intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phạm vi điều chỉnh, mối quan hệ với một số luật chuyên ngành

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham luận sau đây sẽ phân tích, làm rõ phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật Tài nguyên, môi trường biển cũng như mối quan hệ của Dự thảo Luật này với một số luật chuyên ngành. Từ đó, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị để cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét chỉnh sửa và bổ sung Dự thảo Luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phạm vi điều chỉnh, mối quan hệ với một số luật chuyên ngành

  1. Phạm vi điều chỉnh, mối quan hệ với một số luật chuyên ngành Vũ Hải Đăng1 Là một quốc gia ven biển với chiều dài bờ biển trên 3.260 km và các vùng  biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán và quyền chủ quyền trên 1 triệu km2, các  nguồn tài nguyên, thiên nhiên biển đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự  nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế­xã hội của Việt Nam. Tính đến thời điểm  hiện  nay,   các  ngành  kinh  tế  biển  và  liên  quan   đến  biển  ước  tính   đóng  góp  khoảng 48% GDP của cả nước trong đó các ngành kinh tế diễn ra trên biển, tức   là sử  dụng trực tiếp tài nguyên biển như  dầu khí, hải sản, hàng hải, du lịch  biển,… chiếm tới 98%.2 Cụ thể, trong năm 2012, Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam  đã sản xuất được 16,74 triệu tấn dầu thô và condensate và 9,34 tỉ  m3  khí (cho  đến thời điểm hiện nay, tất cả  các mỏ  dầu khí đang hoạt động ở  nước ta đều  nằm trên biển).3 Trong năm 2012 Việt Nam đã đánh bắt được 1.796.400 tấn cá  trên biển và hiện đang là một trong mười quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất   thế giới.4 Đội tàu biển Việt Nam hiện có 1.793 chiếc với tổng trọng tải 6.9 triệu  DWT.5  Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam hàng năm thu hút khoảng 70% số  lượng khách quốc tế tới nước ta và 50% khách nội địa, mang lại 70% doanh thu  cho ngành du lịch cả nước.6  Trong bối cảnh đó, việc có một hệ  thống văn bản pháp luật chặt chẽ,   hiệu quả, xuyên suốt để  đảm bảo việc quản lý, bảo tồn, phát triển bền vững   các nguồi tài nguyên biển cũng như để bảo vệ môi trường biển là hết sức quan   trọng. Thực tế  thời gian vừa qua cho thấy Việt Nam có rất nhiều văn bản quy   phạm pháp luật liên quan tới tài nguyên, môi trường biển do nhiều Bộ, ngành  khác nhau xây dựng như  dầu khí, thủy sản, hàng hải, du lịch,…. Tuy nhiên,  chúng ta chưa có một văn bản pháp luật quản lý tổng hợp và thống nhất về  tài  1 Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả. 2 Xem Đặng Hương, “Biển Đông và chiến lược biển Việt Nam” (29/1/2012) VnEconomy. 3 PetroVietnam, “Hoạt động khai thác dầu khí năm 2012 và kế hoạch năm 2013” (20/3/2013), online:  PetroVietnam . 4 Statistics, online: Fisheries and Aquaculture Department  . 5 Cục Hàng hải Việt Nam: thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 (16/1/2014) online: Cục Hàng hải Việt Nam  .  6 Quốc Phú, “Du lịch biển, đảo: làm sao biến tiềm năng thành thương hiệu” (19/12/2011) Tổ Quốc. 1
  2. nguyên, môi trường biển và hải đảo. Điều này đã dẫn đến một số bất cập trong   công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên môi trường biển và hải đảo như các quy  định liên quan đến quản lý tài nguyên môi trường biển trong các văn bản pháp  luật đang có hiệu lực còn thiếu, chưa đầy đủ  và đồng bộ, chưa đáp được yêu   cầu triển khai thực hiện phương thức quản lý tổng hợp thống nhất tài nguyên,  môt trường biển và hải đảo dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái; thiếu quy hoạch  tổng hợp vùng bờ dẫn đến một số chức năng của vùng bờ bị khai thác quá mức   hay thiếu một tổ chức có thẩm quyền để chỉ đạo, điều phối chung.7 Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, môi  trường biển và hải đảo, sửa đổi và nâng tầm pháp lý những quy định hiện hành  liên quan đồng thời bổ  sung những quy định còn thiếu, Bộ  Tài nguyên và Môi  trường đã đề  xuất xây dựng Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Dự  án xây dựng Luật này đã được khởi động từ năm 2008 và sau rất nhiều bổ sung,   chỉnh sửa tới nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra Dự thảo Luật lần hai   để lấy ý kiến các Bộ, ngành. Tham luận này sẽ phân tích, làm rõ phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật   Tài nguyên, môi trường biển (1) cũng như  mối quan hệ  của Dự  thảo Luật này   với một số luật chuyên ngành (2). Từ đó, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị để  cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét chỉnh sửa và bổ sung Dự thảo Luật. 1. Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật tài nguyên, môi trường biển và  hải đảo Điều 1. Pham vi điều chỉnh của Dự thảo Luật tài nguyên, môi trường biển  và hải đảo (Dự thảo Luật) quy định: Luật này quy định về quản lý tổng hợp, thống nhất các hoạt động điều   tra cơ  bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử  dụng tài nguyên và bảo   vệ  môi trường trong phạm vi vùng bờ, vùng biển Việt Nam và các đảo,   quần đảo thuộc chủ  quyền, quyền chủ  quyền, quyền tài phán quốc gia   của Việt Nam; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân   trong quản lý tổng hợp, khai thác, sử  dụng tài nguyên và bảo vệ  môi   trường biển và hải đảo. Điều 4 (4) bổ sung: Quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên, môi trường biển và hải đảo dựa   trên cách tiếp cận hệ sinh thái là phương thức quản lý nhằm bảo đảm tài   7 Xem Dự thảo Báo cáo về Dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của Bộ Tài nguyên và Môi  trường. 2
  3. nguyên được khai thác, sử dụng hợp lý, duy trì tính toàn vẹn về chức năng   và cấu trúc của hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Như  vậy phạm vi điều chỉnh chính của Dự  thảo Luật này là nhằm thể  chế   hóa   phương   thức   quản   lý   biển   dựa   trên   cách   tiếp   cận   hệ   sinh   thái  (ecosystem approach, ecosystem­based management hoặc ecosystem management)  đối với các vùng biển, bờ  biển và hải đảo của Việt Nam. Điều này cũng đã   được Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển, lãnh đạo phụ trách tiếp lĩnh vực biển  và hải đảo của Bộ  Tài nguyên và Môi trường, khẳng định trong buổi trả  lời  phỏng vấn ngày 21/1/2014.8 Phần này của tham luận sẽ giới thiệu tổng quan về  phương pháp quản lý biển tổng hợp dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái (1.1) và   phân tích các bước triển khai phương thức quản lý biển này (1.2). Cần lưu ý là  quản lý dựa trên cách tiếp cận hệ  sinh thái đã bao gồm cả  quản lý tổng hợp,  thống nhất (nhưng quản lý tổng hợp, thống nhất chưa chắc đã dựa trên cách  tiếp cận hệ  sinh thái). Do vậy theo ý kiến của tác giả  tham luận, chỉ  cần nói   “quản lý tài nguyên, môi trường biển dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái” là đủ.  Có thể  cơ  quan soạn thảo muốn nhấn mạnh vào ý quản lý tổng hợp và thống   nhất trong Dự thảo Luật khi sử dụng cụm khái niệm “Quản lý tổng hợp, thống  nhất tài nguyên, môi trường biển và hải đảo dựa trên cách tiếp cận hệ  sinh  thái”. 1.1 Phương pháp quản lý biển dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái Trên   thế   giới   chưa   có   một   định   nghĩa   thống   nhất   đối   với   khái   niệm  phương thức quản lý biển dựa trên cách tiếp cận hệ  sinh thái. Theo Hội nghị  thành viên của Công ước về Đa dạng sinh học thì phương thức quản lý dựa trên  cách tiếp cận hệ  sinh thái là “một chiến lược quản lý tổng hợp đối với đất,  nước và tài nguyên sinh học nhằm đảm bảo bảo tồn và phát triển bền vững một   cách   cân   bằng”.9  Ủy   ban   Helsinki   (Cơ   quan   quản   lý   cấp   khu   vực   của   biển   Baltic)10 và  Ủy ban OSPAR (Cơ quan quản lý cấp khu vực của biển Đông Bắc  Đại Tây Dương)11  định nghĩa đây là “một phương thức quản lý tổng hợp toàn  8  Cụ  thể  Thứ  trưởng Hiển đã nói “Dự  án Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo nhằm thể  chế  hóa  phương thức quản lý tổng hợp dựa trên cách tiếp cận hệ sinh  thái, bảo đảm nguyên  tắc không  làm  thay quản   lý ngành mà đóng vai  trò điều phối, phối hợp các hoạt động quản  lý ngành; giúp khắc phục các xung đột, mâu   thuẫn  trong quản  lý ngành, góp phần sử dụng hợp  lý, hiệu quả và bảo vệ  tài nguyên, môi  trường và các hệ  sinh thái biển.”, xem: Kim Liên, “Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo: sẽ  tạo đột phá về  “chất” cho   nhiệm vụ làm chủ biển khơi” (24/1/2014)  Tài nguyên và Môi trường online.   9 Convention on Biological Diversity, Ecosystem approach, COP 5th meeting, Decision V/6 (2001). 10 Xem thêm thông tin tại trang web HelCom:   11 Xem thêm thông tin tại trang web OSPAR   3
  4. diện các hoạt động của con người dựa trên các kiến thức khoa học tốt nhất về  hệ sinh thái và các biến đổi của nó, để xác định và thực hiện các biện pháp liên  quan tới các tác động quan trọng đối với tình trạng của các hệ sinh thái biển, từ  đó đạt được sự sử dụng bền vững các sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái và  cũng như gìn giữ tính nguyên vẹn của hệ sinh thái”.12 Nhóm Thông tin về Vùng  bờ   (Coastal   Information   Team),   do   Chính   quyền   Bang   British   Columbia   của   Canada thiết lập thì cho phương thức quản lý dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái  là “một phương pháp quản lý các hoạt động con người có tính dễ  thích nghi   nhằm đảm bảo các hệ sinh thái mạnh khỏe, hoạt động tốt và các cộng đồng dân   sinh có thể cùng tồn tại với nhau. Mục đích là nhằm duy trì các đặc tính không   gian và thời gian của các hệ  sinh thái giúp các tài nguyên sinh vật cấu thành và  các quy trình sinh thái được duy trì cũng như  cuộc sống của con người được  đảm bảo và cải thiện”.13 Định nghĩa của phương thức quản lý biển dựa trên tiếp  cận hệ  sinh thái trong Dự  thảo luật chứa đựng các ý chính của các định nghĩa  vừa kể trên. Mục tiêu lớn nhất của phương thức quản lý