Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 3 - ThS. Bùi Huy Tùng
lượt xem 0
download
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 3: Cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội, cung cấp cho người học những kiến thức như Quy phạm pháp luật; Quan hệ pháp luật; Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; Ý thức pháp luật và pháp chế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 3 - ThS. Bùi Huy Tùng
- CHƯƠNG 3: CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC QHXH Các vấn đề nghiên cứu: A. QUY PHẠM PHÁP LUẬT B. QUAN HỆ PHÁP LUẬT C. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ D. Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ
- A. QUY PHẠM PHÁP LUẬT ◙ Nội dung nghiên cứu: 1. Khái niệm quy phạm pháp luật 2. Cơ cấu quy phạm pháp luật 3. Hình thức thể hiện của quy phạm pháp luật 4. Phân loại quy phạm pháp luật
- 1. Khái niệm quy phạm pháp luật 1.1 Khái niệm quy phạm ◼ QP là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc quy định hành vi được làm, hành vi bị cấm, thực hiện hành vi đó như thế nào.
- ⧫ Ví dụ về quy phạm xã hội (quy định, quy tắc xử sự, quy tắc hành vi) ➢ QP đạo đức: Người thầy thuốc phải có nghĩa vụ chăm sóc bệnh nhân một cách tận tình, nếu không thực hiện sẽ bị xã hội lên án, đồng nghiệp xa lánh. ➢ QP tập quán: Người VN có phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên. Nếu không thực hiện sẽ bị xã hội lên án, làng xóm chê trách. ➢ QP tôn giáo: Người nào vào nhà thờ thì phải đi đứng nhẹ nhàng, ăn nói nhỏ nhẹ. Nếu không chấp hành thì bị mời ra ngoài. ➢ QP pháp luật: Công dân không được buôn bán, vận chuyển chất ma túy, nếu vi phạm thì bị xử lý theo pháp luật. ➢ QP của tổ chức xã hội: Sinh viên ĐHNH phải mặc đồng phục thứ 2 và thứ 6. Nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật. ➢ QP tiền lệ (án lệ): Nếu người nào thực hiện trộm cắp nhiều lần thì có thể bị ném đá đến chết.
- 1. Khái niệm quy phạm pháp luật(tt) 1.2 Các bộ phận của quy phạm ➢ Tình huống, điều kiện, chủ thể, hoàn cảnh được chỉ ra trong QP (giả định). ➢ Hành vi bắt buộc thực hiện khi gặp điều kiện, hoàn cảnh, tình huống trên (quy định). ➢ Hậu quả phải gánh chịu nếu không thực hiện hành vi (chế tài).
- 1. Khái niệm quy phạm pháp luật(tt) ➢ KN1: QPPL là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do CQNN, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được NN bảo đảm thực hiện. (K1 Đ3 LBHVBQPPL2015) ➢ KN2: QPPL là quy tắc xử sự (quy tắc hành vi) mang tính bắt buộc chung do NN đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của NN và được NN bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các QHXH, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước NN. QPPL là một loại QPXH
- 1. Khái niệm quy phạm pháp luật(tt) 1.3 Những đặc trưng, dấu hiệu của QPPL: ✓ Quy tắc xử sự (quy tắc hành vi). ✓ NN ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí NN (có thể do các TCXH ban hành khi được NN trao quyền). ✓ Mang tính bắt buộc chung và được NN bảo đảm thực hiện. ✓ Nhằm điều chỉnh các QHXH, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước NN.
- 2. Cơ cấu quy phạm pháp luật 2.1 Giả định (GĐ) Cơ cấu của QPPL 2.2 Quy định (QĐ) cũng là cơ cấu của quy phạm nói chung, 2.3 Chế tài (CT) đều gồm ba bộ phận
- ☻Ví dụ về quy phạm pháp luật ► QPPL1: Người nào tham gia giao thông đường bộ ngồi trên xe mô tô gắn máy thì phải đội nón bảo hiểm. Nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 150.000 → 200.000đ. ► QPPL2: Công dân không được buôn bán, sản xuất trái phép chất ma túy. Nếu vi phạm từ 100gram trở lên sẽ bị tử hình. ► QPPL3: Trong trường hợp hai bên vay mượn tiền thì người cho vay có nghĩa vụ giao tiền còn người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi khi đáo hạn. Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt 10% trên tổng số tiền vi phạm.
- . CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUY PHẠM PHÁP LUẬT GIẢ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHẾ TÀI Tình huống, Hành vi Hậu quả điều kiện, bắt buộc phải chủ thể, thực hiện gánh hoàn cảnh khi gặp điều chịu nếu được chỉ kiện, hoàn không ra trong cảnh, tình thực hiện quy phạm. huống trên. hành vi.
- 2.1 Giả định (GĐ) ⚫ Khái niệm giả định pháp luật ◼ GĐ quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu tồn tại chúng thì phải hành động theo quy tắc mà QP đặt ra (GĐ là môi trường tác động của QPPL).
- 2.1 Giả định(tt) ⚫ Phân loại giả định pháp luật: ◼ GĐ đơn giản (chỉ bao gồm một điều kiện tác động của QP) hoặc GĐ phức tạp (bao gồm nhiều điều kiện tác động của QP) ◼ GĐ xác định và GĐ xác định tương đối ◼ GĐ cụ thể và GĐ trừu tượng…
- 2.2 Quy định (QĐ) ⚫ Khái niệm quy định pháp luật ◼ Là bộ phận trung tâm của QPPL, vì chính đây là quy tắc xử sự thể hiện ý chí NN mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần GĐ đã đặt ra.
- 2.2 Quy định(tt) ⚫ Phân loại quy định pháp luật: ◼ Phụ thuộc vào vai trò của chúng trong điều chỉnh các QHXH, có QĐ: điều chỉnh; bảo vệ; định nghĩa. ◼ Phụ thuộc vào mức độ xác định của quy tắc hành vi, có QĐ: xác định; tùy nghi (xác định tương đối); nguyên tắc. ◼ Phụ thuộc vào phương pháp, cách thức tác động lên các QHXH, có QĐ: cấm; bắt buộc; cho phép; lựa chọn; trao quyền kiến nghị. ◼ Phụ thuộc vào tính phức tạp của nó, có QĐ: đơn giản; phức tạp. ◼ Phụ thuộc vào phương thức thể hiện nội dung, có hai hệ thống phân loại: quy định trực tiếp, dẫn chiếu và mẫu hoặc quy định liệt kê và khái quát…
- 2.3 Chế tài ⚫ Khái niệm chế tài pháp luật ◼ Là bộ phận của QPPL chỉ ra những biện pháp tác động mà NN sẽ áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của NN đã nêu trong phần quy định của QPPL.
- 2.3 Chế tài(tt) ⚫ Phân loại chế tài pháp luật ◼ Tùy theo mức độ xác định, có CT: xác định; xác định tương đối; lựa chọn. ◼ Theo tính chất các biện pháp được áp dụng, có CT: hình phạt; khôi phục PL; ◼ Hoặc chế tài đơn giản (chỉ gồm một biện pháp tác động), chế tài phức tạp (gồm nhiều biện pháp tác động).
- 3. Các phương thức thể hiện của QPPL trong điều luật 3.1 Phương thức thể hiện trực tiếp 3.2 Phương thức thể hiện viện dẫn 3.3 Phương thức thể hiện tập trung
- 3.1 Phương thức thể hiện trực tiếp ◼ Tất cả các yếu tố cấu thành QPPL đều được thể hiện một cách trực tiếp trong điều luật.
- 3.2 Phương thức thể hiện viện dẫn ◼ Không trình bày toàn bộ các yếu tố cấu thành QP trong một điều luật, mà được viện dẫn ở một điều luật khác trong cùng một văn bản QPPL.
- 3.3 Phương thức thể hiện tập trung ◼ Thể hiện giống như phương thức viện dẫn, nhưng khác ở chỗ có một số điều luật thể hiện một số bộ phận của QP chung cho nhiều điều luật ở trong các VBQP khác nhau mà không có ở trong cùng một VB.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Trần Đoàn Hạnh
145 p | 795 | 145
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Thương Mại
0 p | 244 | 41
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 1 - ThS. Đào Ngọc Báu
30 p | 78 | 15
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 2 - ThS. Đào Ngọc Báu
11 p | 87 | 11
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 5 - ThS. Đào Ngọc Báu
31 p | 71 | 9
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 4 - ThS. Đào Ngọc Báu
40 p | 76 | 7
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 3 - ThS. Đào Ngọc Báu
23 p | 52 | 7
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 2
17 p | 11 | 6
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 6 - ThS. Đào Ngọc Báu
48 p | 50 | 5
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 1 - ThS. Bùi Huy Tùng
199 p | 8 | 5
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 3
20 p | 9 | 4
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 1
46 p | 9 | 4
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 7 - ThS. Đào Ngọc Báu
32 p | 48 | 4
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 4
11 p | 7 | 3
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 5
118 p | 8 | 2
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 4 - ThS. Bùi Huy Tùng
80 p | 4 | 1
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 2 - ThS. Bùi Huy Tùng
53 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn