một tụ điện có điện dung C = 10nF. Tính điện tích của tụ điện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
12 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
1 p | 38 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm
2 p | 21 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Quang Trung
3 p | 32 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Tin học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Hòa Trung
4 p | 14 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
4 p | 26 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A
3 p | 24 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
16 p | 32 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Tiếng Anh 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
9 p | 33 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Quang Trung (Đà Lạt)
5 p | 27 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Tiếng Anh 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
10 p | 27 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
6 p | 38 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
6 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
2 p | 28 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
4 p | 28 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
2 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn