intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao

Chia sẻ: Vũ Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

1.174
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xưa nay nói đến nhân vật nữ xấu nhất trong tác phẩm văn học, người ta sẽ không đắn đo khi nghĩ ngay đến nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Một nhân vật nữ hội đủ ba “phẩm chất”: Xấu xí, nghèo hèn, dở hơi nhưng chính người đàn bà, đó chứ không phải ai khác, “đánh thức” bản năng con người trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại - Chí Phèo. Điều gì ở Thị Nở đã giúp Thị làm được điều đó? Mời các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu này để hiểu rõ hơn về nhân vật Thị Nở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao

VĂN MẪU LỚP 11<br /> TỔNG HỢP 8 BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THỊ NỞ TRONG<br /> TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO – NAM CAO<br /> BÀI MẪU SỐ 1:<br /> Xưa nay nói đến nhân vật nữ xấu nhất trong tác phẩm văn học, người ta sẽ không<br /> đắn đo khi nghĩ ngay đến nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam<br /> Cao. Nam Cao miêu tả nhân vật của mình điển hình đến nỗi Thị đàng hoàng bước ra khỏi<br /> tác phẩm, ngang nhiên mang theo tên tuổi và sống mãi trong lòng bạn đọc. Một nhân vật<br /> nữ hội đủ ba “phẩm chất”: Xấu xí, nghèo hèn, dở hơi. Có vẻ như nhà văn Nam Cao đã<br /> quá bất công với nhân vật của mình, nhất là khi nhân vật đó là nữ giới, sinh ra đã được<br /> đời "ban tặng" cho một mĩ từ - "phái đẹp". Phải chăng, Thị Nở là một khối tự nhiên<br /> không đẽo gọt, mang theo “ác cảm” của nhà văn khi sáng tạo? Là một người đàn bà thực<br /> sự xấu “ma chê quỷ hờn” đến thế? Đã miêu tả vậy, Nam Cao còn để chính người đàn bà,<br /> đó chứ không phải ai khác, “đánh thức” bản năng con người trong con quỷ dữ của làng<br /> Vũ Đại - Chí Phèo. Điều gì ở Thị Nở đã giúp Thị làm được điều đó?<br /> Nếu như Thúy Kiều có thể làm chàng Từ Hải (Truyện Kiều - Nguyễn Du) rung<br /> động bằng vẻ đẹp lộng lẫy, tài chơi đàn tuyệt hảo và con mắt biết nhìn kẻ sĩ anh hùng<br /> thời loạn; Esmeralda cảm hoá được thằng Gù trong tác phẩm "Nhà thờ Đức Bà Paris",<br /> hay nhân vật công chúa trong “Công chúa và quái vật" đã cảm hoá được quái vật bằng<br /> chính đức hạnh của họ, thì Thị Nở hoàn toàn không có được những phẩm chất đó.<br /> Thị được Nam Cao miêu tả “Thị sinh ra vốn đã xấu: “mặt của thị thực là một sự<br /> mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài,<br /> thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn<br /> được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái<br /> mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn<br /> nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên<br /> chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm<br /> một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế<br /> những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho<br /> sự xấu...".<br /> Chắc hẳn, bạn đọc không khỏi rùng mình khi đọc những trang văn miêu tả về một<br /> cô gái. Có lẽ, cũng vì quá hiện thực hóa khi miêu tả mà có một thời, Nam Cao đã bị quy<br /> kết là “chủ nghĩa tự nhiên”. Xưa nay, đôi mắt bồ câu, lông mày lá liễu, cái mũi dọc dừa<br /> vốn là những chuẩn mực về vẻ đẹp người phụ nữ. Nhưng với Thị Nở thì hoàn toàn ngược<br /> <br /> lại, có thể nói, nhân vật trong tác phẩm văn học và cả ngoài đời thực, không một phụ nữ<br /> nào có thể xấu hơn Thị được nữa. Đã thế, run rủi thế nào Thị lại gặp Chí Phèo, một kẻ<br /> cùng đường và là con quái vật của làng Vũ Đại.<br /> Nếu quái vật trong “công chúa và quái vật” có vẻ ngoài xấu xí nhưng tâm hồn là<br /> của một chàng hoàng tử tốt bụng thì Chí Phèo lại là một con quỷ cả về thể xác lẫn linh<br /> hồn. Chí đã bị tha hoá một cách triệt để. Làm sao có thể yêu được một "con quỷ" như thế.<br /> Thế nhưng, Thị Nở đã có tình cảm ấy với Chí Phèo. Đêm trăng định mệnh đã xảy ra. Một<br /> kẻ dở hơi, xấu xí gặp một kẻ cùng đường, lưu manh hóa, và họ “yêu nhau”. Có lẽ, đây là<br /> lần đầu tiên trong đời họ được yêu thương đúng nghĩa con người nhất. Và cũng chính sau<br /> đêm đó, lần đầu tiên, Chí Phèo biết nghĩ vẩn vơ, biết rưng rưng nước mắt. Nghĩa là biết<br /> rung động trước cuộc đời. Điều đó phải chăng có được do bản năng dục tính? Vậy, nếu<br /> như sau đêm trăng đó, Thị Nở biến mất khỏi cuộc đời Chí thì liệu hắn có thức tỉnh như<br /> vậy hay không?<br /> Người đàn bà xấu đó trở về nhà sau đêm trăng và thị nghĩ: “mình bỏ hắn lúc này<br /> thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như vợ chồng. Tiếng<br /> vợ chồng, thấy ngường ngượng mà thinh thích... Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi hôm<br /> nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra được<br /> mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà…”.<br /> Thật kì diệu! một người đàn bà ngẩn ngơ, dở hơi như được lột xác và trở thành<br /> một phụ nữ biết quan tâm, chăm sóc người khác như thế. Không những thế mà ánh mắt,<br /> cử chỉ của Thị khi tự tay mang bát cháo hành sang cho Chí - người mà Thị đã coi như<br /> người đàn ông của đời mình, cũng chứa đầy yêu thương, lo lắng (“Thị Nở thì chỉ nhìn<br /> trộm hắn, rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên&rdquo . Ai đó đã từng nói rằng<br /> “mọi thứ đều đẹp dưới con mắt của kẻ đang yêu”, quả đúng như thế thật. Chính tình yêu<br /> đã biến Thị thành một người đàn bà có duyên - ít nhất là với Chí Phèo. Đây có lẽ là<br /> khoảnh khắc lung linh nhất trong cuộc đời Thị Nở, khoảnh khắc đẹp nhất của người phụ<br /> nữ khi được yêu. Thị đã yêu và được yêu. Tình yêu đó đánh thức bản năng biết yêu<br /> thương, quan tâm, chăm sóc trong con người Thị.<br /> Chỉ một phút chốc, trái tim “nét hạnh” của ngươì đàn bà ấy “bật sáng”. Những<br /> hành động, cử chỉ, việc làm ấy của Thị Nở khiến chúng ta nao lòng và quên mất Thị là<br /> người thế nào. Phải chăng cái "nét duyên thầm" bấy lâu bị rũ bỏ, bị vùi dập bởi sự hà<br /> khắc, nghiệt ngã từ sự định kiến đối với người đàn bà trong xã hội cũ, nhất là với những<br /> người phụ nữ kém may mắn như Thị.<br /> Nét duyên của Thị Nở không chỉ thể hiện qua cử chỉ nhẹ nhàng, e lệ, cái ánh mắt<br /> tình tứ dành cho Chí Phèo mà còn ngay cả trong suy nghĩ của Thị. Thị nghĩ đến Chí với<br /> hai tiếng “vợ chồng”. Thị đã coi Chí như người yêu, người chồng, Thị thấy mình cần có<br /> <br /> trách nhiệm chăm sóc khi Chí ốm. Đó chính là đức thuỷ chung, lòng hi sinh cao cả của<br /> những người phụ nữ Việt Nam.<br /> Vậy nhưng tình yêu đó đã bị vùi dập không thương tiếc khi bà cô của Thị Nở khi<br /> biết Thị muốn lấy Chí. Thị dở hơi thật nhưng cũng là con người, cũng có những cảm xúc<br /> của một con người. Thị biết yêu, biết cảm nhận được hạnh phúc và cũng biết đau khổ khi<br /> mất đi tình yêu của mình, dù cách thể hiện sự đau khổ ấy có phần “dở hơi”: Thị trút hết<br /> những lời bà cô đã nói lại cho Chí Phèo nghe, rồi ra về.<br /> Khi yêu thì yêu hết mình. Khi giận thì giận không tiếc. Ca dao có câu: “Yêu nhau<br /> cau sáu bổ ba/ Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Khi yêu, tất cả đều đẹp, đều tốt.<br /> Nhưng khi giận thì “cái bé, xé ra to”. Thị đã rất giận người tình, dù cái giận vô duyên, vô<br /> cớ. Dường như, cái giận của Thị như sự đòi hỏi thường tình của bao cô gái: Tại sao anh<br /> không đẹp, không tốt để em được yêu? Đòi hỏi vô lý nhưng có lý khi trong Thị đã từng<br /> mơ màng đến ngôi nhà hạnh phúc lâu dài. Chao ôi, người con gái đáng yêu thương, đáng<br /> trân trọng chính là người biết và muốn vun vén cho hạnh phúc gia đình. Nghĩ như thế, ta<br /> lại thêm thương cảm cho người đàn bà trong Thị. Vậy, ai bảo đó không phải là nét duyên<br /> thầm tiềm ẩn trong đức hạnh của một người phụ nữ?!<br /> Trong cuộc sống ai đó sẽ đặt ra câu hỏi rằng : “Điều gì là quan trọng ở một con<br /> người”? “Vẻ đẹp có ý nghĩa gì trong cuộc sống”. Và Nam Cao đã để cho Thị Nở mang<br /> đến cho Chí Phèo cái ước muốn cao cả, đó là được làm người, sống lương thiện và hạnh<br /> phúc. Còn có vẻ đẹp nào của con người cao cả hơn thế. “Vẻ đẹp là cứu cánh của cuộc<br /> sống”, điều này hoàn toàn đúng với Chí và Thị Nở. với những nét duyên của người phụ<br /> nữ, Thị đã làm được điều đó.<br /> Nam Cao không tô vẽ nhân vật, nhưng ông đã khơi gợi những nét “con người” sâu<br /> thẳm, chân chất, mộc mạc tinh tế nhất trong họ. Đó mới là tinh hoa, mới là vẻ đẹp thật sự.<br /> Biết bao cô gái ngày nay, hình thức đẹp đẽ, học vấn cao nhưng không biết hi sinh như<br /> những người phụ nữ Việt Nam truyền thống xưa nay.<br /> Có oan quá không khi đổ lỗi cho Nam Cao ác cảm và bất công với nhân vật của<br /> mình? Sự cao cả của nhà văn chính là cho nhân vật một đời sống lâu bền trong lòng<br /> người đọc. Nam Cao không chỉ cho Thị Nở sống bằng vẻ ngoài thô ráp mà ông đã thổi<br /> vào nhân vật nữ ngờ nghệch một nét rất duyên – Nét duyên thầm của người phụ nữ./.<br /> <br /> BÀI MẪU SỐ 2:<br /> “Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Tác<br /> giả đã xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình là Chí Phèo. Qua nhân vật<br /> này ông gửi gắm khát vọng rất đỗi bình dị của con người những lại đi vào bế tắc. Nếu<br /> Chí Phèo vừa đáng trách, vừa đáng thương thì Thị Nở lại là nhân vật để lại nhiều ám ảnh<br /> đối với người đọc.<br /> Thị Nở trong từng trang viết của Nam Cao là người con gái xấu xí, ngẩn ngơ đến<br /> nỗi “ma chê quỷ hờn”. Không phải Thị Nở nghiễm nhiên bước vào trang truyện của Nam<br /> Cao, đó chính là dụng ý nghệ thuật cũng là dụng ý nhân văn mang ý nghĩa sâu xa. Đó<br /> cũng chính là tấm lòng của Nam Cao dành cho Chí Phèo. Hắn sinh ra không có ai thân<br /> thiết, bị người đời gạt bỏ; chỉ có Thị Nở đối với hắn tốt như vậy. Thị Nở chính là người<br /> có thể kéo Chí Phèo ra khỏi vũng bùn tăm tối.<br /> Thi Nở được Nam Cao xây dựng rất kì công từ hình thức đến tâm hồn. Đó là một<br /> người đàn bà có ngoại hình xấu xí, vừa xấu vừa ngớ ngẩn. Cái xấu của Thị Nở được Nam<br /> Cao gói gọn trong 4 từ “ma chê quỷ hơn”. CHỉ 4 chữ đó đã có thể khiến người đọc hình<br /> dung ra “dung mạo” người phụ nữ làng Vũ Đại này. Người ta vẫn bảo ở đời ít người vừa<br /> xấu xí, vừa nghèo, vừa ngớ ngẩn. Nhưng thực ra Thị Nở lại mang trong mình cả 3 điều<br /> đó.<br /> Không phải Nam Cao không yêu thương nhân mình của mình, chỉ là ông yêu họ<br /> theo một cách khác, đặc biệt hơn, như chính con người của họ. Chỉ có như thế Thị Nở<br /> mới có thể sánh với CHí Phèo, những người cùng cảnh ngộ.<br /> Thị Nở nghèo, cái nghèo đeo bám. Cả làng Vũ Đại ai cũng biết đến Thị, vì ngoại<br /> hình thô kệch và nghèo. Thị đi gánh nước thuê để kiếm sống qua ngày. Thị cúng như Chí<br /> Phèo, không được ai yêu thương.<br /> Có lẽ đây chính là dụng ý của Nam Cao khi để Chí Phèo và Thị Nở gặp nhau.<br /> Những kẻ cùng đường trong xã hội đến với nhau, yêu thương nhau, có thể chỉ trong phút<br /> chốc nhưng cũng gọi là có được tình yêu.<br /> Thị Nở là người đàn bà nghèo, xấu xí, tính tình ngẩn ngơ nhưng lại có một tấm<br /> lòng trong, rất sáng, là tình yêu thương người. Có lẽ đây chính là điều mà Nam Cao muốn<br /> gửi gắm, nhắn nhủ đến mọi người.<br /> Nhân vật thị nở được khắc họa qua đêm gặp Chí Phèo, qua chi tiết bát cháo hành,<br /> qua từng cử chỉ ân cần và lời hỏi thăm dành cho Chí. Có lẽ đây là đoạn văn thấm đẫm<br /> tình yêu, đoạn văn đẹp giữa những con người cùng cực, bế tắc trong xã hội.<br /> Thị Nở thương Chí Phèo, một tình thương xuất phát từ trái tim, lòng cảm thông<br /> sâu sắc, không vụ lợi, không cá nhân. Chỉ đơn giản đó là tình yêu. Chí Phẻo – con quỷ<br /> <br /> làng Vũ Đại, nhưng hắn cũng là người, cũng cần được yêu thương. Hắn cần Thị, cả cuộc<br /> đời hắn cần thị như thế.<br /> Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau trong cái đêm hôm ấy, đêm Chí Phèo say rượu,<br /> họ sống như vợ chồng suốt mấy ngày. Bát cháo hành là động lực, là sợi dây kết nối tình<br /> cảm giữa Thị Nở và Chí Phèo. Có thể nói Thị Nở và bát cháo hành là cứu cánh cho cuộc<br /> đời của Chí Phèo về sau.<br /> Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Thị Nở giữa những trang truyện chỉ toàn<br /> đau thương và oán hận của Chí Phèo. Thị Nở chính là tia sáng, đánh thức và khơi gợi<br /> lương tâm của Chí Phèo những ngày cuối cùng của cuộc đời. Chí ít dù sau này Chí Phèo<br /> có tự kết liễu đời mình thì Chí cũng đã cảm nhận được như thế nào là tình yêu, là tình<br /> người.<br /> Thị Nở là hiện thân của sự khao khát tình yêu lứa đôi bình dị, chân thành, mãnh<br /> liệt, không vụ lời. Đó là tình cảm mà CHí Phèo luôn khát khao nhưng lại không có được.<br /> Nam Cao đã để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh về nhân vật Thị Nở. Là<br /> người có thể làm thay đổi Chí Phèo, cũng là người mang lại yêu thương nhỏ nhoi, ít ỏi<br /> cho Chí. Đây chính là giá trị nhân văn của truyện ngắn Chí Phèo<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0