intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Tập 7/2024

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Tập 7/2024 được thực hiện bởi Học viện Tài chính tập hợp một số bài viết như: Kho bạc Nhà nước - đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; hệ thống xếp hạng CAMELS; chuyển đổi số trong đào tạo kế toán - kiểm toán tại Việt Nam; thực hành quản trị nhân lực xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Tập 7/2024

  1. NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC SINH VIEÂN Taäp 07/2024 MUÏC LUÏC TÀI CHÍNH VĨ MÔ 3. Kho bạc Nhà nước: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ Nhâm Thùy Trang - CQ59/05.03 7. Hệ thống xếp hạng CAMELS Phạm Đức Minh - CQ59/62.01; Nguyễn Thúy Hạnh - CQ61/15.03 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 10. Chuyển đổi số trong đào tạo kế toán - kiểm toán tại Việt Nam Nguyễn Phương Anh - CQ59/22.02CLC 12. Research on automating accounting processes with robots using RPA technology in large enterprises in Vietnam Trương Nguyễn Đức Anh - CQ59/06.01CLC; Đặng Phương Linh - CQ59/22.06CLC; Phạm Đức Quyền - CQ60/06.08CLC 16. Thực hành quản trị nhân lực xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam Lê Duy Kiệt - CQ59/03.02 19. Sendo Farm dịch vụ đi chợ kiểu mới có gì đặc biệt Phạm Hải Hà - CQ59/05.01; Trần Phương Thảo - CQ59/11.04 22. Doanh nghiệp Việt Nam trước “cơn sóng” mạng 6G Giáp Thị Thanh Loan - CQ61/10.07 24. Applying blockchain to Vietnamese universities Lã Quý Công; Nguyễn Nguyệt Anh - CQ59/22.01CLC 29. Bài học kinh nghiệm từ việc thay đổi logo của Vinamilk Nguyễn Thị Huyền Trang - CQ60/21.06 32. Bộ tiêu chuẩn ESG - Xu hướng bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam Ngô Đình Đạt - CQ59/22.02; Nguyễn Thị Minh Anh - CQ59/31.04 CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ 36. Điều gì đang chờ đợi ngành cà phê Việt Nam trong tương lai? Dương Diệu Linh; Nguyễn Lương Thảo Yến - CQ59/09.02CLC Sinh viªn 1
  2. Taäp 07/2024 NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC SINH VIEÂN 39. Trí tuệ nhân tạo (AI) tác động kinh tế và tiềm năng tương lai Huỳnh Minh Vũ - CQ59/22.06CLC; Hoàng Nam Khánh - CQ59/22.02CLC 42. Factors affecting the personal financial management behavior in Vietnam Bùi Linh Nga; Đinh Hoàng Nam - CQ59/09.01CLC 50. Phát triển thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức Nguyễn Thị Thanh Hoa; Vũ Thị Phương Nam - CQ60/22.04 54. Tiềm năng ngành logistics đường sắt tại Việt Nam Phạm Minh Đức - CQ61/09.04CLC; Nguyễn Ngọc Ánh; Đặng Khánh Chi; Lã Thanh Huyền - CQ61/22.08CLC 58. Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) tại Việt Nam Lò Văn Diễm - CQ59/15.04 62. Enhancing circularity in Vietnamese agriculture: Challenges and solutions Nguyễn Ngọc Linh - CQ59/11.05 66. Các nhân tố tác động tới phát triển logistics xanh tại Việt Nam hiện nay Bùi Thùy Dương - CQ61/08.04 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 69. EU cấm hàng hóa xuất xứ từ nạn phá rừng: cơ hội và thách thức cho Việt Nam Nguyễn Ngọc Hà - CQ59/22.04; Trần An Khanh; Nguyễn Hữu Quý - CQ59/22.03CLC 73. Giải pháp giúp doanh nghiệp xuất, nhập khẩu ở Việt Nam phòng ngừa rủi ro về tỷ giá Nguyễn Thị Kim Ánh - CQ59/05.03 77. Hợp tác Mekong - Lan Thương: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam Vũ Thị Tâm - CQ59/09.04 thÓ lÖ Göi bµi Bài viết ngắn gọn, rõ ràng, đánh máy trên một mặt giấy A4 (độ dài không quá 5 trang, lề trái bằng 3,5cm, lề phải bằng 2,0cm, lề trên + dưới 3,0cm, cỡ chữ 14, khoảng cách dòng tối thiểu là 1,3cm), đánh số trang; các ký hiệu, công thức và hình vẽ phải chính xác, đúng quy định, đánh số và ghi rõ vị trí đặt hình, tiêu đề bài báo viết bằng chữ in hoa, họ và tên tác giả, số điện thoại... được đặt ngay dưới dòng tiêu đề sát với lề phải của trang 1. Tư liệu nước ngoài và dẫn liệu cần ghi rõ xuất xứ (tên tác giả, tên ấn phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản; báo chí phải ghi rõ số ra ngày, tháng, năm; tên trang Web và tên chuyên mục của trang Web. v.v...). Không nhận những bài viết đã đăng trên các ấn phẩm khác ở trong và ngoài Học viện. Bài viết và ý kiến trao đổi xin gửi về: Phòng 317 - Ban Quản lý Khoa học - Học viện Tài chính - Đức Thắng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại: 024.02191967; Email: noisansvnckh@gmail.com Sinh viªn 2
  3. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 07/2024 Kho bạc Nhà nước: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ Nhâm Thùy Trang - CQ59/05.03 ào ngày 13/4/2022, Quyết định số 455/QĐ-TTg về Chiến lƣợc phát triển Kho V bạc Nhà nƣớc đến năm 2030 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận. Mục tiêu chung của Chiến lƣợc này là: “Xây dựng Kho bạc Nhà nƣớc tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc, ngân quỹ nhà nƣớc; nâng cao hoạt động huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc; thực hiện tốt chức năng tổng kế toán nhà nƣớc; kiện toàn bộ máy tổ chức gắn với tăng cƣờng ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có sự kết nối, liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu khác của ngành Tài chính, cơ sở dữ liệu quốc gia, phục vụ tốt nhất ngƣời dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nƣớc, góp phần xây dựng nên tài chính quốc gia an toàn, bền vững”. Để hoàn thành mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tham gia Cách mạng 4.0, từng bƣớc hình thành Kho bạc số. Thực trạng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong Kho bạc Nhà nước Thời gian qua, Kho bạc Nhà nƣớc (KBNN) đã không ngừng hoàn thiện và ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ trong quản lý, kiểm soát chi và thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc. Ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) - KBNN cho phép ngƣời dùng gửi gần 100% hồ sơ, tài liệu chứng từ ở bất kỳ thời điểm nào (24/7), với việc cảnh báo thời hạn xử lý (không quá 8 giờ làm việc cho nghiệp vụ đơn giản và 16 giờ làm việc cho nghiệp vụ phức tạp) và thông báo tiến trình xử lý, giúp cho ngƣời dùng theo dõi đƣợc quá trình gửi, tiếp nhận và xử lý cũng nhƣ kết quả xử lý các nghiệp vụ qua KBNN. Ứng dụng liên thông DVC - TABMIS - LNH (dịch vụ công - Tabmis - thanh toán liên ngân hàng) giúp giảm thiểu gần hết các công đoạn nghiệp vụ, chứng từ sau khi kiểm soát ký duyệt sẽ đƣợc chuyển trực tiếp đến ngân hàng phục vụ ngƣời thụ hƣởng (chỉ trong vài phút, thậm chí là vài giây). Trong năm 2023, để tiếp tục CCHC (cải cách hành chính), rút ngắn thời gian giao dịch, KBNN cũng ký quyết định ban hành Kế hoạch CCHC năm 2023 của hệ thống KBNN. Mục tiêu là xác định các nhiệm vụ CCHC trọng tâm trong năm 2023, nhằm chủ động hơn trong việc chỉ đạo và điều hành của KBNN; tăng cƣờng CCHC, đảm bảo việc triển khai hiệu quả Chƣơng trình tổng thể CCHC nhà nƣớc giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ và mục tiêu thực hiện Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2030. KBNN đã luôn coi trọng việc phục vụ khách hàng, và nhấn mạnh rằng các đơn vị KBNN thực hiện CCHC phải đặt lợi ích của ngƣời dân, tổ chức lên hàng đầu; coi ngƣời dân, tổ chức là Sinh viªn 3
  4. Taäp 07/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ trung tâm; và sự hài lòng của ngƣời dân, tổ chức là tiêu chí đánh giá chất lƣợng phục vụ của các đơn vị KBNN các cấp. Đồng thời, các đơn vị KBNN phải thƣờng xuyên rà soát, đánh giá, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện, cắt giảm các thành phần hồ sơ và các mẫu đơn, tờ khai không cần thiết hoặc đã đƣợc tích hợp trên cơ sở dữ liệu sẵn có. Hơn nữa, từ đầu năm 2024, KBNN cũng đã bắt đầu triển khai quy trình kiểm soát, thanh toán, chi trả cho cá nhân qua tài khoản và trao đổi thông tin bảng thanh toán cho đối tƣợng thụ hƣởng trên cổng trao đổi dữ liệu. Theo đó, bảng thanh toán cho đối tƣợng thụ hƣởng (Bảng thanh toán số 09) đƣợc nhập trực tiếp trên hệ thống DVCTT-KBNN hoặc tải file theo cấu trúc do KBNN quy định công bố trên DVCTT. Hệ thống sẽ hỗ trợ tự động kiểm tra định dạng, số tiền, đối chiếu đảm bảo khớp đúng giữa chi tiết với tổng số trên từng bảng biểu. Đồng thời, hệ thống hỗ trợ kiểm tra tổng số tiền trên Bảng thanh toán số 09 khớp với chứng từ chuyển tiền và sẽ đƣợc chuyển thẳng đến ngân hàng phục vụ nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản. Ứng dụng này giúp khắc phục triệt để việc đơn vị sử dụng ngân sách phải scan Bảng thanh toán số 09 để gửi đến KBNN và cầm tay trực tiếp đi đến ngân hàng phục vụ, giúp cho việc thanh toán cá nhân đƣợc chính xác và nhanh chóng hơn. Hạn chế của việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong Kho bạc Nhà nước Thứ nhất, chi phí đầu tƣ, vận hành khoa học công nghệ cao: Việc đầu tƣ vào nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN) cần nguồn vốn lớn cho việc mua sắm trang thiết bị, phần mềm, đào tạo nhân lực,... Chi phí duy trì và vận hành hệ thống KHCN cũng cao, đòi hỏi ngân sách nhà nƣớc phải chi trả một khoản đáng kể. Việc triển khai ứng dụng KHCN thƣờng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành liên quan. Tuy nhiên, việc này có thể gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động, và trình độ hiểu biết về KHCN của các bên liên quan. Thứ hai, có nguy cơ thất thoát ngân sách: Quá trình ứng dụng KHCN thƣờng liên quan đến việc đầu tƣ lớn vào các thiết bị, phần mềm và đào tạo nhân lực. Việc thiếu minh bạch trong quá trình đầu tƣ và quản lý có thể tạo ra kẽ hở cho các hành vi gian lận, tham nhũng, dẫn đến thất thoát ngân sách. Thứ ba, trình độ, năng lực chuyên môn của một số cán bộ, công chức còn hạn chế: Nhu cầu về nhân lực có trình độ chuyên môn cao về khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT, AI, dữ liệu lớn,... đang rất cao. Việc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức chƣa đáp ứng kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Khả năng tiếp cận và sử dụng các công nghệ mới còn hạn chế. Một số cán bộ, công chức còn thiếu nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ, e ngại thay đổi, lo lắng về việc mất việc làm do tự động hóa. Một số cán bộ, công chức của Kho bạc Nhà nƣớc thiếu văn hóa đổi mới, sáng tạo, e ngại rủi ro, thiếu tinh thần dám nghĩ, dám làm, chƣa khuyến khích Sinh viªn 4
  5. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 07/2024 ý tƣởng sáng tạo, đổi mới. Việc triển khai hệ thống KHCN từ đó có thể gặp khó khăn trong việc chuyển đổi Kho bạc số toàn diện vì nguồn lực con ngƣời. Thứ tư, hạn chế về quy trình, thủ tục: Hệ thống quy trình, thủ tục còn nhiều bất cập, chƣa theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ. Thiếu sự liên thông giữa các hệ thống, phần mềm, dẫn đến tình trạng trùng lặp dữ liệu, gây khó khăn cho công tác quản lý. Nhiều quy trình, thủ tục còn rƣờm rà, phức tạp, gây tốn thời gian và chi phí. Thiếu các quy định cụ thể về việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của Kho bạc Nhà nƣớc. Việc ứng dụng KHCN mở ra nguy cơ bị tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu, ảnh hƣởng đến an ninh tài chính quốc gia. Hạ tầng CNTT còn hạn chế, hệ thống mạng lƣới truyền thông chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ứng dụng khoa học công nghệ nên có thể gặp lỗi kỹ thuật, dẫn đến gián đoạn hoạt động, ảnh hƣởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nƣớc. Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho Kho bạc Nhà nước Một là, tối ƣu hóa chi phí đầu tƣ và vận hành: Để giảm bớt gánh nặng về chi phí đầu tƣ và vận hành, Kho bạc Nhà nƣớc cần xây dựng một kế hoạch đầu tƣ dài hạn và chi tiết, có sự tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực KHCN. Việc này sẽ giúp cân nhắc kỹ lƣỡng giữa chi phí và lợi ích, đồng thời xác định rõ ràng các mục tiêu và kỳ vọng. Ngoài ra, việc áp dụng mô hình đám mây cho việc lƣu trữ và xử lý dữ liệu có thể giúp giảm đáng kể chi phí cơ sở hạ tầng và tăng cƣờng tính linh hoạt trong quản lý. Đồng thời, việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tƣ từ các quỹ đổi mới sáng tạo, hợp tác quốc tế, và khu vực tƣ nhân cũng là một hƣớng đi quan trọng để đảm bảo nguồn lực tài chính cho các dự án KHCN. Hai là, nâng cao an ninh mạng: An ninh mạng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự an toàn của hệ thống thông tin tại Kho bạc Nhà nƣớc. Việc đầu tƣ vào hệ thống bảo mật thông tin hiện đại và đào tạo nhân viên về an ninh mạng là cần thiết để nâng cao khả năng phòng vệ trƣớc các mối đe dọa từ mạng. Các biện pháp kiểm định an ninh mạng định kỳ cũng cần đƣợc thực hiện để phát hiện sớm và khắc phục kịp thời các lỗ hổng bảo mật. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành là cần thiết để triển khai ứng dụng KHCN một cách hiệu quả. Các hội nghị định kỳ và hệ thống thông tin liên lạc đƣợc cải thiện sẽ giúp các cơ quan, ban ngành có thể chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tối ƣu hóa nguồn lực. Ba là, thúc đẩy văn hóa đổi mới: Văn hóa đổi mới và sáng tạo là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển của KHCN. Kho bạc Nhà nƣớc cần tổ chức các buổi workshop, hội thảo để nâng cao nhận thức và khuyến khích tinh thần sáng tạo trong công việc. Việc xây dựng chính sách khen thƣởng cho những ý tƣởng đổi mới và hiệu quả sẽ tạo động lực cho cán bộ, công chức trong việc đề xuất và triển khai các giải pháp KHCN. Minh bạch và giám sát chặt chẽ trong quá trình đầu tƣ và quản lý là cách hiệu quả để ngăn chặn thất thoát ngân sách. Kho bạc Nhà nƣớc cần triển khai hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ và ngân sách một cách chặt chẽ. Ngoài ra, việc thực hiện kiểm toán định kỳ sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận, tham nhũng. Sinh viªn 5
  6. Taäp 07/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Bốn là, nâng cao trình độ chuyên môn: Trong bối cảnh hiện đại, việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức không chỉ là nhu cầu mà còn là tiêu chuẩn bắt buộc để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ. Để đáp ứng điều này, Kho bạc Nhà nƣớc cần xây dựng một chƣơng trình đào tạo toàn diện, đặt nền móng vững chắc trên cả lý thuyết và thực hành. Chƣơng trình này phải đƣợc thiết kế linh hoạt, có khả năng tích hợp các phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến và áp dụng công nghệ mới nhất trong quá trình đào tạo. Năm là, cập nhật quy trình và thủ tục: Cập nhật và đơn giản hóa quy trình và thủ tục là bƣớc không thể thiếu trong quá trình hiện đại hóa. Điều này không chỉ giúp phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ mà còn tạo ra một hệ thống quản lý linh hoạt, minh bạch và hiệu quả. Việc loại bỏ các bƣớc không cần thiết và tạo điều kiện liên thông giữa các hệ thống thông tin sẽ giảm bớt gánh nặng hành chính, giảm trùng lặp dữ liệu và thúc đẩy quá trình ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Đây là những bƣớc đi quan trọng hƣớng tới một nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của đất nƣớc và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Sáu là, xây dựng và triển khai kiến trúc công nghệ thông tin của KBNN phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử. Ứng dụng hiệu quả các công nghệ số nhƣ điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), di động (Mobility), Internet vạn vật (loT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain)... trong xây dựng, triển khai các ứng dụng, dịch vụ Kho bạc số để tối ƣu hóa các quy trình quản lý, quản trị và cung cấp dịch vụ của KBNN. Nhìn chung, trong bối cảnh đất nƣớc đang phát triển, nhu cầu nguồn lực phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội lớn đòi hỏi ngành Tài chính, trong đó có hệ thống KBNN phải đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc, đáp ứng yêu cầu phát triển theo Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Trƣớc tình hình đó, Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2030 có ý nghĩa quan trọng trong việc định hƣớng cho ngành Tài chính nói chung và KBNN nói riêng để tiếp tục hiện đại hóa hệ thống KBNN, nâng cao chất lƣợng quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nƣớc, quản lý ngân quỹ nhà nƣớc, huy động vốn và tổng kế toán nhà nƣớc, phục vụ tốt nhất ngƣời dân, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị và đóng góp vào công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo các chủ trƣơng của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Tài liệu tham khảo: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn; Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030; Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 phê duyệt Chiến lược phát triền Kho bạc Nhà nước đến năm 2030; Nguyễn Thị Thanh Hương (2023). Ứng dụng công nghệ Kho bạc Nhà nước để nâng cao chất lượng phục vụ các đơn vị sử dụng ngân sách. Khoa học - Công nghệ, Quảng Trị Online; P.V (2022). Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KHCN góp phần hướng tới hình thành Kho bạc số vào năm 2030. Kinh tế, Tiền phong. Sinh viªn 6
  7. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 07/2024 Hệ thống xếp hạng CAMELS Phạm Đức Minh - CQ59/62.01 Nguyễn Thúy Hạnh - CQ61/15.03 ệ thống xếp hạng CAMELS (còn gọi là mô hình CAMELS) đƣợc giới thiệu lần H đầu tiên tại Hoa Kỳ, là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ, sau đó đƣợc áp dụng từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc và đƣợc xem là chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung. CAMELS là những chữ cái viết tắt để chỉ các chỉ tiêu cấu thành hệ thống xếp hạng đối với một ngân hàng, bao gồm: Capital (vốn), Assets (tài sản) Management (quản lý), Earnings (lợi nhuận), Liquidity (thanh khoản) và Sensitivity (độ nhạy cảm với các rủi ro thị trƣờng). Mô hình CAMELs đƣợc áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lợi và thanh khoản của ngân hàng. An toàn đƣợc hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp đƣợc mọi chi phí và thực hiện đƣợc các nghĩa vụ của mình, tiêu chí an toàn đƣợc đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lƣợng tín dụng (tài sản có) và chất lƣợng quản lý. Khả năng sinh lợi là việc ngân hàng có thể đạt đƣợc một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tƣ của chủ sở hữu hay không. Thanh khoản là khả năng đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hay bất thƣờng. Trong khi các báo cáo tài chính không thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin mà ngƣời phân tích muốn có để đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lợi và thanh khoản của ngân hàng. Do đó, cần kết hợp việc phân tích theo CAMELs với những đánh giá định tính của ngân hàng để có thể thu đƣợc kết quả phân tích kỹ lƣỡng và hữu ích. Phân tích theo chỉ tiêu CAMELs dựa theo sáu yếu tố cơ bản đƣợc sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng: đó là Mức độ an toàn vốn, Chất lƣợng tài sản Có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trƣờng (viết tắt bằng tiếng anh là CAMELs). Mức độ an toàn vốn (Capital adequacy): Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ nhƣ trong phạm vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Cơ cấu vốn, hệ số đòn bẩy tài chính, hệ số tạo vốn nội bộ, chất lƣợng và khả năng tài chính của các cổ đông… là các chỉ tiêu sử dụng để phân tích vốn. Chất lƣợng tài sản có (Asset quality) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ phá sản ngân hàng. Thông thƣờng điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay - cả trƣớc kia cũng nhƣ hiện nay. Nếu thị trƣờng biết rằng chất lƣợng tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng. Sinh viªn 7
  8. Taäp 07/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Hình 1: Hệ thống xếp hạng CAMELs Vốn (Captital) Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị Chất lƣợng trƣờng (Sensitivity tài sản to market risk) (Asset Quality) CAMELS Khả năng Quản trị thanh khoản điều hành (Liquidity) (Management) Kết quả hoạt động kinh doanh (Eamings) Nguồn: Roman, A., & Sargu, A. C. ,2013 Các chính sách về quản lý con ngƣời, các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán... đều đƣợc xem xét một cách riêng rẽ để phản ánh toàn bộ chất lƣợng của hoạt động quản lý. Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELs, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của ngƣời quản lý sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến những yếu tố nhƣ: chất lƣợng tài sản có, mức độ tăng trƣởng của tài sản có, mức độ thu nhập, khả năng lập kế hoạch. Lợi nhuận (Earnings): Ngân hàng có bốn nguồn thu nhập chính là thu nhập từ lãi, thu nhập từ lệ phí, hoa hồng, thu nhập từ kinh doanh, mua bán và thu nhập khác. Lợi nhuận là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cả mức độ hiệu quả của hành động và chính sách lãi suất cũng nhƣ các kết quả hoạt động tổng quát đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ số. Cụ thể hơn, lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lƣợc của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tƣơng lai từ phía các nhà đầu tƣ. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Thanh khoản (Liquidity): Thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng vì hai lí do. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tƣ có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có kế hoạch trƣớc. Do ngân hàng thƣờng xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn. Thanh khoản ảnh hƣởng đến lòng tin của ngƣời gửi tiền và ngƣời cho vay. Thực ra thanh khoản kém (chứ Sinh viªn 8
  9. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 07/2024 không phải là chất lƣợng tài sản có kém) mới là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trƣờng hợp đổ vỡ ngân hàng. Nói chung có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả năng tiếp cận đến thị trƣờng tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lƣợc, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tuân thủ với các chính sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản: - Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = tài sản thanh khoản/tổng tài sản - Hệ số đảm bảo tiền gửi = tài sản thanh khoản/tổng tiền gửi - Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/tổng nợ ngắn hạn. Mức độ nhạy cảm thị trƣờng: Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng đƣợc thể hiện bằng chữ cái S (Sensitivity) trong hệ thống phân tích theo mô hình CAMELS. Phân tích S nhằm đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của thay đổi về lãi suất; và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trƣờng. Đồng thời đƣa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hƣớng rõ ràng và tập trung. Nhìn chung, CAMELs là một mô hình đã đƣợc áp dụng khá lâu đời tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển nên có tính ổn định cao và những chỉ tiêu đã đƣợc thay đổi linh hoạt để phù hợp qua các thời kì phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Nó là công cụ hiệu quả để đánh giá tình hình tài chính NHTM trong giai đoạn kinh tế hội nhập, làm cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh cũng nhƣ khả năng hoạt động hiệu quả của các NHTM Việt Nam khi gia nhập vào thị trƣờng tài chính toàn cầu. Dựa vào những chỉ tiêu của mô hình, NHTM có thể nhận diện và đánh giá những điểm yếu kém trong tình hình tài chính của mình để từ đó tìm cách khắc phục, cải thiện tình hình tài chính hiện tại. Vì vậy, CAMELs đặc biệt quan trọng đối với nhà điều hành NHTM. Và đối với các cơ quan quản lý NHTM, việc áp dụng mô hình CAMELs trong giai đoạn hiện tại góp phần sàng lọc ra những ngân hàng yếu kém, từ đó khoanh vùng quản lý, có biện pháp quản lý, điều chỉnh phù hợp, không gây tác động mạnh đến hệ thống ngân hàng, giữ cho nó đƣợc an toàn, lành mạnh làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tài liệu tham khảo: David Baker, & David G. Holdsworth (1993), “The causes of bank failures in the 1980s”. Nghiêm Văn Bảy, Trần Cảnh Toàn (2021), Quản trị nguồn vốn và tài sản của NHTM. Nxb Tài chính 2021 Roman, A., & Sargu, A. C. (2013), “Analysing the financial soundness of the commercial bank in Romania: An approach basedon the Camels framework”, Procedia Economics and Finance, 6, 703 -712. Sinh viªn 9
  10. Taäp 07/2024 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Chuyển đổi số trong đào tạo kế toán - kiểm toán tại Việt Nam Nguyễn Phương Anh - CQ59/22.02CLC huyển đổi số và các ứng dụng mang lại nhiều ảnh hƣởng lớn đến sự thay đổi của hoạt C động đào tạo và hành nghề kế toán - kiểm toán trên thế giới và cả Việt Nam. Với hàng loạt công nghệ mới, các trƣờng đại học và cơ sở đào tạo cần nghiên cứu thay đổi căn bản cách tiếp cận, nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo. Ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế, việc sử dụng thành thạo các thành tựu khoa học công nghệ là một trong những mục tiêu đào tạo quan trọng cần hƣớng đến. Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán có thể hiểu đơn giản là việc ứng dụng các công nghệ số vào các nghiệp vụ kế toán, giúp cho các nghiệp vụ kế toán đƣợc triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn mà vẫn tối ƣu tiết kiệm nhân lực, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, đem lại nhiều giá trị hơn cho xã hội và các bên liên quan. Hiện nay, Việt Nam đang trên chặng đƣờng đầu tiên tiến đến sự phát triển của chuyển đổi số. Những nhân lực trong ngành cũng đã và đang nhận thấy sự tác động mạnh mẽ của công nghệ đến các nghiệp vụ, có sự chuyển biến, thay đổi mạnh mẽ trong tƣ duy. Trong bối cảnh hiện nay, việc các nhà trƣờng, trung tâm đào tạo kế toán, kiểm toán tiên phong chuyển đổi số là điều rất quan trọng góp phần xây dựng những thế hệ tƣơng lai, kiểm toán viên chuyên nghiệp, giúp xã hội ngày càng phát triển. Ứng dụng của chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán- kiểm toán Các công nghệ trụ cột Việc số hóa các hoạt động quản trị tài chính - kế toán sẽ giúp công ty giải quyết nhiều bài toán khó với chi phí tối ƣu nhất. Theo đó, thực hành kế toán, kiểm toán tại doanh nghiệp trên thế giới và cả Việt Nam trong bối cảnh ứng dụng chuyển đổi số đƣợc khái quát lại thông qua 5 công nghệ trụ cột: Thứ nhất, internet vạn vật (Công nghệ IoT): giúp quy trình kế toán đƣợc thực hiện theo thời gian thực, dữ liệu kế toán đƣợc kết nối với nhau đảm bảo sự chính xác tuyệt đối. Thứ hai, trí tuệ nhân tạo (AI): giúp giảm bớt công việc của ngƣời làm kế toán, tài chính. Giao dịch cơ bản, kỹ thuật nghiệp vụ diễn ra thƣờng xuyên, đơn giản, liên tục đã đƣợc AI xử lý giúp con ngƣời nhằm rút ngắn thời gian và nâng cao năng suất nghề nghiệp, tập trung vào các nghiệp vụ chuyên môn phức tạp, quan trọng. Thứ ba, dữ liệu lớn (Big data): Các báo cáo tài chính, dữ liệu tài chính đƣợc tổng hợp, phân tích một cách khách quan hơn, cung cấp đƣợc nhiều thông tin đa chiều có giá trị hơn cho việc ra các quyết định của các chủ thể liên quan. Từ đó, giúp nâng cao chất lƣợng sản phẩm của công tác kế toán, kiểm toán, tài chính. Thứ tư, điện toán đám mây (Cloud): tích hợp các thông tin cơ bản của tất cả các bƣớc của doanh nghiệp để đƣa ra quyết định tài chính trên cùng một nền tảng, giúp công việc kế toán, kiểm toán, quản trị tài chính có thể thực hiện ở mọi nơi. Vấn đề tổ chức kế toán, kiểm toán, quản trị tài chính trong doanh nghiệp trở lên linh hoạt hơn, nâng cao hiệu quả quản lý và giảm chi phí bảo trì và vận hành. Thứ năm, công nghệ chuỗi khối (Blockchain): giúp công tác kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp với các đối tác, nhà đầu tƣ đƣợc nhanh chóng và bảo mật hơn. Chuyển đổi số tác động đến quy trình, phƣơng pháp, chức năng của hoạt động kế toán, kiểm toán để phù hợp Báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Sinh viªn 10
  11. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 07/2024 Một số hoạt động ứng dụng thực tế Một là, phần mềm kế toán và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) Nền tảng ERP giúp cho việc phê duyệt các giao dịch, tất toán và lập báo cáo tài chính đạt tốc độ nhanh chóng, các nghiệp vụ thƣờng xuyên đƣợc thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng và đặc biệt ít xảy ra sai sót, do đó nâng cao hiệu quả của các công việc kế toán. Hai là, kết nối trực tiếp với các ngân hàng Các phần mềm kế toán hiện nay sẽ kết nối trực tiếp với các ngân hàng. Nếu khách hàng phát sinh các Ủy nhiệm chi thì từ phần mềm kế toán sẽ tự động đẩy ra ngân hàng và ngƣợc lại, phần thu sẽ đẩy về phần mềm kế toán. Nó sẽ tự động hạch toán, không cần nhân viên phải ra các ngân hàng để lấy sổ phụ. Phần mềm kế toán giúp tự động hoàn toàn kết nối giữa giao dịch của ngân hàng và hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Ba là, tự động phát hiện sai sót nghiệp vụ: Nếu làm theo cách ghi chép sổ sách truyền thống, các nghiệp vụ phải dò tìm thủ công bằng tay, tốn nhiều thời gian và công sức. Hiện nay, có công nghệ phát hiện ra sai sót ngay lập tức dựa trên công nghệ về Big data, AI,... Bốn là, giúp phân tích, dự báo tài chính của doanh nghiệp: sau suốt quá trình ta nhập dữ liệu liên thông, hệ thống dựa trên những số liệu thực mà đƣa ra những nhận định cơ bản. Năm là, hoàn toàn tự động kê khai và tối ƣu thuế phải nộp: cũng nhƣ là có Robot tƣ vấn tài chính. Các nghiệp vụ liên quan cũng theo đó tự động cập nhật điều chỉnh, thay đổi theo Luật pháp trên toàn hệ thống. Những việc cần làm để ứng dụng chuyển đổi số trong đào tạo kế toán-kiểm toán Thứ nhất, cần nhận thức đúng, đầy đủ yêu cầu và thành tựu của thời kỳ chuyển đổi số. Công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ và thay đổi theo từng ngày, đòi hỏi các chƣơng trình đào tạo phải liên tục cập nhật, học hỏi và cải tiến lý thuyết cơ sở, giúp sinh viên đến gần với thực tế công việc. Thứ hai, chú trọng tăng cƣờng thực hành trực tiếp các nghiệp vụ kế toán, kiểm toán. Chƣơng trình đào tạo nên đảm bảo sinh viên nắm chắc lý thuyết cơ sở, song song với đó là việc áp dụng vào thực tế. Thứ ba, cần thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình thực tế, các tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm giữa giảng viên và các chuyên gia thực hành kế toán tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm kế toán, khai thác dữ liệu kế toán. Thứ tư, khuyến khích sinh viên tự học hỏi, tiếp thu và hòa nhập với công nghệ mới. Nhà trƣờng cần luôn tạo điều kiện, chủ đề, tọa đàm, chia sẻ để khích lệ sinh viên viết nghiên cứu khoa học, kỷ yếu và nội san. Từ đó, sinh viên có động lực và nhu cầu tự mày mò, tìm hiểu, cập nhật những kiến thức mới để cải thiện chuyên môn, chuẩn bị sẵn sàng thích ứng với công việc. Kết luận: Với hàng loạt công nghệ tiên tiến và hiệu quả nhƣ hiện nay, các trƣờng đại học và cơ sở đào tạo cần nghiên cứu thay đổi căn bản cách tiếp cận, nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo. Mục tiêu đào tạo cần hƣớng đến sản phẩm đầu ra là các chuyên gia kế toán có kiến thức toàn diện về kinh tế, tài chính kế toán; có kĩ năng sáng tạo, kĩ năng tổng hợp, phân tích, quản trị dữ liệu kinh doanh để thích ứng với sự thay đổi và phát triển bền vững. Tài liệu tham khảo: “Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong đào tạo và hành nghề kế toán tại Việt Nam” (2022); https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap- ung-dung-chuyen-doi-so-trong-dao-tao-va-hanh-nghe-ke-toan-tai-viet-nam-89962.htm “Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán” (10/2023); https://tapchitaichinh.vn/chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-ke-toan-kiem-toan.html “Chuyển đổi số trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán tại Việt Nam” (4/2023); https://tapchitaichinh.vn/chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-ke-toan- kiem-toan-tai-viet-nam.html Sinh viªn 11
  12. Taäp 07/2024 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Research on automating accounting processes with robots using RPA technology in large enterprises in Vietnam Trương Nguyễn Đức Anh - CQ59/06.01CLC Đặng Phương Linh - CQ59/22.06CLC Phạm Đức Quyền - CQ60/06.08CLC obotic Process Automation (RPA), also known as Tự động hóa quy trình bằng R robot in Vietnamese, is an area that optimizes tasks by simulating human activities through machines. Since its inception, RPA has been widely adopted across various domains, experiencing robust growth in response to business demands. To implement RPA effectively, a synergy between artificial intelligence (AI) algorithms and robots is essential. This combination enables intelligent automation of repetitive and mundane tasks that humans perform, such as data collection from multiple sources, information updates, calculations, and more. Consequently, RPA allows accountants to focus more on strategic analysis and data interpretation. Deploying RPA is a critical factor in enhancing resilience, increasing labor productivity, and minimizing costs, especially in the context of global digital transformation. This technology not only improves accountants’ time management but also provides real-time access to financial data, enabling continuous financial reporting and data analysis. Importantly, RPA does not replace humans; instead, it advances and empowers accountants’ work, allowing them to deliver maximum value to businesses. Challenges and current issues in the accounting process in Vietnam The accounting process in large enterprises in Vietnam continues to face several challenges and issues. Below are some key points: Firstly, Outdated Accounting Systems, Many large businesses in Vietnam still rely on outdated and inefficient accounting systems, which can lead to errors during financial data recording and processing. Improving and implementing information technology into the accounting process is a challenge that needs to be addressed. Secondly, the Complex Tax System, Vietnam’s tax system has numerous intricate regulations that frequently change. Businesses must stay well-informed and comply with these regulations during the accounting process. This demands deep knowledge of taxation and a professional accounting team, creating pressure and challenges. Thirdly, Risk Management, Accounting in large enterprises requires rigorous risk management. Detecting and preventing financial fraud, accounting errors, and process inaccuracies become critical issues. Internal control measures and reliable audit processes are essential to ensure accuracy and integrity in financial information. Sinh viªn 12
  13. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 07/2024 Fourthly, Legal Regulation Changes, Accounting regulations often undergo modifications over time. Businesses must continuously update and adapt to new provisions while ensuring compliance. Constant changes can create instability and difficulties in the accounting process. Fifthly, Skills and Human Resources, The accounting process in large enterprises demands a skilled and professional accounting team. Recruiting and retaining high-quality personnel in this field can be challenging, especially considering the competitive landscape for accounting talent. Robotic process automation (RPA) and its application in accounting process automation The rise of RPA and its core functionality Robotic Process Automation (RPA) refers to a class of software systems or virtual robots designed to automate repetitive tasks within established business processes. According to estimates by PWC, a significant portion, approximately 45% of work activities, possess the potential for automation. This widespread implementation of RPA could result in global labor cost savings reaching up to 2 trillion USD. However, it is crucial to recognize that not all processes are equally suited for automation using RPA software. Tasks that are most amenable to automation tend to be rule-based, standardized, and involve structured data. Consequently, RPA finds its most effective applications in activities such as data transmission, reconciliation, and cross-referencing information across different software applications. Functionally, RPA utilizes algorithms and pre-defined rules to emulate and execute human actions on computers, including data entry, data reconciliation, data transfer between systems, and interactions with other software programs. Mechanics of RPA: Mimicking human actions for automation In essence, RPA robots are programmed to automate repetitive tasks by replicating the actions performed by office employees on their computers. When an office worker initiates a task for an RPA robot to complete on the computer, the robot meticulously records the sequence of actions undertaken. This recorded sequence is then referred to as a script or action sequence. Subsequently, the RPA robot leverages this script to independently execute the task with precision and efficiency. Positive impacts of robotic process automation (RPA) on accounting processes in large enterprises in Vietnam Firstly, it allows for full process control and increases efficiency. All activities in the accounting process are fully monitored and logged by RPA technology. Automated work and centralized monitoring make it easier to control progress and predict completion times. This means that businesses can ensure that tasks are performed according to specific regulations and standards, thereby minimizing potential errors. Secondly, it improves labor productivity. By automating tasks that previously had to be performed by humans, RPA technology helps to speed up the completion of work compared to manual execution by accounting staff (Lacity, Willcocks, 2016). This gives employees more time to focus on other tasks, avoiding delays and processing times for Sinh viªn 13
  14. Taäp 07/2024 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP accounting cycles, thereby improving work productivity and creating opportunities for new business development. Thirdly, it creates opportunities for improving professional skills. RPA technology offers significant benefits for new auditors. Instead of spending time on tedious tasks such as processing documents and screening large volumes of hard-copy audit files, these auditors can now focus on developing analytical and communication skills, as well as developing critical thinking through more meaningful work. Fourthly, it improves process flexibility. RPA technology can be deployed on centralized management servers and operate continuously, serving multiple locations and manufacturing and business branches during the day. They help eliminate problems caused by time zone differences, culture, and language barriers. Robots not only operate on a schedule but also have the ability to adapt to changing workloads. Fifthly, it reduces costs. RPA technology can handle or perform multiple tasks of different processes in sequence with a working capacity of 24 hours a day, 7 days a week, at least 3 times faster than the processing time when compared to the working hours of accounting staff. This allows virtual employees to contribute to reducing labor costs in the enterprise. Moreover, with the flexibility of applying RPA, businesses do not need to pay to develop a new business process, as they can build and adjust the process of RPA technology at any time. This shows that when deployed on a large scale, robots can significantly reduce costs for specific financial and accounting tasks (Le Clair, 2017). Limitations of robotic process automation (RPA) in accounting processes in large enterprises in Vietnam Training and Workforce Transition, the implementation of RPA in accounting requires preparation and training for employees to understand and work with new automation tools and processes. Some employees may experience difficulties in adapting to the change and may require support to grasp and effectively utilize RPA technology. High Initial Investment Cost, in addition to data costs, training costs, and operational costs, the development and implementation of RPA application solutions require a significant amount of resources, including both time and money. This includes the cost of hiring experts with comprehensive and in-depth knowledge of RPA, managing and maintaining hardware, and costs related to the collection, processing, and storage of accounting data management data in Vietnamese enterprises. Security and Compliance, Accounting is a field sensitive to security and compliance risks. During operation, RPA needs to access sensitive information of the enterprise to complete its tasks. Therefore, enterprises need to ensure that accounting data is protected securely and complies with regulations on privacy and information security when using RPA. At the same time, RPA must also comply with legal regulations and accounting regulations for the implementation of accounting processes. Requires Connectivity and System Compatibility with the RPA Platform in the Enterprise, RPA needs to be able to interact with existing accounting systems, databases, and other applications in the enterprise to perform accounting tasks. This requires coordination and support from the information technology and accounting departments in the enterprise to research and implement applications to avoid resource losses. Sinh viªn 14
  15. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 07/2024 Tasks and accounting processes that can be automated with RPA In the field of accounting, RPA can be applied to enhance the efficiency and accuracy of accounting processes in enterprises. Here are some accounting tasks and processes where RPA can be applied: Firstly, Invoice Processing, RPA automatically receives and processes invoices from email, fax, or other data sources. It can extract information from invoices, enter data into the accounting system, and automatically create corresponding accounting entries, reducing manual work and increasing accuracy in invoice processing. Secondly, Account Reconciliation, RPA is a strong candidate for handling the tedious task of collecting and cleaning data, and then automatically generating regulatory reports. RPA automatically compares figures and alerts for discrepancies or errors in the accounting process. Third, Financial Reporting, RPA can automatically collect, process, and analyze accounting data to generate financial reports. It can automatically retrieve information from the accounting system, perform calculations, and generate reports according to standard templates. This reduces the time and effort required by accounting staff and ensures accuracy in financial reporting. Fourth, Accounts Receivable and Payable, it can be said that such tasks seem to take the lead when it comes to utilizing RPA in accounting. Specifically, RPA updates and checks customer or supplier data, creates, processes, delivers invoices, approves automatically, confirms payments, makes payments, and reconciles invoices with orders. Furthermore, it can reconcile invoices with orders to ensure consistency and accuracy in the accounting process. Fifth, Management of Accounting Sub-systems, RPA can automatically manage accounting subsystems such as cash accounting, inventory accounting, production and business cost accounting, payroll accounting, fixed asset accounting, and tax accounting. Specifically, it performs tasks such as data entry, data processing, and automatic report generation for these subsystems. In summary, research on robotic accounting process automation and the use of RPA technology in large enterprises in Vietnam not only brings optimization to financial management but also creates significant positive effects. Applying RPA in the accounting process not only reduces the risk of errors and enhances the accuracy of the accounting process but also improves work efficiency. Overall, this innovation marks an important step in the development of enterprises in Vietnam, while opening up opportunities for rapid adaptation to the ever-changing business environment in the current digital transformation era. References: Nguyen Thi Nga, Nguyen Trong Nghia (2023), “Application of Robotic Process Automation (RPA) Technology in Accounting Processes at Enterprises” Journal of Finance PhD. Nguyen Thi Phuong Thao (2023), “The Impact of Robotic Process Automation (RPA) on Auditing Activities”, Ho Chi Minh City Accounting Association Anh Duong (2022), “What is Robotic Process Automation (RPA) Solution?”, CafeF - Comprehensive Electronic Information Website. Sinh viªn 15
  16. Taäp 07/2024 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Thực hành quản trị nhân lực xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam Lê Duy Kiệt - CQ59/03.02 Khái niệm quản trị nhân lực xanh Sự xuất hiện của khái niệm quản lý nguồn nhân lực xanh bắt nguồn từ khái niệm “phát triển bền vững”. Ngay từ năm 1996, Wehrmeyer đã nhấn mạnh rằng, quản lý môi trƣờng cần gắn liền với quản trị nguồn nhân lực. Với việc nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này, các học giả đã quan sát và nghiên cứu các vấn đề phát triển bền vững liên quan đến quản lý nguồn nhân lực từ góc độ lợi nhuận và phi lợi nhuận. Quản lý nguồn nhân lực bền vững là “quản trị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp và xã hội mà không gây nguy hiểm cho nhu cầu tƣơng lai của họ”, từ đó hình thành một lĩnh vực nghiên cứu mới là quản trị nhân lực xanh. Quản trị nguồn nhân lực xanh hỗ trợ các công ty thực hiện hoạt động môi trƣờng thông qua việc cải thiện cam kết của nhân viên đối với môi trƣờng. Opatha và Arulrajah (2014) định nghĩa, quản trị nhân lực xanh là các chính sách giúp ngƣời lao động của mình tích cực, chủ động trong thực hiện lợi ích của con ngƣời, doanh nghiệp, xã hội và môi trƣờng tự nhiên. Nội dung của quản trị nhân lực xanh Quản trị nhân lực xanh chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tạo ra lực lƣợng lao động xanh hiểu, đánh giá cao và thực hành sáng kiến xanh, đồng thời duy trì các mục tiêu xanh của mình trong suốt quá trình tuyển dụng, tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, phát triển và nâng cao nguồn nhân lực của mình. Quản trị nhân lực xanh còn đề cập đến các chính sách, thực tiễn và hệ thống giúp tổ chức trở nên xanh vì lợi ích của cá nhân, xã hội, môi trƣờng tự nhiên và doanh nghiệp. Nó bao gồm việc thực hiện các hoạt động nhân sự thân thiện với môi trƣờng nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, giảm chi phí cũng nhƣ sự tham gia và giữ chân nhân viên nhiều hơn, hỗ trợ các tổ chức bằng cách nộp hồ sơ điện tử, chia sẻ xe, chia sẻ công việc, hội nghị qua điện thoại và phỏng vấn trực tuyến, tái chế, làm việc từ xa và đào tạo trực tuyến để giảm thiểu lƣợng khí thải carbon của nhân viên. Quản trị nhân lực xanh là một biện pháp nhằm mục đích chuyển đổi nhân viên bình thƣờng thành nhân viên xanh, tức là nhân viên thân thiện với môi trƣờng thông qua việc thực hiện các chính sách tuyển dụng, bố trí, đào tạo, đãi ngộ, đánh giá thực hiện công việc... của nhân viên. Thực hành quản trị nhân lực xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra Để thực hành quản trị nguồn nhân lực xanh, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện tốt một số vấn đề sau: Tuyển dụng và tuyển chọn, Tuyển dụng là một mắt xích quan trọng và cơ bản trong quản lý nguồn nhân lực. Nó có thể xác định chất lƣợng và loại ứng viên cho các vị trí còn trống và thu hút những nhân tài chất lƣợng cao phù hợp để phát triển doanh nghiệp. Nhiều công ty, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, có xu hƣớng sử dụng các phƣơng pháp quản lý nguồn nhân lực xanh nhƣ một phần thƣơng hiệu công ty của mình để thu hút những nhân viên trẻ có nhận thức về môi trƣờng (Ehnert, 2009). Một số ngƣời tìm việc có xu hƣớng xem xét các giá trị của tổ chức khi đƣa ra lựa chọn, trong đó tổ chức thân thiện với môi trƣờng có một lợi thế đặc biệt trong quá trình tuyển dụng (Renwick và cộng sự, 2013). Sinh viªn 16
  17. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 07/2024 Khi tuyển dụng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm rõ các vấn đề xanh trong mô tả công việc, bổ sung chiến lƣợc phát triển bền vững vào mô tả công ty, phản ánh các giá trị văn hóa môi trƣờng của tổ chức và cung cấp cho nhân viên mới những chính sách và cam kết về phát triển bền vững. Trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng, các câu hỏi phỏng vấn có thể liên quan đến hoạt động phát triển xanh của công ty để xác định những ứng viên có tiềm năng trong lĩnh vực này. Các vị trí tuyển dụng cần có nội dung thể hiện rõ về phát triển bền vững, để nhân viên sẵn sàng tham gia vào công việc quản lý môi trƣờng, tích cực mở rộng kiến thức về quản lý môi trƣờng và thu hút những nhân viên có nền tảng kiến thức về môi trƣờng, đặc biệt là những vị trí ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động môi trƣờng. Đào tạo và phát triển, Đào tạo đƣợc coi là một nội dung quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực xanh. Đào tạo liên quan đến quản lý nguồn nhân lực xanh không chỉ thông qua việc nâng cao nhận thức về môi trƣờng của nhân viên (Bansal và Roth, 2000) mà còn cải thiện các kỹ năng cốt lõi của nhân viên cũng nhƣ trình độ kiến thức về sinh thái và môi trƣờng của công ty (Roy và Therin, 2008). Ngoài ra, đào tạo về bảo vệ môi trƣờng cho nhân viên còn có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhƣ thúc đẩy nhân viên tuân thủ các chính sách bảo vệ môi trƣờng, nâng cao ý thức trách nhiệm với môi trƣờng, xây dựng hình ảnh tích cực trƣớc công chúng, thúc đẩy nhân viên tự động viên và tham gia vào các hoạt động quản lý môi trƣờng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp khi tổ chức đào tạo nên hƣớng tới tất cả nhân viên, các phòng ban và khu vực và cả đội ngũ điều hành của tổ chức. Nội dung đào tạo nhân viên nên tập trung vào hai khía cạnh: (i) Hệ thống và chính sách bảo vệ môi trƣờng và văn hoá doanh nghiệp; (ii) Kỹ năng quản lý môi trƣờng; Trong quá trình đào tạo, nhân viên nên nâng cao nhận thức, kỹ năng và kiến thức chuyên môn về môi trƣờng, đồng thời chú ý đến kiến thức ngầm của nhân viên về quản lý môi trƣờng, chẳng hạn nhƣ chính sách môi trƣờng của công ty và hiệu quả hoạt động môi trƣờng, hoặc tổ chức các hội thảo đào tạo đặc biệt cho ngƣời quản lý. Để tiến hành đào tạo xanh thành công, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo các yếu tố của đào tạo quản lý môi trƣờng do Wehrmeyer (1996) đề xuất, đó là: (1) Thông tin môi trƣờng đơn giản và phù hợp; (2) Các cuộc họp đào tạo ngắn, không chính thức và nhóm nhỏ; (3) Nhân viên tham gia các cuộc họp có chủ đề mở; (4) Chú ý đến việc ai là ngƣời đứng đầu trong việc quản lý môi trƣờng trong các cuộc họp nhân viên; (5) Coi khía cạnh sinh thái là khía cạnh giá trị mới của văn hóa tổ chức; (6) Đánh giá tác động của việc đào tạo đến công việc hàng ngày của nhân viên. Quản lý và đánh giá hiệu suất, Các doanh nghiệp thƣờng thiết lập hệ thống quản lý hiệu suất để đánh giá hiệu suất của nhân viên thông qua thái độ, hành vi và kết quả đầu ra. Chìa khóa để quản lý hiệu suất thành công là hiệu quả của việc đánh giá hiệu suất (Chính và Hoàng, 2009). Đánh giá hiệu suất môi trƣờng phải đƣợc liên kết với các mô tả công việc liên quan đến các mục tiêu môi trƣờng cụ thể, chẳng hạn nhƣ các sự kiện môi trƣờng, trách nhiệm môi trƣờng, giảm phát thải carbon và các chính sách môi trƣờng. Các doanh nghiệp cũng cần chú ý xây dựng các tiêu chuẩn hoạt động môi trƣờng ở cấp doanh nghiệp và hệ thống thông tin xanh hoặc kiểm toán xanh. Để đảm bảo hiệu quả của việc đánh giá hiệu quả môi trƣờng, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến các yếu tố, nhƣ: kế hoạch, phƣơng pháp, tiêu chuẩn và chỉ số đánh giá hiệu quả môi trƣờng. Kế hoạch đánh giá hiệu quả hoạt động môi trƣờng có thể hƣớng dẫn nhân viên đạt đƣợc hiệu quả hoạt động môi trƣờng mà công ty mong muốn, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản lý môi trƣờng của công ty. Các chỉ số xanh có thể đƣợc đƣa vào hệ thống quản lý hiệu quả hoạt động trong kế hoạch. Doanh nghiệp có thể truyền đạt kế hoạch xanh với nhân viên ở mọi cấp độ Sinh viªn 17
  18. Taäp 07/2024 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP thông qua hệ thống quản lý hiệu suất và thiết lập cuộc đối thoại trong toàn doanh nghiệp. Ngƣời quản lý và nhân viên phải làm rõ các mục tiêu và trách nhiệm xanh về mặt đo lƣờng hiệu quả hoạt động môi trƣờng, các chỉ số cấp doanh nghiệp có thể đƣợc sử dụng để đánh giá sử dụng tài nguyên và chất thải. Các công ty có thể sử dụng hệ thống thông tin để theo dõi dòng tài nguyên và tiến hành kiểm tra tại chỗ để giúp nhân viên xác định các vấn đề và thu thập phản hồi của nhân viên về thông tin hiệu quả hoạt động môi trƣờng của doanh nghiệp. Các nhà quản lý có thể đƣa các mục tiêu đầu ra xanh vào quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động và thiết lập hệ thống xử phạt đối với những mục tiêu quản lý môi trƣờng không đạt đƣợc. Đồng thời, nhà quản lý cũng có thể khuyến khích nhân viên đề xuất mục tiêu và ý tƣởng xanh phù hợp với đánh giá hiệu suất cá nhân của họ để áp dụng vào lần đánh giá hiệu suất tiếp theo. Đánh giá hiệu suất phải cung cấp phản hồi hữu ích cho nhân viên và hỗ trợ cải tiến liên tục hiệu suất môi trƣờng của công ty. Cố gắng khiến mọi nhân viên tham gia vào hệ thống đánh giá hiệu suất và phát huy tối đa vai trò của mình. Lương và phúc lợi, Hệ thống lƣơng thƣởng là một công cụ mạnh mẽ có thể hỗ trợ các hoạt động quản lý môi trƣờng. Nó đƣợc thiết kế để thu hút, giữ chân và động viên nhân viên, đồng thời khuyến khích nâng cao kiến thức, thái độ và kỹ năng của nhân viên nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu của công ty (Brockett, 2007). Trong quản lý môi trƣờng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng cơ cấu lƣơng cơ bản để khen thƣởng những nhân viên có đóng góp vào việc đạt đƣợc các mục tiêu về môi trƣờng. Cơ chế khen thƣởng thiết lập mức lƣơng thay đổi dành riêng cho việc quản lý môi trƣờng. Khi những nỗ lực và thay đổi của nhân viên giúp công ty giảm thiểu chất thải hoặc nhân viên đƣa ra những đề xuất thiết thực về bảo vệ môi trƣờng, nhƣ: giảm chi phí của công ty, công ty nên thƣởng cho nhân viên một phần chi phí tiết kiệm đƣợc. Công ty cung cấp thù lao phi tài chính để khen thƣởng những nhân viên góp phần thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trƣờng, bao gồm: cho phép nghỉ phép có lƣơng, ƣu tiên bãi đỗ xe, phiếu quà tặng, khen ngợi toàn công ty, khen thƣởng các cá nhân, đội và bộ phận giảm rác thải hàng năm và khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng… có thể thúc đẩy động lực của nhân viên tốt hơn. Sự tham gia của nhân viên, Mặc dù các nhà quản lý cấp cao đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý môi trƣờng (Chen và cộng sự, 2014; Paillé và cộng sự, 2014), nhƣng nếu không có sự tham gia rộng rãi của nhân viên, thì hiệu quả quản lý môi trƣờng có thể bị giảm đi rất nhiều. Các nghiên cứu trƣờng hợp ở Vƣơng quốc Anh và Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, việc tăng cƣờng trao quyền cho nhân viên và làm hài lòng nhân viên về mặt tâm lý sẽ giúp họ đƣa ra những đề xuất hợp lý hơn về quản lý môi trƣờng, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện thành công quản lý môi trƣờng (Kitazawa và Sarkis, 2000). Một cuộc khảo sát do Simpson và Samson (2008) thực hiện trên 232 công ty sản xuất của Úc cho thấy, mức độ trao quyền cho nhân viên trong quản lý môi trƣờng có liên quan tích cực đáng kể đến hiệu quả quản lý môi trƣờng và các công ty nên khuyến khích nhân viên đƣa ra những đề xuất hợp lý về quản lý môi trƣờng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp không chỉ cần thay đổi quy trình sản xuất xanh, sản phẩm xanh mà còn phải thay đổi văn hóa tổ chức đã ăn sâu vào doanh nghiệp và ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hóa tổ chức nên khuyến khích nhân viên tham gia và đƣa ra các đề xuất về quản lý môi trƣờng của tổ chức và nơi làm việc của các cá nhân./. Tài liệu tham khảo: Al Mamun, M. A. (2019), An Analysis of Employee Awareness on Green Human Resource Management Practices: Evidence from Bangladesh, Human Resource Management Research, 9(1), 14-21. Al-Ghazali, B. M., and Afsar, B. (2021), Retracted: Green Human Resource Management and Employees’ Green Creativity: The Roles of Green Behavioral Intention and Individual Green Values, Corp. Soc. Responsib. Environ. Manag, 28 (1), 536. doi:10.1002/csr.1987. Võ Thị Vân Khánh (2023), Quản trị nguồn nhân lực xanh: Xu thế tất yếu cho mục tiêu phát triển bền vững, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 số tháng 4. Sinh viªn 18
  19. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 07/2024 Sendo Farm dịch vụ đi chợ kiểu mới có gì đặc biệt Phạm Hải Hà - CQ59/05.01 Trần Phương Thảo - CQ59/11.04 ừ lâu, việc mua bán hàng hóa từ lâu đã dần trở thành một nét văn hóa của ngƣời T dân Việt Nam. Nếu nhƣ trƣớc đây hoạt động mua bán chỉ thƣờng diễn ra ở các khu chợ ngoài trời, hay mới mẻ hơn một chút là các siêu thị hay các trung tâm thƣơng mại, thì hiện nay việc mua sắm đã và đang đƣợc đổi mới hơn với nhiều dịch vụ đi chợ kiểu mới. Và tất nhiên, phải kể đến một dịch vụ đầy mới mẻ, cũng có thể nói rất gần gũi và cần thiết trong thời buổi hiện nay chính là Sendo Farm. Sự phát triển của xã hội và các bƣớc tiến của công nghệ đã tạo ra những mô hình đi chợ kiểu mới, các hoạt động mua bán hàng hóa trực tiếp đã tồn tại lâu đời trong văn hóa ngƣời Việt vẫn đƣợc bảo toàn nhƣng có sự thích nghi với những thay đổi trong xu thế hiện nay của xã hội. Từ đó, tạo điều kiện để ngƣời tiêu dùng tiếp cận với các dịch vụ hiện đại. Gần đây nhất là sự ra đời mô hình “Đi chợ kiểu mới” của Sendo Farm, chuyên cung cấp nông sản, thực phẩm sạch, đồ dùng gia đình và mô hình này là một trong những dự án trọng điểm của tập đoàn FPT. Thống kê từ Hiệp hội Thƣơng mại điện tử Việt Nam cho biết, số lƣợng ngƣời Việt mua hàng trực tuyến trong năm 2022 lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm 2021. Tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỷ USD. Sendo Farm ra đời đã mang đến cho ngƣời dùng những trải nghiệm thú vị khi mà chỉ cần ngồi ở nhà, cầm chiếc điện thoại lên đặt đồ và nhận đồ ngay ngày hôm sau. Sendo Farm cung cấp nhiều mặt hàng cho ngƣời tiêu dùng nhƣ rau, củ, trái cây, thịt, hải sản, trứng, sữa, gạo, gia vị và các loại bánh kẹo, đồ uống. Dịch vụ này có hệ thống kiểm tra chặt chẽ từ khâu thu hoạch đến giao hàng nên nó sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vì vậy ngƣời tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng. Ngoài ra Sendo Farm của FPT còn áp dụng công nghệ hiện đại để theo dõi, quản lý quá trình sản xuất và phân phối của các đối tác nông dân và nhà cung cấp. Qua đây có thể thấy Sendo Farm chắc chắn là một dịch vụ tiện ích, nhanh chóng và tiết kiệm cho ngƣời tiêu dùng, giúp họ có đƣợc những sản phẩm nông sản tƣơi ngon và bổ dƣỡng hàng ngày. Ưu điểm của Sendo Farm Thứ nhất, tính linh hoạt cho ngƣời tiêu dùng và ngƣời bán hàng cùng với những đặc điểm nổi bật của dịch vụ. Sendo Farm là mô hình đi chợ online, khách hàng có thể đặt mua thực phẩm trƣớc 24h và nhận hàng tại điểm giao nhận gần nhà vào ngày hôm sau mà không cần mất quá nhiều thời gian đi chợ nhƣ trƣớc đây. Với những ngƣời bận rộn không thể đi chợ hàng ngày có thể chọn hình thức này nhằm tiết kiệm chi phí và chủ động về thời gian của mình. Và đặc biệt là mọi đơn hàng đặt qua Sendo Farm đều đƣợc freeship. Hiện nay, Sendo Farm đang áp dụng các điểm bán và nhận hàng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Sinh viªn 19
  20. Taäp 07/2024 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Thành phố Hồ Chí Minh. Khách hàng có thể chọn điểm nhận gần nhất và tự đến lấy hàng khi có thông báo từ đơn vị. Ngƣời mua có thể chủ động sắp xếp thời gian đến lấy hàng mà không phải phụ thuộc vào thời gian của bên giao hàng. Các sản phẩm của Sendo Farm đƣợc kiểm tra và chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ và các thực phẩm tƣơi sống cũng đƣợc bên đối tác Sendo Farm phụ trách bảo quản, đảm bảo chất lƣợng. Ngoài việc cam kết chất lƣợng, dịch vụ còn hoàn tiền nếu khách hàng không hài lòng khi sản phẩm có vấn đề về chất lƣợng. Và dịch vụ cũng sẽ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng qua kênh chat, hotline hoặc email. Thứ hai, chính sách hoa hồng cho đối tác điểm bán và nhận hàng. Bất cứ ai đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định mở điểm nhận hàng có thể đăng ký trở thành điểm nhận hàng của Sendo Farm. Do vậy cũng không khó để tìm thấy điểm nhận hàng chính là các hộ gia đình hay quán ăn, quán cà phê, tiệm tạp hóa,... Các hộ kinh doanh nhỏ lẻ trở thành đối tác điểm nhận hàng Sendo Farm không chỉ tạo thuận lợi cho ngƣời mua mà còn góp phần gia tăng thu nhập cho chính họ thông qua chiết khấu trên từng đơn hàng. Mỗi tháng Sendo Farm chia hoa hồng, thƣởng bán hàng cho các đối tác lên đến 10% giá trị sản phẩm, thƣởng doanh thu lên đến 5% giá trị hàng, thƣởng nhiệm vụ tới 25.000 mỗi khách hàng. Thu nhập trung bình bên đối tác nhận đƣợc khoảng 10-15 triệu đồng mỗi tháng. Đến tháng 12/2023, mô hình này thu hút hơn 5.000 đối tác cá nhân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ ba, Sendo Farm tích hợp nhiều ứng dụng thanh toán giúp ngƣời dùng thoải mái lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp với mình. Bên cạnh đó Sendo Farm còn có các mã giảm giá ƣu đãi dành cho ngƣời dùng. Các nền tảng thanh toán của Sendo Farm triển khai khá đồng bộ, giúp việc quản lý nông sản trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Các khâu nhƣ nhận hàng, kiểm kê, quy trình bảo quản sản phẩm, hành trình giao hàng, thông báo ngƣời mua đến lấy hàng,... đều đƣợc tích hợp trên ứng dụng di động. Điều này sẽ giúp ngƣời bán, đối tác, ngƣời mua thuận tiện theo dõi đơn hàng và tiết kiệm thời gian của mình. Giá trị mỗi đơn hàng thành công sẽ đƣợc cập nhật liên tục trên ứng dụng Sendo Farm. Một số hạn chế còn tồn tại của Sendo Farm Mới mẻ, đầy ƣu điểm là thế, tuy nhiên ứng dụng này cũng không tránh khỏi những hạn chế. Những hạn chế này có thể nói là nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến ngƣời mua sản phẩm cũng nhƣ số lƣợng ngƣời dùng và sự phát triển của Sendo Farm. Thứ nhất, hạn chế về khu vực: Có thể nói Sendo Farm đang là ứng dụng đang đƣợc quan tâm mạnh mẽ, thế nhƣng, điều đáng nói ở đây là dịch vụ này chỉ đang đƣợc áp dụng ở các thành phố lớn. Điều này có thể đƣợc lý giải là một phần ngƣời dân ở các tỉnh nhỏ vẫn ƣa chuộng việc mua hàng trực tiếp. Đặc biệt là các mặt hàng nhƣ thực phẩm. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, với khối lƣợng công việc lớn và bận rộn, cũng luôn có rất nhiều ngƣời dân cần đến một ứng dụng đi chợ mới nhƣ Sendo Farm. Thứ hai, sản phẩm chưa thực sự được đa dạng: Một điểm phải kể đến ở Sendo đó là việc hạn chế trong việc đa dạng sản phẩm. Sendo Farm hiện chỉ đáp ứng đƣợc phần nhỏ nào đó nhu cầu cơ bản của ngƣời tiêu dùng bởi các sản phẩm của Sendo Farm vẫn chƣa đƣợc đa dạng hóa các loại mặt hàng. Ví dụ cụ thể về nhóm hàng thực phẩm, có thể thấy Sendo Farm chƣa bày bán đƣợc nhiều loại thịt, cá, rau hay các mặt hàng về gia vị. Có thể một phần là do chƣa tìm đƣợc nguồn hàng cung ứng hoặc vì lý do khó bảo quản khi vận chuyển. Sinh viªn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2