intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân lập một số hợp chất acid dicaffeoylquinic từ cao ethyl acetat của rễ Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sài hồ nam còn gọi là Lức (Pluchea pteropoda Hemsl., Asteraceae) là cây thuốc được dùng để chữa nóng sốt, cảm cúm, nhức đầu. Sài hồ nam thường mọc tự nhiên và phát triển ở môi trường sống ven biển. Các nghiên cứu hóa học của rễ Sài hồ nam chưa có nhiều hiện nay. Các tiêu chuẩn chất lượng của lá và rễ Sài hồ nam của Dược điển Việt Nam V còn khá đơn giản; chưa có phương pháp định tính và định lượng thành phần chính. Mục tiêu của đề tài là chiết xuất, phân lập các thành phần chính của rễ Sài hồ nam nhằm phục vụ cho việc tiêu chuẩn hóa dược liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân lập một số hợp chất acid dicaffeoylquinic từ cao ethyl acetat của rễ Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.)

  1. Nghiên cứu Dược học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học; 27(3):19-26 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.03 Phân lập một số hợp chất acid dicaffeoylquinic từ cao ethyl acetat của rễ Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.) Nguyễn Thị Ánh Nguyệt1,*, Thi Đại Thạnh1, Nguyễn Tấn Phát1, Lê Minh Tài2, Lữ Thị Kim Chi2 1 Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Sài hồ nam còn gọi là Lức (Pluchea pteropoda Hemsl., Asteraceae) là cây thuốc được dùng để chữa nóng sốt, cảm cúm, nhức đầu. Sài hồ nam thường mọc tự nhiên và phát triển ở môi trường sống ven biển. Các nghiên cứu hóa học của rễ Sài hồ nam chưa có nhiều hiện nay. Các tiêu chuẩn chất lượng của lá và rễ Sài hồ nam của Dược điển Việt Nam V còn khá đơn giản; chưa có phương pháp định tính và định lượng thành phần chính. Mục tiêu: Mục tiêu của đề tài là chiết xuất, phân lập các thành phần chính của rễ Sài hồ nam nhằm phục vụ cho việc tiêu chuẩn hóa dược liệu. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Từ 5 kg bột rễ Sài hồ nam được chiết ngấm kiệt với ethanol 96% và dịch chiết đậm đặc sau đó được lắc phân bố với dicloromethan, ethyl acetat và n-butanol. Phân lập các chất được thực hiện trên cao ethyl acetat (26,14 g) bằng các kĩ thuật sắc ký cột (VLC, Sephadex và sắc ký lỏng bán điều chế). Cấu trúc hóa học của các chất phân lập được xác định bằng phổ HRMS và NMR kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo. Kết quả: Ba hợp chất đã phân lập và xác định gồm (1) acid 3,4-dicaffeoylquinic (161,47 mg); (2) acid 3,5-dicaffeoylquinic (18,93 mg) và (3) acid 4,5-dicaffeoylquinic (87,86 mg). Kết luận: Cả 3 hợp chất này lần đầu được phân lập ở loài Pluchea pteropoda. Từ khoá: acid dicaffeoylquinic, Pluchea pteropoda, Sài hồ nam, Lức Abstract ISOLATION OF SOME DICAFFEOYLQUINIC ACID COMPOUNDS FROM ETHYL ACETATE FRACTION OF PLUCHEA PTEROPODA HEMSL. ROOT Nguyen Thi Anh Nguyet, Thi Dai Thanh, Nguyen Tan Phat, Le Minh Tai, Lu Thi Kim Chi Background: Pluchea pteropoda Hemsl. is a medicinal plant used for the treatment of fever, influenza, and headache. P. pteropoda naturally grows and developes in coastal habitats. Chemical research on P. pteropoda's roots are currently in shortage. The quality standards for the leaves and roots of Pluchea pteropoda in the Vietnam Pharmacopoeia V are incipient; there is no procedure for the qualitative and quantitative determination of the Ngày nhận bài: 12-08-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 23-09-2024 / Ngày đăng bài: 28-09-2024 *Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt. Bộ môn Dược liệu - Dược học cổ truyền - Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: ntanguyet@ump.edu.vn 19 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.03
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 major components. Objectives: The aim of this study was to extract and isolate the major phytochemical composition of Pluchea pteropoda root for the standardization of medicinal herbs. Method: 5 kg of P. pteropoda root powder was percolated with 96% ethanol and then the concentrated extract was partitioned with dichloromethane, ethyl acetate, and n-butanol. The isolation was performed on ethyl acetate extract (26.14 g) using column chromatography techniques (VLC, Sephadex column, and semi-preparative chromatography). The structures of the isolated compounds were elucidated by HRMS and NMR spectroscopy. Results: Three compounds were isolated and determined including (1) 3,4-dicaffeoylquinic acid (161.47 mg), (2) 3,5-dicaffeoylquinic acid (18.93 mg), and (3) 4,5-dicaffeoylquinic acid (87.86 mg). Conclusion: These compounds were isolated from P. pteropoda for the first time. Keywords: dicaffeoylquinic acid; Pluchea pteropoda polyphenol từ rễ của Sài hồ nam gồm acid chlorogenic (acid 5-caffeoylquinic acid) và acid 3,4,5-tricaffeoylquinic [7]. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vì vậy, mục tiêu của đề tài là chiết xuất và phân lập các Sài hồ nam còn được gọi là Lức (Pluchea pteropoda thành phần polyphenol có trong rễ cây nhằm tiếp tục tìm Hemsl.) thuộc họ Cúc (Asteraceae), còn có tên gọi khác là kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học, phục vụ cho công nam Sài hồ, thường mọc tự nhiên ở vùng nước mặn ven biển tác tiêu chuẩn hóa dược liệu này. ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biển Bắc bộ, Nam Trung bộ. Ở Việt Nam, có 3 loài Pluchea đã 2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP được xác định gồm Sài hồ nam (P. pteropoda), Cúc tần NGHIÊN CỨU (P. indica) và Cúc tần lá dài (Pluchea eupatorioides). Sài hồ nam là một vị thuốc được sử dụng trong dân gian. Rễ và lá 2.1. Đối tượng nghiên cứu là hai bộ phận của cây được sử dụng để trị cảm sốt, nhức đầu, Rễ cây Sài hồ nam (P. pteropoda Hemsl.) được thu tức ngực [1]. Các công bố trên thế giới chủ yếu nghiên cứu hái tại Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng trên loài P. indica, còn khá ít các nghiên cứu trên loài 01/2021. Cây được giám định tên khoa học bởi TS. Võ P. pteropoda [2]. Hiện nay, Sài hồ nam cũng đang được bắt Văn Chi và so sánh đối chiếu với đặc điểm của loài từ đầu quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Một số nghiên cứu tài liệu tham khảo [8]. Mẫu được kí hiệu là PP-CG.0121 trong nước đã công bố về đặc điểm so sánh về hình thái, di và lưu tại Bộ môn Dược liệu - Dược học cổ truyền, Đại truyền và một số tác dụng kháng khuẩn của Sài hồ nam và Cúc học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. tần [3,4]. Thành phần hoá học của Sài hồ nam đã được công bố là các hợp chất kém phân cực (tinh dầu, thiophen…) [5,6]. 2.1.1. Các dung môi, hóa chất, thiết bị Dược điển Việt Nam V cũng đã có chuyên luận của rễ và lá Các dung môi đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích (PA) gồm cây Sài hồ nam nhưng các chỉ tiêu và phương pháp kiểm ethanol 96% (Việt Nam), dicloromethan (Chemsol), ethyl nghiệm vẫn còn khá đơn giản bao gồm các chỉ tiêu như vi acetat (Fisher). Các dung môi đạt tiêu chuẩn HPLC gồm phẫu, soi bột, độ ẩm, tạp chất và hàm lượng chất chiết được; methanol (Fisher), acetonitril (ACN) (Fisher), acid acetic chưa có phương pháp định tính thành phần hóa học cũng như (Sigma Aldrich), acid formic (Sigma Aldrich). Bản mỏng định lượng các thành phần chính bằng các phương pháp hiện silica gel F254 (dày 0,25 mm, Merck) tráng sẵn. Silica gel 60 đại như sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [1]. Qua khảo sát (cỡ hạt 0,015 - 0,04 mm, Merck). Sephadex LH-20. Máy sơ bộ thành phần hóa thực vật cho thấy rễ cây Sài hồ nam sắc ký lỏng điều chế HPLC Shimadzu CBM-20A, đầu dò giàu các thành phần khác như polyphenol. Trong đó, nhóm UV-vis. Cột bán điều chế Sunfire C18 (10 × 150 mm; 5 µm). nghiên cứu đã phân lập và xác định cấu trúc 2 hợp chất Hệ thống đo khối phổ tứ cực thời gian bay Xevo G2-XS 20 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.03
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 QTOF. Máy đo NMR Bruker AvanceNEO-600MHz tại 2.2.3. Kiểm tra độ tinh khiết Viện hóa học thuộc Trung tâm Khoa học công nghệ Việt Kiểm tra trên sắc ký lớp mỏng (SKLM): Các hợp chất tinh Nam - Hà Nội. khiết được kiểm tra trên SKLM với 3 hệ dung môi khác nhau, phát hiện bằng UV254, UV365, thuốc thử FeCl3 10 %/MeOH 2.2. Phương pháp nghiên cứu và thuốc thử vanilin-sulfuric. Nếu kết quả phân tích chỉ cho 2.2.1. Chiết xuất cao toàn phần và cao ethyl acetat 1 vết trên sắc ký đồ thì được xem là tinh khiết SKLM. Chiết xuất Kiểm tra trên HPLC-PDA: Các hợp chất được pha trong Rễ cây Sài hồ nam được rửa sạch, phơi khô, xay nhỏ. 5,0 methanol tinh khiết (1.000 µg/ml) được phân tích trên kg bột rễ khô được chiết ngấm kiệt với ethanol 96 % thu được HPLC-PDA ở điều kiện thích hợp với tỉ lệ dung môi 60 lít dịch chiết. Cô thu hồi dung môi thu được cao đặc toàn methanol hoặc acetonitril tăng dần đến 100 %; phát hiện ở phần. Phân tán cao đặc ethanol trong 2 lít nước cất, sau đó chế độ maxplot. Sử dụng công cụ tính tích phân tự động để chiết phân bố lần lượt với các dung môi dicloromethan tính hàm lượng phần trăm của chất phân tích dựa vào phần (CH2Cl2) và ethyl acetat (EtOAc). Cô thu hồi dung môi thu trăm diện tích đỉnh và các đỉnh này phải đạt độ tinh khiết pic được các cao phân đoạn tương ứng là cao CH2Cl2 (56,99 g), (giá trị purity angle - PA nhỏ hơn purity threshold - PT). cao EtOAc (38,14 g) và cao n-butanol (16,71 g). 2.2.4. Xác định cấu trúc bằng phổ MS và NMR 2.2.2. Phân lập các hợp chất từ cao ethyl acetat Các hợp chất tinh khiết được phân tích bằng phương pháp Phân lập khối phổ phân giải cao (HRMS), và phổ cộng hưởng từ Cao ethyl acetat (Cao EtOAc; 26,14 g) được phân tách hạt nhân (NMR), so sánh đối chiếu với các dữ liệu của bằng sắc ký cột chân không VLC [500 g silica gel 0,015- các hợp tương tự đã công bố trong tài liệu. Đo phổ một 0,04 mm, cột sắc ký 4,5 × 40 cm (đường kính × chiều dài)], chiều 1H-NMR, 13C-NMR; phổ hai chiều HSQC, HMBC, áp dụng phương pháp nhồi cột và nạp mẫu khô, cột được COSY. Mẫu được đo trong dung môi CD3OD, độ dời hóa triển khai bởi pha động là EtOAc-MeOH-H2O (85:12:5), thể học tính theo thang δ (ppm) với δTMS = 0 (ppm). Các hằng số tích hứng 100 ml, kết quả thu được 9 phân đoạn (kí hiệu từ ghép được tính trực tiếp trên phổ 1H-NMR. E1 đến E9). Phân đoạn E3 (1,01 g) được tiếp tục phân tách bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao bán điều chế với cột sắc ký Sunfire C18 (10 × 150 mm; 5 µm), pha động gồm acetonitril 3. KẾT QUẢ (kênh B) - acid trifluoroacetic 0,05 % (kênh A), bước sóng phát hiện ở 325 nm, tốc độ dòng 4 ml/phút, thể tích tiêm 3.1. Hợp chất 1 mẫu 100 µl (nồng độ mẫu 10 mg/ml), rửa giải theo chương Hợp chất 1 là dạng bột vô định hình màu trắng ngà, trình gradient như sau: 8-18%B (10 phút), 18-22 %B (5 phút), tan trong methanol; tắt quang dưới UV 254 nm, và 22-24 %B (5 phút), 24-26 %B (5 phút), 26-30 %B (1 phút), phát quang ở UV 365 nm, và cho phản ứng dương tính 30 %B (2 phút), 30-8 %B (1 phút), 8 %B (4 phút). Kết quả với thuốc thử FeCl 3. Hợp chất 1 đạt tinh khiết trên thu được 3 phân đoạn, các phân đoạn này được thêm nước SKLM và đạt 98,4 % tinh khiết HPLC-PDA. trước khi tiến hành cô quay loại ACN nhằm tránh quá trình Phổ UV λmax (MeOH): Hợp chất 1 có 3 đỉnh hấp thu cô thu hồi dung môi làm đậm đặc nồng độ acid trong phân cực đại ở 216,7 nm; 243,8 nm và 325,6 nm. Phổ QTOF-MS đoạn, có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc của các hợp chất. (ESI-) (m/z): Hợp chất 1 cho một pic ion tựa phân tử có Các phân đoạn này tiếp tục được cô quay loại ACN đến khi [M-H]- = 515,1187; tương ứng với công thức phân tử là dịch chiết có pH = 6-7 (thử bằng giấy quỳ). Sau cùng tiến C25H24O12 (516,1267). hành đông khô các phân đoạn này thành dạng bột khô màu trắng gồm hợp chất 1 (161,47 mg), hợp chất 2 (18,93 mg) và Phổ 13C-NMR (150 MHz, CD3OD) (Bảng 1) có 25 tín hiệu hợp chất 3 (87,86 mg). carbon gồm 18 tín hiệu carbon của 10 nhóm CH và 8 carbon https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 21
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 bậc IV [3 nhóm carbonyl có δC 168,63 và 168,54 (C-9′ và Từ kết quả của phổ MS, phổ NMR (13C, 1H, COSY, HMBC), C-9′′), 1 tín hiệu của δC 177,90 (C-7); 4 carbon oxymethin kết hợp so sánh dữ liệu phổ trong tài liệu gợi ý đây là khung vòng thơm ở δC 147,59 (C4′ và C-4′′), 146,80 và 146,77 acid caffeic. Phổ 1H-NMR cho thấy sự cộng hưởng đối với (C3′ và C3′′) và 2 tín hiệu còn lại ở 127,82 và 127,73 (C-1′ ba proton oxymethin ở δH 4,40 - 5,65 (H-3, H-4 và H-5) và và C-1′′)] và 6 tín hiệu vùng trường cao ở [δC 65,78 - 76,56 hai cặp proton methylen ở δH 2,10 - 2,37 [(2H) H-2 và (2H) và 41,98 - 36,99]. Dựa vào 9 cặp tín hiệu giống nhau của H-6]. Kết hợp với phổ COSY có thể xác định được vị trí của vùng thơm cho phép sơ bộ dự đoán các hợp chất này có 2 H-3, H-4 và H-5 của khung acid quinic. Cấu hình của acid khung acid caffeic. Khung acid quinic được xác định dựa quinic được xác định dựa trên hằng số ghép J của H-4 và H-5 13 trên 7 tín hiệu cộng hưởng trên phổ C-NMR [3 oxymethin [3J (H-4, H-5) = 9,0 - 9,6 Hz], do vậy khung acid quinic của ở δC 65,78 - 76,56 (C-3, C-4 và C-5); 2 methylen ở δC hợp chất 1 phù hợp với cấu hình hóa học lập thể gồm H-3 36,99 - 41,98 (C-2 và C-6) và 1 nhóm carbonyl ở δC 177,90 (equatorial), H-4 (axial) và H-5 (axial) (Hình 1, Hình 2) [9]. (C-7)]. Dựa vào tài liệu tham khảo cũng như kết quả đã phân Ngoài ra, phân tích tín hiệu các proton của acid quinic ở vùng lập được 2 hợp chất acid caffeoylquinic từ rễ Sài hồ nam trường cao của hợp chất 1 có δH 5,00 và 5,63 (H-4 và H-3) trước đây [6] có thể dự đoán hợp chất 1 thuộc dẫn xuất acid downfield chứng tỏ tại vị trí này có liên kết với nhóm acyl. Dữ 1 di-caffeoylquinic. Phổ H-NMR (CD3OD, 600 MHz) liệu phổ COSY ghi nhận được các tương tác của proton kế cận (Bảng 2) của hợp chất 1 cho thấy sự xuất hiện của 2 cặp tín của khung acid quinic, điều này giúp xác định vị trí các proton hiệu đỉnh đôi của proton lần lượt ở δH 7,54 - 7,58 (J = 15,8 Hz) này trong cấu trúc. Phổ HMBC đã xác nhận vị trí liên kết của và 6,25 - 6,29 (J = 15,8 Hz) gợi ý là 2 proton olefinic H-7′ hai nhóm caffeoyl liên kết với C-3 và C-4 trên khung acid (H-7′′) và H-8′ (H-8′′) có liên hệ trans với nhau của một quinic do có 2 tín hiệu tương tác giữa (H-3; C-9′) và (H-4; nhóm acid caffeic. Ngoài ra, 3 tín hiệu proton của vòng thơm C-9′′). So sánh dữ liệu phổ (1H-NMR và 13C-NMR) của các tương tác với nhau trên hệ ABX [H-2′ (H-2′′) (d, J = 2,2 Hz); hợp chất này với tài liệu đã công bố [10], hợp chất 1 được xác H-5′ (H-5′′) (d, J = 8,2 Hz); H-6′ (H-6′′) (dd, J = 8,2; 2,2 Hz)] định là acid 3,4-di-caffeoylquinic (Hình 1, Hình 2). chứng tỏ vòng thơm có 3 vị trí thế ở 1′ (1′′), 3′ (3′′) và 4′ (4′′). Bảng 1. Dữ liệu phổ 13C-NMR (150 MHz, CD3OD) của hợp chất 1, 2, và 3 Vị trí Hợp chất 1 (δC) (3,4-diCQA) Hợp chất 2 (δC) (3,5-diCQA) Hợp chất 3 (δC) (4,5-diCQA) 1 77,8 74,2 76,1 2 3,6 35,2 38,4 3 70,0 70,8 69,3 4 75,6 70,3 77,2 5 66,8 72,1 69,0 6 40,4 37,6 39,3 7 177,3 178,2 177,7 1′/1′′ 126,3/126,4 127,8/128,0 127,7/127,7 2′/2′′ 114,7/113,8 115,8/115,8 115,2/115,2 3′/3′′ 145,4/145,4 146,8/146,8 146,4/146,7 4′/4′′ 148,1/148,2 149,5/149,6 149,6/149,6 5′/5′′ 115,1/115,1 116,5/116,5 116,5/116,6 6′/6′′ 121,7/121,8 123,0/123,0 123,1/123,1 7′/7′′ 145,8/145,9 146,9/147,1 147,6/147,7 8′/8′′ 113,6/113,6 115,1/115,3 114,7/116,0 9′/9′′ 167,1/167,0 168,6/169,1 168,2/168,5 22 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.03
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 Bảng 2. Dữ liệu phổ 1H-NMR (600 MHz, CD3OD) của hợp chất 1, 2, và 3 Hợp chất 1 δH (J, Hz) Hợp chất 2 δH (J, Hz) Hợp chất 3 δH (J, Hz) Vị trí (3,4-diCQA) (3,5-diCQA) (4,5-diCQA) 2 2,16-2,37a (2H, m) 2,19-2,37a (2H, m) 2,14-2,30a (2H, m) 3 5,63 (1H, m) 5,41 (1H, m) 4,40 (1H, m) 4 5,00 (1H, dd, 9,0; 3,0) 3,99 (1H, dd, 7,8; 3,0) 5,63 (1H, m) 5 4,40 (1H, m) 5,45 (1H, m) 5,14 (1H, dd, 9,0; 3,0) 6 2,10-2,25a (2H, m) 2,10-2,25a (2H, m) 2,27-2,30a (2H, m) 2′/2′′ 7,02/7,04 (1H, d, 2,2) 7,06/7,06 (1H, d, 2,3) 7,02/7,04 (1H, d, 2,2) 5′/5′′ 6,73/6,77 (1H, d, 8,2) 6,78/6,78 (1H, d, 8,2) 6,73/6,77 (1H, d, 8,2) 6′/6′′ 6,87/6,93 (1H, dd, 8,2; 2,2) 6,98/7,00 (1H, dd, 8,2; 2,3) 6,87/6,93 (1H, dd, 8,2; 2,2) 7′/7′′ 7,54/7,58 (1H, d, 15,8) 7,60/7,64 (1H, d, 16,2) 7,54/7,58 (1H, d, 15,8) 8′/8′′ 6,25/6,29 (1H, d, 15,8) 6,37/7,29 (1H, d, 15,8) 6,25/6,29 (1H, d, 15,8) a Tín hiệu chồng lắp Hình 1. Tương tác COSY và HMBC của hợp chất 1 Phổ 1H-NMR và 13C-NMR: Các tín hiệu phổ 13C-NMR 3.2. Hợp chất 2 (150 MHz, CD3OD) (Bảng 1) và 1H-NMR (600 MHz, Hợp chất 2 là dạng bột vô định hình màu trắng, tan CD3OD) (Bảng 2) của hợp chất 2 tương tự như hợp chất 1, trong methanol; tắt quang dưới UV 254 nm, và phát khác tín hiệu proton ở vùng trường cao có δ H 5,41 và 5,45 quang ở UV 365 nm và cho phản ứng dương tính với (H-3 và H-5) downfield chứng tỏ tại vị trí này có liên thuốc thử FeCl3. Hợp chất 2 đạt tinh khiết trên SKLM kết với nhóm acyl. Phổ HMBC cũng thể hiện 2 tín hiệu và đạt 95,6 % tinh khiết HPLC-PDA. tương tác giữa (H-3; C-9′) và (H-5; C-9′′) cho thấy hai Phổ UV λmax (MeOH): Hợp chất 2 có 3 đỉnh hấp thu cực đại nhóm caffeoyl liên kết với C-3 và C-5 trên khung acid ở 217,8 nm; 243,6 nm và 325,4 nm. Phổ QTOF-MS (ESI-) quinic. Dữ liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của hợp (m/z): Hợp chất 2 cũng cho 1 pic ion tựa phân tử có chất 2 hoàn toàn phù hợp khi so sánh với dữ liệu phổ [M-H]- = 515,1187 tương tự như hợp chất 1. Do đó, hợp chất của hợp chất acid 3,5-dicaffeoylquinic từ tài liệu tham 2 có công thức phân tử tương ứng là C25H24O12 (516,1267). khảo [10]. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 23
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 3.3. Hợp chất 3 4. BÀN LUẬN Hợp chất 3 là dạng bột vô định hình màu trắng ngà, tan trong methanol; tắt quang dưới UV 254 nm, và phát quang Các acid 3,4-dicaffeoylquinic, 3,5-dicaffeoylquinic và 4,5-dicaffeoylquinic thường được tìm thấy trong các ở UV 365 nm, và cho phản ứng dương tính với thuốc thử loài thuộc họ Cúc (Asteraceae hay Compositae) như FeCl3. Hợp chất 3 đạt tinh khiết trên SKLM và đạt 99,6 % Cynara scolymus (Actisô) [11], Laggera alata (Cúc Lục tinh khiết HPLC-PDA. lăng) [12], và Ligularia fischeri [13], Gynura divaricata Phổ UV λmax (MeOH): Hợp chất 3 có 3 đỉnh hấp thu (Cây Mua) [14]… Ngoài ra, các hợp chất này còn có thể gặp cực đại ở 217,8 nm; 242,4 nm và 325,6 nm. Phổ QTOF- ở một số loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) như các loài Cà - MS (ESI ) (m/z): Hợp chất 3 cũng cho 1 pic ion tựa phân tử phê (Coffea sp.) [15], họ Rau dền (Amaranthaceae) như có [M-H]- = 515,1187 tương tự như hợp chất 1 và 2. Công Salicornia herbacea [16]. Cả 3 hợp chất này đã được thức phân tử tương ứng của hợp chất 3 là C25H24O12 tìm thấy ở các loài P. indica [17], P. symphytifolia [18], (516,1267). Do đó, có thể dự đoán cả 3 hợp chất 1, 2, 3 là P. sagittalis [19], nhưng là các hợp chất lần đầu tiên được phân đồng phân của nhau. lập ở loài P. pteropoda Hemls., Asteraceae. Phổ 1H-NMR và 13C-NMR: Các tín hiệu phổ 13C-NMR Nghiên cứu của Vongsak Boonyadist và cộng sự [20] đã cho thấy hàm lượng tổng CQA trong lá P. indica là 13,9% (150 MHz, CD3OD) (Bảng 1) và 1H-NMR (600 MHz, gồm: 4,5-diCQA (7,8%) > 3-CQA (2,2%) > 3,5-diCQA CD3OD) (Bảng 2) của hợp chất 3 tương tự như hợp chất (1,9%); 4-CQA (0,9%); 5-CQA (0,3%). Các hợp chất này 1, khác ở tín hiệu proton ở vùng trường cao có δ H 5,41 đều là các thành phần chính hiện diện ở cả 2 loài P. indica và 5,63 (H-4 và H-5) downfield chứng tỏ tại vị trí này và P. pteropoda đặc biệt là hợp chất acid 4,5- có liên kết với nhóm acyl. Phổ HMBC cũng thể hiện 2 dicaffeoylquinic. Các hợp chất acid dicaffeoylquinic đều đã tín hiệu tương tác giữa (H-4; C-9′) và (H-5; C-9′′) cho được chứng minh có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn các thấy hai nhóm caffeoyl liên kết với C-4 và C-5 trên dẫn xuất acid monocaffeoylquinic và vitamin C hay acid khung acid quinic. Dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của ascorbic [11]. Do đó, một trong các hợp chất này có thể được hợp chất 3 phù hợp khi so sánh với dữ liệu phổ của lựa chọn làm chất đánh dấu (marker) phục vụ cho tiêu chuẩn hóa dược liệu Sài hồ nam. Tuy nhiên, để phân biệt được loài hợp chất acid 4,5-dicaffeoylquinic từ tài liệu tham Sài hồ nam và Cúc tần bằng phương pháp phân tích thành khảo [10]. phần hóa học trên HPLC thì cần phải phân lập thêm các Dưới đây là công thức của các hợp chất phân lập: thành phần khác để tìm kiếm marker đặc trưng hơn. Ngoài ra, các acid dicaffeoylquinic này còn có tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase, và làm gia tăng đáng kể biểu hiện protein của protein kinase điều hòa tín hiệu ngoại bào (ERK), chất nền thụ thể insulin-2 (P-IRS-2), Akt, phosphoinositid Caffeoyl 3-kinase (P-PI3K) và PDX-1, có thể liên quan đến hoạt động tiết insulin kích thích bởi glucose (GSIS) trong tế bào Tên hợp chất R1 R2 R3 β tuyến tụy INS-1 của chuột. Những phát hiện này chỉ ra Acid 3,4-dicaffeoyl quinic caffeoyl caffeoyl H rằng vị trí của nhóm dicaffeoyl ảnh hưởng đến hoạt động (1) chống tiểu đường của acid quinic. Trong đó, khả năng Acid 3,5-dicaffeoyl quinic caffeoyl H caffeoyl tăng tiết insulin của các hợp chất acid dicaffeoylquinic (2) như sau: 4,5-DCQA>3,4-DCQA>1,4-DCQA>3,5 DCQA>1,5- Acid 4,5-dicaffeoyl quinic H caffeoyl caffeoyl DCQA [21]. Bên cạnh đó, các hợp chất này còn có một số tác (3) dụng khác như bảo vệ gan [22], kháng viêm [23], kháng virus Hình 2. Cấu trúc của các hợp chất 1-3 viêm gan B [24], ức chế enzym tyrosinase [15]. 24 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.03
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 5. KẾT LUẬN Thu thập dữ liệu: Thi Đại Thạnh, Nguyễn Tấn Phát. Giám sát nghiên cứu: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Lữ Thị Kim Từ rễ của cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda) đã phân Chi, Lê Minh Tài. lập được 03 hợp chất tinh khiết gồm chất 1 (161,47 mg), chất Nhập dữ liệu: Thi Đại Thạnh, Nguyễn Tấn Phát. 2 (18,93 mg) và chất 3 (87,86 mg) bằng sắc ký cột chân không và kĩ thuật sắc ký điều chế. Các hợp chất này được Quản lý dữ liệu: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt. xác định cấu trúc lần lượt là acid 3,4-dicaffeoylquinic (1), Phân tích dữ liệu: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Thi Đại Thạnh. acid 3,5-dicaffeoylquinic (2) và acid 4,5- Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt. dicaffeoylquinic (3) bằng phổ HRMS và NMR. Cả 3 hợp chất này đều là các hợp chất lần đầu được xác định Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Nguyễn Thị Ánh trong loài P. pteropoda. Nguyệt, Thi Đại Thạnh, Nguyễn Tấn Phát, Lê Minh Tài, Lữ Thị Kim Chi. Lời cảm ơn Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Xin trân trọng cảm ơn Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tài trợ kinh phí thực hiện đề tài. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập hay độc giả thông qua Ban biên tập. Nguồn tài trợ Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Nghiên cứu này được tài trợ kinh phí bởi Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh theo hợp đồng số 54/2023/HĐ- Nghiên cứu này miễn trừ Hội đồng Đạo đức. ĐHYD, ngày 20 tháng 03 năm 2023. TÀI LIỆU THAM KHẢO Xung đột lợi ích 1. Dược điển Việt Nam V. Lức (Rễ), Radix Plucheae pteropodae. Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. Hà Nội: Y Học; 2017. p.1236-7. ORCID 2. Chi VV. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Hà Nội: Y Học; 1997. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt 3. Liang Z, Xie X, Liang Y, Zhang H, Zhao W, Tang L, et al. https://orcid.org/0009-0009-3563-1981 The complete chloroplast genome of Pluchea pteropoda Hemsl, a mangrove associate plant. Mitochondrial DNA Thi Đại Thạnh B Resour. 2021;6(6):1729-31. https://orcid.org/0009-0000-7839-9259 4. Hằng PT, Thảo NNP, Trân NN, Đạt PT, Đảm NP, Khang Nguyễn Tấn Phát ĐT, et al. Khảo sát đặc điểm hình thái, giải phẫu và hoạt https://orcid.org/0009-0007-5994-091X tính kháng khuẩn của Cúc tần (Pluchea indica (l.) Less.) và Nam sài hồ (Pluchea pteropoda Helms.). Tạp chí Lê Minh Tài Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2022;58(2):132-9. https://orcid.org/0009-0009-0098-0444 5. Le Van Hac, Nguyen Thi Chung, Dung N, Ho Quang Lữ Thị Kim Chi Trung, Leclereq PA. Constituents of leaf and root essential oil of Pluchea indica (L.) Less. from Vietnam. https://orcid.org/0009-0001-5858-1579 Journal of Essential Oil Bearing Plants. 2000;11:21-8. Đóng góp của các tác giả 6. Chung NT. Isolation and identification of thiophen Ý tưởng nghiên cứu: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt. compounds from root of Pluchea pteropoda Hemsl. at Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Thị Ánh Dien Chau, Nghe An province. Pharmaceutical Journal. 2005;5-6. Nguyệt. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 25
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 7. Nguyệt NTA, Thạnh TĐ, Chi LTK. Nghiên cứu phân 16. Kim JY, Cho JY, Ma YK, Park KY, Lee SH, Ham KS, et lập một số hợp chất acid phenol từ rễ Sài hồ nam al. Dicaffeoylquinic acid derivatives and flavonoid (Pluchea pteropoda Hemsl.). TNU Journal of Science glucosides from glasswort (Salicornia herbacea L.) and and Technology. 2024;229(09):117-23. their antioxidative activity. Food Chemistry. 2011;125(1):55-62. 8. Biên LK. Thực vật chí Việt Nam, quyển 7. Hà Nội: Khoa học Kỹ thuật; 2007. 17. Ohtsuki T, Yokosawa E, Koyano T, Preeprame S, Kowithayakorn T, Sakai S, et al. Quinic acid esters from 9. Flores PA, Gutiérrez ADM, Contreras R, Huu FK. Pluchea indica with collagenase, MMP‐2 and MMP‐9 13 C and 1 H NMR investigations of quinic acid inhibitory activities. Phytotherapy Research. derivatives: complete spectral assignment and 2008;22(2):264-6. elucidation of preferred conformations. Magnetic Resonance in Chemistry. 1989;27(6):544-55. 18. Scholz E, Heinrich M, Hunkler D. Caffeoylquinic acids and some biological activities of Pluchea symphytifolia. 10. Shi S, Huang K, Zhang Y, Zhao Y, Du Q. Purification Planta Medica. 1994;60(04):360-4. and identification of antiviral components from Laggera pterodonta by high-speed counter-current 19. Martino VS, Debenedetti SL, Coussio JD. chromatography. Journal of Chromatography B. Caffeoylquinic acids from Pterocaulon virgatum and 2007;859(1):119-24. Pluchea sagittalis. Phytochemistry. 1979;18(12):2052-6. 11. Nguyen ANT, Vu TTT, Do HTT, Nguyen TH, Van Le H, 20. Vongsak B, Kongkiatpaiboon S, Jaisamut S, Konsap K. Pham HKT, et al. Identification of phenolic compounds Comparison of active constituents, antioxidant capacity, from Vietnamese Artichoke (Cynara scolymus L.) Leaf and α-glucosidase inhibition in Pluchea indica leaf and their antioxidant activities. Natural Product extracts at different maturity stages. Food Bioscience. Sciences. 2024;30(1):39-112. 2018;25:68-73. 12. Wu YH, Hao BJ, Cao HC, Xu W, Li YJ, Li LJ. Anti‐ 21. Lee D, Lee HD, Kwon H, Lee HL, Hwang GS, Choi S, hepatitis B virus effect and possible mechanism of action et al. Insulin secretion and α-glucosidase inhibitory of 3, 4‐O‐dicaffeoylquinic acid in vitro and in vivo. effects of dicaffeoylquinic acid derivatives. Applied Evidence‐Based Complementary and Alternative Biological Chemistry. 2022;65(1):1-9. Medicine. 2012;2012(1):1-9. 22. Ela MAA, El‐Lakany AM, Abdel‐Kader MS, Alqasoumi 13. Choi MY, Park HJ. Antinocicepetive effects of SI, Shams‐El‐Din SM, Hammoda HM. New quinic acid 3,4-dicaffeoyl quinic acid of Ligularia fischeri var. derivatives from hepatoprotective Inula crithmoides root spiciformis. Korean Journal of Plant Resources. extract. Helvetica Chimica Acta. 2012;95(1):61-6. 2007;20(3):221-5. 23. Santos MDD, Chen G, Almeida MC, Soares DM, de 14. Chen J, Mangelinckx S, Ma L, Wang Z, Li W, de Souza GEP, Lopes NP, et al. Effects of caffeoylquinic Kimpe N. Caffeoylquinic acid derivatives isolated acid derivatives and C-flavonoid from Lychnophora from the aerial parts of Gynura divaricata and their ericoides on in vitro inflammatory mediator production. yeast α-glucosidase and PTP1B inhibitory activity. Natural Product Communications. 2010;5(5):733-40. Fitoterapia. 2014;99:1-6. 24. Hu SQ, Wu YH, Hao BJ, Lou JD, Hu HJ, Zhang YY, et 15. Iwai K, Kishimoto N, Kakino Y, Mochida K, Fujita al. Evaluation of anti-apoptotic, anti-injury and T. In vitro antioxidative effects and tyrosinase inhibitory antihepatitis B virus effects of isochlorogenic acid C activities of seven hydroxycinnamoyl derivatives in in vitro. J Med Plant Res. 2012;6:3199-206. green coffee beans. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 2004;52(15):4893-8. 26 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.03
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2