dựa trên cách tiếp cận hệ  sinh thái là nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. Việc áp dụng phương thức  quản lý này là nhằmduy trì tính nguyên vẹn, khả  năng hoạt động và thể  trạng  của hệ  sinh thái để  đảm bảo có đủ  tài nguyên thiên nhiên cho các thế  hệ  hiện  tại và mai sau.14 Cụ thể, phương thức quản lý này giúp: ­ Xây dựng một khuôn khổ  lên kế  hoạch và quản lý nhằm cân bằng các   mục tiêu của bảo tồn và phát triển bền vững;15 ­ Tổ chức các hoạt động khai thác hệ sinh thái của con người để đạt được  sự sự cân bằng giữa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên bắt nguồn từ  12 First Joint Ministerial Meeting of The Helsinki And OSPAR Commissions, “Towards an Ecosystem Approach to   the Management of Human Activities”, The Statement on the Ecosystem Approach to the Management of Human  Activities, Bremen, CHLB Đức, 25 – 26/06/2003. 13 Coast Information Team, Ecosystem­Based Management Planning Handbook (2004), tr.4 14 Ocean and the law of the sea. Report of the Secretary General, GA, 61st session, Item No. 69 on the primary list,  UN Doc. A/61/63 (2006), X. Ecosystem approach and oceans, p31 15 Report on the work of the United Nations Open­ended Informal Consultative Process on Oceans and the Law of  the Sea at its seventh meeting, UNGAOR, 61st session, Item No. 69 (a) on the primary list, UN Doc. A/61/156  (2006). 4
  5. các thành tố và quy trình của hệ sinh thái và đảm bảo khả năng của hệ sinh thái  trong việc cung cấp các nguồn tài nguyên này ở một cách bền vững;16 ­ Phục hồi và duy trì các chức năng của hệ sinh thái, dựa trên thực trạng,   sự  dồi dào tài nguyên, đa dạng sinh học và các phẩm chất liên quan đến đời  sống thông qua một hệ  thống quản lý hoàn toàn thống nhất với các mục tiêu   kinh tế­xã hội, cho các thế hệ sau này và mai sau.17 Trong luật pháp quốc tế, phương thức quản lý dựa trên cách tiếp cận hệ  sinh thái được nhắc đến trong nhiều công  ước, tuyên bố, chương trình hành  động quốc tế và nghị quyết của Liên Hiệp Quốc: ­ Công ước Đa dạng sinh học năm 1992 đã xây dựng một khuôn khổ chính  trị­pháp lý quốc tế  khá phát triển cho phương thức quản lý dựa trên cách tiếp   cận hệ  sinh thái. Tại lần họp thứ 2 của Hội nghị các thành viên của Công ước  tại Ja­các­ta, In­đô­nê­xi­a năm 1995, phương thức quản lý dựa trên cách tiếp  cận hệ  sinh thái đã được coi là một trong những khuôn khổ  hành động ưu tiên   của Công  ước.18 Hội nghị  cũng đồng ý coi phương thức quản lý dựa trên cách  tiếp cận hệ  sinh thái là một nguyên tắc chỉ  dẫn cho việc thực hiện các hoạt   động trong Chương trình hành động nhằm bảo vệ  đa dạng sinh học vùng bờ  biển và biển của mình.19 ­ Trong Tuyên bố  về  Môi trường và Phát triển năm 1992, phương thức  tiếp cận hệ sinh thái đã được nhắc đến một cách gián tiếp trong một số nguyên   tắc của Tuyên bố. Nguyên tắc 4 quy định để đạt được phát triển bền vững, bảo  vệ  môi trường cần là một phần không thể  tách rời của quá trình phát triển.  Nguyên tắc 7 yêu cầu các quốc gia hợp tác để bảo tồn, bảo vệ và phục hồi thể  trạng và tính nguyên vẹn của hệ sinh thái trên trái đất.20 ­ Chương trình Hành động Johannesburg 2002 khuyến khích các quốc gia  áp dụng phương thức quản lý dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý  16 Pirot, J.­Y., Meynell P.J. và Elder D, Ecosystem Management: Lessons from Around the World. A Guide for  Development and Conservation Practitioners (Gland: IUCN, 2000). 17 Xem chú thích số 13. 18 Convention on Biological Diversity, COP 2 Decision II/8 (1995). 19 See Convention on Biological Diversity, COP, 5th meeting, Decision V/3 (2000). 20 Rio Declaration on Environment and Development, Rio De Jainero, 3 – 14/06/1992. 5
  6. biển cũng như thúc đẩy quản lý thống nhất, đa ngành các vùng bờ  biển và đại  dương ở cấp độ quốc gia với thời hạn là năm 2010.21 ­ Nghị quyết số  61/222 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2007 cho  rằng quản lý biển dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái cần tập trung vào quản lý  các hoạt động của con người để duy trì hoặc nếu cần thì phục hồi thể trạng hệ  sinh   thái.  Bên  cạnh   đó  cũng  cần  duy  trì   các  sản   phẩm  và   dịch   vụ  của  môi   trường, cung cấp các lợi ích kinh tế­xã hội để đảm bảo an toàn lương thực, gìn  giữ sinh kế và đa dạng sinh học biển.22 1.2 Các bước triển khai phương thức quản lý biển dựa trên cách  tiếp cận hệ sinh thái trong Dự thảo Luật Trong khuôn khổ của Công ước Đa dạng sinh học năm 1992, một số chỉ  dẫn triển khai phương thức quản lý biển dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái đã  được thông qua, như: ­ Quyết định V/6 của Hội nghị Thành viên lần thứ 6 năm 2000, đưa ra 12  nguyên tắc của phương thức quản lý dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái hướng  dẫn áp dụng các nguyên tắc này;23 ­ Quyết định VII/11 của Hội nghị Thành viên lần thứ 11 năm 2004 cung  cấp thêm một số chỉ dẫn thực hiện các nguyên tắc của phương thức quản lý  dựa trên tiếp cấp hệ sinh thái trên cơ sở đánh giá kinh nghiệm của các bên trong  triển khai thực tế phương thức quản lý dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái.24 Ngoài ra một số  học giả  như  Heather M. Leslie và Karen L. McLeod,25  Donald R. Rothwell và David VanderZwaag,26  Richard Beamish và Chrys­Ellen  21 Plan of Implementation of the World Summit on Sustainable Development, Introduction, World Summit on  Sustainable Development, Johannesburg, 26/08­04/09/2002. 22 Oceans and law of the sea, GA Res. 61/122, UNGA OR, 61st session, UN Doc.A/RES/61/222 (2007), đoạn 119. 23 Xem chú thích số 9. 24 Convention on Biological Diversity, Ecosystem Approach, COP 7, Decision VII/11, Kuala Lumpur, Malaysia, 9­ 20/2/2004. 25 Heather M. Leslie và Karen L. McLeod, “Confronting the challenges of implementing marine ecosystem­based  management” Frontiers in Ecology and the Environment 5, no. 10 (2007): 540­548. 26 Donald R.Rothwell và David L.VanderZwaag, Towards principled oceans governance. Australian and Canadian   approaches and challenges: Principled oceans governance agendas. Lessons learned and future challenges, p.401  (London: Routledge, 2006). 6
  7. Neville27, William K. De la Mare,28v.v.cũng đề  xuất nhiều phương thức, kinh  nghiệm thực hiện quản lý biển dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái.  Dựa trên những chỉ dẫn đã nhắc tới ở trên đây thì một số quy định liên  quan sau đây trong Dự thảo Luật có thể được coi là những bước cụ thể hóa  phương thức quản lý biển dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái: ­ Quy định mỗi vùng biển và hải đảo là một hệ thống tài nguyên thống   nhất và đa chức năng (Điều 6.2 và 6.3): Để  thực hiện quản lý biển dựa trên  cách tiếp cận hệ sinh thái thì trước hết phải xác định được rõ “hệ sinh thái” cần   phải quản lý hay nói cách khác là đưa ra giới hạn địa lý của vùng quản lý. Điều   2 của Công  ước Đa dạng sinh học định nghĩa hệ  sinh thái là “một hệ  thống   tương tác giữa các cộng đồng thực vật, động vật và vi sinh vật với môi trường  phi sinh vật xung quanh tạo thành một đơn vị  chức năng”. Theo Quyết định số  V/6 của Hội nghị  Thành viên của Công  ước Đa dạng sinh học thì con người  cùng với những khác biệt văn hóa của mình là một phần không thể  thiếu của   nhiều  hệ   sinh thái.  Liên  quan  đến hệ  sinh  thái biển,  Công  ước  bảo tồn tài  nguyên sinh vật biển Nam Cực có định nghĩa “hệ sinh thái biển Nam Cực là hệ  thống các mối quan hệ giữa tài nguyên sinh vật biển Nam Cực với nhau và với  môi trường vật lý xung quanh”.  Vùng quản lý phải được xác định dựa trên các đặc tính về địa­vật lý, địa­ sinh học, về  sinh thái, về  thành phần động, thực vật, xu hướng động vật cấp  thấp cũng như  các đặc tính về  kinh tế  xã hội, các hoạt động đang tồn tại, v.v.   Ngoài ra việc xác định vùng biển và hải đảo đa chức năng cũng hết sức quan   trọng nhằm xác định rõ nguy cơ tranh chấp giữa bảo tồn và khai thác tài nguyên,   giữa các ngành khai thác tài nguyên với nhau nhằm tạo tiền đề  cho các biện  pháp quản lý tổng hợp, thống nhất và đa ngành. ­  Các quy định về  tuyên truyền, phổ  biến, giáo dục chính sách, pháp   luật về  tài nguyên, môi trường biển và hải đảo  (Điều 9): Một trong những  điều kiện không thể thiếu để thực hiện quản lý dựa trên cách tiếp cận hệ  sinh   thái thành công là sự  tham gia của tất cả  các Bộ, ngành, tổ  chức, cá nhân liên   quan vào quá trình quản lý. Để  làm được như  vậy thì tất cả  mọi người cần   được tuyên truyền, giáo dục về  vai trò của biển trong cuộc sống, về tầm quan   27 Richard Beamish & Chrys­Ellen Neville, “Ecosystem Bill of rights” in Donald R.Rothwell & David  L.VanderZwaag, Towards principled oceans governance. Australian and Canadian approaches and challenges:  Principled oceans governance agendas. Lessons learned and future challenges (London: Routledge, 2006) tr.233. 28 William K. de la Mare, “Marine Ecosystem­Based Management as a Hierarchical Control System” Marine  Policy, 29, issue 1 (2005): 57­68. 7
  8. trọng của việc bảo vệ  môi trường biển, sử  dụng bền vững tài nguyên biển và  bảo tồn đa dạng sinh học biển. Vì thế, việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục  chính sách, pháp luật về tài nguyên môi trường biển và hải đảo là hết sức quan   trọng. ­ Các quy định về công tác thiết lập chiến lược khai thác, sử dụng bền   vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo (Chương II): Việc thiết  lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển   và hải đảo là bước đi quan trọng nhằm thực thi quản lý biển dựa trên cách tiếp   cận hệ  sinh thái. Chiến lược này sẽ  xác định các mục tiêu, mục đích chúng ta  muốn đạt được đối với hệ  sinh thái biển cũng như  các phương hướng, biện  pháp chúng ta dự  định triển khai để  đạt được những mục tiêu, mục đích này.  Quá trình thiết lập chiến lược khai thác, sử  dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ  môi trường biển và hải đảo cần phải có sự  tham gia của tất cả  các Bộ, ban,   ngành, tổ  chức­đoàn thể  liên quan để  đảm bảo tính toàn diện và tổng hợp của   chiến lược. ­ Các quy định về công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển   và hải đảo (Mục 1 Chương III): Để tiến hành quản lý dựa trên cách tiếp cận hệ  sinh thái cần có đầy đủ thông tin về tình hình sinh thái, kinh tế­xã hội, chính trị,  v.v. của khu vực quản lý liên quan. Chính vì thế  công tác điều tra cơ  bản tài  nguyên, môi trường biển và hải đảo đóng một vai trò rất quan trọng để  việc  thực hiện quản lý biển dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái thành công. Kết quả  điều tra sẽ  cung cấp cho chúng ta một bức tranh tổng thể  nhất về  tình trạng   biển, đảo Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề  còn tồn đọng để  từ  đó có những  biện pháp cần thiết. ­ Các quy định về quản lý tổng hợp vùng bờ (Chương IV): Quản lý tổng  hợp vùng bờ là bước đi cụ thể thực hiện quản lý biển dựa trên cách tiếp cận hệ  sinh thái. Vùng bờ là một khu vực có nhiều đặc tính tự nhiên, xã hội quan trọng  cần được tính đến trong quản lý như là nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương,   là khu vực có nhiều biến động về  địa chất, là nơi có nhiều hệ  sinh thái phong   phú và giàu có (rừng ngập mặn, san hô, cỏ  biển,v.v.) và là nơi tập trung nhiều  hoạt động khai thác và sử  dụng tài nguyên của con người. Quản lý tổng hợp  vùng bờ  sẽ  giúp vượt qua được những khó khăn do sự  phân mảnh về  quản lý  nhà nước từ  trước đến nay và đảm bảo tất cả  các Bộ, ban, ngành, đoàn thể,  cộng đồng, cá nhân có thể tham gia vào công tác quản lý vùng bờ.29 29 Biliana Cicin­Sain và Robert W. Knecht, Integrated Coastal and Ocean Management: Concepts and Practices  (Washington, D.C: Island Press, 1998), tr.39. 8
  9. ­ Các quy định về quan trắc, giám sát tổng hợp và hệ thống thông tin,   cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo  (Chương VII): Việc  thường xuyên giám sát tình trạng hệ sinh thái và tính hiệu quả của các biện pháp  quản lý có vai trò rất quan trọng.30 Giám sát sẽ  giúp cập nhật thông tin về  tình  trạng và xu hướng biến đổi của hệ  sinh thái, tình hình đạt được các mục tiêu,  mục đích đề ra và hiệu quả của các biện pháp quản lý đã triển khai, từ đó có thể  giúp đánh giá việc thực hiện quản lý biển dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái có  thành công hay không. Giám sát phải tính đến cả  các thông tin, kiến thức khoa  học mới, sự  thay đổi trong hoạt động của con người và các áp lực lên hệ  sinh   thái và hoạt động của con người theo thời gian.31  ­ Các quy định về   Ủy ban quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và   hải đảo (Điều 82) và cơ  chế  phối hợp trong quản lý tổng hợp, thống nhất   tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (Điều 83): Để  thực thi phương thức   quản lý quản lý biển dựa trên cách tiếp cận hệ  sinh thái thành công thì cần có  một khuôn khổ  quản lý tổng hợp vững chắc, đa ngành, có đủ  thẩm quyền để  đưa ra các quyết định chính trị cần thiết cũng để  giải quyết những chồng chéo,  khác biệt giữa các bên liên quan.32 Ngoài ra cũng cần phải có một cơ  chế  phối  hợp rõ ràng, minh bạch, xuyên suốt giữa tất cả các Bộ, ngành liên quan để đảm  bảo cho thông tin được chia sẻ giữa các Bộ, ngành một cách thuận lợi, tạo điều  kiện quan trọng cho việc triển khai các chính sách liên quan đến nhiều Bộ,  ngành khác nhau cũng như  để  giúp các bộ, ngành có thể  hiểu và đưa các mục  tiêu, mục đích tổng thể vào trong quyết sách liên quan đến các vấn đề  do mình  quản lý. ­ Quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ   chức thành viên (Điều 85): Như đã nói ở  trên, để  việc thực hiện quản lý biển   dựa trên cách tiếp cận hệ  sinh thái thành công, ngoài sự  vào cuộc của các bộ,   ngành liên quan còn cần cả  sự  tham gia của các các đoàn thể, tổ  chức, cộng  đồng dân cư. Việc quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và   các tổ  chức thành viên trong việc phối hợp với các cơ  quan quản lý nhà nước  trong khai thác, sử  dụng tài nguyên, bảo vệ  môi trường biển và hải đảo hiệu   quả, bền vững và nghiêm chỉnh là cần thiết. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật cũng có  30 Xem chú thích số 22. 31 Xem Heather M. Leslie và Karen L. McLeod, chú thích số 25. 32 Oceans and the law of the sea, Report of the Secretary­General, UNGA OR, 61st session (2006), Doc. A/61/63,  tr.53. 9
  10. những quy định để tạo điều kiện cho các cơ quan, đoàn thể, cộng đồng dân cư  và cá nhân liên quan tham gia vào công tác này như quy định về cung cấp thông  tin, lấy ý kiến khi đưa ra quyết định (ví dụ Điều 36, 40).  ­ Quy định về nguồn lực cho quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên,   môi trường biển và hải đảo (Điều 86): Thực hiện quản lý biển dựa trên cách  tiếp cận hệ sinh thái có thể sẽ có chi phí khá cao, đặc biệt là khi phải thực hiện   những chuyến thăm dò, khảo sát trong những vùng biển rộng lớn cũng như phải  tạo điều kiện để nhiều Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình quản  lý. Vì lý do đó, cần phải đảm bảo nguồn tài chính vững chắc cho việc thực hiện   quản lý thường xuyên. Theo Dự thảo Luật, ngoài ngân sách nhà nước, có thể sử  dụng: đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; tiền  sử  dụng khu vực biển; lệ  phí từ  việc cấp phép khai thác, sử  dụng tài nguyên  biển, hải đảo; cấp phép nhận chìm, đổ thải ở biển; tiền bồi thường thiệt hại về  môi trường biển, hải đảo; tiền xử  phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài  nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quy định của pháp luật,….Nhiều tổ  chức quốc tế  sẵn sàng cung cấp tài trợ  cho các dự  án thực hiện quản lý biển  dựa trên cách tiếp cận hệ  sinh thái như Quỹ  Hỗ  trợ các Hoạt động Môi trường  toàn cầu (Global Environmental Facility), Ngân Hàng Thế  giới (World Bank);  Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank),v.v. 2. Mối quan hệ với một số Luật chuyên ngành Do có phạm vi điều chỉnh là quản lý tổng hợp, thống nhất các hoạt động  điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử  dụng tài nguyên và bảo vệ  môi trường các vùng biển và hải đảo Việt Nam dựa trên cách tiếp cận hệ  sinh  thái, Dự  thảo Luật có liên quan tới tất các ngành, hoạt động sử  dụng các tài  nguyên và bảo vệ  môi trường trên các vùng biển và hải đảo Việt Nam. Phần  này của tham luận sẽ phân tích mối quan hệ giữa Dự thảo Luật với một số luật   chuyên ngành điển hình liên quan đến các hoạt động sử dụng tài nguyên và bảo   vệ  môi trường biển và hải đảo. Do thời gian không cho phép và do muốn tập   trung các nét chính, tác giả sẽ chỉ phân tích mối quan hệ giữa Dự thảo Luật với   các văn bản Luật liên quan mà không đi vào các văn bản dưới Luật (như Nghị  định, Thông tư, v.v.). Cụ  thể, các Luật chuyên ngành sẽ  đi sâu phân tích bao   gồm: ­ Luật Biển Việt Nam năm 2012; ­ Luật Thủy sản năm 2003; ­ Luật Dầu khí năm 1993 (sửa đổi năm 2008); 10
  11. ­ Bộ Luật Hàng hải năm 2005; ­ Luật Du lịch năm 2005; ­ Luật Đất đai năm 2003; và ­ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. 2.1 Luật Biển Việt Nam, 2012: Luật này quy định về các vùng biển, đảo  thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán Việt Nam theo luật pháp  quốc tế, quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong vùng biển Việt Nam,   đặc biệt là các hoạt động phát triển kinh tế biển.33  Luật Biển Việt Nam cung cấp khung pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế  cho tất cả  các hoạt động diễn ra trong các vùng biển, đảo thuộc chủ  quyền,   quyền chủ  quyền và quyền tài phán của Việt Nam bao gồm tất cả  các hoạt  động được nói đến trong Dự  thảo Luật (điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học,  khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường)  Luật Biển đưa ra các nguyên tắc về  hợp tác quốc tế  về  biển (Điều 6)  trong đó có nội dung hợp tác quốc tế  điều tra, nghiên cứu biển; khai thác bền   vững tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển. Dự thảo Luật đưa ra các quy   đinh liên quan tới nội dung hợp tác quốc tế  về  tài nguyên, môi trường biển và   hải đảo (Chương VIII). Luật Biển đưa ra các nguyên tắc chung về  gìn giữ, bảo vệ  tài nguyên và  môi trường biển (Điều 35). Dự  thảo Luật quy  định chi tiết về  kiểm soát ô  nhiễm môi trường biển và hải đảo;  ứng phó, khắc phục sự  cố  tràn dầu, hóa  chất độc hại trên biển và nhận chìm, đổ thải ở biển (Chương VI).  Luật Biển quy định về  mặt nguyên tắc đối với việc cấp phép cho tàu  thuyền, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng  biển của Việt Nam (Điều 36). Dự thảo Luật đưa ra những quy định cụ thể hơn   về  thẩm quyền cấp phép, quyền và nghĩa vụ  của các tổ  chức, cá nhân nước   ngoài trong việc tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam (Mục  3, Chương III). Luật Biển quy định về  phát triển kinh tế  biển (Chương IV) đặc biệt là  quy hoạch phát triển kinh tế biển (Điều 44). Quy hoạch này có thể  ảnh hưởng  đến chiến lược khai thác, sử  dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ  môi trường   33 Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 được Quốc Hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm  2012. 11
  12. biển và hải đảo trong Dự thảo Luật (Chương II) do đa phần các ngành kinh tế  biển hiện nay đều là các hoạt động sử dụng tài nguyên biển.  2.2 Luật Thủy sản, 2003:34 Luật này quy định về các hoạt động thủy sản   trên đất liền, hải đảo và các vùng biển thuộc chủ  quyền, quyền chủ  quyền và   quyền tài phán của Việt Nam. Luật Thủy sản cũng quy định một cách gián tiếp là hoạt động thủy sản  phải được quản lý thống nhất dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái. Cụ thể Điều  4 quy định hoạt động thủy sản bảo đảm hiệu quả  kinh tế  gắn với bảo vệ, tái   tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường  và cảnh quan thiên nhiên. Điều 7 quy định về  trách nhiệm bảo vệ  môi trường  sống của các loài thủy sản. Điều 5 của Luật Thủy sản công nhận nguyên tắc phát triển bền vững  trong phát triển thủy sản. Quy định này phù hợp với các quy định về  việc thiết  lập chiến lược khai thác, sử  dụng bền vững tài nguyên biển trong Dự  thảo   Luật. Các hành vi bị cấm trong Luật Thủy sản (Điều 6) và Dự thảo Luật (Điều  8) là tương đồng và bổ sung cho nhau. Điều 9 quy định về quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa,  bảo tồn biển và đièu 15 quy định việc phân vùng biển, phân tuyến khai thác thủy  sản. Các quy hoạch, phân vùng này có ảnh hưởng đến việc thiết lập quy hoạch   tổng thể  khai thác, sử  dụng tài nguyên vùng bờ  trong Dự  thảo Luật (Mục 2,   Chương IV). Điều 14 quy định về điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thủy sản. Các kết quả  điều tra, nghiên cứu có thể  được sử  dụng cho điều tra cơ  bản tài nguyên, môi  trường biển và hải đảo được quy định trong Dự thảo Luật (Mục 1, Chương III).  2.3 Luật Dầu khí, 199335 (sửa đổi năm 200836): Luật này quy định về hoạt  động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trong phạm vi các vùng biển, đảo  thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. 34 Luật Thủy Sản, Luật số 17/2003/QH11 do Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm  2003. 35 Luật Dầu khí do Quốc Hội khóa IX thông qua ngày 6 tháng 7 năm 1993. 36 Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí do Quốc Hội khóa XII thông qua ngày  3 tháng 6 năm 2008 12
  13. Điều 4 và Điều 5 quy định về  nguyên tắc việc các tổ  chức, cá nhân tiến   hành các hoạt động dầu khí phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam   về  bảo vệ  môi trường và thực thi các biện pháp phòng ngừa, loại trừ  và khắc  phục sự cố ô nhiễm môi trường. Dự thảo Luật quy định chi tiết hơn về một số  biện pháp phòng ngừa, loại trừ và khắc phục sự cố ô nhiễm trên biển (Mục 1 &  2, Chương VI). Điều 38 quy định Nhà nước quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch  và chính sách phát triển ngành công nghiệp dầu khí. Các chiến lược, quy hoạch  phát triển dầu khí trên biển sẽ có ảnh hưởng tới chiến lược khai thác, sử dụng   bền vững tài nguyên biển và hải đảo và quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng  tài nguyên vùng bờ trong Dự thảo. 2.4 Bộ Luật Hàng Hải, 2005:37 Bộ Luật này quy định về hoạt động hàng  hải diễn ra trên các vùng biển của Việt Nam Điều 63 quy định về quy hoạch phát triển cảng biển. Quy định này có thể  liên quan tới chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo  và quy hoạch tổng thể  khai thác, sử  dụng tài nguyên vùng bờ  trong Dự  thảo   Luật. 2.5 Luật Du lịch, 2005:38 Luật này quy định về tài nguyên du lịch và hoạt  động du lịch, bao gồm cả  tài nguyên và hoạt động du lịch trong các vùng biển,  đảo của Việt Nam. Điều 13 định nghĩa và phân loại các loại tài nguyên du lịch. Theo định  nghĩa này thì các vùng biển đảo của Việt Nam hoàn toàn có thể là tài nguyên du   lịch.  Điều 14 quy định về  điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch. Các  kết quả  điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch biển có thể  dùng cho  điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Chương III quy định về quy hoạch phát triển du lịch. Các quy định này sẽ  ảnh hưởng tới chiến lược khai thác, sử  dụng bền vững tài nguyên biển và hải  đảo và quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ trong Dự thảo. 37 Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam, số 40/2005/QH11 do Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. 38 Luật số 44/2005/QH11về Du lịch do Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. 13
  14. 2.6 Luật Đất Đai, 2003:39 Luật này quy định về chế độ quản lý và sử  dụng đất đai, bao gồm cả đất đai trong các vùng bờ và hải đảo Việt Nam. Các quy định trong Luật Đất đai có hiệu lực đối với vùng bờ và các hải  đảo. Về  cơ bản, các quy định liên quan trong Dự  thảo Luật là phù hợp với các  quy định của Luật Đất Đai. Tuy nhiên, các quy định về quy hoạch, sử dụng đất  (mục 2, chương II) có thể có ảnh hướng tới chiến lược khai thác, sử dụng bền   vững tài nguyên biển và hải đảo và quy hoạch tổng thể  khai thác, sử  dụng tài  nguyên vùng bờ trong Dự thảo. 2.7 Luật Bảo vệ  môi trường, 2005:40  Luật này quy định về  hoạt động  bảo vệ  môi trường chính sách, biện pháp và nguồn lực để  bảo vệ  môi trường;   quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ  gia đình, cá nhân trong bảo vệ  môi trường,   trong đó có cả môi trường biển. Nhiều quy định về  bảo vệ  môi trường nói chung như  những quy định  chung (Chương I), tiêu chuẩn môi trường (Chương II), bảo tồn và sử dụng hợp   lý tài nguyên thiên nhiên (Chương IV), bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy   sản (Điều 47),… có thể  áp dụng mutatis mutandis cho công tác sử dụng hợp lý  tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Mục 1 Chương VII của Luật Bảo vệ  môi trường đưa ra một số  nguyên   tắc chung về bảo vệ môi trường biển và bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên  biển, kiểm soát, xử  lý ô nhiễm môi trường biển, tổ  chức phòng ngừa, ứng phó  sự  cố  môi trường biển. Mục này có nhiều khả  năng sẽ  trùng với Chương VI  Bảo vệ  môi trường biển và hải đảo trong Dự  thảo Luật. Tuy nhiên, các quy  định trong Chương VI của Dự  thảo Luật cụ  thể  hơn trong Lu ật b ảo v ệ  môi   trường biển. Điều 55(4) của Mục này cũng khẳng định “bảo vệ  môi trường  biển phải gắn với quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát  triển bền vững”.  Các điều 94, 95, 97 của Luật Bảo vệ môi trường quy định về  quan trắc   môi trường, điều 99 quy định về  báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, điều   101 quy định về  báo cáo môi trường quốc gia. Các thông tin thu thập được từ  hoạt động quan trắc môi trường cũng như  báo cáo môi trường quốc gia đều có  thể sử dụng trong điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Một số kiến nghị 39 Luật Đất đai số 13/2003/QH 11 do Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. 40 Luật Bảo vệ môi trường số 52/QH 11 do Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. 14
  15. Từ các phân tích nói trên, thay cho kết luận, tác giả xin đề xuất một số ý  tưởng nhằm bổ sung, chỉnh sửa Dự thảo Luật để cơ quan chủ trì soạn thảo Dự  thảo Luật cân nhắc, xem xét: ­ Về phạm vi địa lý của Dự thảo Luật, cần tính đến việc một số khu vực  biển, hải đảo của nước ta còn đang có tranh chấp, chưa được phân định và bị  nước ngoài chiếm đóng như hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để từ đó cân   nhắc, xem xét có những quy định phù hợp. ­ Trong tình hình đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay, việc thiết lập   thêm những cơ  chế  liên ngành như  Ban hay  Ủy ban mới là không phù hợp với   chủ  trương, chính sách tinh giản bộ  máy hành chính của Nhà nước ta. Vì vậy   việc thiết lập một Ủy ban quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là  không nên mà nên sử dụng trên cơ sở củng cố, gia tăng vai trò các cơ chế  hiện  có, đặc biệt là  Ủy ban Nhà nước về  Biển Đông­Hải đảo, cũng như  là một cơ  chế quản lý đa ngành tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo. ­ Để  thực hiện thành công phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất,   việc xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương hiệu quả,   xuyên suốt là rất quan trọng. Đặc biệt đây còn có thể  là một cơ  chế  hữu hiệu   nhằm giải quyết các bất đồng, tranh chấp về  quan điểm, thẩm quyền, phương   thức thực hiện có thể xảy ra giữa các bên liên quan trong quá trình xây dựng và  thực thi chính sách. Tuy nhiên, trong Dự thảo Luật chỉ nhắc đến cơ chế này mà  không có bất cứ quy định nào về mặt nội dung. Theo đó, các quy định chi tiết cụ  thể  về  cơ  chế  này sẽ  do Thủ  tướng Chính phủ  ban hành. Để  nhấn mạnh tầm   quan trọng của cơ chế này, xin kiến nghị bổ sung các quy định về  vai trò, chức   năng, nhiệm vụ  của cơ  chế  này, ít nhất là về  mặt nguyên tắc, trong dự  thảo   Luật. ­ Một số điều khoản trong Dự thảo Luật có trùng lặp với các Luật chuyên  ngành khác. Mặc dù về nội dung cụ thể thì không bị “vênh” nhau nhưng về mặt  tổ  chức thì rõ ràng là có sự  trồng chéo. Do đó, đối với các nội dung như  hoạt  động nghiên cứu khoa học và công nghệ  về  biển và hải đảo, quản lý các hải   đảo, bảo vệ môi trường biển đề  nghị cân nhắc đưa về chỉ quy định thống nhất   trong một Luật và các văn bản khác chỉ dẫn chiếu đến khi cần thiết. Với những  gì đã quy định về nguyên tắc trong Luật khác, nên xem xét quy định chi tiết hơn   trong các văn bản dưới Luật thay vì nói đến trong Dự thảo Luật. ­ Các quy định về chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo  vệ  môi trường biển và hải đảo và quy hoạch tổng thể  khai thác, sử  dụng bền   vững tài nguyên vùng bờ sẽ có liên quan đến rất nhiều quy hoạch liên quan đến   khai thác, sử  dụng tài nguyên biển và vùng bờ  được quy định trong các Luật   khác như  quy hoạch phát triển kinh tế  biển (quy định trong Luật biển); quy   15
  16. hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, bảo tồn biển và phân vùng   biển, phân tuyến khai thác thủy sản (Luật Thủy sản); chiến lược, quy hoạch,   kế  hoạch và chính sách phát triển ngành công nghiệp dầu khí (Luật Dầu khí);  quy hoạch phát triển cảng biển (Bộ Luật Hàng hải) quy hoạch phát triển du lịch  (Luật Du lịch); hay quy hoạch, sử dụng đất (Luật đất đai). Trên thực tế  có thể  sẽ  xảy ra trường hợp các quy hoạch ngành có sự  chồng chéo, bất đồng chẳng   hạn như một khu vực vừa có thể  được quy hoạch thành khu vực khai thác dầu  khí song lại vừa có thể  được quy hoạch thành khu vực khai thác thủy sản. Do   vậy, đề nghị  cân nhắc có thể bổ  sung thêm vai trò cho chiến lược khai thác, sử  dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ  môi trường biển và hải đảo và quy hoạch  tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ như một công cụ giúp   rà soát, kiểm tra và thậm chí là giải quyết những chồng chéo, bất đồng này. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2