Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty May Đức Giang
lượt xem 65
download
Tham khảo luận văn - đề án 'phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty may đức giang', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty May Đức Giang
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty May Đức Giang 1
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C MỤCLỤC Lời nói đầu ................................ ................................ ................ 1 Chương I Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp.................................................. 2 1. vốn của doanh nghiệp ....................................................... 2 1.1 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động của doanh nghiệp .............. 2 1.1.1 Khái niệ m .......................................................................................... 2 1.1.2 Phân loại vốn .................................................................................... 4 1.1.2.1 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn ........................................... 4 1.1.2.2 Căn cứ vào đặc điểm nguồn hình thành ................................ 8 1.1.2.3 Căn cứ vào nội dung vật chất vốn ......................................... 9 1.1.3 Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp .............. 9 2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp ..................................................................................................... 11 2.1 Khái niệm và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ........................................................................................................... 11 2.1.1 Khái niệm .............................................................................. 11 2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn ................. 13 2.2. Các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn .............. 19 2.2.1 Nhân tố khách quan ............................................................... 19 2.2.1.1 Môi trường pháp luật.......................................................... 19 2.2.1.2 Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước ............................. 20 2.2.1.3 Thị trường và hoạt động cạnh tranh ................................... 21 2.2.1.4 Tính chất ổn định của môi trường ....................................... 23 2.2.2 Nhân tố chủ quan .................................................................. 23 2.2.2.1 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp............................................. 23 2.2.2.2 Chi phí vốn ......................................................................... 24 2.2.2.3 Nhân tố con người .............................................................. 25 2.2.2.4 Tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh ........... 26 CHƯƠNG II PHÂNTÍCHHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐNCỦACÔNGTY MAYĐỨC GIANG 2.1. Khái quát về công ty May Đức Giang ............................................ 28 2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của công ty May Đức Giang ................ 28 2
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C 2.1.2 Các yếu tố về nguồn lực................................................................... 31 2.1.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật ................................................................. 31 2.1.2.2 Khả năng tài chính ....................................................................... 32 2.1.2.3. Khả năng tài chính ...................................................................... 33 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty ................................... 33 2.1.3.1 Đặc điểm về qui trình công nghệ .................................................. 33 2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức quản lý ............................................................. 35 2.2 Thực trạng sử dụng vốn ở công ty May Đức Giang ....................... 39 2.2.1 Thực trạng sử dụng vốn tại công ty.................................................. 39 2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty................. 43 2.2.2.1 Các chỉ tiêu tổng hợp .................................................................... 43 2.2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích ................................................................... 46 2.2.2.2.1 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh .................. 46 2.2.2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ............... 53 2.2.2.2.3 Một số tỷ lệ tài chính phản ánh thực trạng quản lý tiền mặt ...... 57 2.3 Nhận xét chung ................................................................................. 60 2.3.1 Những mặt đãđạt được .................................................................... 60 2.3.1 Những hạn chế cần khắc phục ......................................................... 60 CHƯƠNG III MỘTSỐGIẢIPHÁPNHẰMNÂNGCAOHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐNTẠICÔNG TYMAYĐỨCGIANG................................................................................................ 63 3.1 Phương hướng và mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty May Đức Giang ..................................................................................... 63 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn....... 65 3.2.1 Về phía công ty May Đức Giang ............................................ 65 3.2.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh .............................. 65 3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ........................... 68 3.2.1.3 Tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm .................................... 69 3.2.1.4 Các giải pháp khác ............................................................. 73 3.2.2 Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước ................................. 74 3.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ............................ 74 3.2.2.2 Thực hiện việc cổ phần hoá doanh nghiệp ......................... 75 3.2.2.3 Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý vốn của Nhà nước ... 77 3.2.2.4 Các giải pháp khác ............................................................ 78 3
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C KẾTLUẬN .................................................................................... 80 TÀILIỆUTHAMKHẢO 4
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C LỜINÓIĐẦU Vốn là một trong những yếu tố tiền đềđể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện giới hạn về nguồn lực sản xuất thì việc làm thế nào để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trở thành một vấn đềđược quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam. Sau quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì vấn đề hiệu quả trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam còn nhiều điều phải bàn, và ngày càng trở thành vấn đề có tính thời sự. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích vàđánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp Nhà nước cóý nghĩa và vai trò quan trọng. Không những giúp bả n thân các doanh nghiệp tìm cách sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của mình, mà còn giúp cho cơ quan chủ quản của doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp. Công ty May Đức Giang là một doanh nghiệp Nhà nước cũng đang đứng trước thách thức đó, phải làm sao quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, là m thế nào để bảo toàn và phát triển được nguồn vốn- Đó là câ u hỏi luôn được đặt ra đối với ban lãnh đạo công ty. Đứng trước những yêu cầu, đòi hỏi đó, sau quá trình thực tập tại Công ty May Đức Giang cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, TS. Phạm Quang Trung và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ phòng Tài chính- Kế toán, đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty May Đức Giang” được lựa chọn là m luận văn tốt nghiệp vàđược trình bày theo nộ i dung sau: Ngoài lời nói đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1 : Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Chương 2 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty May Đức Giang 5
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vố n tại Công Ty May Đức Giang 6
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C CHƯƠNG I: VỐNVÀHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐNCỦACÁCDOANHNGHIỆP I. VỐNDOANHNGHIỆP 1.1 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm Để tiến hành sản xuất kinh doanh trước tiên doanh nghiệp cần có vốn, vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nóđóng vai trò quyết định cho việc ra đời, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vậy vốn doanh nghiệp là gì ? Đứng trên mỗi góc độ và quan điểm khác nhau, với mục đích nghiê n cứu khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về vốn. Theo quan điể m của Marx, ông cho rằng: “ Vốn chính là tư bản, là giá trịđem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất ”. Định nghĩa của Marx có tầ m khái quát lớn, tuy nhiên do hạn chế về mặt trình độ phát triển của nền kinh tế mà Marx quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Paul.A.Samuelson, nhà kinh tế học theo trường phái Tân cổđiển đã kế thừa các quan điể m của trường phái cổđiển về yếu tố sản xuất để phân chia các yếu tố của đầu vào sản xuất thành ba bộ phận làĐất đai, Lao động và Vốn. Theo ông, vốn là các hàng hoáđược sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, làđầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, đó có thể là máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…Trong quan niệ m về vốn của Samuelson không đề cập đến các tài sản tài chính những tài sản có giá có thểđem lại lợi nhuậ n cho doanh nghiệp, ông đãđồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp. 7
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C Trong cuốn kinh tế học của David Beeg, tác giảđãđưa ra hai định nghĩa về vốn: Vốn hiện vật và vốn tài chính của doanh nghiệp. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá, sản phẩm đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hoá khác. Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá trị của doanh nghiệp. Như vậy David Beeg đã bổ sung định nghĩa vốn tài chính cho định nghĩa vốn của Samuelson. Nhìn chung, các nhà kinh tếđã thống nhất ởđiể m chung cơ bản: Vốn là yếu tốđầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho thị trường. Như vậy, vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ vật tư, tài sản, được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy vốn là một loại hàng hoáđặc biệt. Trước hết, vốn là hàng hoá vì nó có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của vốn thể hiện ở chi phí mà chúng ta bỏ ra để cóđược nó. Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc ta sử dụng nóđểđầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh ( mua máy móc, thiết bị, hàng hoá…) Vốn là hàng hoáđặc biệt bởi vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền s ử dụng và quyền sở hữu. Khi vay vốn chúng ta chỉ có quyền sử dụng vốn còn quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu của nó. Tính đặc biệt của vố n còn thể hiện ở chỗ vốn không bị hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chính vì vậy, giá trị của vốn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô, không phụ thuộc vào lợi ích cận biên của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này đặt ra nhiệm vụđối với nhà quản trị tài chính là phải là m sao sử dụng tối đa hiệu quả vốn đểđem lại một giá trị thặng dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí bỏ ra để mua vay vốn và có lợi nhuận tối đa. Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được tiến hành liên tục do vậy vốn của doanh nghiệp cũng được vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn. Trong quá trình tuần hoàn và chu 8
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C chuyển vốn, vốn thay đổi cả về hình thái và lượng giá trị. Vốn trong các doanh nghiệp sản xuất được vận động như sau: T – H ( TLSX, TLLĐ )… S X … H’ …T’ 1.1.2 Phân loại vốn Nhưđã trình bày ở trên, vốn giữ vai trò quan trọng, thiết yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc phân loại vố n theo các cách thức khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp đề ra được các giả i pháp quản lí và sử dụng sao cho có hiệu quả. Có nhiều cách phân loại vốn doanh nghiệp theo các giác độ khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn Dựa vào căn cứ này có thể chia vốn thành hai loại Vốn cốđịnh và Vố n lưu động a. Vốn cốđịnh: Là một bộ phận của vốn sản xuất, là hình thái giá trị của những tư liệ u lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất. Khi xem xét những hình thái giá trị của những tư liệu lao động đang nằm trong vốn cốđịnh, không chỉ xét về mặt hiện vật mà quan trọng là phải xem xét tác dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với tất cả các tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất đều là vốn cốđịnh, tuỳ theo tình hình thực tế, từng thời kỳ mà có những quy định cụ thể khác nhau. Hiện tạ i Nhà nước quy định các tư liêu sản xuất cóđủ hai điều kiện thời gian sử dụng lớn hơn một năm và giá trị tài sản lớn hơn 5 triệu đồng thìđược coi là tài sản cốđịnh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn cốđịnh tham gia nhiều lầ n vào sản xuất, giá trị của tài sản cốđịnh giảm dần, theo đó nóđược tách ra làm hai phần: Một phần gia nhập vào chi phí sản phẩ m dưới hình thức khấu hao tương ứng với sự giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cốđịnh. Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu như phần vốn lưu chuyển dần 9
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C tăng lên thì phần vốn cốđịnh giảm đi tương ứng với mức suy giảm giá trị sử dụng của tài sản cốđịnh. Kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cốđịnh hết thời gian sử dụng và vốn cốđịnh hoàn thành một vòng luân chuyển. Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, vốn cốđịnh là phần vốn đầu t ư mua sắm các loại tài sản cốđịnh dưới hai hình thức: Ngân sách cấp phát và vay ngân hàng ( một phần được trích từ quĩ phát triển sản xuất). Vốn cốđịnh giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nó quyết định đến việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất, quyết định việc ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến. Do có vị trí then chốt vàđặc điểm vận động của nó có tính qui luật riêng nên việc quản lý nâng cao hiệu quả vốn cốđịnh được coi là công tác trọng điể m của quản lý tà i chính doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho việc quản lý và sử dụng vốn lưu động, người ta thường tiến hành phân chia tài sản cốđịnh theo các tiêu thức sau: * Theo mục đích sử dụng tài sản cốđịnh gồm có: Tài sản cốđịnh phục vụ mục đích kinh doanh Tài sản cốđịnh phục vụ phúc lợi công cộng, an ninh quốc phòng Tài sản cốđịnh bảo quản giữ hộ * Theo hình thái biểu hiện có thể chia tài sản cốđịnh thành hai loại: Tài sản cốđịnh vô hình: Là những tài sản cốđịnh không có hình thái vật chất nó thể hiện một lượng giá trịđãđược đầu tư có liê n quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu, chi phí mua bằng phát minh sáng chế… Trong nền kinh tế thị trường do sự tác động của các qui luật kinh tế vàđể nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đầu tư những khoản chi phí lớn cho phần tài sản vô hình. Những chi phí này cần phải 10
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C được quản lý và thu hồi dần dần như những chi phí mua sắm tài sản cốđịnh khác. Tài sản cốđịnh hữu hình bao gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc, đường xá, cầu cảng. - Máy móc thiết bị - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn - Thiết bị, dụng cụ quản lý - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm - Các loại tài sản cốđịnh khác Vậy với mỗi cách phân loại trên đây cho phép ta đánh giá xem xét kết cấu tài sản cốđịnh của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Kết cấu tài sản cốđịnh là tỷ trọng của một loại tài sản cốđịnh nào đó so với tổng nguyên giá các loại tài sản cốđịnh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kết cấu tài sản cốđịnh giữa các ngành sản xuất khác nhau hoặc cùng một ngành sản xuất cũng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp việc phân loại và phân tích tình hình kết cấ u tài sản cốđịnh là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp chủđộng biến đổi kết cấu tài sản cốđịnh sao cho có lơị nhất cho việc nâng cao hiêu quả sử dụng vốn cốđịnh của doanh nghiệp. b. Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động và tài sản lưu thông được đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy vốn lưu động bao gồm những giá trị của tài sản lưu động như: Nguyên vật liệu chính, phụ, nguyên vật liệu và phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến, vốn tiền mặt, thành phẩ m trên đường gửi bán… Khác với tư liệu sản xuất, đối tượng lao động chỉđược tham gia vào một chu kỳ sản xuất để góp phần hợp thành giá trị và giá trị sử dụng của 11
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C một sản phẩm. Vì vậy vốn lưu động cóđặc điể m là luân chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm trong cùng một chu kỳ sản xuất. Vốn lưu động trong các doanh nghiệp vận động liên tục qua các giai đoạn trong quá trình sản xuất, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Bắt đầu từ hình thái tiền tệ ban đầu. Sự vận động liên tục từ giai đoạn này sang giai đoạn khác giữa lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông tạo nên sự luân chuyển của vốn lưu động. Qua phân tích trên cho thấy vốn lưu động là hình thái giá trị của nhiề u yếu tố tạo thành, mỗi yếu tố có tính năng, tác dụng riêng. Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả ta phải tiến hành phân loại theo một số chỉ tiê u chủ yếu sau: * Căn cứ vào quá trình luân chuyển và tuần hoàn của vốn, vốn lưu động được chia làm ba loại: Vốn dự trữ: Là bộ phận vốn dùng để mua nguyên, nhiê n vật liệu, phụ tùng thay thế và chuẩn bịđưa vào sản xuất. Vốn trong sản xuất: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm tự chế, chi phí chờ phân. Vốn lưu thông: Là phần vốn trực tiếp phục vụ cho việc lưu thông, tiêu thụ hàng hoá. * Căn cứ vào phương pháp xác lập vốn, người ta chia vốn lưu động ra làm hai loại Vốn lưu động định mức: Là vốn lưu động được quy định mức tối thiểu cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm vốn dự trữ, vốn trong sản xuất và thành phẩ m hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, thuê ngoài chế biến. Vốn lưu động không định mức: Là vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng 12
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C không có căn cứđể tính toán định mức được, chẳng hạn như thành phẩ m trên đường gửi bán, vốn kết toán. * Phân loại theo hình thái biểu hiện: Vốn lưu động gồ m: Vốn vật tư hàng hoá: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên vật liệu, sản phẩ m dở dang, bán thành phẩm. Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn bằng tiền mặt, đầu tư ngân hàng… * Căn cứ vào chủ sở hữu về vốn, vốn lưu động bao gồ m: Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Vốn vay hay các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Tóm lại, từ các cách phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu vốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau. Kết cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp Nhà nước khác nhau thì kết cấu vốn lưu động khác nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ thê m những đặc điể m riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từđó xác định đúng biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn. Qua đó cũng có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc những hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp mình. 1.1.2.2 Căn cứ vào nguồn hình thành Nếu xem xét nguồn hình thành của các doanh nghiệp tức là trả lời câu hỏi “Vốn cóđược từđâu? ” thì vốn được chia thành hai loại a.Vốn tự có: Là nguồn vốn có trong nội bộ doanh nghiệp. Với doanh nghiệp Nhà nước thì vốn tự có do doanh nghiệp Nhà nước cấp từ lúc thành lập doanh nghiệp hoặc cấp bổ sung theo nhu cầu sản xuất kinh 13
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C doanh. Với doanh nghiệp tư nhân thì nó là phần vốn của chủ doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh, còn với công ty cổ phần thì do các cổđông đóng góp thông qua việc nắm giữ cổ phiếu của công ty. Ngoài ra phần lợi nhuận không chia dùng để tái đầu tư cũng bổ sung vào vốn tự có của doanh nghiệp. b.Vốn huy động bên ngoài Vốn huy động bên ngoài có thể là vốn vay, vốn liên doanh liên kết. Do nhu cầu sản xuất kinh doanh, do yêu cầu đổi mới, phát triển và mở rộng liên tục, do khả năng về vốn tự có không thể trang trải được tất cả các thành phần cần thiết, các doanh nghiệp phải tìm đến một nguồn tài trợ khác là vốn vay. Doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng thương mại hoặc phát hành tín phiếu để huy động vốn. Vốn vay dài hạn có thểđược thực hiện thông qua các dựán đầu tư phát triển khả thi. Nó có thểđược thực hiện bằng vốn trung và dài hạn của ngâ n hàng thương mại hoặc có thể phát hành trái phiếu công ty nếu được phép. Liên doanh liên kết cũng là một phương pháp huy động vốn rất phổ biến nhờđó mà doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng về vốn, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như hiện đại hoá công nghệ. 1.1.2.3 Căn cứ vào nội dung vật chất vốn Căn cứ vào nội dung vật chất vốn thì vốn được chia thành vốn thực và vốn tài chính. a. Vốn thực: Là toàn bộ hàng hoá phục vụ cho sản xuất và dịch vụ khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng ..v..v.. phần vốn này phản ánh hình thái vật thể của vốn, nó tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh. 14
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C b.Vốn tài chính: Là biểu hiện dưới hình thái tiền, chứng khoán và các giấy tờ có giá khác dùng cho việc mua tài sản, máy móc … phần vốn này phản ánh phương tiện tài chính của vốn. 1.1.3 Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp Qua việc xem xét các khái niệ m và phân loại về vốn, ta có thể thấ y vốn là tiền đề cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Phải có một lượng tiền nhất định mới có thể tiến hành các hoạt động đầu tư của mình, bắt đầu từ việc doanh nghiệp mua các tài sản cần thiết cho việc xây dựng và khở i động doanh nghiệp ( máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua phát minh sáng chế…), đả m bảo cho sự vận động của doanh nghiệp ( mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân, trả lãi…) và sự tăng trưởng của doanh nghiệp ( đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất…). Vậy vốn là yếu tố khởi đầu, bắt nguồn của mọi hoạt động kinh doanh, nó tồn tại vàđi liề n xuyên suốt giúp cho các doanh nghiệp hình thành và phát triển. Vốn của các doanh nghiệp có vai trò quyết định, làđiều kiện tiên quyết quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của từng loại doanh nghiệp theo luật định. Trong những nền kinh tế khác nhau, những loại hình doanh nghiệp khác nhau tầm quan trọng của vốn cũng được thể hiện ở mức độ khác nhau. Vốn là yếu tố quyết định mức độ trang thiết bị kỹ thuật, quyết định việc đổi mới công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, ứng dụng thành tựu mới của khoa học và phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công vàđi lên của doanh nghiệp. Vốn còn là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiề m năng hiện có và tiềm năng tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá, mở rộng và phát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá, làđiều kiện để phát triển kinh doanh, thực hiện các chiến lược, sách lược kinh doanh, là chất keo để nối chắp, dính kết các quá trình và quan hệ kinh tế, là dầu bô i trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động. 15
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn tham gia vào tất cả các khâu, ở mỗi khâu nó thể hiên dưới các hình thái khác nhau như vật tư, vật liệu, hàng hoá…và cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu là tiền tệ. Như vậy sự luân chuyển của vốn giúp cho doanh nghiệp thực hiện được hoạt động tá i sản xuất và tái sản xuất mở rộng của mình. 1. PHƯƠNGPHÁPĐÁNHGIÁHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐNTRONGDOANHNG HIỆP 2.1. Khái niệm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 2.1.1 Khái niệm Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luô n luôn theo đuổi một mục tiêu chính là là m thế nào đểđạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, đem lại lợi nhuận lớn nhất. Ta biết rằng, vốn là một trong ba yếu tốđầu vào quan trọng nhất phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định và các nguồ n tài trợ tương ứng thì mới có thể tồn tại, hoạt động và phát triển. Làm thế nào để luôn đủ vốn - Đó làđiều quan trọng, là tiền đề của sản xuất song việc sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả mới thực sự là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Việc thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính, tiến hành phân tích đểđánh giá hiệu quả sử dụng vốn là nội dung quan trọng trong công tác tài chính của doanh nghiệp. Cách đo lường chính xác thể hiện rõ nhất tính hiệu quả là thước đo tiền tệđể lượng hoá các yếu tốđầu vào vàđầu ra. Tuy nhiên quan niệ m về hiệu quả sử dụng vốn được hiểu trên hai khía cạnh Với số vốn hiện có doanh nghiệp có thể sản xuất thêm sản phẩ m vớ i chất lượng tốt, giá thành hạ nhằ m mục đích tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 16
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C Đầu tư thê m vốn ( mở rộng quy mô sản xuất, tăng doanh thu ) sao cho tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của vốn. Vậy hiệu quả sử dụng vốn chính là thước đo, phản ánh tương quan so sánh giữa kết quả thu được với những chi phí về vốn mà doanh nghiệp bỏ ra trong hoạt động để cóđược chính kết quảđó. Hiệu quả sử dụng vốn có thểđược tính một cách chung nhất bằng công thức: Kết quả thu được = Hiệu quả sử dụng vốn Chi phí vốn sử dụng Trong đó : - Kết quả thu được có thể là : Tổng doanh thu , doanh thu thuần , lãi gộp ........ - Chi phí vốn đã sử dụng có thể là : Tổng vốn bình quân , vốn lưu động bình quân , vốn cốđịnh bình quân… Trong một doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực hiện có. Trình độ sử dụng nguồn lực thể hiện qua kết quả kinh doanh của mỗi kỳ hạch toán, qua đó quy mô vốn của doanh nghiệp có thể bị thu hẹp so với đầu kỳ ( doanh nghiệp sử dụng vốn ké m hiệu quả, nế u tình trạng này kéo dài có thể doanh nghiệp sẽ bị phá sản ) và cũng có thểđược bảo tồn và phát triển. Đây là kết quả mà doanh nghiệp nào cũng cần phải phấn đấu đểđạt được bởi vì khi bảo tồn được đồng vốn sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp tồn tại và tìm ra những biện pháp, bước đi đúng đắn phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường nhằ m phát triển vố n trong một khoảng thời gian nào đó. Sử dụng vốn hiệu quả sẽđảm bảo khả năng an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp sẽđảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục được rủi ro trong kinh doanh. Mặt khác đối vớ i 17
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C các doanh nghiệp nâng cao kiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng uy tín, thế lực, sự bành trướng của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời góp phầ n tạo ra sản phẩm với chất lượng cao, giá thành hạđáp ứng nhu cầu của ngườ i tiêu dùng, đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từđó tạo ra lợ i nhuận lớn hơn. Đó là cơ sởđể mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quảđóng góp cho xã hội. Nhưng một doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả khi nào? Chỉ khi doanh nghiệp đó bảo tồn và phát triển được vốn. 2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn Mục đích cũng nhưý tưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đề u hướng tới hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng triệt để mọ i nguồn lực hiện có. Tạo lập, khai thác và sử dụng các tiềm lực về vốn hợp lý hay không sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực tới hiệu quả sử dụng vố n nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc, đánh giáđúng hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấy được chất lượng của việc kinh doanh và khả năng quản lý vốn của doanh nghiệp. Để thấy rõđược vấn đề trên, thông qua các chỉ tiêu sau đây để nhận xét đánh giá Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sử dụng vốn Tỷ trọng Vốn cốđịnh = (1) 100% vốn cốđịnh Tổng tài sản Tỷ trọng vốn cốđịnh cho biết : Vốn cốđịnh chiế m bao nhiêu phầ n trăm trong tổng tài sản 18
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C Tỷ trọng Vốn lưu động = *100% (2) Vốn lưu động Tổng tài s ản Tỷ trọng vốn lưu động cho biết : Vốn lưu động chiế m bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản Tỷ trọng Nợ phải trả * 100 = (3) nợ phải trả Tổng % nguồn vốn Tỷ trọng nợ phải trả cho biết : nợ phải trả chiế m bao nhiêu phần tră m trong tổng nguồn vốn Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu = *100% (4) Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cho biết : Vốn chủ sở hữu chiế m bao nhiê u phần trăm trong tổng nguồn vốn 1) Chỉ tiêu tổng hợp Tỷ suất Lợi nhuận = * 100% (5) Lợi nhuận vốn Vốn bình quân 19
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C Tỷ suất lợi nhuận có thể tính chung hay tính riêng cho từng loại vố n cốđịnh hoặc vốn lưu động. Nếu tỷ suất lợi nhuận của kỳ sau cao hơn k ỳ trước thì doanh nghiệp là m ăm có hiệu quả. Hệ số Vốn bình quân = (6) đảm nhiệ m vốn Doanh thu thuần Chỉ tiêu cho biết để có một vòng luân chuyển thì cần bao nhiêu đồ ng vốn bình quân. Hệ số của chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, tiết kiệ m được vốn. Doanh Lợi nhuận ròng = (7) lợi vốn Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó thể hiện hiệu quả thực tế của nguồn vốn chủ sở hữu, thấy được mức độ tiến triển, hiệu quảđầu tư của chủ doanh nghiệp thông qua hệ số của chỉ tiêu. Nếu hệ số của kỳ sau cao hơn kỳ trước nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Hệ số Tổng vốn vay = (8) nợ chung Tổng tài sản Hệ số này cho biết một đồng giá trị tài sản có bao nhiêu đồng vốn vay trong đó, qua chỉ tiêu ta thấy được tính chất của nguồn vốn 2) Chỉ tiêu phân tích Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp được phản ánh bằng hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp và các chỉ tiêu phân tích. Qua chỉ tiê u 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương Mại Sóng Vang
36 p | 522 | 185
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
98 p | 565 | 143
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH chè Hoài Trung
105 p | 662 | 132
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Phát triển Hạ tầng Thừa Thiên Huế
82 p | 176 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ Hoàng Anh
83 p | 146 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần vật liệu xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế
75 p | 84 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần nhà Thành Đạt, Huế giai đoạn 2013-2015
78 p | 70 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Đường bộ I Thừa Thiên Huế giai đoạn (2012-2014)
78 p | 65 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền
89 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Việt Nam
163 p | 21 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Nam Hòa Huế
104 p | 68 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Kim khí Miền Trung
26 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Việt Nam
26 p | 77 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị
88 p | 27 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng (NDN)
26 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Đức Lộc Tài
70 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Kim khí Miền Trung
110 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng (NDN)
119 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn