Nội soi phế quản siêu âm chọc hút xuyên thành phế quản (EBUS-TBNA): Ứng dụng trong chẩn đoán các tổn thương phổi và trung thất
lượt xem 2
download
Nội soi phế quản siêu âm chọc hút xuyên thành phế quản (EBUS-TBNA) là một phương pháp xâm lấn tổi thiểu trong chẩn đoán và đánh giá giai đoạn ung thư phổi, chẩn đoán các tổn thương trung thất tiếp giáp đường thở chính. Bài viết đánh giá giai đoạn ung thư phổi di căn hạch bằng phẫu thuật hiện tại có tính xâm lấn nhiều hơn với các biến chứng hiếm gặp nhưng nặng, đòi hỏi phải gây mê toàn thân, trong phòng mổ và phẫu thuật viên, vì vậy ngày càng ít được sử dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội soi phế quản siêu âm chọc hút xuyên thành phế quản (EBUS-TBNA): Ứng dụng trong chẩn đoán các tổn thương phổi và trung thất
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII NỘI SOI PHẾ QUẢN SIÊU ÂM CHỌC HÚT XUYÊN THÀNH PHẾ QUẢN (EBUS-TBNA): ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN CÁC TỔN THƯƠNG PHỔI VÀ TRUNG THẤT Nguyễn Lê Nhật Minh, Vũ Khắc Đại Bệnh viện Phổi Trung ương I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nội soi phế quản siêu âm chọc hút xuyên thành phế quản (EBUS-TBNA) là một phương pháp xâm lấn tổi thiểu trong chẩn đoán và đánh giá giai đoạn ung thư phổi, chẩn đoán các tổn thương trung thất tiếp giáp đường thở chính. Đánh giá giai đoạn ung thư phổi di căn hạch bằng phẫu thuật hiện tại có tính xâm lấn nhiều hơn với các biến chứng hiếm gặp nhưng nặng, đòi hỏi phải gây mê toàn thân, trong phòng mổ và phẫu thuật viên, vì vậy ngày càng ít được sử dụng. Kết quả EBUS-TBNA tương đương với nội soi trung thất trong nhiều khía cạnh và vượt trội so với chọc hút xuyên thành phế quản thông thường (TBNA). EBUS cho phép quan sát và lấy mẫu bệnh phẩm các cấu trúc hạch nhóm 2, 4, 7, 10 và 11. Độ nhạy của EBUS-TBNA trong chẩn đoán ung thư phổi di căn hạch trung thất 90,8% và độ đặc hiệu và giá trị dự đoán dương tính là 100% [1]. Trong các trường hợp u phổi ở trung tâm tiếp giáp khí phế quản, không thể sinh thiết dưới hướng dẫn CT được và các trường hợp lao hạch trung thất, sarcoidosis, EBUS-TBNA có thể hỗ trợ chẩn đoán. Trong phân tích meta gần đây, độ chính xác chẩn đoán của EBUS-TBNA trong chẩn đoán sarcoidosis là 54-93% [2]. Trong lao hạch trung thất, EBUS cho thấy độ nhậy chẩn đoán là 85% [3]. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu hệ thống nội soi phế quản siêu âm với đầu dò lồi (CP-EBUS) và các ứng dụng trong lâm sàng. II. LỊCH SỬ CỦA NỘI SOI PHẾ QUẢN SIÊU ÂM Ứng dụng siêu âm trong lòng khí phế quản lần đầu tiên vào năm 1992. Ứng dụng muộn của siêu âm này được cho là do quan niệm rằng không khí là kẻ thù của siêu âm. Bởi vì âm thanh di chuyển với vận tốc trong không khí thấp hơn nhiều so với nước hoặc mô mềm, siêu âm chẩn đoán trong phổi không được coi trọng. Tuy nhiên, vì nhiều bệnh lý của hệ hô hấp liên quan tới các cấu trúc đặc của thành phế quản và cạnh phế quản, EBUS đã được hoàn thiện vào năm 1999, hệ thống nội soi phế quản siêu âm EBUS chuyên dụng đầu tiên đã được sử dụng trong lâm sàng, làm tăng khả năng tiếp cận tới các cấu trúc phế quản và trung thất để cho các mục đích chẩn đoán. Đối với các ứng dụng trong đường thở, đầu dò mềm với góc nhìn 360 độ đã được phát triển. Với quả bóng ở đầu cho phép đầu dò siêu âm tiếp cận tốt với thành khí phế quản cho hình ảnh 360 độ của các cấu trúc xung quanh. Trong điều kiện lý tưởng, đầu dò 20 MHz cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao với độ sâu từ 4-5cm. Nhược điểm của việc sử dụng thiết bị này là cần phải loại bỏ đầu dò siêu âm khỏi ống soi phế quản trước khi đưa kim vào để thực hiện sinh thiết. Điều này dẫn đến sự phát triển của đầu dò lồi 7,5 MHz nhỏ hơn ở cuối ống soi phế quản mềm chuyên dụng, trong đó hình ảnh thu được cùng với kim đặc biệt, như vậy cho phép quan sát được trực tiếp trong quá trình đâm kim vào cấu trúc cạnh phế quản. Đầu dò siêu âm 7,5 MHz có thể thu được hình ảnh ở độ sâu thâm nhập lên tới 9cm. Hiện tại có 3 nhà sản xuất đầu dò lồi chuyên dụng EBUS: Olympus, Pentax 148
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 và Fuji (tất cả đều nằm ở Tokyo, Nhật Bản). Đường kính ngoài ở đầu ống soi phế quản là 6,9mm và kim chuyên dụng 21 hoặc 22 G được sử dụng để thực hiện TBNA. Trong vài năm qua, chức năng Doppler màu cũng được thêm vào bộ xử lý để cải thiện sự khác biệt của các cấu trúc mạch máu và không mạch máu. III. CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA EBUS-TBNA 1. Chỉ định Chẩn đoán di căn hạch trung thất của ung thư phổi. Chẩn đoán bệnh lý khối u phổi và trung thất. Chẩn đoán bệnh lý hạch trung thất: sarcoidosis, lao hạch trung thất… 2. Chống chỉ định Chống chỉ định đối với nội soi siêu âm tương tự như chống chỉ định với nội soi phế quản mềm, bao gồm: Rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng. Thiếu máu cơ tim hiện tại hoặc gần đây. Suy tim kiểm soát kém. Thiếu oxy máu nặng. Bệnh nhân không hợp tác. Các chống chỉ định thêm của EBUS-TBNA liên quan với nguy cơ chảy máu: Đang dùng các chất chống kết tập tiều cầu. Đang điều trị chống đông máu. Bệnh rối loạn đông máu. Giảm tiểu cầu. Tăng ure máu hoặc creatinine huyết thanh. IV. KỸ THUẬT THỰC HIỆN - Dựa trên Xquang phổi, hoặc phim cắt lớp vi tính: xác định sơ bộ vị trí tổn thương cần sinh thiết. - Người bệnh được gây tê mũi, họng với lidocain 2%. - Đưa người bệnh lên bàn soi phế quản. - Tiến hành đưa ống soi qua miệng vào khí quản. Tiến hành gây tê bổ sung trong quá trình đưa ống nội soi xuống khí phế quản. - Quan sát sơ bộ lòng khí phế quản. - Sau khi đã định vị sơ bộ vị trí tổn thương, tiến hành bơm bóng nước siêu âm, sau đó bật đầu dò siêu âm. Điều chỉnh đầu ống nội soi phế quản để tựa sát đầu dò siêu âm có bóng vào thành khí phế quản vùng có u, hạch trung thất dự kiến chọc hút, sinh thiết. 149
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII - Khi thấy chắc chắn hình ảnh u, hạch trung thất: bật hệ thống siêu âm doppler để xác định vị trí các mạch máu. Chọn vùng không có mạch máu. Tiến hành chọc kim hút ra ngoài dưới hướng dẫn của siêu âm. Cố định vị trí kim chọc chặt vào ống nội soi phế quản khi đã thấy chắc chắn hình ảnh kim đi vào vị trí u, hạch trung thất. - Rút nòng dẫn, sau đó gắn bơm áp lực âm vào kim chọc hút. Di chuyển kim chọc hút liên tục 4-10 lần và hút áp lực âm. - Rút phức bộ kim chọc hút khi thấy hình hình ảnh bệnh phẩm đã vào trong kim chọc hút. - Tiến hành rút phức bộ kim chọc hút. Bơm đẩy bệnh phẩm ra khỏi kim chọc hút lên lam bệnh phẩm. Bơm và rửa kim chọc hút với dung dịch natriclorua 0,9%: lấy phần dịch này để làm thêm các xét nghiệm vi sinh, tế bào khác theo yêu cầu của lâm sàng. - Tiến hành làm lại 3-4 lần cho đến khi lấy đủ bệnh phẩm. - Rút kim chọc hút và hệ thống nội soi ra ngoài. V. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ EBUS TBNA TRÊN THẾ GIỚI 1. Trong bệnh ung thư phổi Sinh thiết hút dưới hướng dẫn nội soi phế quản siêu âm là một phương thức xâm lấn thấp cho thấy độ nhậy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao trong chẩn đoán di căn hạch của ung thư phổi. Do đó, EBUS-TBNA đã trở thành lựa chọn đầu tiên cho chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ và là phương pháp thay thế cho nội soi trung thất, từ lâu đã trở thành tiêu chuẩn vàng. EBUS-TBNA được sử dụng không chỉ cho chẩn đoán giai đoạn ung thư ban đầu mà còn cho giai đoạn sau điều trị hoặc cho mục tiêu chẩn đoán xác định, bao gồm chẩn đoán xác định mức độ phân tử. EBUS-TBNA có thể quan sát được các nhóm hạch vị trí 2R, 2L, 4R, 4L và nhóm 7. Hạch nhóm 7 nằm ở vị trí sau và sâu, không dễ dàng quan sát với nội soi trung thất, dẫn đến kết quả âm tính giả nhưng có thể dễ dàng đánh giá bởi EBUS-TBNA [30], [31]. EBUS-TBNA có thể tiếp cận các hạch lympho giai đoạn N1 bao gồm: rốn phổi (nhóm 10), gian thùy (nhóm 11) và một số hạch lympho thùy (nhóm 12) mà với nội soi trung thất thì không đánh giá được. Báo cáo nghiên cứu đầu tiên về EBUS-TBNA trong chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi di căn hạch trung thất của tác giả Yasufuku và cộng sự trên 70 bệnh nhân, cho thấy độ nhậy 94,5%, độ đặc hiệu và giá trị dự đoán dương tính là 100%, giá trị dự đoán âm tính là 89,5% và độ chính xác chẩn đoán là 96,3% [4]. Tỷ lệ di căn hạch trung thất là 63%. Trong 19% bệnh nhân, ngoài cung cấp thông tin về giai đoạn, EBUS-TBNA còn cung cấp thông tin chẩn đoán, loại bỏ sự cần thiết phải làm thêm các xét nghiệm xâm lấn. Đánh giá giai đoạn bằng EBUS- TBNA cho hiệu quả công việc chẩn đoán cao, giúp ngăn chặn được 29 trường hợp nội soi trung thất, 8 trường hợp mở ngực, 4 trường hợp nội soi lồng ngực [4]. Một nghiên cứu khác về EBUS-TBNA trong đánh giá giai đoạn trong quần thể có tỷ lệ di căn hạch trung thất cao (98,2%) và có hạch trung thất to của tác giả Herth FJ và cộng sự (2006), cho thấy hiệu quả chẩn đoán cao của EBUS-TBNA với độ nhậy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán và độ chính xác là 94%, 100%, 93% và 94%, tương ứng. Tuy nhiên, giá trị dự đoán âm tính chỉ đạt 11% gợi ý rằng trong nhóm bệnh nhân có tỷ lệ gợi ý di căn hạch trung thất cao, nội soi trung thất hoặc các kỹ thuật khác nên được thực hiện để loại trừ âm tính giả [5]. 150
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Cho đến nay các đánh giá có hệ thống và bốn phân tích tổng hợp đã đánh giá hiệu suất của EBUS-TBNA trong giai đoạn ung thư phổi. Các nhóm bệnh nhân có tỷ lệ di căn hạch trung thất khác nhau được đưa vào (tỷ lệ từ 33,7% đến 99,3%). Dữ liệu từ gần 3000 bệnh nhân đã được phân tích, 36 nghiên cứu, kéo dài 12 năm (từ 2002 đến 2012). Nhìn chung, EBUS-TBNA đã chứng minh độ nhậy và độ đặc hiệu tuyệt vời là 0,88-0,93 (95% CI, 0,79-0,94) và 1,00 (95% CI, 0,92-1,00), tương ứng; giá trị dự đoán âm tính là 91% (khoảng 83-96%) [6]. EBUS-TBNA cũng đã được chứng minh là một phương pháp hữu ích trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát. Các tổn thương quanh phế quản liền kề với đường thở trung tâm hoặc các phế quản phân thùy của thùy dưới có thể được đánh giá với EBUS-TBNA với độ nhậy và độ chính xác chẩn đoán nằm trong khoảng từ 82% đến 97,2% [7]. Giá trị dự đoán âm tính khá thấp ở mức 23% (95% CI, 5-53%), cho thấy kết quả âm tính ở bệnh nhân có nguy cơ ung thư phổi cao, nên được đánh giá với các phương pháp khác. 2. Trong các bệnh lành tính - Sarcoidosis ở phổi: Các tác giả Wong và cộng sự và Garwood và cộng sự lần đầu tiên báo cáo việc sử dụng EBUS-TBNA để chẩn đoán bệnh sarcoidosis, với độ nhậy chẩn đoán lần lượt là 91,8% và 85% [8]. Trong nghiên cứu tiến cứu khác của Ribeiro C và cộng sự trên 39 bệnh nhân, EBUS-TBNA cho thấy độ nhậy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, và độ chính xác chẩn đoán là 93,9%, 100%, 100% và 94,8% tương ứng [9]. Một phân tích tổng hợp của 14 nghiên cứu bao gồm 2097 bệnh nhân được thực hiện EBUS-TBNA để chẩn đoán sarcoidosis, cho thấy kết quả chẩn đoán chung là 0,79, độ nhậy là 0,84 và độ đặc hiệu chung là 1,00. - Lao hạch trung thất: EBUS-TBNA giúp lấy được bệnh phẩm hạch để làm xét nghiệm vi sinh và giải phẫu bệnh chẩn đoán lao. Trong một nghiên cứu hồi cứu của Ren S và cộng sự (2013) đánh giá chẩn đoán lao hạch trung thất bằng EBUS-TBNA, cho thấy tỷ lệ chẩn đoán là 64,6%. Một nghiên cứu hồi cứu khác của Sun J và cộng sự (2013) trên 59 bệnh nhân nghi ngờ mắc lao với các tổn thương hạch bạch huyết ở ngực hoặc tổn thương phổi, kết quả EBUS- TBNA cho thấy độ chính xác chẩn đoán 90%, độ nhậy 85%, và độ đặc hiệu 100% [10]. VI. KẾT LUẬN EBUS-TBNA là một kỹ thuật mới có giá trị chẩn đoán cao trong chuyên ngành nội soi phế quản. Các chỉ định chủ yếu của EBUS-TBNA là đánh giá di căn hạch trung thất của ung thư phổi và xác định chẩn đoán các trường hợp hạch trung thất to: u lympho, sarcoidois, lao hạch trung thất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bailey N, Krisnadi Z, Kaur R, Mulrennan S, Phillips M, Slavova-Azmanova N. A pragmatic application of endobronchial ultrasound-guided transbronchial needle aspiration: a single institution experience. BMC Pulm Med. 2019;19(1):155. 2. Agarwal R, Srinivasan A, Aggarwal AN, Gupta D. Effiacy and safety of convex probe EBUS-TBNA in sarcoidosis: a systematic review and meta-analysis. Respir Med. 2012;106(6):883-92. 3. Sun J, Teng J, Yang H, Li Z, Zhang J, Zhao H, et al. Endobronchial ultrasound-guided transbronchial needle aspiration in diagnosing intrathoracic tuberculosis. Ann Thorac Surg. 2013; 96(6):2021-7. 4. Yasufuku K, Chiyo M, Sekine Y và cộng sự (2004). Real-time endobronchial ultrasound-guided transbronchial needle aspiration of mediastinal and hilar lymph nodes. Chest, 126 (1), 122-128. 151
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII 5. Herth FJ, Eberhardt R, Vilmann P và cộng sự (2006). Real-time endobronchial ultrasound guided transbronchial needle aspiration for sampling mediastinal lymph nodes. Thorax, 61 (9), 795-798. 6. Gu P, Zhao YZ và et al Jiang LY (2009). Endobronchial ultrasound-guided transbronchial needle aspiration for staging of lung cancer: a systematic review and meta-analysis. Eur J Cancer, 45, 1389- 1396. 7. Verma A, Jeon K, Koh WJ và cộng sự (2013). Endobronchial ultrasound-guided transbronchial needle aspiration for the diagnosis of central lung parenchymal lesions. Yonsei Med J, 54 (3), 672-678. 8. Garwood S, Judson MA, Silvestri G và cộng sự (2007). Endobronchial ultrasound for the diagnosis of pulmonary sarcoidosis. Chest, 132 (4), 1298-1304. 9. Ribeiro C, Oliveira A, Neves S và cộng sự (2014). Diagnosis of sarcoidosis in the endobronchial ultrasound-guided transbronchial needle aspiration era. Rev Port Pneumol, 20 (5), 237-241. 10. Sun J, Teng J, Yang H và cộng sự (2013). Endobronchial ultrasound-guided transbronchial needle aspiration in diagnosing intrathoracic tuberculosis. Ann Thorac Surg, 96 (6), 2021-2027. 152
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chẩn đoán sớm và điều trị ung thư phổi qua nội soi phế quản
4 p | 80 | 10
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của nội soi phế quản siêu âm trong ung thư phổi tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai
6 p | 29 | 6
-
Kết quả nội soi phế quản sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm trong chẩn đoán u phổi
7 p | 61 | 5
-
Gây mê trong nội soi phế quản ống mềm
5 p | 30 | 4
-
Đánh giá hiệu quả nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ ung thư phổi
9 p | 50 | 4
-
Nghiên cứu kết quả nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán u trung thất tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2021
7 p | 8 | 3
-
So sánh kết quả và biến chứng sớm của mở khí quản nong qua da được hỗ trợ bằng siêu âm với hỗ trợ bằng nội soi phế quản ống mềm
9 p | 13 | 3
-
Vai trò hiện nay của nội soi trung thất chẩn đoán bệnh lý hạch trung thất
6 p | 39 | 2
-
Vai trò của nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán u trung thất
8 p | 8 | 2
-
Giá trị của phương pháp chọc hút dưới hướng dẫn nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán nguyên nhân các tổn thương của trung thất, rốn phổi
4 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu vai trò của nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán u trung thất
5 p | 8 | 2
-
Hiệu quả bước đầu của nội soi siêu âm phế quản - sinh thiết trong chẩn đoán ung thư phế quản
5 p | 62 | 2
-
Vai trò của nội soi phế quản ống mềm trong chẩn đoán sớm ung thư phổi
31 p | 26 | 2
-
Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật sinh thiết lõi qua thành ngực dưới hướng dẫn của siêu âm
9 p | 32 | 2
-
Nghiên cứu hình ảnh siêu âm nội soi phế quản ở bệnh nhân u phổi
7 p | 75 | 1
-
Kết quả nội soi phế quản sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm trong chẩn đoán u phổi (Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX)
10 p | 40 | 1
-
Đặc điểm hình ảnh nội soi phế quản siêu âm ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát điều trị ở Bệnh viện K Trung ương và Bệnh viện Quân y 103
5 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn