Ô nhiễm nước
lượt xem 83
download
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3 tập trung trong thuỷ quyển 97.2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0.6% là nước ngầm, còn lại là nước sông hồ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ô nhiễm nước
- O NHIEM NUOC a. Nguồn nước sạch hiện có: Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3 tập trung trong thuỷ quyển 97.2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0.6% là nước ngầm, còn lại là nước sông hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0.001%, trong sinh quyển 0.002%, trong sông suối 0.00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm). Lượng nước con người sử dụng trong khoảng 35.000 km3/năm, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp. b. Hiện trạng sử dụng nước: • Trên Thế giới: Nước phân bố không đồng đều trên bề mặt trái đất. Lượng mưa ở sa mạc dưới 100mm/năm, trong khi ở nhiều vùng nhiệt đới (Ấn Độ)có thể đạt 5000mm/năm. Chỉ 9 quốc gia (Brazil, Nga, Canada, Trung Quốc, Indonesia, Mỹ, Ấn Độ, Colombia và Peru) đã chia nhau đến 60% tài nguyên nước ngọt. Châu Á gần 60% dân số thế giới nhưng chỉ sở hữu khoảng 30% trữ lượng nước ngọt. Hơn 20 quốc gia ở Bắc Phi, Trung Cận Đông và Trung Á là những nơi thiếu nước ngọt nhất: người dân các nước này phải chịu nạn thiếu nước kinh niên, trung bình mỗi người có chưa đến 1.000m3 nước/năm. Phát biểu ý kiến tại Hội nghị quốc tế về nước ngọt tại Stockhomes (Thụy Điển) Giám đốc chấp hành Viện Nước quốc tế Stockhomes (SIWI) cho biết hiện nay trên thế giới có 1.4 tỷ người đang sống tại những khu vực thật sự bị thiếu nước ngọt, và 1.1 tỷ người khác sống tại các khu vực rất căng thẳng về nước do tình trạng tiêu thụ nước quá mức. Theo thống kê của LHQ, có khoảng 2.6 tỷ người trên thế giới trong đó có 980 triệu trẻ em, không được tiếp cận nguồn nước và các điều kiện vệ sinh cơ bản nhất. Cứ 20s có một trẻ em chết vì thiếu các điều kiện vệ sinh, chủ yếu là do thiếu nước sạch. Số trẻ em chết mỗi năm vì nguyên nhân này là 1.5 – 2 triệu.
- Hiện nay, người châu Âu sử dụng nước nhiều gấp 8 lần so với ông bà họ. Một người dân ở Sydney (Australia) sử dụng trung bình 1.000 lít nước ngọt/ngày, một người Mỹ 600 lít, một người châu Âu 100-200 lít... trong khi ở một số nước đang phát triển, mỗi người chỉ dùng khoảng 20 lít. • Tại Việt Nam: Tình trạng thiếu nước mùa khô và lũ lụt mùa mưa đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ví dụ, giảm trữ lượng nước ở các hồ thuỷ điện lớn như Thác Bà, Trị An, Hoà Bình) hoặc lũ quét ở các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Nghệ An... Nguyên nhân chủ yếu là nạn chặt phá rừng. Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước ngầm đang xảy ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nước ngầm ở các khu dân cư tập trung đang bị ô nhiễm bởi nước thải không xử lý hoặc do khai thác quá mức. Ô nhiễm nước mặt (sông, hồ, đất ngập nước) do các nguồn thải công nghiệp và hoá chất nông nghiệp. Mức độ phú dưỡng các hồ nội địa gia tăng. Một số vùng cửa sông đang bị ô nhiễm dầu, kim loại nặng, thuốc trừ sâu. Nông thôn Việt Nam: nước ngọt là nhu cầu tối cần thiết cho các sinh hoạt và sản xuất của con người. Ao hồ gần đây đã bị ô nhiễm nhiều và giảm về trữ lượng. Nguyên nhân chính: - Do các thói quen sinh hoạt không khoa học như nước thải và chất thải đều thải trực tiếp ra kênh rạch. - Nguồn nước thải do sản xuất công nghiệp chưa được xử lý trước khi thải ra kênh rạch. Các hoạt động nông nghiệp do lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Ví dụ: Thuận Thành – Bắc Ninh: suốt đoạn đường đê qua Song Hồ, thị trấn Hồ và cả quốc lộ lớn có nhiều bãi rác không chủ như dưới chân đê cạnh trạm y tế xã Đại Đồng Thành. Đường làng ngõ xóm, ao tù nước đọng cũng nhờn nhờn màu đen… - Môi trường ở nông thôn, nhất là khu vực làng nghề và khu vực chăn nuôi tập trung bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Bên cạnh các làng nghề truyền thống, gần đây ở đồng bằng sông Hồng đã xuất hiện thêm nhiều làng nghề chăn nuôi và giết mổ gia súc, mỗi ngày làng nghề mổ trung bình 80-100 con trâu bò, 250-300 con lợn, ngày cao điểm lên đến hàng ngàn con. Mỗi
- gia đình làm nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc thải ra 3-4m3 nước thải, 80-100kg phân, và 15- 20kg xương/ngày... Tất cả các chất thải đều chưa qua xử lý và được thải trực tiếp ra ao hồ, ruộng lúa quanh làng. Kết qủa khảo sát cho biết mức độ ô nhiễm cao ở một số tỉnh như Hà Nam (64.03%), Hà Nội (61.63%), Hải Dương (51.99%), Đồng Tháp (37.26%)... Thậm chí có những mẫu hàm lượng Asen vượt qúa 100 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Kết quả kinh hoàng này cho thấy, những người dân nông thôn đang thực sự phải đối mặt nguồn nước tử thần. Không chỉ ở các khu vực nông thôn mà ngay cả ở những thành phố lớn, tình hình cũng không tốt đẹp hơn mấy. Hơn 10 năm nay, hàng trăm hộ dân thuộc 2 phường Thuận Phước và Thanh Bình (Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng) phải sống chung với mùi hôi thối, ô nhiễm đậm đặc từ hồ O NHIEM KHONG KH I 1.1 Hiện trạng: a. Thế giới: Michal Krzyzanowski, chuyên gia về chất lượng không khí tại Trung tâm môi trường và sức khoẻ châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: ô nhiễm không khí ở phần lớn Đông Nam Á và các thành phố của Trung Quốc được xem là tồi tệ nhất thế giới và góp phần gây nên cái chết của khoảng 500.000 người mỗi năm. Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã cảnh báo các hiện tượng biến đổi thời tiết bất thường diễn ra thường xuyên hơn. Riêng tháng 5/2003 nhiệt độ trung bình trên thế giới lên cao nhất so với mức kỷ lục được ghi nhận từ 1880. Riêng nước Mỹ đã phải chịu đựng 562 con lốc mạnh đổ bộ vào đất liền. Lũ lụt, hạn hán nghiêm trọng diễn ra sớm tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. Tại Ấn Độ nhiệt độ đã lên đến 490C trong mùa hè, cao hơn 50C so với mức bình thường, đã làm 1.500 người chết, bằng một nửa số người chết trong vụ tấn công khủng bố vào Trung tâm thương mại thế giới tại New York ngày 11/9/2001. Ô nhiễm không khí đang là hiểm hoạ lớn đối với con người, hàng năm có khoảng 800.000 người chết có liên quan tới ô nhiễm không khí. Tại Tây Ban Nha, Tổ chức môi trường “Các nhà sinh thái học” ngày 30/7 cảnh báo mức ô nhiễm không khí tại thủ đô Madrid thường xuyên
- vượt quá mức quy định 180mg ozon/m3 trong mùa hè. Mùa hè năm ngoái Madrid đã 90 lần vượt quá mức quy định. b. Việt Nam: Hiện nay ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị,công nghiệp và kể cả ở các vùng nông thôn.Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa mạnh dẫn tới các nguồn gây ô nhiễm không khí cũng gia tăng rất nhanh,gây biến đổi xấu về chất lượng môi trường không khí. Hầu hết các đô thị ở nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng, tới mức báo động. Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 5 lần. Đặc biệt ở các nút giao thông thì nồng độ bụi hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần. Ở các khu đang xây dựng, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 đến 10 lần. “Thành phố trong nắng chiều’’ “Giờ của khói bụi’’
- Ngay cả biện pháp đeo khẩu trang chỉ phần nào tránh được bụi chứ không thể tránh được các chất ô nhiễm và các hạt bụi cực mịn lơ lửng trong không khí. Tổ chức Y tế thế giới còn cảnh cáo những tác động lâu dài của khói thải có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới và các bệnh về tim và ung thư phổi. Nói chung, nồng độ SO2 trung bình ở các đô thị và khu công nghiệp nước ta nước ta còn thấp hơn trị số cho phép. Tổng lượng thải khí SO2 (tấn/năm) ở đô thị hiện nay do hoạt động công nghiệp và thủ công nghiệp gây ra là chính và chiếm tới trên 95%. O NHIEM TIENG ON 1.2 Hiện trạng: Trên các trục đường giao thông đô thị, mức ồn tương đương trung bình của các dòng xe thường rất lớn: trung bình ban ngày có thể dao động trong khoảng từ 71dB – 79dB, ban đêm 67dB- 73dB. Theo sở KHCN&MT Hà Nội, tại các điểm khảo sát mức ồn giao thông trung bình từ 77- 82dB (năm 2000) so với kết quả quan sát trước đó 2-3 năm, trong cùng điều kiện về không gian, thời gian trung bình mức ồn tăng 4-5dB. Như vậy mức ồn giao thông ở Hà Nội là khá lớn so với mức ồn cho phép là 50-70dB ban ngày. Mức ồn càng lớn phản ánh mức độ gia tăng ô nhiễm MT càng cao kéo theo chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút. O NHIEM DAT 1.3 Hiện trạng: Hiện nay có một tình trạng xảy ra là đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bị khai thác quá mức dẫn đến xói mòn, bạc màu, hoặc tệ hơn nữa là bị sa mạc hóa. Sa mạc hoá có nghĩa là sự suy thoái của đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, do các nguyên nhân khác nhau như thay đổi khí hậu và hoạt động của con người. Khoảng 150 năm qua, con người đã chứng kiến sự bành chướng của các hoang mạc. Đến nay diện tích hoang mạc được đánh giá là khoảng 26.2 triệu km2, chiếm gần 20% diện tích lục địa (130.5 triệu km2), trong đó vùng quá khô hạn là 10 triệu km2, vùng khô hạn là 16.2 triệu km2. Theo kết quả thống kê của LHQ, tốc độ hoang mạc hóa trung bình là 80.000 km2/năm và vào những thập kỉ tới, tổng diện tích hoang mạc có thể lên đến 39 triệu km2. Sự suy giảm đất canh tác, sự suy thoái chất lượng đất do xói mòn, rửa trôi, khô hạn, sạt lở... đang làm cho khoảng 16 triệu ha/33 triệu ha đất tự nhiên của nước ta đang trong tình trạng bị
- sa mạc hoá. Trong 9 triệu ha đất hoang hóa ở Việt Nam (chiếm 28% diện tích cả nước) có 4,3 triệu ha đã và đang bị thoái hóa, sa mạc hóa, ảnh hưởng đến đời sống của trên 20 triệu dân. O NHIEM RAC THAI RAN 1.1 Hiện trạng chung: Đất thoái hoá và ô nhiễm do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ, khô hạn và sa mạc hoá, ngập úng, lũ trượt, sạt lở đất, mặn hoá, phèn hoá,…là tình trạng đất nói chung và là xu thế phổ biến trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói riêng. Môi trường đất chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa bãi và nước mưa ngấm xuống. Kết quả quan trắc môi trường cho thấy, một số vùng đất nông nghiệp bị ô nhiễm như là ở vùng rau thành phố Hồ Chí Minh, hàm lượng CO tầng đất mặt dao động từ 9,9-15 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép về an toàn nông phẩm; Crom tầng đất mặt đạt 23-59 mg/kg, vượt ngưỡng an toàn; vùng rau Hóc môn hàm lượng chì trong tầng đất mặt đạt 89 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép; vùng Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) bị phú dưỡng Nitơ. Ở gần nhà máy Phân lân Văn Điển có sự phú dưỡng P, các kim loại nặng như Cd, Cu, Pb, và Zn đều xấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép. Trong mỗi quốc gia tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các sông chảy qua hoặc các hồ chứa tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp đang diễn ra rất trầm trọng. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại . Từ đó buộc các cơ quan chức năng phải xử lý với tổng số vốn khá lớn. Hầu hết tiếng ồn trong môi trường có nguồn gốc nhân sinh như sự hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không, các loại máy móc hiện đại. Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn này xảy ra phổ biến nhất đó là những thành phố lớn.Theo số liệu các nhà khoa học đưa ra mới đây, ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, để tạo ra 1 tỷ đồng GDP, các đơn vị doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong vùng đã thải 3,1 tấn BOD (nhu cầu oxy hoá sinh); 5,9 tấn chất thải rắn lơ lửng, thải vào không khí 2,9 tấn CO2 và thải ra 44 tấn chất thải rắn. Có thể thấy hiện trạng chung là các nhà máy doanh nghiệp đã vì nguồn lợi trước mất, muốn nâng cao năng suất, sản lượng, muốn đạt được các giá trị kinh tế cao, đã bất chấp những số liệu chỉ tiêu an toàn về môi trường, kết quả là giờ đây nhà nước và chính phủ phải bỏ ra một số tiền lớn để có thể làm sạch môi trường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài Ô nhiễm môi trường
30 p | 3514 | 1177
-
Thuyết trình "Ô nhiễm nước"
10 p | 3503 | 416
-
Ô nhiễm môi trường nước
74 p | 1425 | 372
-
Ô nhiễm môi trường nước
6 p | 1256 | 227
-
Ô nhiễm nước
7 p | 681 | 219
-
Ô NHIỄM NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ
3 p | 815 | 217
-
Ô nhiễm nước
17 p | 615 | 213
-
Ô nhiễm môi trường nước
17 p | 819 | 152
-
Đề tài " Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VỚI ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ "
24 p | 336 | 111
-
Các quá trình tự làm sạch của nước và ảnh hưởng của dòng chảy trong việc ô nhiễm nước.
7 p | 354 | 97
-
Ô nhiễm nước là gì?
2 p | 447 | 82
-
Đề tài: Ô nhiễm môi trường nước
26 p | 348 | 69
-
Bài giảng Tài nguyên nước: Chương 3 - TS. Lê Quốc Tuấn
34 p | 205 | 56
-
Bài giảng Ô nhiễm nước, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước - Nguyễn Đỗ Quốc Thống
106 p | 240 | 55
-
Báo cáo môn Công nghệ môi trường: Ô nhiễm nước
27 p | 159 | 19
-
Ô NHIỄM NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
18 p | 137 | 17
-
Nước bị ô nhiễm vi sinh vật như thế nào?
3 p | 156 | 14
-
Chương 4: Tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt
10 p | 143 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn