intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi dơi bán phân - nghề lạ ở đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

112
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong cái nắng hè oi ả, tôi trở về chùa Thiên Long, ấp Tân Thuận, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang thăm vị thượng tọa trụ trì tại nơi đây. Ngôi chùa thâm nghiêm, u tịch nằm lọt thỏm giữa những vườn cây ăn trái sum suê. Nhìn về phía sau chùa, tôi thấy một chòi lá cao lênh khênh trên những chòm cây. Ngạc nhiên tôi hỏi thầy trụ trì, và được thầy cho biết, đó là chuồng nuôi dơi! Nghe thầy nói, tôi phân vân suy nghĩ: Tại sao nhà chùa lại nuôi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi dơi bán phân - nghề lạ ở đồng bằng sông Cửu Long

  1. Nuôi dơi bán phân - nghề lạ ở đồng bằng sông Cửu Long Trong cái nắng hè oi ả, tôi trở về chùa Thiên Long, ấp Tân Thuận, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang thăm vị thượng tọa trụ trì tại nơi đây. Ngôi chùa thâm nghiêm, u tịch nằm lọt thỏm giữa những vườn cây ăn trái sum suê. Nhìn về phía sau chùa, tôi thấy một chòi lá cao lênh khênh trên những chòm cây. Ngạc nhiên tôi hỏi thầy trụ trì, và được thầy cho biết, đó là chuồng nuôi dơi! Nghe thầy nói, tôi phân vân suy nghĩ: Tại sao nhà chùa lại nuôi dơi? Nuôi dơi có ích lợi gì? Như đoán được ý của tôi, thầy tươi cười chỉ vườn cam sành trĩu
  2. quả và ôn tồn nói: “Cũng nhờ nó - ý chỉ phân dơi - mà cây trái quanh chùa tốt tươi, khỏi mua phân bón, trái cây sau thu hoạch hương vị thơm, ngọt đậm đà...”. Thầy còn nói thêm: “Xài phân dơi rất tốt vì phân dơi có nhiều kali, phosphor, không ô nhiễm môi trường, thích hợp nhất cho các loại cây trồng như dưa hấu, cam sành, sầu riêng, nhãn... Ngoài ra, trong đông y, phân dơi còn dùng làm vị thuốc chữa trị chứng động kinh, nhức đầu, choáng váng, thong manh (tật của mắt nhìn không rõ). Phân dơi khô, ban đêm trông nhấp nhánh như hạt cát, vì thế mà người Trung Quốc gọi phân dơi là dạ minh sa”. Nghe được câu chuyện thú vị, tôi bèn đi sâu hơn hỏi thầy về cách thức làm chuồng trại cũng như kỹ thuật nuôi dơi lấy phân. Dơi được nuôi ở đây là loài dơi muỗi (Vespertilio), thuộc họ Vespertilionidae, Chuồng nuôi dơi bán kiên cố còn gọi là dơi chuột vì nhỏ như chuột lắt, là loài động vật hoang dã sống trong thiên nhiên, trọng lượng mỗi con khoảng vài chục gram. Như tên gọi của nó, loại dơi này chỉ ăn muỗi, bướm, rầy, bồ hong (thiêu thân )..., không phá hại cây trái của nhà nông như các loại dơi khác (dơi quạ, dơi chó, dơi sen...). Dơi cái sinh sản vào khoảng tháng 3 - 4 âm lịch, mỗi lứa 2 con. Trong thời gian sinh sản, dơi cái vẫn
  3. cặp nách con đi ăn nhưng không đi xa, khoảng 1 tuần lễ sau, dơi mẹ thả con ra để tập bay. Theo các nhà khoa học, hàng đêm mỗi con dơi có thể ăn một khối lượng côn trùng bằng khoảng nửa trọng lượng cơ thể của chúng (trung bình 5.000 con muỗi), góp phần diệt hàng tỷ côn trùng có hại cho nhà nông. Dơi hoạt động vào ban đêm, và đi ăn vào khoảng chiều khi trời sụp tối. Nếu gặp trời mưa, dơi trú trong chuồng và đi ăn trễ hơn. Trước khi bay đi ăn, dơi đầu đàn bay trước một vòng như dọ thám, rồi từng tốp mới bay ra sau. Dơi có thể đi săn mồi xa, nếu khu vực nơi dơi cư ngụ ít mồi, nhưng cứ khoảng 30 phút sau, dơi trở về chuồng nghỉ cánh. Có một điều rất thú vị là, dù dơi ăn đầy bụng ở nơi đâu, nhưng tuyệt đối khi trở về chuồng mới thải phân. Biết được những đặc tính nêu trên, người ta làm chuồng nuôi dơi để lấy phân. Dơi thích tìm nơi yên tĩnh để trú ngụ. Vì thế, khi làm chuồng nuôi dơi, ta cũng nên quan sát tìm vị trí thích hợp để đặt chuồng như chọn những nơi quang đãng, cây cối thấp, ít tiếng động ồn ào... Chuồng nuôi dơi lớn hay nhỏ tùy theo điều kiện tài chính của từng người. Thông thường diện tích khoảng 24 m2 (dài 8 m, ngang 4 m, cao 7 m). Cột làm chuồng là những cây tràm gió (hoặc bạch đàn) cao khoảng 7 - 8 m. Nhớ làm cánh én hai đầu song để tránh gió lùa, có cửa sổ để lên thay lá và làm vệ sinh chuồng trại. Bốn bên chuồng làm rèm che ấm cho dơi. Lá lợp phải là lá xé để thời gian sử dụng lâu hơn. Nhớ dằn mái cẩn thận tránh gió làm tốc mái, mưa ướt dơi bỏ chuồng đi.
