intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông tin cho bệnh nhân nội soi trực tràng Nội soi trực tràng là gì? Đây là 1

Chia sẻ: Xmen Xmen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

117
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông tin cho bệnh nhân nội soi trực tràng Nội soi trực tràng là gì? Đây là 1 phương pháp thăm khám trực tiếp phần cuối đại tràng ( ruột già) bao gồmhậu môn, trực tràng và đại tràng Sigma nhờ vào một ống nội soi cứng hay mềm nhỏ đường kính khoảng 1,2 cm đưa vào qua hậu môn . Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang xảy ra bên trong ruột . Từ đó, có được chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp. Tại sao phải nội...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông tin cho bệnh nhân nội soi trực tràng Nội soi trực tràng là gì? Đây là 1

  1. Thông tin cho bệnh nhân nội soi trực tràng Nội soi trực tràng là gì? Đây là 1 phương pháp thăm khám trực tiếp phần cuối đại tràng ( ruột già) bao gồmhậu môn, trực tràng và đại tràng Sigma nhờ vào một ống nội soi cứng hay mềm nhỏ đường kính khoảng 1,2 cm đưa vào qua hậu môn . Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang xảy ra bên trong ruột . Từ đó, có được chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp. Tại sao phải nội soi trực tràng? Ống tiêu hoá là 1 cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý. Các phương pháp hiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT) hay cộng h ưởng từ (MRI) dù rất đắt tiền nhưng có một giới hạn nhất định trong chẩn đoán bệnh lý ống ti êu hoá. Xquang đại tràng bằng cách bơm baryt có thể dùng trong một số trường hợp nhưng vẫn không chính xác bằng nội soi. Qua máy nội soi bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ chỉ vài milimet, có thể sinh thiết tìm ung thư. Do phần lớn bệnh lý đại tràng đều tập trung ở khu vực quanh trực tràng, bác sĩ có thể chỉ yêu cầu soi phần trực tràng thay vì soi đại tràng. Việc chuẩn bị để soi trực tràng dễ dàng, nhanh gọn và thủ thuật làm cũng nhanh hơn và không đau nhiều.
  2. Những ai phải nội soi trực tràng? Chỉ định soi trực tràng dành cho các bệnh nhân có nghi ngờ vấn đề ở phần cuối ống tiêu khoá (hậu môn, trực tràng và đại tràng Sigma). Các lý do thường nhất là: - Tiêu ra máu, đặc biệt nếu nghi ngờ trĩ hay u trực tràng. - Tiêu ra đàm nhớt. - Có hình ảnh bất thường trên phim chụp đại tràng hay siêu âm bụng. Ngay cả khi chẩn đoán đã rõ ràng (viêm, loét hay u .v.v…) bệnh nhân cũng có thể được chỉ định nội soi trực tràng để lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh hay tìm tế bào ung thư. Nội soi trực tràng có nguy hiểm không? Nói chung, đây là một thủ thuật an toàn và rất ít khi có tai biến. Nếu soi bằng ống soi cứng, độ dài của ống bằng 25 cm có thể làm bệnh nhân hơi đau tức nhẹ vùng bụng dưới. Nếu dùng ống soi mềm, phần ống soi phải đưa qua nhiều chỗ gập góc hay xoắn, cũng có thể làm bệnh nhân thấy hơi đau. Thủng ruột rất ít khi
  3. gặp và thường chỉ xảy ra khi bệnh nhân có bệnh viêm nhiễm nặng làm vách ruột mỏng đi. Những vấn đề thường gặp là cảm giác đầy bụng sau khi soi. Nguy ên nhân gây đầy bụng là do bác sĩ phải bơm hơi vào trong lòng ruột để thấy rõ tổn thương. Cảm giác này sẽ hết nhanh chóng sau khi bệnh nhân đánh hơi vài lần. Do tính chất an toàn của thủ thuật, nội soi trực tràng có thể thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú mà không cần phải nhập viện. Nội soi trực tràng cần phải chuẩn bị như thế nào? Việc chuẩn bị nội soi trực tràng là rất quan trọng để đảm bảo cho lòng ruột thật sạch và bác sĩ không bỏ sót tổn thương. Cách chuẩn bị thường dùng làbơm rửa lòng ruột với dung dịch chuẩn bị như Fleet enema (133ml). Quá trình chuẩn bị như sau: - Bệnh nhân bơm thuốc vào hậu môn ở tư thế nằm. - Sau 5 phút sẽ xuất hiện cảm giác mót rặn. - Bệnh nhân đi tiêu vài lần cho đến khi sạch. Khi đó có thể đến phòng soi để thực hiện thủ thuật.
  4. Các bệnh nhân bị bón nhiều có thể cần dùng đến 02 ống Fleet enema: 01 vào buổi tối ngày trước soi và 01 vào buổi sáng ngày đi soi. Nội soi trực tràng thực hiện ra sao? Nội soi được tiến hành ở phòng soi với ít nhất 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng. Trước khi soi, bệnh nhân được thăm khám ở hậu môn để đánh giá các tổn thương thấp nếu có. Thuốc tê được bôi một ít để giảm bớt khó chịu khi đưa ống soi vào. Bệnh nhân soi ở tư thế nằm nghiêng trái hay tư thế quỳ cúi đầu, đầu gối chạm ngực. Máy soi được đưa qua hậu môn và dần dần đi sâu qua các đoạn ruột. Từng lúc bệnh nhân có thể thấy khó chịu, chướng bụng hay đau do ống soi làm căng ruột. Hãy thông báo cho điều dưỡng hay bác sĩ để điều chỉnh ngay. Khi cần sinh thiết bác sĩ sẽ thực hiện nhanh và bệnh nhân không cảm giác đau. Toàn bộ quá trình soi kéo dài 05-10 phút, hoặc nhanh hơn nếu được sự hợp tác tốt của bệnh nhân. Một số trường hợp khó, bệnh nhân sẽ được tiêm thêm thuốc an thần hay thuốc giãn cơ để bớt khó chịu. Cần chú ý gì sau khi soi trực tràng?
  5. Bệnh nhân có thể nghỉ ngơi một thời gian ngắn trước khi ra về. Bệnh nhân có thể ghi nhận một số vấn đề thường gặp sau nội soi trực tràng: - Cảm giác đau bụng ít, hay cảm giác mót rặn. - Bụng có cảm giác chướng hơi nhẹ. Cảm giác này là bình thường và biến mất nhanh. Nếu bệnh nhân thấy đau nhiều hay rất khó chịu, cần báo ngay cho điều dưỡng hay bác sĩ biết. Bác sĩ soi sẽ giải thích về các tổn th ương ghi nhận và điều dưỡng sẽ hẹn ngày lấy kết quả sinh thiết nếu có. Cần lấy kết quả sinh thiết sớm vì nó rất quan trọng để có chẩn đoán xác định. BS. Đoàn Văn Thuyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2