intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi ăn bệnh nhân ung thư

Chia sẻ: Kem Caphe | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

114
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh ung thư có phải do cách ăn uống gây ra không? Ăn uống đầy đủ chất có làm cho bệnh ung thư phát triển mau hơn và khó chữa trị hơn không? Việc ăn kiêng khem sẽ ngăn ung thư tái phát và di căn xa?... Vì sao bệnh nhân ung thư thường sụt cân? Khi bị ung thư, khối bướu gây chán ăn do tác động toàn thân (tiết ra các chất sinh học), ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân như sốt, đau nhức, yếu cơ... ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi ăn bệnh nhân ung thư

  1. Nuôi ăn bệnh nhân ung thư Bệnh ung thư có phải do cách ăn uống gây ra không? Ăn uống đầy đủ chất có làm cho bệnh ung thư phát triển mau hơn và khó chữa trị hơn không? Việc ăn kiêng khem sẽ ngăn ung thư tái phát và di căn xa?... Vì sao bệnh nhân ung thư thường sụt cân? Khi bị ung thư, khối bướu gây chán ăn do tác động toàn thân (tiết ra các chất sinh học), ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân như sốt, đau nhức, yếu cơ... Hóa trị và xạ trị thường gây tổn thương niêm mạc miệng hay phản ứng toàn thân làm bệnh nhân thay đổi vị giác, biếng ăn. Sự căng thẳng tâm lý sau khi biết mắc ung thư cũng là yếu tố quan trọng gây chán ăn. Tình trạng ít vận động do suy nhược hoặc mất chức năng (do bệnh lý hay điều trị) cũng
  2. góp phần gây chán ăn. Bênh cạnh đó, buồn nôn, ói do tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị hay do bướu làm tắc nghẽn đường tiêu hóa và việc không ăn uống được do bướu cản trở, tắc nghẽn đường tiêu hóa, phẫu thuật vùng đầu cổ, đường tiêu hóa cũng gây nên tình trạng suy mòn cơ thể. Cơ thể của người bệnh còn tăng nhu cầu năng lượng và chất do các tổn thương bướu phát triển, tình trạng sốt, bội nhiễm, phản ứng toàn thân của cơ thể và nhu cầu phục hồi các mô lành sau phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Người ta thường nhận thấy bệnh nhân ung thư thường sụt cân trong và ngay sau quá trình điều trị. Cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt Bệnh ung thư là bệnh mãn tính kéo dài và do vậy nhu cầu cũng như chế độ dinh dưỡng cũng thay đổi theo các giai đoạn bệnh. Trong giai đoạn điều trị, bệnh nhân cần chế độ dinh dưỡng cao để bù đắp tình trạng mất cân đối trong cung cầu năng lượng và chất của cơ thể do bệnh lý và quá trình điều trị gây ra. Ngược lại ở giai đoạn hồi phục sau điều trị, bệnh nhân cần chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì cân
  3. bằng thể trọng, tránh thừa cân, và nâng cao chất lượng sống. Kỹ thuật nuôi ăn bệnh nhân bao gồm hai nhóm nuôi ăn qua đường ruột và ngoài đường ruột. Dinh dưỡng qua đường ruột thường được ưa chuộng hơn vì mang tính tự nhiên, thuận tiện, dễ thực hiện, chi phí thấp, ít biến chứng và do vậy có thể phổ cập cho bệnh nhân và thân nhân họ tự thực hiện chăm sóc tại nhà. Ăn uống qua đường miệng là phương cách hay nhất. Bệnh nhân nên bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu, tăng vận động để cải thiện cảm giác thèm ăn. Bệnh nhân có thể được khuyến cáo chia nhỏ khẩu phần để ăn nhiều lần trong ngày, thức ăn ở dạng dễ hấp thu và lượng dinh dưỡng cao. Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư sau điều trị Sau giai đoạn điều trị và bệnh nhân đã hồi phục, chế độ dinh dưỡng trở sang giai đoạn hợp lý, cân đối, phù hợp cho sức khỏe với mục đích duy trì thể trọng và các hoạt động hằng ngày. Bệnh nhân được khuyến cáo không nên để thừa cân hay béo phì. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư thừa cân, béo phì sau điều trị có kết quả sống còn kém
  4. hơn bệnh nhân thể trọng ở mức bình thường. Chế độ ăn uống thích hợp còn có tác dụng phòng ngừa sự xuất hiện các ung thư thứ hai có liên quan đến ăn uống như ung thư ruột, ung thư vú,...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2