  4. Sau khi chuồng trại được hoàn tất, phía dưới mái chuồng, ta thả những cây rượn (mỗi cây cách nhau khoảng 4 tấc) để treo lá làm nơi trú ngụ cho dơi. Lá treo phải là lá thốt lốt buộc thành từng xâu (1 xâu có 5 tàu lá). Chia làm 3 khoảng, mỗi khoảng 21 xâu (tổng cộng 315 tàu lá). Để có lá thốt lốt khi vệ sinh chuồng trại, ta nên mua dự phòng khoảng 400 tàu lá thốt lốt trữ sẵn. Loại lá này hiện nay giá trên thị trường khoảng 4.000 đồng một tàu (chưa tính cước phí chuyên chở), và có bán tại các tỉnh gần biên giới Campuchia như Châu Đốc, Tịnh Biên, Mộc Hóa... Khi làm chỗ trú ngụ cho dơi xong, ta bắt khoảng từ 6 đến 10 con dơi mồi bỏ vào 2 lồng lưới (thứ lồng lưới bẫy chuột) treo hai bên đầu song để dơi mồi phát tiếng kêu rủ đàn về. Lưu ý, trước khi cho dơi vào lồng, ta phải cho dơi uống nước đầy đủ, tránh dơi bị kiệt sức sẽ không phát ra tiếng kêu. Nếu dơi hoang dã không về, thì khoảng 2 ngày sau ta thả dơi mồi cũ ra, tìm dơi mồi mới khác thay vào cho đến khi có dơi hoang dã về thì ngưng. Kẻ thù nguy hiểm đối với dơi là rắn (rắn lục, mỏ dọ, hổ ngựa...), chim (bù cắt, chim heo...), rệp và kiến. Để tránh tác nhân gây hại này, ta phải có những biện pháp phòng ngừa. Đối với rắn, ở mỗi trụ cột ta phải bịt lưới cho rắn đừng bò lên Chuồng nuôi dơi thông thường (thời gian hoạt động của rắn khoảng từ
  5. trưa đến chiều); với chim, vào ban đêm, ta phải dùng giàn thun (ná thun) bắn các loài chim heo hay bù cắt bay vào chuồng để bắt dơi. Ngoài ra, có một kẻ thù tuy thầm lặng, nhưng tác hại khôn lường khiến dơi bỏ chuồng đi luôn không quay trở lại - đó là rệp. Như ta biết, dơi trú ngụ ban ngày bài tiết phân và nước tiểu rất hôi, và nước tiểu là nơi phát sinh ra rệp ở những xâu lá thốt lốt, và rệp tấn công dơi. Vì thế, cứ khoảng 10 hoặc 15 ngày (tùy theo mật số dơi về trú ngụ nhiều hay ít), ta phải đem những xâu lá cũ xuống giặt sạch, phơi khô và thay lá mới. Nên nhớ thay lá vào lúc dơi ra khỏi chuồng đi ăn (khoảng 6 giờ chiều), và thay lá nhanh trong 30 phút. Thay lá bằng cách một người leo lên chuồng dơi gỡ xâu lá cũ xuống, một người đứng dưới buộc những xâu lá mới vào và dùng dây kéo lên. Nếu thay không kịp thì thay độ 1/3, rồi sau đó thay tiếp, vì dơi sau khi rời chuồng đi kiếm ăn khoảng 30 phút sau lại quay về, nếu có hơi lạ thì dơi sẽ bỏ đi. Còn đối với kiến, dưới mỗi thân cột ta nên thoa dầu lửa hay quấn vải có tẩm dầu nhớt để kiến không bò lên quấy rối dơi. Để cho việc thu hoạch phân dơi được tốt, không bị thất thoát, dưới mỗi chuồng ta phải trải tấm bạt hay lưới nylon mịn để thu hoạch phân dơi hàng ngày. Nếu không thu hoạch sớm kiến sẽ tha phân, và nếu gặp trời mưa phân sẽ chảy ra. Ở những nơi có nhiều dơi, mỗi chuồng lúc dơi về trú ngụ đầy đủ có khi lên khoảng trên 5.000 con. Vì thế, số lượng phân dơi thải ra trong một ngày một đêm từ 1 đến 2 giạ phân tươi (1 giạ khoảng 10 đến 12 kg). Giá thị trường hiện nay
  6. khoảng 40.000 - 50.000 đồng một giạ. Nếu tính bình quân thu nhập, người nông dân sẽ thu được khoảng 18 triệu đồng một năm.? PHAN HỮU TƯỞNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2