Phân tích thực trạng và định hướng phân bổ sản xuất vùng duyên hải Nam Trung Bộ
lượt xem 18
download
Phía Bắc của vùng có những khối núi đâm thẳng ra tận bờ biển, phía Nam địa hình có phần thoải hơn và có những đồng bằng ven biển. Địa hình phức tạp chia cắt lớn, gồm các dải cát, cồn cát ven biển, tiếp đến là các dải đồng bằng nhỏ hẹp. Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh. Núi và gò đồi ở phía Tây
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích thực trạng và định hướng phân bổ sản xuất vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐHKT & QTKD THÁI NGUYÊN KHOA: KINH TẾ ---------------o0o-------------- BÀI THẢO LUẬN NHÓM Đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỐ SẢN XUẤT VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Giảng viên hướng dẫn: Tạ Thị Thanh Huyền Nguyễn Thế Định Nhóm 5 _ K6KTĐTB : Nguyễn Thị Hào Phùng Thị Loan Nguyễn Thị Kim Nguyễn Thị Hồng Hoàng Thị Thùy Trang Lưu Thị Hiền Dương Văn Hùng ------Thái Nguyên 2012------ Chương 1: Giới thiệu về vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
- 1.1 Vị trí địa lý Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành ph ố: Đà N ẵng, Qu ảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận. Diện tích tự nhiên 44376,9 km2, chiếm gần 13,41 % diện tích cả nước Dân số: 8900900 người (năm 2011), chiếm 10,13 % dân số cả nước. Phía Đông của vùng được bao bọc bởi biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với cảng nước sâu. Phía tây là dẫy Trường Sơn Nam với h ệ th ống cao nguyên đ ất đỏ bazan màu mỡ của vùng Tây Nguyên. Phía Nam giáp với vùng Đông Nam Bộ . Phía bắc là đèo Hải Vân, điểm cuối của dẫy Trường Sơn Bắc. Địa Dân số phươn Mật độ dân trung Diện tích số(Người/km2 g bình (Nghìn người) (Km2) ) Đà Nẵng 951,7 1285,4 740 Quảng Nam 1435 10438,4 137 Quảng Ngãi 1221,6 5153 237 Bình Định 1497,3 6050,6 247 Phú Yên 871,9 5060,6 172 Khánh Hoà 1174,1 5217,7 225 Ninh Thuận 569 3358,3 169 Bình 1180,3 7812,9 151
- Thuận Tổng 8900,9 44376,9 259,75 ( Nguồn: tổng cục thống kê năm 2011) Ý nghĩa của vị trí đia lý: Là cầu nối Bắc Nam, giữa Tây Nguyên với Biển Đông, thu ận l ợi cho l ưu thông và trao đổi hàng hóa. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược quan trọng v ề kinh t ế và an ninh quốc phòng. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. 1.2 Điều kiện tự nhiên 1.2.1. Địa hình . Phía Bắc của vùng có những khối núi đâm thẳng ra tận bờ biển, phía Nam đ ịa hình có phần thoải hơn và có những đồng bằng ven biển.
- Địa hình phức tạp chia cắt lớn, gồm các dải cát, cồn cát ven biển, tiếp đến là các dải đồng bằng nhỏ hẹp. Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh. Núi và gò đồi ở phía Tây 1.2.2. Khí hậu Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 24 0 C -270 C( thấp nhất từ 200 C- 210 C và cao nhất là 310 C – 320 C). Lượng mưa phân bố hàng năm từ 500 mm -2500mm với độ ẩm bình quân 70-80%. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu vùng này còn mang s ắc thái c ủa khí hậu á xích đạo. Đây cũng là vùng hàng năm thường bị bão tàn phá, kèm theo lũ lụt đã gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động đời sống và sản xuất. 1.2.3 Thủy văn Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo h ưóng Đông - Tây (trung bình 40 – 50 km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có h ệ th ống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khu ỷu, th ềm l ục đ ịa hẹp. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây tr ải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi. Biển là tiềm năng lớn nhất của vùng, với bờ biển dài khoảng 800 km từ đèo Hải Vân đến cực Nam Trung Bộ. Các tỉnh trong vùng đều có biển tạo nên tiềm năng to lớn để phát tri ển du lịch biển đảo với các loại hình du lịch nh ư ngh ỉ dưỡng bi ển, th ể thao trên biển, trên cát cũng như du lịch sinh thái biển, lặn biển. 1.3 Tài nguyên thiên nhiên 1.3.1 Tài nguyên đất.
- Tổng diện tích đất là 4438,1 (nghìn ha), trong đó đất nông nghiệp chi ếm 21,3%, đất lâm nghiệp chiếm 49,6%, đất chuyên dùng chiếm 5,61%, đất ở 1,52% ( số liệu thống kê năm 2011). Đất của vùng phân làm các nhóm : đất đỏ vàng chiếm 80% diện tích đất t ự nhiên phân bố chủ yếu trên khu vực đồi núi, với tầng đất mỏng, lẫn đá lại dốc gây khó khăn cho sử dụng, chỉ có một số chuy ển ti ếp gi ữa đ ồng b ằng và núi là trồng cây công nghiệp; đất xám bạc màu chiếm khoảng 10% diện tích đất tự nhiên; đất phù sa chiếm 10% , phân bố dọc theo các lưu vực sông, phần lón sử dụng vào các mục đích nông nhiệp. 1.3.2 Tài nguyên rừng. Diện tích trồng rừng tập trung 21,9 nghìn ha, chiếm 10,3 diện tích cả nước, sản lượng gỗ khai thác 792,5 nghìn m3 , chiếm 16,89% sản lượng gỗ khai thác cả nước( số liệu thông kê năm 2011). Ngoài khai thác gỗ , rừng còn có một số đặc sản quý như: quế, trầm hương, sâm qui, kì nam. Hệ động vật của rừng khá phong phú với các loài đặc trưng nh ư voi, bò rừng, cheo cheo, sóc chân vàng… 1.3.3 Tài nguyên khoáng sản. Chủ yếu là cao lanh, sét, cát xây dựng,cát th ủy tinh và đá làm v ật li ệu xây dựng. Ngoài ra còn một số khoán sản như vàng (Bồng Miêu), than đá( Nông sơn)…, các mỏ khoáng sản quy mô nhỏ. 1.3.4 Tài nguyên biển. Chiều dài bờ biển khoảng 800km kéo dài tự Hải Vân đến Khanh Hòa,bi ển vùng này khá sâu, nhiều eo biển,cửa sông , vũng, vịnh thuận lợi cho phát tri ển kinh tế biển: du lịch, giao thông biển, đánh bắt cá, phát triển các hải cảng lớn. Ven biển có nhiều đồng muối chất lượng tốt, kh ả năng khai thác l ớn nh ư đồng muối Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi). Vùng biển có nhiều loại cá có giá tị kinh tế cao như cá trích, mòi, thu… t ạo điều kiện thuận lợi cho đánh bắt hải sản. 1.3.5 Tài nguyên nước .
- Các sông ở đây phần lớn là ngắn cà dốc, về mùa khô m ực n ước sông r ất thấp, dòng chảy nhỏ. Nguồn nước ngầm có trữ lượng thấp. Tài nguyên nước lợ là thế mạnh của vùng, diện tích trên 60 nghìn ha thuận l ợi cho nuôi tr ồng thủy sản. 1.3.5 Tài nguyền nhân văn. Mật độ dân số của vùng là 260 người/km 2 . Dân số thành thị là 3156,4 nghìn người, chiếm chiếm 35,5%, nông thôn chiếm 64,5% ; dân số nam là 4399,2 nghìn người ,chiếm 49,4 % ( số liệu thông kê năm 2011). Cơ cấu dân tộc chủ yếu là người Kinh, dân tộc ít người chiếm 5% như: Chăm, Xơ đăng, Bana… Vùng này là nơi hội nhập hai nền văn hóa Việt và Chăm. Nh ững phong t ục tập quán cảu văn hóa Chăm thể hiện khá rõ nét ở vùng này. Ngoài ra, văn hóa vùng này còn ảnh hưởng của hai nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Trong vùng còn bảo tồn các kiến trúc cổ như các di tích Chăm, đô th ị c ổ H ội An và thánh địa Mỹ Sơn. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế và tổ chức lãnh thổ vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- 2.1 Thực trạng phát triển kinh tế . Trong những năm gần đây, toàn cảnh vùng kinh tế duyên hải Nam trung Bộ đã có nhiều bước phát triển quan trọng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2011 đạt 15,43%, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của c ả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. C ơ cấu kinh t ế năm 2011 la: công nghiệp- xây dựng chiếm 38,19%, nông-lâm –ngư nghiệp chi ếm 22,99%, dịch vụ chiếm 38,82%. - Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 đ ạt 208017,3 t ỷ đ ồng, trong đó Quảng Ngãi chiếm 47,34%, Khánh Hòa chiếm 13,48%, Ninh Thuận chỉ chiếm 1,14%. Trong vùng có nhiều khu công nhiêp: Khu công nghiệp Liên Chiểu ( Đà Nẵng); Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) diện tích 250ha; Khu công nghiệp Chu Lai, Kỳ Hà ( Quảng Nam); Khu công nghiệp Điện Ngọc – Điện Nam nằm tuyến phía đông tuyến Đà Nẵng – Hội An; khu công nghi ệp An Hòa – Nông Sơn; khu công nghiệp Dung Quất ( khu lọc và hóa dầu đầu tiên của cả nước); Khu công nghiệp Nam Tuy Hòa( Phú Yên) và khu công nghiệp Suối Dầu ( Khánh Hòa) -Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đ ạt 12051,4 t ỷ đ ồng, trong đó Bình Định chiếm nhiều nhất 23.02%, Đà Nẵng chiếm ít nhất với 1.56% Bảng 1: giá trị của ngành công nghiệp và nông nghiệp của từng địa phương.
- Đơn vị Công nghiệp Tỷ lệ (%) Nông nghiệp Tỷ lệ (%) Đà Nẵng 23943 11,51% 188,4 1,56% Quảng Nam 20639,5 9,92% 1766 14,65% Quảng Ngãi 98467,7 47,34% 1704 14,14% Bình Định 16639,7 8,00% 2774,8 23,02% Phú Yên 8560,5 4,12% 1340 11,12% Khánh Hòa 28046,6 13,48% 1118,3 9,28% Ninh Thuận 2367,1 1,14% 1006,9 8,36% Bình Thuận 9353,2 4,50% 2153 17,87% 100 12051, 100 Tổng 208017,3 % 4 % (Nguồn: tổng cục thống kê) - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng năm 2011 đạt 187627,7 tỷ đồng, bằng 9,4% cả nước. - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: năm 2011 đã có 78 dự án được cấp giấy phép với tổng giá trị 1134,3 triệu USD. Sỏ lược về sự phát triển kinh tế của từng địa phương: Quảng Nam Trong những năm vừa qua Quảng Nam luôn thu hút được nhiều dự án đầu t ư trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn gi ữ ở mức cao so với mức bình quân trung của cả nước: năn 2009 là 11% , năm 2010 là 12,5%; cơ cấu kinh tế chuyển hướng theo hướng tịch cực, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Năm 2009 : công nhiệp-xây dựng là 38,6%, dịch vụ 38,4%,nông –lâm nghiệp là 23%; năm 2010: công nghi ệp là
- 40,1%, dịch vụ là 38,5%, nông – lâm nghệp là 21,4%. Qu ản Nam có h ệ th ống giao thông tương đối thuận tiện với 4 loại hình giao thông là đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Quảng Nam có nhiều khu công nghiệp : Đại Hiệp, Điện Nam –Điện Ngọc, Thuận Yên, Đông Quế Sơn, Thăng Bình, Tây An… Quảng Nam được biết đến với những địa điểm du lịch nổi tiếng nh ư Hội An, Mỹ Sơn… Đà Nẵng Đà nẵng là một trung tâm kinh tế lớn của vùng, nơi có nhiều ti ềm năng v ề du dịch và phát triển công nghiệp. Đà Nẵng có bờ biển dài gần 70km với nhiều bãi tắm đẹp, nhiều điểm du lịch hấp dẫn (Ngũ Hành Sơn, Bán đảo Sơn Trà, Đèo Hải Vân, Bảo tàng điêu khắc Chăm, Khu du lịch Bà Nà với tuyến cáp treo đạt 02 kỷ lục thế giới,...), cơ sở hạ tầng du lịch phát tri ển (có nhi ều khu ngh ỉ mát đạt tiêu chuẩn quốc tế với các thương hiệu nổi ti ếng th ế giới nh ư Hyatt, Marriot, Le Meridien, Hilton, Somerset… ), môi trường trong lành, xanh, sạch và an toàn. Không những thế, Đà Nẵng còn nằm ở trung tâm của ‘‘Con đường Di sản thế giới’’, từ Đà Nẵng du khách có thể tiếp cận dễ dàng với bốn trong năm Di sản thế giới ở Việt Nam được UNESCO công nh ận gồm V ườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh đ ịa Mỹ S ơn. Chính vì vậy, Đà Nẵng được xác định là một điểm đến du lịch quan trọng ở miền Trung và Việt Nam. Hệ thống khu công nghiệp (KCN), khu công nghệ cao (KCNC): Đà Nẵng hiện có 8 KCN và KCNC. Đó là KCN Đà N ẵng (50 ha), KCN Hòa Khánh (395,72 ha), KCN Hòa Khánh mở rộng (212,12 ha), KCN Liên Chiểu (307,71 ha), KCN Hòa Cầm (120 ha), Khu dịch vụ thu ỷ sản Đà Nẵng (57,9 ha), KCNC Đà Nẵng (1.101 ha), KCN thông tin tập trung (131 ha). Khánh Hòa Khánh Hoà là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng. Đặc biệt có Vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, với các đảo lớn nhỏ nằm dọc theo chiều dài bờ biển tạo nên một quần thể du lịch đa dạng, liên
- hoàn. Với điều kiện địa lý, thiên nhiên rất thuận l ợi cùng đi ều ki ện c ơ s ở h ạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, một tương lai không xa Nha Trang-Khánh Hòa sẽ trở hành một trung tâm du lịch-hội chợ-hội nghị, hội thảo t ầm c ỡ khu v ực và quốc tế. Cơ sở hạ tầng giao thông của Khánh Hoà t ương đối đ ồng bộ, thuận tiện. Về đường bộ có quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài của tỉnh, quốc lộ 26 nối Khánh Hoà với Đắc Lắc. Đường sắt có tuyến Bắc-Nam chạy dọc chiều dài tỉnh khoảng 149,2 km. Đường hàng không có sân bay Cam Ranh nằm ở phía bắc bán đảo Cam Ranh, cách Thành phô Nha Trang kho ảng 30 km. Đường thuỷ: Khánh Hoà có 3 cảng: cảng Ba Ngòi; cảng Nha Trang; c ảng Hòn Khói và trong tương lai gần sẽ có Cảng trung chuyển quốc t ế Vân Phong, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước. Bình Thuận Bình Thuận có các bãi biển cát trắng mịn như Phan Thiết - Mũi Né, Đồi Dương (Hàm Tân), Mũi Điện - Kê Gà (Hàm Thuận Nam) có bãi bi ển n ằm cạnh sườn núi với bờ đá nhấp nhô như Vĩnh Hảo, Bình Thạnh (Tuy Phong) có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển. Ngoài ra, Bình Thu ận có các danh thắng nổi tiếng như Chùa Hang, Suối Tiên… Bình Định Tài nguyên thiên nhiên: Bình Định có gần 117.000 ha đất nông nghi ệp, 202.700 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 154.400 ha rừng t ự nhiên, g ần 200.000 ha đất chưa sử dụng có thể khai thác phát tri ển nông lâm nghi ệp. Bình Định có bờ biển dài 134 km, có 3 cửa lạch lớn Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan, có đầm Thị Nại và các đầm khác, nhiều loại thuỷ hải sản quý thu ận lợi cho phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Bình Định không giàu v ề tài nguyên khoáng sản nhưng có một số khoáng sản có giá trị như đá xây dựng, quặng titan, nước suối khoáng, cao lin, cát trắng .Tài nguyên du lịch: Trong quy hoạch tổng thể phát triển du l ịch Vi ệt Nam đến năm 2010, Bình Ðịnh được xác định là một mắt xích trong hệ thống các
- tuyến điểm du lịch Quốc gia. Các điểm du lịch nổi tiếng: đầm Thi Nai, h ồ Núi Một, suối khoáng Hội Vân, thắng cảnh Hầm Hô… Phú Yên Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm vừa qua trùng bình khoảng 12%. Về cơ cấu kinh tế: công nghiệp-xây dựng 34,4%, dịch vụ 36,4%, nông –lâm nghiệp là 29,2% . Mạng lưới giao thông khá thuận lợi. Về đường bộ: có quốc lộ 1A chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, nối liền Phú Yên với thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; quốc lộ 25 và tỉnh lộ 645 từ Tuy Hòa đi Gia Lai, Đ ắc Lắc. Đường sắt chạy qua tỉnh dài 120km. Sân bay Tuy Hòa đ ược đ ầu tư ho ạt động trở lại, trong tương lai sẽ nâng cấp và mở rộng thêm các chuy ến bay trong và ngoài nước. Tài nguyên du lịch: Bờ biển của Phú Yên dài 189 km, nhiều dãy núi nhô ra sát biển tạo nên nhiều đầm, vịnh với cảnh sắc nên thơ như: đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, Vũng Lắm (huyện Sông Cầu); đ ầm Ô Loan, Gành Đá Đĩa (huyện Tuy An); Vũng Rô (huyện Tuy Hoà)… D ọc theo bờ biển có nhiều bãi tắm sạch đẹp như: Bãi Tiên, Bãi Môn, Bãi Xép, Bãi Nồm, Bãi Bàng, Bãi Từ Nham, Long Thuỷ; nhiều gành đá nổi tiếng như: Gành Đá Đĩa, Gành Đỏ, Gành Dưa, Gành Yến. Ninh Thuận Về cơ cấu kinh tế của tinh: nông- lâm ngư nghiệp là chủ y ếu với 42,6% , dịch vụ là 35,2%. Ninh Thuận có 60.113 ha nông nghiệp, 159.895 ha đất lâm nghi ệp. V ới b ờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn l ợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Tài nguyên du lịch: Ninh Thuận là một bức tranh hài hoà gi ữa đ ồng b ằng, đ ồi núi và biển cả với những thắng cảnh tuyệt đẹp như bãi biển Ninh Ch ữ, Cà Ná, đèo Ngoạn Mục, vịnh Vĩnh Hy... Bên cạnh là những tháp Chàm cùng vô số các di tích lịch sử văn hóa và nhiều hiện vật quý giá nh ư: tháp Pôklông Garai, tháp Pôrômê, tháp Hoà Lai... hầu như còn nguyên vẹn. Quảng Ngãi
- Quảng Ngãi có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong những năm gần đây: năm 2009 là 21%,năm 2010 là 34%. Cơ cấu kinh tê: công nghiệp- xây dựng chiếm 58,95%, dịch vụ là 22,65%, nông –lâm ngư nghiệp là 18,4%. Hệ thống khu công nghiệp (KCN), khu kinh t ế (KKT): Qu ảng Ngãi hi ện có 3 KCN là KCN Tịnh Phong (diện tích 350 ha), KCN Qu ảng Phú (di ện tích 120,41 ha), KCN Phố Phong (diện tích 303,7 ha); và 1 KKT là KKT Dung Quất với tổng diện tích 10.300 ha, được quy hoạch tại xã Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và một phần diện tích đ ất của các xã Bình Phước, Bình Hoà và Bình Phú của huyện Bình Sơn. 2.2 Đánh giá tiềm năng và thế mạnh của vùng. 2.2.1 Về kinh tế. a) Về công nghiệp. Với hệ thống giao thông khá khá đồng bộ, đây là một đi ều ki ện thu ận l ợi trong phát triển kinh tế. Trong vùng có nhiều khoáng sản : Chủ yếu là cao lanh, sét, cát xây dựng,cát thủy tinh và đá làm vật liệu xây dựng, laterir , vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, có giá trị thương mại và công nghiệp là nước khoáng, sét, cát thuỷ tinh, đá xây dựng, Wonfram, Molipđen, thiếc, thạch anh tinh thể, cát thủy tinh, sét gốm…Đây chính là ngu ồn cung cấp đầu vào cho ngành công nghiệp ơ đây, là cơ sỏ để hình thành ngành chuyên môn hóa. Trong vùng có nhiều tỉnh mà cơ cấu công nghiệp chiếm tỷ trọng cao: Quảng Ngãi là 58,95%, Quảng Nam là 40,1%. Có nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế: Đó là KCN Đà Nẵng (50 ha), KCN Hòa Khánh (395,72 ha), KCN Liên Chiểu (307,71 ha), KCN Hòa C ầm (120 ha), Khu d ịch v ụ thu ỷ sản Đà Nẵng (57,9 ha), khu công nghệ cao (KCNC) Đà Nẵng (1.101 ha), KCN thông tin tập trung (131 ha).,KCN Tịnh Phong (di ện tích 350 ha), KCN Qu ảng Phú (diện tích 120,41 ha), KKT Dung Quất với tổng di ện tích 10.300 ha…Các khu công nghiệp, khu kinh tế có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng.
- b) Về nông nghiệp. Cây công nghiệp chiếm 15% diện tích cây trồng, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày chiếm 15 % diện tích cây trồng. Trong vùng đã hình thành vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp: mía 52,6 nghìn ha, đậu tương 3,4 nghìn ha, dứa 18 nghìn ha, lạc 20 nghìn ha, gần đây là phát triển chè, cao su, cà phê, ca cao… Chăn nuôi trong vùng: đàn trâu 178.918 con , chiếm 6,14% đàn trâu cả nước; đàn bò là 1.372.742 con, chiếm 23,2% đàn bò cả nước; đàn lơn là 2.265.183 con, chiếm 8,28% đàn lợn trong cả nước. Trong cơ cấu tổng sản phẩm nông nghiệp của vùng thì Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận là 3 tỉnh có đóng góp nhiều nhất. c) Lâm nghiệp. Phát triển vốn rừng và bảo vệ rừng được chú trọng. Toàn vùng trồng đ ược 157.600 ha rừng bằng 15% diện tích rừng trồng của cả nước. Tuy nhiên di ện tích này còn rất nhỏ so với diện tích đất trống đồi trọc, rừng đầu ngu ồn ch ưa được chú trọng quản lý, Rừng đặc sản, nguyên liệu chưa được khai thác để phát triển kinh tế của vùng. d ) Phát triển tổng hợp kinh tế biển. Về nghề cá Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ - Sản lượng khai thác thủy sản của vùng năm 2011đạt 710538 tấn , bằng 28,4% sản lượng cả nước.Trong đó có nhiều loại cá quý như cá thu, ngừ, trích, nục, hồng, phèn, nhiều loại tôm, mực... - Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. - Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú. Về du lịch biển - Có nhiều bãi biển nổi tiếng: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thu ận), Mũi Né
- Thuận)... (Bình - Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng lo ạt ho ạt đ ộng du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau Về dịch vụ hàng hải - Có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu - Hiện tại có một số cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí: Đà N ẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất. Về khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối - Hiện nay đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Thuận). Quý (Bình - Việc sản xuất muối cũng thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi ti ếng là Cà Ná, Sa Huỳnh... 2.2.2.Dân cư và nguồn lao động. - Dân cư của vùng thưa hơn các vùng ven biển khác. Dân tộc ít người chỉ chiếm 5 % dân số của vùng, chủ yếu là người Chăm với các di tích ki ến trúc cổ và lễ hội hấp dẫn; ở Tây Nam Khánh Hoà có dân tộc Gia Rai, Chu Ru. Trình độ tay nghề của người lao động khá cao và ít nhi ều có ý th ức s ản xu ất hàng hoá, nhất là trong các ngành ngư nghiệp, cơ khí, thủ công, m ỹ ngh ệ. Vùng có nhiều di tích văn hoá - lịch sử nổi tiếng nh ư Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, v.v... - Thế mạnh về nhân lực: Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, một bộ phận lao động có kinh nghiệm về sản xuất công nghi ệp, đánh bắt hải sản, thương mại và dịch vụ, bước đầu tiếp cận được với sản xuất hàng hoá, giá nhân công rẻ. Nguồn lao động của địa bàn s ẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và hoàn toàn đủ khả năng tham gia các chương trình về hợp tác quốc tế về lao động. 2.2.3cơ sơ hạ tầng
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển. Vùng gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm mi ền Đông Nam B ộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng h ải quốc tế. Nam Trung bộ có sân bay Đà Nẵng là một trong 3 cảng hàng không quốc tế lớn của Việt Nam. Vùng còn có nhiều sân bay nội địa nh ư Phú Cát (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hoà)… cùng hàng ngàn km đ ường bộ, đường sắt. Về đường biển, vùng có nhiều cảng biển quan trọng như cảng Đà Nẵng, Tiên Sa, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam)… tạo nên hệ thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế vùng và t ạo thành con đường huyết mạch trên biển thông thương với khu vực và thế giới. Vùng có nhiều khu kinh tế mở như Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định) với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện. 2.3 Những tồn tại và yếu kém. - Các tiềm năng kinh tế của vùng chưa được khai thác đúng mức - Thu nhập bình quân đầu người trong vùng có sự chênh lệch giữa các tỉnh, một số tỉnh có thu nhập bình quân đầu người còn th ấp như Ninh Thuận, Bình Thuận. - Các sản phẩm du lịch biển, đảo của vùng còn đơn điệu, tạo sự hấp dẫn đối với du khách chưa lớn; tính chuyên nghiệp của hoạt động du l ịch c ủa đ ội ngũ trong ngành còn hạn chế, ý thức của người dân trong việc gìn giữ, bảo v ệ cảnh quan du lịch cũng như tham gia phát triển kinh tế du lịch còn khá h ạn chế. 2.4 Nguyên nhân. - Phát triển kinh tế biển còn gặp nhiều khó khăn do ảnh h ưởng c ủa th ời ti ết. Các tàu đánh bánh có trọng tải nhỏ, phương tiện đánh bắt còn hạn chế, vì vậy sản lượng đánh bắt chưa cao.
- - Trên phạm vi vùng cũng như từng địa phương chưa có một chi ến l ược phát triển kinh tế du lịch có cơ sở khoa học vững chắc, bảo đảm cho ngành kinh tế này phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao. - Một điều đáng quan tâm khác là sự phát triển du lịch chưa đồng đều giữa các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung bộ. Các điểm du lịch tại Đà Nẵng, Hội An, Mỹ Sơn (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Bình Thu ận đã đ ược khai thác từ sớm, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, được quan tâm đầu t ư đúng mức tạo nên thương hiệu du lịch uy tín, h ấp dẫn khách du lịch trong n ước và quốc tế. Trong khi đó, dù có tiềm năng lớn nhưng khai thác du l ịch t ại Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận và nhất là Quảng Ngãi vẫn còn hạn ch ế, chưa có quy hoạch cụ thể . - Nguồn tài nguyên du lịch các tỉnh lại thiếu sự liên kết ph ối hợp đ ồng b ộ giữa các địa phương dẫn đến tình trạng trùng lặp về s ản ph ẩm du l ịch trong vùng, chưa tạo được nét độc đáo riêng để thu hút khách. Loại hình và s ản phẩm du lịch chưa phong phú, đa phần vẫn là những tour du lịch tắm bi ển, tham quan cảnh đẹp đơn thuần, du lịch tâm linh lễ chùa…
- Chương 3: Định hướng phát triển và phân bố các lực lượng sản xuất của vùng. 3.1 Định hướng phát triển. - Lấy công nghiệp làm trọng tâm đột phá phát triển kinh tế vùng theo hướng sắp xếp lại cơ cấu ngành nhằm phát triển các nhóm ngành chủ đạo, có lợi thế về nguồn nguyên liệu gắn với tài nguyên các cảng nước sâu, hình thành các khu công nghiệp tập trung, trước hết là dải Liên Chi ểu - Đà N ẵng - Dung Quất và Nha Trang - Diên Khánh - Cam Ranh. Hướng mạnh về công nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu, coi trọng đầu tư chiều sâu, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ kết hợp quy mô lớn có trọng điểm thu hút nhiều lao động. - Tập trung phát triển ngành kinh tế biển để trở thành ngành kinh t ế mũi nhọn. Phát triển nhanh nuôi trồng thuỷ, hải sản, chú trọng các đặc sản. Xây dựng và khai thác các cảng nước sâu để phát triển vận t ải, d ịch v ụ c ảng g ắn với xây dựng các khu công nghiệp tập trung Liên Chiểu - Đà N ẵng - Dung Quất và Văn Phong - Nha Trang- Cam Ranh. - Phát triển du lịch quốc tế và nội địa với nhiều hình thức. - Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng bảo vệ sinh thái bền v ững; gi ải quyết vững chắc an toàn lương thực, tập trung phát triển nhanh một số cây công nghiệp ngắn và dài ngày; Phát triển chăn nuôi đại gia súc làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; Coi trọng bảo vệ và phát tri ển vốn r ừng, g ắn với giữ gìn cảnh quan và môi trường sinh thái. - Đi đôi với phát triển kinh tế, chú ý phát triển cơ sở h ạ tầng k ỹ thu ật và c ơ sở xã hội, bảo vệ sức khoẻ, chống ô nhiễm môi trường, nh ất là tại nh ững vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; cải thi ện đi ều ki ện
- sống.. Phát triển Kinh tế - Xã hội phải gắn với củng cố qu ốc phòng, an ninh quốc gia. 3.2 Giải pháp phát triển vùng kinh tế duyên hải Nam Trung Bộ. Để tạo nên cac san phâm du lich đăc săc dựa trên nguồn tài nguyên s ẵn có ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ́ nhằm phát triển hiệu quả và bền vững du lịch biển đ ảo vung duyên h ải Nam ̀ Trung bộ, cân có sự kêt hợp đông bộ giữa cac cơ quan, ban, nganh, đia phương ̀ ́ ̀ ́ ̀ ̣ và cả những người kinh doanh du lich trong viêc thực hiên cac giai phap sau ̣ ̣ ̣ ́ ̉ ́ đây: Thứ nhât, cần nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình du ́ lịch biển đảo như nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, th ể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ, du lịch tàu biển… kết hợp với phát triển các loại hình du lịch bổ trợ như du lịch sinh thái núi (ngh ỉ mát, th ể thao leo núi..), du lịch văn hóa (tham quan lễ hội, các di tích lịch sử văn hóa…), du lịch MICE… Mỗi tỉnh không chỉ có kế hoạch xây dựng, phát tri ển các s ản phẩm du lịch độc đáo dựa trên thế mạnh của riêng mình mà c ần ph ải liên k ết chặt chẽ với địa phương khác để tạo nên những sản phẩm du lịch liên kết vùng và tránh sự trùng lắp. Thứ hai, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống các cơ sở l ưu trú, k ết c ấu hạ tầng du lịch, phát triển các công trình vui chơi giải trí, tạo ra nh ững loại hình vui chơi giải trí độc đáo, cao cấp và hiện đại cũng nh ư các lo ại hình vui chơi giải trí mạo hiểm gắn với tài nguyên biển và núi. Thứ ba, đầu tư bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch như sửa chữa, nâng cấp hệ thống tài nguyên du lịch đặc biệt đối với các di tích văn hóa – l ịch s ử, các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch, cải tạo môi trường t ự nhiên khu v ực hoạt động du lịch. Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đ ồng th ời là biện pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững theo vùng, lãnh
- thổ. Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi ph ạm quy tắc bảo vệ môi trường. Thứ tư, chinh quyên đia phương kêt hợp cung công ty du lich trong viêc xuc ́ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ́ tiên quang bá du lịch biển đảo của vùng một cách thường xuyên và có hiệu ́ ̉ quả bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin: TV, báo, đài, website, sách, tờ gấp, bản đồ, CD, lễ hội, hội thảo, hội chợ, triển lãm… cả trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách. Thứ năm, về đánh bắt thủy sản : cần trag bị tàu lớn, hiện đại để có th ể đánh bắt xa bờ, giảm thiểu được rủi ro khi có báo. Thứ sáu, phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm để tận dụng nguồn nguồn nguồn thủy sản rồi rào của vùng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ứng dụng của công nghệ CAD/CAM/CAF trong việc thiết kế, đánh giá và chế tạo chi tiết, chương 10
16 p | 151 | 44
-
Thực trạng phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng công trình theo pháp luật về đấu thầu hiện nay
6 p | 90 | 14
-
Thực trạng bất cập trong phương pháp định giá đất tại Việt Nam hiện nay
4 p | 16 | 11
-
Bài tập Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý: Phần 1 - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
133 p | 167 | 11
-
Công tác giải phóng mặt bằng xây dựng Đại học Thái Nguyên – thực trạng và một số đề xuất
4 p | 84 | 7
-
Đề cương chi tiết học phần Lý thuyết mạch điện tử
11 p | 97 | 6
-
Pháp luật giải quyết tranh chấp kết nối Viễn thông tại Việt Nam hiện nay
7 p | 50 | 5
-
Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách
10 p | 51 | 5
-
Phân tích thực trạng, xu hướng và đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng cho ngành đường thủy Việt Nam
6 p | 11 | 4
-
Bài giảng Giải tích mạch - Chương 2: Mạch xác lập điều hòa
61 p | 48 | 4
-
Phân tích biến động của đường bờ biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý - Bùi Thị Kiên Trinh, Nguyễn Mạnh Cường
8 p | 71 | 4
-
Xu hướng dinh dưỡng, thực trạng và giải pháp về dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam
11 p | 57 | 3
-
Thực trạng công tác tái thiết chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội
4 p | 14 | 3
-
Lý thuyết và thực nghiệm xác định trạng thái ứng suất trước cho mái vòm cáp bốn thanh nén
13 p | 15 | 3
-
Thực trạng quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng chung cư cao tầng tại Hà Nội
5 p | 6 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Sức bền vật liệu (Mã học phần: MEM332)
5 p | 12 | 3
-
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện phân cấp quản lý công trình thủy lợi
10 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn