Tài liệu "Nội soi trực tràng ống cứng có sinh thiết" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi, tai biến và xử trí các biến chứng sau nội soi trực tràng ống cứng có sinh thiết. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Nội soi trực tràng ống cứng có sinh thiết
- NỘI SOI TRỰC TRÀNG ỐNG CỨNG CÓ SINH THIẾT
I. ĐỊNH NGHĨA
Nội soi trực tràng ống cứng là thủ thuật đưa ống soi cứng qua hậu môn vào trực
tràng để phát hiện các tổn thương, chẩn đoán và điều trị bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
1. Soi cấp cứu
Chảy máu tiêu hóa cấp, nặng.
2. Soi có kế hoạch
Đi ngoài ra máu.
Rối loạn đại tiện: đau vùng hậu môn, đi ngoài không tự chủ.
Rối loạn phân: khó đại tiện.
Ngứa hậu môn.
Viêm loét đại trực tràng chảy máu, Crohn, ung thư, polyp, dò hậu môn, nứt hậu môn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối.
Thận trọng khi người bệnh già yếu, người bệnh có thai hoặc các trường hợp
viêm cấp nặng, có cản trở không đưa ống soi vào được.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
01 bác sĩ và 01 điều dưỡng.
2. Phương tiện
Phòng soi kín và bàn soi trực tràng.
Dụng cụ soi:
Ống soi cứng có độ dài 10-15-25-30cm với đường kính 2cm.
Nguồn sáng
Máy hút
Kìm gắp
Bông băng
Kìm sinh thiết
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA 223
- 3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích để hợp tác với bác sĩ.
Thụt tháo 2 lần tối hôm trước và sáng hôm sau trước khi soi 3 giờ hoặc bơm
microlax tối hôm trước và sáng hôm sau.
4. Hồ sơ bệnh án
Bệnh án đảm bảo đầy đủ xét nghiệm, chẩn đoán và chỉ định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
Bệnh án có đầy đủ xét nghiệm đạt yêu cầu.
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng người bệnh khả năng làm nội soi trực tràng.
3. Thực hiện kỹ thuật
Tư thế người bệnh: người bệnh chổng mông, quỳ hai đầu gối hoặc tư thế nằm
nghiêng trái, co chân trên bàn phẳng nằm ngang.
Kỹ thuật:
Thăm trực tràng bằng ngón tay đeo găng.
Lắp và kiểm tra dụng cụ soi trước khi soi.
Bôi trơn ống soi.
Đưa đèn soi vào trực tràng đánh giá tổn thương.
Sinh thiết khi có tổn thương bấm bằng kìm sinh thiết.
VI. THEO DÕI
Theo dõi tinh thần, tình trạng huyết động và thành bụng của người bệnh, tình
trạng chảy máu.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Đau bụng do co thắt: giải thích để người bệnh hợp tác.
Đau bụng do thủng: gửi ngoại khoa mổ.
Chảy máu sau sinh thiết: cầm máu qua nội soi bằng dung dịch adrenaline 1%
hoặc kìm cầm máu hoặc gửi ngoại khoa.
224 HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA