intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân loại mức độ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD 2013 ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Lục Ngạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

37
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng và phân mức độ ở bệnh nhân BPTNMT. Phương pháp: Tiến hành nghiên cứu mô tả, chọn mẫu toàn bộ 82 bệnh nhân BPTNMT điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn. Phân loại giai đoạn theo GOLD 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân loại mức độ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD 2013 ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Lục Ngạn

  1. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 4 năm 2014 PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH THEO GOLD 2013 Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HUYỆN LỤC NGẠN Trần Văn Bình*, Hoàng Hà** * Bệnh viện đa khoa Lục Ngạn, ** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và phân mức độ ở bệnh nhân BPTNMT. Phương pháp: Tiến hành nghiên cứu mô tả, chọn mẫu toàn bộ 82 bệnh nhân BPTNMT điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn. Phân loại giai đoạn theo GOLD 2013. Kết quả: Bệnh nhân nam giới (87,8%) > nữ giới (12,2%). Nhóm tuổi >70 chiếm 37,8%. Tuổi trung bình là 65,7 ±10,2. Triệu chứng thường gặp khó thở 95,1%; ho 92,7%; khạc đờm 81,7%; RRPN giảm 68,3%, ran rít 64,6%. Xquang có hình ảnh phổi bẩn 43,9%; khoang liên sườn dãn rộng 52,4%; vòm hoành bậc thang 52,4%; vòm hoành phẳng 47,6%; Tim hình giọt nước chiếm 43,9%; đường kính động mạch phổi phải >1,6 cm chiếm 15,9%. Có sự khác nhau về số lượng bệnh nhân các mức GOLD 1 và 2; GOLD 3 và 4 khác biệt so với GOLD C và D (tương ứng 37,8% so với 80,5%). Có sự khác nhau về mối nguy cơ trong cách phân chia: với GOLD 2006, phân mức 1 +2 có 23 (28%) bệnh nhân tương ứng với mức A, B có 12 (14,6%) bệnh nhân. Phân mức 3+4 có 59 (71,9%) bệnh nhân tương ứng với mức A, B có 80 (85,4%) bệnh nhân. Kết luận: Phân loại mức độ BPTNMT theo GOLD 2013 thuận lợi hơn GOLD 2006 về đánh giá tình trạng và tiên lượng bệnh. Khuyến nghị: Nên áp dụng cách phân mức độ BPTNMT theo GOLD 2013 tại y tế cơ sở. Từ khóa: BPTNMT, GOLD 2013, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, COPD. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phần tử và khí độc. Cơ chế bệnh sinh phức tạp với đáp ứng viêm hệ thống. Nhiều yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng bệnh: mức độ khó thở, tần suất và mức độ nặng của đợt cấp, vấn đề dinh dưỡng, trầm cảm, chất lượng cuộc sống giảm [1], [2], [5]. Cách phân loại giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2006 dựa vào chức năng thông khi chưa đáp ứng được toàn diện so với phân loại mới, GOLD 2013 [5]. Để biết rõ thêm về phân loại GOLD 2013 chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng BPTNMT ở bệnh nhân điều trị nội trú bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn. 2. So sánh phân loại mức độ BPTNMT giữa GOLD 2013 và GOLD 2006. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu: Gồm 82 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán BPTNMT điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn từ 10/2013 đến 4/2014. 2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán BPTNMT theo GOLD 2013 [5]: - Đo thông khí phổi: FEV1< 80% số lý thuyết; FEV1/ FVC< 70%; - Test phục hồi phế quản âm tính (
  2. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 4 năm 2014 - Bệnh nhân có chống chỉ định đo CNHH: tràn khí màng phổi, kén khí lớn ở phổi ... - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả 2.2.2. Chọn mẫu toàn bộ 2.2.3. Các qui chuẩn và cách tiến hành nghiên cứu - Các bệnh nhân nghiên cứu được thu thập thông tin, khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp, đo CAT, đo mMRC, chụp Xquang. - Phân loại giai đoạn và so sánh GOLD 2006 với GOLD 2013 - Phân loại giai đoạn theo GOLD 2006 + Giai đoạn I (nhẹ): FEV1/ FVC < 70%, FEV1 ≥ 80% SLT + Giai đoạn II (vừa): FEV1/FVC < 70%, 50% ≤ FEV1 < 80% SLT + Giai đoạn III (nặng): FEV1/FVC < 70%, 30% ≤ FEV1 < 50% SLT + Giai đoạn IV (rất nặng): FEV1/FVC < 70%, FEV1 < 30% SLT hoặc 30% < FEV1< 50% SLT kèm theo các triệu chứng của suy hô hấp mạn tính. - Phân loại giai đoạn theo GOLD 2013 + Giai đoạn I (nhẹ): FEV1 ≥ 80% SLT + Giai đoạn II (vừa): 50% ≤ FEV1 < 80% SLT + Giai đoạn III (nặng): 30% ≤ FEV1 < 50% SLT + Giai đoạn IV (rất nặng): FEV1 < 30% SLT - Phân loại giai đoạn A, B, C, D theo GOLD 2013 [5] Bệnh Các đợt cấp mMRC Đặc điểm CNHH CAT nhân trong năm A Nguy cơ thấp ít triệu chứng GOLD 1-2 ≤1 0-1 < 10 B Nguy cơ cao nhiều triệu chứng GOLD 1-2 ≤1 ≥2 ≥ 10 C Nguy cơ thấp ít triệu chứng GOLD 3-4 ≥2 0-1 < 10 D Nguy cơ cao nhiều triệu chứng GOLD 3-4 ≥2 ≥2 ≥ 10 - Bộ câu hỏi mMRC (modified Medical Research Council) [1], [2], [5] - Bộ câu hỏi CAT (COPD Assessment Test) [1], [2], [5] 2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu - Chỉ tiêu lâm sàng: tuổi, giới, thời gian mắc, tần suất mắc đợt bùng phát, các triệu chứng toàn thân, cơ năng, thực thể. - Chỉ tiêu các giá trị thông khí phổi (FVC,FEV1,FEV1/VC,FEV1/FVC), Xquang phổi thẳng. - Chỉ tiêu về mMRC và CAT 2.4. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học 2.5. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu trên các bệnh nhân điều trị thường qui tại bệnh viện, không can thiệp bất thường. Thu thập số liệu khách quan, trung thực. Các kết quả ứng dụng vào lâm sàng. Nghiên cứu được thông qua Hội đồng khoa học Trường ĐHYD và Hội đồng bệnh viện. III. KẾT QUẢ và BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm bệnh nhân đợt bùng phát của BPTNMT * Tuổi và giới 87
  3. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 4 năm 2014 Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới Giới Nam Nữ Tổng Tuổi n % n % n % 70 27 37,5 4 40,0 31 37,8 Tổng 72 87,8 10 12,2 82 100,0 Tỷ lệ Nam/Nữ 7,2 Tuổi trung bình 65,7 ±10,2 Kết quả bảng 1 cho thấy BPTNMT điều trị tại viện có tỷ lệ nam giới chiếm 87,8% cao hơn so với nữ giới (12,2%). Bệnh nhân có độ tuổi từ 50 - 70 chiếm tỷ lệ cao nhất (57,3%), sau đó là nhóm tuổi >70 chiếm 37,8%, nhóm bệnh nhân có độ tuổi 50 tuổi. Kết quả này phù hợp với căn nguyên BPTNMT chủ yếu gặp ở nam giới có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc Tiền sử đợt cấp Tần suất % Không có đợt cấp 21 25,6 1 đợt cấp 10 12,2 ≥ 2 đợt cấp 51 62,2 Số đợt cấp trung bình 2,7 ± 0,8 Kết quả bảng 2 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có từ 2 đợt cấp BPTNMT trở lên trong 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (62,2%). Trong đó số có 1 đợt cấp chỉ chiếm 12,2%. Số bệnh nhân vào viện khám xin nhập viện điều trị cũng chiếm đáng kể (25,6%). Kết quả này tương tự với kết quả của một số tác giả Donaldson và cộng sự (2006) số đợt cấp trung bình: 2,5-3 đợt/năm[4]. Đợt bùng phát BPTNMT là tình trạng bệnh lý quan trọng mà thầy thuốc lâm sàng vừa phải can thiệp điều trị vừa qua đó phân mức bệnh. Tỷ lệ này cho thấy mức độ C, và D ở bệnh nhân điều trị nội trú là khá cao. Số đợt cấp trung bình của nghiên cứu này là 2,7 ± 0,8. Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng cơ năng Dấu hiệu Tần suất % Khó thở 78 95,1 Ho 76 92,7 Khạc đờm 67 81,7 Đờm đục 43 52,4 Sốt 18 22,0 Tức ngực 38 46,3 Lồng ngực hình thùng 45 54,9 RRPN giảm 56 68,3 Ran rít 53 64,6 Ran ngáy 55 67,1 Ran ẩm 10 12,2 Ran nổ 36 43,9 Nhận xét những triệu chứng hay gặp nhất là khó thở 95,1%, ho 92,7% và khạc đờm 81,7%. Bệnh nhân khạc đờm đục chiếm 52,4%. Các triệu chứng thực thể lồng ngực hình 88
  4. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 4 năm 2014 thùng 54,9%, RRPN giảm chiếm 68,3%, ran rít chiếm 64,6%. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy, khó thở 95,5%, ho 92,0% và khạc đờm 82,1%. Bệnh nhân khạc đờm đục chiếm 58,1% [2], [4]. Các triệu chứng thực thể lồng ngực hình thùng 57,1%, RRPN giảm chiếm 60,7%, ran rít chiếm 53,6%. Như vậy triệu chứng lâm sàng BPTNMT hay gặp là khó thở, ho, ho khạc đờm và chất đờm có chuyển mầu. Khám thực thể thường thấy RRPN giảm và có ran rít. Bảng 5. Phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu trên XQ Dấu hiệu Tần suất % Hình phổi bẩn 36 43,9 Khoang liên sườn giãn rộng 43 52,4 Vòm hoành bậc thang 43 52,4 Vòm hoành phẳng 39 47,6 Vòm hoành đảo 4 4,9 Tim hình giọt nước 36 43,9 ĐK động mạch phổi phải >1,6 cm 13 15,9 Nhận xét: hình ảnh phổi bẩn chiếm 43,9%, khoang liên sườn dãn rộng 52,4%, vòm hoành bậc thang 52,4%, vòm hoành phẳng 47,6%. Tim hình giọt nước chiếm 43,9% có 15,9% bệnh nhân có đường kính động mạch phổi phải >1,6 cm. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy hình ảnh phổi bẩn chiếm 44,6%, khoang liên sườn dãn rộng 53,6%, vòm hoành bậc thang 50,0%, vòm hoành phẳng 44,6%. Tim hình giọt nước chiếm 40,2%. Có 18,8% bệnh nhân có đường kính động mạch phổi phải >1,6 cm [2], [4]. Đây là các dấu hiệu khá đặc trưng giúp thầy thuốc lâm sàng định hướng chẩn đoán BPTNMT và có thể góp phần tiên lượng các bệnh tim mạch phối hợp như tăng huyết áp, tâm phế mạn. Bảng 6. So sánh phân loại theo GOLD 2006 với GOLD 2013 GOLD A GOLD B GOLD C GOLD D Phân loại n % n % n % n % GOLD 1 2 2,4 0 0,0 0 0,0 0 0,0 1 1,2 GOLD 2 21 25,6 1 1,2 11 13,4 1 1,2 7 8,5 GOLD 3 28 34,1 0 0,0 0 0,0 3 3,7 28 34,1 GOLD 4 31 37,8 0 0,0 0 0,0 0 0,0 30 36,6 Tổng 82 100 1 1,2 11 13,4 4 4,9 66 80,5 Kết quả bảng 6 cho thấy có sự khác nhau rõ về số lượng bệnh nhân ở 2 cách phân chia, các mức GOLD 1 và 2 chưa khác biệt nhiều, nhưng với GOLD 3 và 4 thì thấy rõ với GOLD 3 có 28 (34,1%) bệnh nhân thì GOLD C chỉ có 4 (4,9%) bệnh nhân. Ngược lại với GOLD 4 có 31 (37,8%) bệnh nhân thì GOLD D có tới 66 (80,5%) bệnh nhân. Thực tế nhóm bệnh nhân mức D có tiền sử đợt bùng phát ≥ 2 lần trong năm chiếm nhiều nhất. Nếu đánh giá theo mối nguy cơ thấp là mức A, B, nguy cơ cao là mức C, D chúng tôi cũng thấy có sự khác nhau về 2 cách phân loại. Phân mức 1 +2 có 23 (28%) bệnh nhân tương ứng với mức A, B có 12 (14,6%) bệnh nhân. Phân mức 3+4 có 59 (71,9%) bệnh nhân tương ứng với mức A, B có 80 (85,4%) bệnh nhân. Như vậy cách phân loại mức độ BPTNMT theo GOLD 2013 toàn diện hơn cách phân loại năm 2006 giúp thầy thuốc đánh giá cụ thể hơn tình trạng bệnh và tiên lượng bệnh. Thực tế cách phân loại mới này cũng dễ áp dụng. 89
  5. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 4 năm 2014 IV. KẾT LUẬN Nghiên cứu 82 bệnh nhân BPTNMT điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn, chúng tôi rút ra 1 số kết luận sau: 4.1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng BPTNMT - Tỷ lệ BPTNMT nam giới 87,8% cao hơn so với nữ giới (12,2%). Tuổi 50 - 70 chiếm tỷ lệ cao (57,3%), nhóm tuổi >70 chiếm 37,8%. Tuổi trung bình là 65,7 ±10,2. Tiền sử bệnh nhân có từ 2 đợt cấp BPTNMT trở lên trong 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (62,2%). - Triệu chứng lâm sàng thường gặp là khó thở 95,1%; ho 92,7%; khạc đờm 81,7%; đờm đục chiếm 52,4%. Triệu chứng RRPN giảm gặp 68,3%, ran rít gặp 64,6%. - Triệu chứng Xquang có hình ảnh phổi bẩn chiếm 43,9%; khoang liên sườn dãn rộng 52,4%; vòm hoành bậc thang 52,4%; vòm hoành phẳng 47,6%; Tim hình giọt nước chiếm 43,9%; đường kính động mạch phổi phải >1,6 cm chiếm 15,9%. 4.2 So sánh phân loại mức độ BPTNMT giữa GOLD 2013 và GOLD 2006 Có sự khác nhau rõ về số lượng bệnh nhân ở 2 cách phân chia, các mức GOLD 1 và 2 khác biệt ít; GOLD 3 và 4 khác biệt nhiều so với GOLD C và D (tương ứng là 37,8% so với 80,5%). Có sự khác nhau rõ về mối nguy cơ trong cách phân chia: với GOLD 2006, phân mức 1+2 có 23 (28%) bệnh nhân tương ứng với mức A, B có 12 (14,6%) bệnh nhân. Phân mức 3+4 có 59 (71,9%) bệnh nhân tương ứng với mức A, B có 80 (85,4%) bệnh nhân. Phân loại mức độ BPTNMT theo GOLD 2013 thuận lợi hơn GOLD 2006 về đánh giá tình trạng và tiên lượng bệnh. Khuyến nghị: Nên áp dụng cách phân mức độ BPTNMT theo GOLD 2013 tại y tế cơ sở. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y Tế (2013), “Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh Hô hấp”, Nhà xuất bản Y học. 2. Ngô Qúy Châu (2012), “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Nhà xuất bản Y học. 3. Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự (2011), “Sổ tay thực hành xử trí tốt bệnh Hô hấp”, Bộ Y tế, Bệnh viện Phổi Trung ương. 4. Nguyễn Thanh Thủy (2013), “Phân loại giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD 2011 ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai ”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 5. Global intiative for chronic obstructive lung disease, (2013), “Global strategy for the diagnosis and prevention of chronic obstructive pulmonary disease”, Update 2013, NHLBI/WHO. 90
  6. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 4 năm 2014 LEVEL CLASSIFICATION OF COPD BY GOLD 2013 IN INPATIENTS TREATMENT AT HOSPITAL DISTRICT LUCNGAN TranVanBinh*, HoangHa** * Luc Ngan General Hospital ** Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy SUMMARY Objectives: to describe the clinical characteristics and level classification in patients COPD. Methods: Conduct research described, the entire sample 82 patients COPD inpatient Hospital Luc Ngan. Level classification according to GOLD 2013. Results: male patients (87.8%)> females (12.2%). Age group> 70 37.8%. Average age 65.7 ± 10.2. Common symptoms of breathlessness 95.1%; cough 92.7%; sputum 81.7%; Rales decreased 68.3%, wheezing 64.6%. X-ray images lung dirty 43.9%; intercostal space widening 52.4%; diaphragmatic dome ladder 52.4%; flat diaphragm dome 47.6%; Heart shaped water drop 43.9%; right pulmonary artery diameter> 1.6 cm was 15.9%. There were differences in the number of patients the GOLD level 1 and 2; GOLD 3 and GOLD 4 differs from C and D (respectively 37.8% vs 80.5%). There were differences in the risk of division: the GOLD 2006 classification level 1 +2 with 23 (28%) patients respectively with A, B with 12 (14.6%) patients. Classification of 3 + 4 59 (71.9%) patients respectively with the A, B, 80 (85.4%) patients. Conclusion: Classification COPD level GOLD 2013 more favorable GOLD 2006 on assessment and prognosis COPD. Recommendation: It should be applied according to the GOLD classification COPD 2013 at the primary health care. Keywords: BPTNMT, GOLD 2013, chronic obstructive pulmonary disease, COPD. 91
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2