Phân bố sản xuất
lượt xem 137
download
Phân bố sản xuất, theo tầm vi mô, chính là việc các doanh nghiệp lựa chọn, định vị điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh (xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất…) cho doanh nghiệp mình với mục tiêu tối đa hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Đứng trên góc độ vĩ mô, phân bố sản xuất là sự điều tiết lực lượng sản xuất cân đối trong từng ngành, trong từng vùng, hướng dẫn đầu tư đúng định hướng phát triển không gian kinh tế cho từng vùng và cho cả nước thông qua các quyết định, các chính sách, biện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân bố sản xuất
- phân bố sản xuất 1. Khái niệm phân bố sản xuất Phân bố sản xuất, theo tầm vi mô, chính là việc các doanh nghiệp lựa chọn, định vị điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh (xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất…) cho doanh nghiệp mình với mục tiêu tối đa hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Đứng trên góc độ vĩ mô, phân bố sản xuất là sự điều tiết lực lượng sản xuất cân đối trong từng ngành, trong từng vùng, hướng dẫn đầu tư đúng định hướng phát triển không gian kinh tế cho từng vùng và cho cả nước thông qua các quyết định, các chính sách, biện pháp phân bổ và quy hoạch tổng thể của cơ quan chính quyền các cấp. 2. Các nguyên tắc chung về phân bố sản xuất ở Việt Nam Giải bài toán phân bố sản xuất trên góc độ nào cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, nhằm đạt hiểu quả cao nhất trong sản xuất hay kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Các nguyên tắc chung này được áp dụng cho tất cả các ngành kinh tế, giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn điểm phân bố phù hợp và hiệu quả cao với môi trường kinh doanh và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Cách thức vận dụng các nguyên tắc này khác nhau về nội dung, số lượng, phụ thuộc vào đặc điểm mỗi ngành, vùng, địa phương và thời kì. Các nguyên tắc được vận dụng kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với nhau. Trong điều kiện phát triển hiện nay của Việt Nam, có thể đề ra 4 nguyên tắc phân bố sản xuất như sau: 2.1 Nguyên tắc gần tương ứng Đó là việc xem xét những yếu tố thường xuyên tác động đến chi phí đầu vào và đầu ra của việc sản xuất. Xem xét gần hay xa chính là xem xét những khoảng cách cần thiết cho mỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả: Giúp cho nhà doanh nghiệp có thể sản xuất nhanh, nhiều với giá thành thấp nhất, có nhiều khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Nó mang lại lợi ích cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nguyên tắc này yêu cầu khi lựa chọn địa điểm phân bố sản xuất, cần lưu ý: - Có gần nguồn nguyên liệu hay không? - Có gần nguồn nhiên liệu, năng lượng, nguồn nước hay không? - Có gần nguồn lao động, thị trường? Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc - Giảm bớt chi phí vận tải xa và chéo nhau giữa nguyên liệu và sản phẩm, nghĩa là loại bỏ một nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất, đội giá thành của sản phẩm. - Tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên – kinh tế - xã hội trong vùng. - Tăng năng suốt lao động trực tiếp và năng suốt lao động xã hội, mang lại lợi ích cho nhà doanh nghiệp và cho nền kinh tế xã hội của vùng. Thực hiện nguyên tắc Để thực hiện nguyên tắc này, phải tính toán cụ thể, tỉ mỉ bằng những dự án có tính khả thi, kết hợp những đặc điểm của ngành và điều kiện của từng vùng. Xác định khoảng cách là bao nhiêu phải đảm bảo tương ứng theo ngành, theo vùng và theo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của thực hiện nguyên tắc gần tương đối nhằm giảm chi phí ở đầu vào và chi phí vận chuyến sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Như vậy, đánh giá khoảng cách phải tổng hợp đầy đủ các yếu tố đầu vào và thị trường của từng hoạt động sản xuất: nguyên liệu; nhiên liệu, năng lượng; lao động, thị trường; cơ động và rộng khắp trong phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế,
- khó có địa điểm nào hội tụ đầy đủ lợi thế về tất cả các yếu tố trên, vì vậy, dựa vào đặc điểm phân bố của từng ngành và chia thành những nhóm ngành có những tiêu chí ưu tiên khi lựa chọn điểm phân bố: -Nhóm ưu tiên phân bố gần nguồn nguyên liệu: Bao gồm những ngành có khối lượng nguyên liệu sản xuất lớn gấp nhiều lần so với sản phẩm và chi phí vận chuyển nguyên liệu cao. Cụ thể: Sản xuất gang thép, xi măng, mía đường, chế biến lâm sản… - Nhóm ưu tiên phân bố gần nguồn nhiên liệu, năng lượng: Bao gồm những ngành sử dụng nhiều nhiên liệu, năng lượng và chi phí cho nhiên liệu và năng lượng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Thông thường, trong nhóm ngành này, loại chi phí này chiếm từ 35 – 60% giá thành sản phẩm. Cụ thể, ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hóa dầu, tơ sợi hóa học, chất dẻo… - Nhóm ưu tiên gần nguồn lao động, thị trường: Bao gồm những ngành cần nhiều lao động có tay nghề cao, sản phẩm có giá trị cao, khó vận chuyển và bảo quản, yêu cầu phải tiêu thụ kịp thời. Chủ yếu gồm các ngành cơ kim khí, điện tử, dệt da, may mặc, chế biến lương thực thực phẩm, nông sản tươi sống, các ngành bưu điện, thương mại, dịch vụ… - Nhóm ngành ưu tiên phân bố chủ động, rộng khắp: Không đòi hỏi khắt khe trong nhân công, nguyên liệu là phổ biến và thị trường phân tán như chế biến lương thực thông thường, sản xuất vật liệu đồ gia dụng, cơ khí sửa chữa… 2.2 Nguyên tắc cân đối lãnh thổ Phân bố sản xuất theo nguyên tắc cân đối lãnh thổ có nghĩa là phân bố phù hợp với điều kiện của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng theo từng giai đoạn phát triển và định hướng phát triển chung của tổng thể nền kinh tế. Mọi quốc gia đều muốn điều tiết sự phân bố các lực lượng sản xuất cân đối giữa các vùng, các vùng kém phát triển vươn lên, đuổi kịp các vùng phát triển khác. Tuy nhiên, nguồn lực luôn có hạn, những điều kiện về lợi thế so sánh như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý hay nguồn lao động, quy mô lãnh thổ….của từng vùng khác nhau là khác nhau. Vì vậy, cần kết hợp giữa việc ưu tiên phát triển vùng kinh tế động lực và lan tỏa kinh tế phát triển các vùng có trình độ phát triển kém hơn. Đặc biệt, ở những quốc gia và vùng có quy mô lãnh thổ lớn càng cần thiết xem xét nguyên tắc này. Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc Sử dụng được mọi nguồn lực trên mọi vùng của đất nước, phát huy lợi thế riêng biệt của từng vùng, đặc biết là đối với những nguồn lực tiềm ẩn ở những vùng chưa phát triển, khai thác và đầu tư phát triển tại những vùng miền núi, các vùng trước đây chưa được quan tâm đầu tư… Từ đó góp phần làm giảm chênh lệch mức sống, giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển sức sản xuất giữa các vùng. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, cân đối lãnh thổ còn làm tăng cường khối đoàn kết, thống nhất toàn dân, tạo điều kiện ổn định chính trị, tránh những xung đột tạo ra do sự chênh lệch giữa các vùng, phát triển ổn định và bền vững cho tổng thể nền kinh tế. Thực hiện nguyên tắc Nguyên tắc cân đối lãnh thổ yêu cầu có những biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển vào những vùng còn lạc hậu bên cạnh việc phát triển những vùng kinh tế trọng điểm. Thông qua những biện pháp ưu đãi nhằm thu hút vốn và lao động có trình độ về những vùng còn nhiều khó khăn. Đồng thời, ưu tiên phát triển và đầu tư có trọng điểm , tạo ra những vùng kinh tế động lực thông qua chính sách đầu tư có quy hoạch, phát
- triển cân đối giữa các vùng phải dựa trên sự kết hợp lợi ích riêng của mỗi vùng vào định hướng phát triển chung của cả nền kinh tế: Vùng thuận lợi có thể phát triển trước và tạo hiệu ứng lan tỏa giữa các vùng. Đặc biệt là những ảnh hưởng nhờ sự phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng từ sự đầu tư của những vùng trọng điểm sang vùng lân cận, chuyển giao công nghệ, giáo dục đào tạo và y tế. Sự phát triển vùng này không làm hạn chế sự phát triển của vùng kia hay ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chung của cả nước. Trên thế giới, có nhiều quốc gia đã vận dụng có hiệu quả nguyên tắc này, như Nhật Bản, Trung Quốc… Những năm đầu, nền kinh tế NB chỉ phát triển tập trung ở những vùng trung Honsu với các thành phố công nghiệp khổng lồ Tokyo, Osaka, Kobe, Nagoia trong khi đó các bộ phận lãnh thổ phía Bắc và phía Nam vẫn chìm đắm trong lạc hậu và chậm phát triển. Nhưng sau thập niên 70, 80, bộ mặt của các vùng kinh tế Bắc và Nam NB đã thay đổi hẳn, không còn chênh lệch lớn giữa các vùng. Nước láng giềng Trung Quốc, họ cũng thừa nhận có sự chênh lệch giữa các vùng và quan điểm phát triển kinh tế vùng của TQ là “giàu trước, giàu sau và cùng giàu có”. 2.3 Nguyên tắc kết hợp theo ngành và theo vùng Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các ngành, các vùng lãnh thổ trở thành một yêu cầu tất yếu trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc và là yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo ra mối liên kết phát triển giữa các vùng là tiền đề cho một sự phát triển đồng bộ và bền vững cho doanh nghiệp sản xuất, cho từng vùng kinh tế và cho cả nền kinh tế. Sơ đồ những mối liên kết đó bao gồm: kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp; thành thị và nông thôn; kết hợp chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp vùng; kết hợp phân bố kinh tế và quốc phòng; kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường… Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc Kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp làm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, ứng dụng được những tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa, điện khí hóa ngành nông nghiệp làm tăng năng suất lao động. Kết hợp nông nghiệp – công nghiệp chế biến – xuất khẩu, làm gia tăng tính hàng hóa và giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, và đảm bảo cung nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp. Kết hợp nông thôn và thành thị mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hàng tiêu dùng, sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn bổ sung cho các ngành công nghiệp thương nghiệp và dịch vụ ở các đô thị. Góp phần làm giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Kết hợp chuyên môn hóa và phát triển tổng thể vùng kinh tế sẽ sử dụng được lợi thế riêng của vùng để phát triển ngành chuyên môn hóa. Đồng thời, tận dụng những nguồn lực nhỏ trong vùng còn phân tán phát triển tổng hợp nhiều ngành sản xuất, kinh doanh tạo ra một khối kết hợp sản xuất đa dạng và hiệu quả. Bên cạnh sản xuất, kinh doanh, có sự kết hợp chặt chẽ giữa phân bố sản xuất với quốc phòng nhằm tạo nền tảng ổn định cho sự phát triển bền vững. Kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cũng là yêu cầu không thể thiếu, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cân đối giữa hiện tại và tương lai. Thực hiện nguyên tắc
- - Quy hoạch xây dựng mạng lưới đô thị rộng khắp trên tất các vùng trong cả nước, hình thành các vành đai nông nghiệp bao quanh hoặc giãn cách giữa các khu công nghiệp và đô thị lớn. - Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho vùng trên cơ sở phát hiện những điểm mạnh, lợi thế của vùng và các nguồn lực nhỏ, phát triển đa dạng ngành sản xuất kinh doanh có tỷ trọng hợp lý và hiệu quả cạnh tranh cao. - Không nên tập trung quá mức các lực lượng kinh tế tại quá ít các khu vực mà nên hình thành nhiều khu vực tập trung khác nhau trên những vùng rộng lớn của cả nước Tập trung hóa có mức độ theo lãnh thổ và quy mô hợp lý. 2.4 Nguyên tắc mở cửa và hội nhập Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, tới tất cả các vùng kinh tế, các ngành và các doanh nghiệp, cơ sở sẩn xuất kinh doanh. Vì vậy, khi quyết định phân bố sản xuất phải đặc biệt chú ý những tác động của hội nhập và mở của. Bất kì ý định khép kín nền kinh tế đều dẫn tới sự chậm phát triển, trì trệ và lạc hậu. Lợi ích của thực hiện nguyên tắc Mỗi nước phát huy được lợi thế so sánh trở thành điểm mạnh riêng, kết hợp được nội lực và ngoại lực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đuổi kịp với bạn bè năm châu. Đặc biệt là với nước đang phát triển như Việt Nam, có thể vận dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, bài học phát triển kinh tế từ các quốc gia phát triển, đi tắt đón đầu… Thực hiện nguyên tắc phải biết lựa chọn những đối tác thích hợp, vận dụng một cách hợp lý những kinh nghiệm phát triển nước ngoài vào trong nước phù hợp với điều kiện từng lĩnh vực, nguyên tắc thận trọng, khoa học và khách quan. Mở rộng quan hệ với những đối tác thích hợp, xác định phân loại sản phẩm và xác định vùng thị trường có lợi thế nhất, đảm bảo được tính độc lập và tự chủ. Quy hoạch và phát triển vùng 2.1.3 Các nguyên tắc phân vùng kinh tế Khi tiến hành phân vùng kinh tế cần phải tuân theo những nguyên tắc sau: - Phân vùng kinh tế phản ánh trung thực tính chất khách quan của sự hình thành vùng kinh tế; đồng thời phải phục vụ những nhiệm vụ cơ bản về xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân của cả nước. - Phân vùng kinh tế phải dự đoán và phác hoạ viễn cảnh tương lai của vùng kinh tế, kết hợp tính viễn cảnh với tính lịch sử. - Phân vùng kinh tế phải thể hiện rõ chức năng cơ bản của nó trong nền kinh tế cả nước bằng sản xuất chuyên môn hoá. - Vùng kinh tế phải đảm bảo cho các mối liên hệ nội tại của vùng phát sinh một cách hợp lý, để cho sự phát triển của vùng được nhịp nhàng cân đối như một tổng thể thống nhất, có một tiềm lực kinh tế mạnh.
- - Phân vùng kinh tế phải xoá bỏ những sự không thống nhất giữa phân vùng kinh tế và phân chia địa giới hành chính. - Phân vùng kinh tế phải bảo đảm quyền lợi của các dân tộc trong cộng đồng quốc gia có nhiều dân tộc. Nội dung cụ thể của quy hoạch vùng gồm: PHẦN I: Xác định mục đích, yêu cầu của đợt quy hoạch, nêu ra những vấn đề cơ bản, quan trọng cần giải quyết trong giai đoạn quy hoạch nhằm tạo ra một bước chuyển biến mới trong phát triển và phân bố kinh tế - xã hội trong vùng. - Giới hạn phạm vi lãnh thổ sẽ tiến hành quy hoạch: tỉnh, thành phố, quận, huyên, thị xã, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch nghi mát… - Ấn định thời gian cho đợt quy hoạch: 5 năm, 10 năm, 15 năm tùy theo quy mô vùng, trình độ phát triển, vấn đề giải quyết trong giai đoạn quy hoạch và mục đích yêu cầu của đợt quy hoạch. PHẦN II: Đánh giá hiện trạng vùng - Phân tích các nguồn lực nội sinh và ngoại tụ : vị trí địa lý và quy mô lãnh thổ vùng trong mối tương quan với hệ thống vùng ngang cấp loại và với vùng cấp cao hơn, các nguồn tài nguyên và môi trường thiên nhiên (qui mô, chất lượng, khả năng khai thác, sử dụng); nguồn nhân lực: số lượng, chất lượng, phân bố và sử dụng; hệ thống cấu trúc hạ tầng: giao thông liên lạc, cung cấp điện, cung cấp nước, trạm trại thí nghiệm, kho tàng, bến bãi, thiết bị kỹ thuật, công trình thủy lợi, địa chất công trình; nguồn vốn sản xuất trong vùng: tài sản thiết bị, máy móc, các công trình xây dựng; các quan hệ thị trường: khả năng tiêu thụ trong vùng, trao đổi hàng hóa ngoài vùng và liên doanh, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài… - Phân tích hiện trạng kinh tế - xã hội của vùng: quy mô kinh tế (GDP vùng) nhịp độ tăng trưởng trong giai đoạn trước (5-10 năm trước giai đoạn quy hoạch) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng; đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế trong vùng; phân tích cơ cấu lãnh thổ vùng: các khu vực đô thị hóa, các khu công nghiệp tập trung, các vùng chuyên môn hóa, đánh giá cơ cấu kinh tế vùng tương quan với cơ cấu tài nguyên và lãnh thổ của vùng. PHẦN III: Định hướng phát triển và phân bố các lực lượng sản xuất vùng:
- - Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn quy hoạch: quy mô, nhịp độ tăng trưởng GDP, bình quân GDP/ người; tỷ suất hàng hóa, khối lượng sản phẩm, khả năng và giá trị xuất khẩu; chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế vùng có căn cứ lí luận. - Luận chứng phát triển ngành: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ bản, dịch vụ. - Luận chứng phân bố theo vùng: phân chia các địa khu theo chức năng sử dụng, sơ đồ tổng mặt bằng, phân bố các trung tâm, màng lưới, các tuyến, trục, điểm… - Nêu các chương trình, kế hoạch hàng đầu, các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư có căn cứ khoa học và có sức hấp dẫn. - Tính toán và tìm kiếm các giải pháp thích hợp, có hiệu quả; đề xuất các kiến nghị với các cấp chính quyền, với các nhà đầu tư. 2.2.3 Những căn cứ để qui hoạch vùng kinh tế Khi tiến hành qui hoạch vùng kinh tế phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau: - Phương án phân vùng kinh tế. - Những chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của vùng và đất nước. - Các điều kiện và đặc điểm cụ thể của vùng. 2.2.4 Nguyên tắc qui hoạch vùng kinh tế - Phương án qui hoạch vùng kinh tế phải đảm bảo tính chất cụ thể trong nội dung cũng như trong tiến trình thực hiện. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, đòi hỏi phương án qui hoạch phải được nghiên cứu, tính toán thật cụ thể, không có sự chồng chéo, trùng lặp kể cả trong nội dung, cũng như tiến độ thực hiện. - Phương án qui hoạch vùng kinh tế phải đảm bảo kết hợp tốt giữa các cơ sở sản xuất trực tiếp với toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở của vùng. - Phương án qui hoạch vùng kinh tế phải có thời gian tương ứng phù hợp với phương án phân vùng kinh tế và kế hoạch hoá dài hạn của vùng. 2.2.5 Các kiểu qui hoạch vùng: Về phân chia các kiểu loại vùng qui hoạch, nên chia làm 4 kiểu chính: - Các cụm thành phố; - Các vùng tập trung tài nguyên công nghiệp; - Các vùng nông nghiệp hay các địa khu, lãnh thổ nông thôn;
- - Các vùng nghỉ mát, du lịch; 2.2.6 Sự cần thiết phải quy hoạch vùng Thế kỷ XXI, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia hoặc nhóm các quốc gia. Kinh tế tri thức ngày càng giữ vai trò to lớn đối với nhân loại. "Liên kết, khu vực hoá, toàn cầu hoá" và sự tăng cường các quan hệ liên vùng đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác và vừa có sự cạnh tranh. Sự giàu, nghèo và trình độ phát triển của các nước, các vùng, giữa đô thị và nông thôn, giữa đô thị lớn và đô thị nhỏ luôn có sự chênh lệch đáng kể. Sự phân bố không đồng đều các tài nguyên thiên nhiên trong điều kiện cạnh tranh quốc tế quyết liệt, sự tác động của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập mạnh mẽ đã trở thành vấn đề nan giải trong các chính sách phát triển vùng. Nhân loại đang phải đương đầu với những nguy cơ thách thức lớn: Đó là các thảm họa ô nhiễm môi trường, tai biến thiên nhiên và sự phá vỡ cân bằng hệ sinh thái. Quá trình đô thị hoá với các quy mô và tốc độ chưa từng thấy đã dẫn đến sự hình thành bất khả kháng các siêu thành phố, các thành phố vùng, khu vực và châu lục. Hiệu ứng con dao hai lưỡi của khoa học kỹ thuật, sự mất đi những bản sắc riêng và linh hồn văn hoá của mỗi địa phương. Trong tình trạng đó, thiết kế kiến trúc quy hoạch đô thị không còn đảm nhận được vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô và tổ chức lãnh thổ của quy hoạch vùng. Bởi vậy, quy hoạch vùng là nhằm: + Bố trí, sắp xếp hợp lý các hoạt động của con người trên lãnh thổ phù hợp với đường lối, chính sách quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hành chính – chính trị. + Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. + Phân bố và tổ chức tối ưu các hoạt động theo lãnh thổ với tầm nhìn hướng về tương lai. + Bảo vệ môi trường, phòng chống các thảm hoạ thiên nhiên. + Đảm bảo an ninh quốc phòng. Những nhân tố trên khẳng định vai trò và tầm quan trọng của quy hoạch vùng trong thế kỷ XXI CHƯƠNG I : ĐÔ THỊ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
- 1.1. Đô thị và quy hoạch đô thị 1.1.1. Đô thị Khái niệm: Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp,là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh ,của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh ,trong huyện. Về cấp quản lí, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau: • Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. • Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km². Một đô thị hay khu đô thị là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Các đô thị có thể là thành phố, thị xã, trung tâm dân cư đông đúc nhưng thuật từ này thông thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, xã, ấp. Các đô thị được thành lập và phát triển thêm qua quá trình đô thị hóa. Đo đạt tầm rộng của một đô thị sẽ giúp ích cho việc phân tích mật độ dân số, sự mở rộng đô thị, và biết được các số liệu về dân số nông thôn và thành thị. Không như một đô thị, một vùng đô thị không chỉ bao gồm đô thị mà còn bao gồm các thành phố vệ tinh cộng vùng đất nông thôn nằm xung quanh có liên hệ về kinh tế xã hội với thành phố đô thị cốt lỏi, tiêu biểu là mối quan hệ từ công ăn việc làm đến việc di chuyển hàng ngày ra vào mà trong đó thành phố đô thị cốt lỏi là thị trường lao động chính. 1.1.2. Quy hoạch xây dựng đô thị
- Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội- môi trường. Những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị là: • Đầu tư và phát triển bất động sản: Ở đây việc đầu tư và phát triển bất động sản phải tuân theo quy luật phát triển chung của xã hội-kinh tế riêng từng khu vực cụ thể. • Văn hóa, lối sống cộng đồng • Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở • Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực • Đầu tư hạ tầng kỹ thuật • Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên • Phát triển bền vững của nhân loại. Quy hoạch xây dựng đô thị ở Việt Nam bao gồm: • Quy hoạch chung xây dựng đô thị • Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị • Quy hoạch xây dựng vùng • Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn Cơ sở của quy hoạch đô thị là hệ thống các tiêu chuẩn và các nguyên tắc tổ chức xây dựng đô thị. Dựa vào hệ thống các nguyên tắc này, theo điều kiện thực tế và chính sách, mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn; nhóm bốn đối tượng tác động chính đến kết quả đồ án quy hoạch là: các nhà quy hoạch, các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của quy hoạch đề xuất ra các giải pháp, mục đích, thời gian và nguồn lực cụ thể để thực hiện.
- 1.2. Phát triển đô thị là một thực tế khách quan Đô thị hoá và phát triển đô thị trên thế giới và khu vực như là một động lực phát triển quan trọng trong lịch sử, hiện nay cũng như trong tương lai. Hệ thống đô thị của mỗi quốc gia đều rất khác nhau. Nói chung chúng khác nhau ở các vấn đề chủ yếu về địa lý, kinh tế, xã hội, bản sắc, văn hoá… Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung là sự đóng góp của hệ thống đô thị đó trong quá trình đô thị hoá thật sự to lớn: nền văn minh đô thị, quy mô và chức năng đô thị, không gian quy hoạch và kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị, kinh tế đô thị,… không ngừng phát triển. Sự phát triển đó đã đóng góp đó rất to lớn về phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá của mỗi quốc gia, mỗi vùng. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng dân số đô thị trong thời kỳ từ 1950 đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng dân số đô thị từ 735 người năm 1950 lên 2,9 tỷ người năm 2000 và dự báo sẽ tăng lên 5,1 tỷ người năm 2025. Đồng thời các chỉ số về đô thị hoá, nhất là tỷ lệ đô thị hoá trong một vài thập kỷ tới là hết sức nhanh chóng. Tỷ lệ đô thị hoá trung bình trên thế giới vao khoảng trên 29,36% năm 1950, đến năm 2000 đã tăng lên 48,16% và dự báo tỷ lệ nay sẽ tăng lên ở mức xấp xỉ 65% vào năm 2025 Tuy nhiên, tỷ lệ đô thị hoá rất khác nhau tại các nước phát triển và đang phát triển, nói chung các nước nghèo, tỷ lệ đô thị hoá tăng nhanh hơn các nước giàu. Theo thống kê của Quỹ các hoạt động về dân số Liên Hiệp quốc ( UNFPA) cho thấy : tỷ lệ nay tăng trung bình hằng năm vào khoảng trên 4% trong khi tại các nước phát triển tỷ lệ nay thấp hơn. Bên cạnh tăng trưởng tỷ lệ đô thị hoá, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP từ các khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng GDP quốc gia: Hàn quốc 91%, Thái lan 87%, Indonesia 78,5%, Philippine 77%... trong khi Việt nam hiện nay mới chỉ đạt khoảng trên dưới 35%. Tình hình đó gắn liền với việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên va gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn đối với các nước đang phát triển.
- Ở đô thị có nhiều lợi thế trong phát triển sản xuất nhờ lực lượng lao động dồi dào, trình độ nghiệp vụ cao, điều kiện kĩ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển.Chính những điều này thúc đẩy sự hoạt động rất đa dạng của nhiều ngành nghề và các thành phần kinh tế luôn đòi hỏi có những vị trí xây dựng có nhiều lợi thế nhất trong sản xuất kinh doanh. Quy hoạch và xây dựng đô thị giúp tạo điều kiện cho con người có nhiều thuận lợi nhất trong cuộc sống ngày càng cao: được hưởng các cách thức và phương tiện chăm sóc tốt hơn, tiếp cận gần hơn tới những ứng dụng khoa học công nghệ… giúp nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần… Xây dựng các khu đô thị là kết quả của việc thực hiện chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đất nước. Đây là bước đi quan trọng góp phần thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc. Quá trình hình thành và phát triển của các đô thị gắn liền với các phương thức sản xuất xã hội, chính vì vậy, đô thị là thành tựu của con người mang tính kế thừa và tính lịch sử. Tuy nhiên, như la một quy luật, đô thị hoá cũng đem lại những tác động tiêu cực, nhất là trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. 1.3. Mô hình hóa sự phát triển đô thị Mô hình hóa sự phát triển đô thị có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển hệ thống đô thị. Thực tế có nhiều loại mô hình nhưng chỉ xin đưa ra đây 3 mô hình được coi là cơ bản: Mô hình làn sóng điện: do nhà xã hội học Ernest Burgess – Chicago đề xuất 1925 Thành phố chỉ có 1 trung tâm và 5 vùng đồng tâm: o Khu vực trung tâm là khu hành chính hoặc thương mại dịch vụ o Khu chuyển tiếp : dân cư có mức sống thấp, thương mại và công nghiệp nhẹ đan xen nhau. o Dân cư có mức sống trung bình. o Dân cư có mức sống tương đối cao. o Vùng ngoại ô.
- Đặc điểm của mô hình: tất cả các khu vực đều có xu hướng mở rộng.Dân cư thuộc tầng lớp thượng lưu và các khu công nghiệp có xu hướng chuyển ra khỏi thành phố.Còn những lao động không có trình độ chuyên môn có xu hướng di chuyển vào trung tâm để tìm việc, làm cho giá thuê ở trung tâm sẽ giảm dần. Mô hình thành phố đa cực: do 2 nhà địa lý Haris & Ullman đưa ra năm 1945 Mô hình chủ yếu tính đến các dạng đô thị mới phát sinh do sự phát triển của phương tiện giao thông. Mô hình này rất linh hoạt và có tính đến vị trí địa lý.Cơ sở xây dựng mô hình là thành phố có cơ cấu kiểu tế bào, cho phép xây dựng nhiều trung tâm. Mô hình phát triển theo khu vực: do chuyên gia địa chính Homer Hoyt đưa ra 1939. Đặc điểm mô hình: o Từ trung tâm thành phố được mở rộng o Thành phố bao gồm các khu vực. o Sự tăng trưởng hướng vào vùng còn trống. o Sự phát triển nhanh theo các trục giao thông làm cho thành phố có hình sao Có thể nói đây là hệ thống hoàn chỉnh nhất vì nó đã tính đến các trục giao thông lớn. Kết cấu hạ tầng II. Vai trò của Kết cấu hạ tầng trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay Như chúng ta đã biết,bất kỳ 1 hoạt động kinh tế xã hội nào muốn được tiến hành đêu phải gắn với cơ sở vật chất kỹ thuật. Do đó, có thể nói rằng KCHT là yếu tố quan trọng, phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và đời sống dân cư. KCHT là 1 yếu tố cấu thành cơ cấu vùng kinh tế.Vì vậy KCHT cung cấp dịch vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất đời sống. Đối với 1 vùng kinh tế nói chung và mở rộng ra là nền kinh tế của 1 quốc gia sẽ phát triển tốt nếu được đảm bảo những nền tảng cơ bản về vật chất. Đó là các cơ sở của ngành như giao thông, điện nước,thông tin liên lạc…Đồng thời cũng chính nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các nguồn tài nguyên, các thế mạnh quy tụ của vùng.Từ đó, ta sẽ đa dang hoá các lĩnh vực sản xuất trong vùng, tìm được các ngành mũi nhọn cho sự phát triển của vùng Không chỉ phục vụ cho quá trình sản xuất, KCHT còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong vùng như các công trình của ngành văn hoá, GD-ĐT, y tế…Và cùng với đó là hệ thồng các viện, trung tâm, trường đào tạo và nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, các cơ quan Đảng và chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội… Nó góp phần nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho cộng đồng dân cư sống trong vùng. Các cơ quan chính quyền được tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hoạt
- động của vùng. Điều này rất có ý nghĩa đối với sự phát triển của vùng không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Vì mục tiêu cao nhất của các chính sách là phát triển con người toàn diện, năng động, sáng tạo… Cùng với vấn đề phát triển kinh tế là các yêu cầu về môi trường. Do đó, KCHT môi trường giúp ta giải quyết vấn đề này. Đó là các công trình xử lý chất thải rắn, nước thài, xử lý ô nhiễm không khí, hệ thống quan trắc môi trường…Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra những hệ thổng xừ lý tiên tiến có thể loại bỏ nhiều loai chất thải gây ô nhiễm môi trường, hạn chế các tác động xấu đến sức khoẻ cũng như các hoạt động sản xuất. Như vậy,ta thấy rằng nếu thiếu KCHT hoặc phát triển KCHT không đồng bộ đều ảnh hưởng ko tốt đến sự phát của vùng kinh tế. Do đó các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương cần có các giải pháp nhằm cải thiện và phát triển KCHT để đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội của vùng mình . III. Kết cấu hạ tầng trong huy động vốn Những đăc điêm cua vôn huy đông để xây dựng kêt câu hạ tâng. ̣ ̉ ̉ ́ ̣ ́ ́ ̀ o Vôn thường lớn khó quay vong, để đầu tư cho công trình hạ tầng, nhà nước ́ ̀ hay tư nhân phải bỏ ra một số vốn lớn tuy nhiên quá trình thu hồi vốn lại chậm. o Chủ yêu do Nhà nước đâu tư vì không có tinh canh tranhvà tính lọai trừ. Nên ́ ̀ ́ ̣ không khuyến khích tư nhân đầu tư. o Môt số do tư nhân đâu tư nhưng hiêu quả không cao như hình thức BOT ( đầu ̣ ̀ ̣ tư, khai thác và chuyển giao) ở một số dự án. Thực trạng vốn huy động để xây dựng kết cấu hạ tầng ở Việt Nam o Sự yếu kém về kết cấu hạ tầng không chỉ là rào cản đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, mà còn làm suy giảm sức hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư của Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu vốn cho cơ sở hạ tầng từ nay đến năm 2020 ước tính chiếm khoảng từ 10% đến 11% GDP trong điều kiện khả năng cân đối ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển có những hạn chế nhất định. Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp phát triển vào năm 2020, Việt Nam phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và toàn diện. Hiện tại, gần 40% trong tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là được cung cấp từ nguồn vốn quốc tế, trong khi đó, chỉ 15% là từ tư nhân. Đối với nhu cầu đầu tư vốn để nâng cao hệ thống giao thông cho đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam cần 117.744 tỉ VND (gần 7,4 tỉ USD), trong khi hiện tại, khả năng đáp ứng nhu cầu trên chỉ ở mức 2-3 tỉ USD, chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, ODA và trái phiếu Chính phủ. Theo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), con số này chỉ đáp ứng 20- 30% tổng nhu cầu. o Có chuyển biến trong huy động các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng trên cơ sở Nhà nước tạo môi trường pháp lý, khuyến khích đầu tư từ các thành phần
- kinh tế tư nhân và đang tạo ra sức hút từ nguồn FDI trong các dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn. o Khả năng cung ứng vốn đầu tư lại phụ thuộc vào khả năng huy động vốn từ trong nước và khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài ; đối với các nước chậm và đang phát triển, do tích luỹ trong nước thường rất thấp nên nếu không có nguồn vốn bên ngoài thì sẽ khó có thể thành công trong phát triển kinh tế o Hiên nay Nhà nước đang khuyên khich tư nhân đâu tư xây dựng kêt câu hạ ̣ ́ ́ ̀ ́ ́ tâng với nhiều hình thưc như Khung thể chế PPP là hợp đồng được ký kết giữa cơ ̀ quan Nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư tư nhân nhằm xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ với một số tiêu chí riêng. Bất kỳ dự án nào phù hợp định nghĩa trên đều được phép triển khai nếu thuộc diện ưu tiên cao trong một lĩnh vực. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư PPP hằng năm và tiến hành đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đủ năng lực, kinh nghiệm nhất. 2. Những nhân tố anh hưởng đên huy đông vôn đâu tư xây dựng kêt câu hạ tâng ̉ ́ ̣ ́ ̀ ́ ́ ̀ o Tinh khả thi cua dự an ́ ̉ ́ Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định việc bỏ vốn đầu tư, là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư. Vốn đầu tư cho phát triển là tổng đầu tư của các dự án xây dựng các cơ sở sản xuất . Đầu tư xây dựng kêt câu hạ tâng ́ ́ ̀ có nhu cầu rất lớn về vốn. Hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn. Huy động vốn và sử dụng nguồn vốn như thế nào có vai trò và ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. o Hệ thông phap luât trong nước ́ ́ ̣ Nhà nước ban hành Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thuế, … và ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật trên đồng thời với các ván bản dưới Luật khác, nhằm khuyến khích đầu tư, mặt khác đảm bảo thu hút vốn đầu tư vào các dự án, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Chủ trương đẩy mạnh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thời gian vừa qua không những chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, mà đã thực sự tạo khả năng huy động vốn tốt hơn cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là những nhân tố quan trọng tạo môi trường kích thích việc đa dạng hóa huy động vốn đầu tư xây dựng kêt câu hạ tâng ở nước ta. ́ ́ ̀ o Sự phat triên cua thị trường tai chinh ́ ̉ ̉ ̀ ́ Với hai dòng tài chính trực tiếp và gián tiếp, thị trường tài chính là nơi có thể huy động vốn với các kỳ hạn và cách thức khác nhau. Nếu một thị trường tài chính phát triển, thì đó là điều kiện thuận lợi có nhiều cơ hội lựa chọn và khai thác nguồn vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình.
- Một thị trường tài chính phát triển đòi hỏi phải có hệ thống thông tin được công khai trên thị trường, phải phát triển cạnh tranh trên cơ sở có sự can thiệp của Nhà nước ở mức độ thích hợp. Ở Việt Nam, thị trường tài chính đã và đang phát triển, góp phần cung ứng vốn cho hoạt động của các ngành kinh doanh cũng như trong việc thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tài chính quốc tế phát triển là nơi cung ứng vốn cho ngành tốt nhất để phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế có tác dụng kích thích Việt Nam phát triển, nền kinh tế Việt Nam chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh doanh phải tuân theo quy luật của thị trường. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập nền kinh tế thế giới, trong đó thị trường tiền tệ và thị trường vốn cũng đang phát triển và đây là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa huy động vốn để phát triển. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO và thực sự đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thị trường vốn quốc tế có quy mô lớn là một cơ hội cho đầu tư phát triển kêt câu hạ tâng. ́ ́ ̀ o Cơ câu đâu tư và phương thức huy đông vôn đâu tư ́ ̀ ̣ ́ ̀ Cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư có tác động quan trọng đến phát triển kêt câu hạ tâng. Nếu vướng mắc trong cơ cấu đầu tư và phương thức huy ́ ́ ̀ động vốn đầu tư thì việc đầu tư sẽ bị kéo dài. Chẳng hạn, các công trình sản xuất điện năng nhằm khai thác các nguồn tiềm năng thiếu đồng bộ, chỉ chú ý phát triển thủy điện mà thiếu coi trọng phát triển nhiệt điện và các nguồn điện năng khác mà ta có tiềm năng, thì việc cung ứng điện cho các nhu cầu sản xuất và đời sống không thể thường xuyên liên tục, sẽ gây ra tình trạng thiếu điện vào mùa khô, gây thiệt hại cho các cơ sở mua điện, ảnh hưởng xấu đến an ninh nguồn điện quốc gia, do đó thiếu sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi đưa vốn vào phát triển nguồn điện. Nếu chỉ đầu tư phát triển nguồn điện mà không có đầu tư thích đáng vào phát triển lưới điện thì nhất định sẽ dẫn đến tình trang quá tải, hoặc hạn chế cung cấp điện ở nhiều khu vực, do vậy, vào giờ cao điểm vẫn buộc phải vận hành các cụm điezel tại chỗ với giá thành rất cao, trong khi nguồn điện vẫn có khả năng đáp ứng, tức là đầu tư kém hiệu quả. Đây cũng là một nguyên nhân cản trở tính tích cực của các chủ thể thị trường trong việc đầu tư phát triển nguồn điện. Ở nước ta, việc đền bù để di dân giải phóng mặt bằng phục vụ cho xây dựng thủy điện đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn, đồng thời phải có chính sách xã hội của Nhà nước đảm bảo việc do dân và tạo việc làm ổn định cuộc sống lâu dài cho những người thuộc diện di rời. Nếu có cơ chế đầu tư thích hợp, tạo điều kiện để người dân khu vực bị thu hồi đất tham gia vốn vào công trình phát triển nguồn điện và lưới điện thì tiến độ triển khai công trình sẽ nhanh hơn, sẽ tạo sức hấp dẫn hơn cho việc thực hiện đa dạng hóa đầu tư phát triển nguồn điện. Trên thực tế, một số công trình xây dựng nguồn điện và lưới điện triển khai chậm và kéo dài có nguyên nhân chủ yếu là do vướng mắc trong vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng o Hoat đông tư vân đâu tư ̣ ̣ ́ ̀
- Hoat động tư vấn là một nhân tố rất quan trọng để tăng cường khả năng đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng kêt câu hạ tâng. Nếu hoạt động tư vấn còn có những bất cập ́ ́ ̀ về năng lực, thiếu đồng bộ, thiếu năng lực công nghệ và chuyên gia giỏi chuyên sâu, hoặc chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành để cung cấp thông tin nhành, đúng, đủ, về trình độ phát triển công nghệ, thiết bị, vật liệu mới … phục vụ sản xuất, không có những đổi mới để hoàn thiện các định mức chi phí, nhằm giảm giá thành công trình phù hợp năng lực thiết bị thi công, biện pháp thi công, thì tốc độ và quy mô của việc đa dạng hóa việc huy động nguồn vốn sẽ khó có thể tăng nhanh được. Ngoài các nhân tố trên, việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cũng là một nhân tố rất quan trọng để chúng ta thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào phát triển kêt câu hạ tâng. Chúng ta đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), ́ ́ ̀ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng … Đây là nhân tố tạo khả năng thúc đẩy phát triển của nước ta. Tuy nhiên, để khả năng đó biến thành hiện thực, chúng ta cần có cơ chế chính sách và biện pháp phát triển thị trường để tạo sức hấp dẫn cho cá nhân và tổ chức nước ngoài vào nước ta hợp tác đầu tư. o Phương thức tổ chức viêc huy đông vôn ̣ ̣ ́ Nếu doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi sở hữu (như thực hiện cổ phần hóa), chuyển đổi cơ chế quản lý (ví dụ như cơ chế giá, cơ chế bù công ích, cơ chế hỗ trợ đầu tư đưa điện đến vùng sâu, vùng xa …), thì sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc huy động vốn của các chủ đầu tư trong xã hội. Nếu doanh nghiệp được phép phát hành cổ phiếu và cổ phiếu có tính đại chúng, được đưa ra niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán thì khả năng thực hiện đa dạng hóa huy động vốn đầu tư cũng được thuận lợi hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngân hàng đề thi hết học phần Quản trị sản xuất
4 p | 1848 | 704
-
Sơ đồ tổ chức xưởng sản xuất và bảng mô tả công việc
6 p | 4121 | 606
-
Hệ thống sản xuất pull (Phần 2)
11 p | 688 | 291
-
Quản lý sản xuất Chương 18
10 p | 234 | 148
-
Bài giảng Quản trị sản xuất: Phần 1 - GV. Lê Thị Nguyên Tâm
44 p | 369 | 112
-
Bài giảng Quản trị sản xuất: Phần 2 - GV. Lê Thị Nguyên Tâm
29 p | 247 | 86
-
Bài giảng môn Quản trị sản xuất - PGS.TS. Nguyễn Thị Minh An
176 p | 452 | 62
-
Bài giảng học phần: Quản trị sản xuất
181 p | 116 | 30
-
Hiệu quả sản xuất kinh doanh
6 p | 151 | 17
-
Sản xuất và chi phí
33 p | 99 | 17
-
Bài giảng học phần Quản trị sản xuất - Chương 3: Bố trí sản xuất
12 p | 133 | 15
-
Phát triển sản xuất: Bệ phóng của Việt Nam
3 p | 87 | 9
-
Bài giảng Quản trị sản xuất và dịch vụ: Chương 4 - TS. Nguyễn Văn Minh
27 p | 71 | 6
-
Bài giảng học phần Quản trị sản xuất: Chương 5 - ĐH Thương mại
19 p | 51 | 6
-
Ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của doanh nghiệp sản xuất niêm yết ở Việt Nam
13 p | 48 | 6
-
Đề thi kết thúc học phần chương trình bổ sung kiến thức môn Quản trị sản xuất - Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh
7 p | 14 | 5
-
Tài liệu chuyên đề 6: Nhóm hộ liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)
115 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn