intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi cấy thành công tế bào gốc nhung hươu

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

135
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nuôi cấy thành công tế bào gốc nhung hươu | - Các nhà khoa học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM đã thu nhận và nuôi cấy thành công tế bào từ mô nhung hươu sao. Thành công này hứa hẹn mở ra hướng ứng dụng mới trong y học và mỹ phẩm. Từ năm 2007, nhóm các nhà khoa học của bộ môn sinh lý học và công nghệ sinh học động vật, phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM bắt đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi cấy thành công tế bào gốc nhung hươu

  1. Nuôi cấy thành công tế bào gốc nhung hươu | - Các nhà khoa học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM đã thu nhận và nuôi cấy thành công tế bào từ mô nhung hươu sao. Thành công này hứa hẹn mở ra hướng ứng dụng mới trong y học và mỹ phẩm. Từ năm 2007, nhóm các nhà khoa học của bộ môn sinh lý học và công nghệ sinh học động vật, phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM bắt đầu nghiên cứu nuôi cấy tế bào mô từ nhung hươu. Tháng 3/2008, những mẫu mô nhung hươu đầu tiên ở trại nuôi hươu Trị An – Đồng Nai được đưa về phòng thí nghiệm để tiến hành nghiên cứu tạo tế bào gốc từ nhung hươu sao.
  2. Nhung hươu-dược liệu quý thiên nhiên ban tặng con người. Ảnh minh họa nguồn internet. Sau gần 2 năm nghiên cứu, đến tháng 8/2009, nhóm nghiên cứu thu nhận và biệt hóa được các tế bào giống tế bào gốc nhung hươu sao từ các mẫu mô gốc nói trên. Theo TS Lê Thanh Hưng, Phó Trưởng bộ môn Sinh lý học và Công nghệ sinh học động vật, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, sự phát triển của nhung hươu sao có thể xem là trường hợp tái sinh duy nhất ở động vật hữu
  3. nhũ, khi nó có khả năng tái sinh lại các phần bị mất và điều này xảy ra rất hạn chế ở các loài. Để có được kết quả này, các nhà khoa học đã phải nghiên cứu tạo ra quy trình xử lý và nuôi cấy tế bào nhung hươu bằng rất nhiều công đoạn, từ mẫu mô đầu tiên đưa qua xử lý đến tách tế bào đơn, rồi mới đến quá trình nuôi cấy. Thực hiện quá trình nuôi cấy sau 48 giờ, các tế bào nhung hươu đã bám dính nhiều vào bề mặt nuôi cấy. Nghiên cứu TBG màng cuống rốn. Ảnh: T.H
  4. Kết quả cho thấy, sự tái sinh các mô và nhiều phần phụ khác trong động vật hữu nhũ là một quá trình dựa trên tế bào gốc. Các tế bào nhung hươu sao thu nhận được biểu hiện đặc tính của tế bào. Ở một số loài hươu, tốc độ tái tạo nhung có thể đạt được 2 mm/ngày. Đây được xem là một loại dược liệu quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Tuy vậy đây không phải nguồn dược liệu vô tận nên cần có nghiên cứu để phát triển thêm. TS Lê Thanh Hưng cho biết thêm sau thành công này nhóm sẽ thử nghiệm sử dụng nhung hươu tạo một số dạng thực phẩm chức năng. Trước mắt, sẽ thử nghiệm tạo một số dạng sản phẩm có bổ sung nhung hươu như rượu, nước ngọt, viên nang và khảo sát tác dụng
  5. của rượu thuốc nhung hươu lên các chỉ số sinh lý máu chuột nhắt trắng. Khi thành công sẽ tiến đến ứng dụng rộng rãi cho các sản phẩm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Theo các tài liệu nghiên cứu của ĐH Hoàng gia Anh và sách y khoa của Trung Quốc, nhung hươu được xem là một loại dược liệu quý. Thành phần hóa học của nhung hươu bao gồm protein (52,5), chất khoáng (34%), nước (1%), chất béo (2,5%). Đặc biệt, ở nhung hươu chứa tới 19 loại amino acid. Ngoài ra, nhung hươu còn chứa các hormone tăng trưởng. Vì vậy, từ lâu đời nhung hươu được sử dụng kết hợp với các vị thuốc y học cổ truyền giúp ngừa loãng
  6. xương và viêm khớp xương, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, giảm huyết áp, tăng cường sức khoẻ tim mạch, chống lại các căng thẳng về tâm lý...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2