Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực<br />
sông ở Việt Nam<br />
<br />
Tiêu Thị Hà<br />
<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị<br />
Năm bảo vệ: 2010<br />
<br />
Abstract. Trình bày các quan niệm về “lưu vực sông”; “quản lý lưu vực sông”,<br />
“quản lý môi trường lưu vực sông”, “pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực<br />
sông”. Phân tích hiện trạng môi trường nước tại các lưu vực sông và những vấn đề<br />
đặt ra dưới góc độ quản lý và pháp luật. Nghiên cứu thực trạng các quy định của<br />
pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật tài nguyên nước về bảo vệ môi trường<br />
nước lưu vực sông. Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý,<br />
bảo vệ môi trường nước lưu vực sông tại Việt Nam; có sự phân tích, so sánh với các<br />
mô hình quản lý của các nước trên thế giới. Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm<br />
xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực<br />
sông.<br />
<br />
Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Bảo vệ môi trường nước; Lưu vực<br />
sông<br />
<br />
<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, do địa hình bị chia cắt mạnh và khí hậu<br />
nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều (trung bình khoảng 2600mm/năm) đã tạo nên mạng lưới sông<br />
ngòi, kênh rạch khá phát triển với số lượng 2360 con sông có chiều dài hơn 10km, phần lớn<br />
thuộc loại vừa và nhỏ. Hầu hết các sông suối nói trên tập trung thành các hệ thống sông,<br />
trong đó có 11 hệ thống sông lớn là: lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang,<br />
sông Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vũ Gia, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai,<br />
sông Cửu Long (MeKong). Trung bình cứ khoảng 15-20 km bờ biển lại có một cửa sông.<br />
Sông MeKong ở miền Nam, sông Hồng ở miền Bắc là những dòng sông vào loại lớn và dài ở<br />
Châu Á và trên thế giới.<br />
Do đặc điểm địa hình, hầu hết các tỉnh của Việt Nam đều có các phần lãnh thổ nằm<br />
trong lưu vực các hệ thống sông lớn, ví dụ lưu vực sông Hồng bao gồm phần lãnh thổ của 25<br />
tỉnh thành phía Bắc, lưu vực sông MeKong gồm phần lãnh thổ của 17 tỉnh (12 tỉnh đồng bằng<br />
sông Cửu Long, 3 tỉnh Tây Nguyên, Quảng Trị và Lai Châu); lưu vực sông Đồng Nai - Sài<br />
Gòn gồm phần lãnh thổ của 11 tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Cuộc sống của dân tộc<br />
Việt Nam gắn liền với sông nước. Cái nôi của văn hoá sông Hồng, nghề lúa nước sông Hồng<br />
đã là những tên gọi đánh giá giá trị của dòng sông Mẹ, cũng là giá trị các dòng sông ở Việt<br />
Nam. Nhiều tỉnh, huyện và địa danh khác lấy tên sông làm tên gọi của mình.<br />
Tổng lượng nước mặt bình quân nhiều năm của Việt Nam là 835 tỷ km3 trong đó<br />
khoảng 313 tỷ km3 sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam, còn lại là từ nước khác chảy vào. Ở nước<br />
ta, theo các số liệu tính toán dự báo, tổng nhu cầu dùng nước vào năm 2010 là 122 tỷ m3,<br />
trong đó nhu cầu cho hoạt động nông nghiệp là 92 tỷ m3, cho hoạt động công nghiệp là 17 tỷ<br />
m3, cho dịch vụ là 11 tỷ m3. Mặc dù nước ta có nguồn tài nguyên nước khá phong phú nhưng<br />
khoảng 2/3 lại bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ quốc gia, mùa khô lại kéo dài 6-7 tháng làm cho<br />
nhiều vùng thiếu nước trầm trọng. Dưới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế<br />
- xã hội đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước như dòng chảy lũ, lũ quét, cạn kiệt nguồn<br />
nước mùa cạn, hạ thấp mực nước ngầm, suy thoái chất lượng nước…Dự báo đến năm 2040,<br />
tổng lượng nước cần dùng là 140 tỷ m3. Như vậy, nước ta thuộc loại các quốc gia chịu nguy<br />
cơ thiếu nước, và sự phân bố nước không đều theo không gian và thời gian trong năm.<br />
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường tại Johannesburg năm 2002 đã nhận định<br />
rằng: Để đảm bảo nhu cầu cung cấp nước sạch cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội, vấn<br />
đề quản l ý nước còn quan trọng hơn vấn đề thiếu nước. Thực tế phát triển kinh tế mạnh mẽ<br />
trong những năm vừa qua là một minh chứng cho nhận định này. Việc không thực hiện quy<br />
hoạch sử dụng nước cho các mục đích kinh tế và dân sinh đi đôi với việc xả thải các chất thải<br />
không xử lý đạt tiêu chuẩn quy định từ các khu đô thị, các cơ sở công nghiệp, các làng nghề<br />
là nguyên nhân khiến cho hầu như tất cả các lưu vực sông ở nước ta đã và đang gặp phải<br />
những vấn đề môi trường nghiêm trọng, làm suy giảm chất lượng nước nói riêng và chất<br />
lượng môi trường nói chung, gây ra những ảnh hưởng cục bộ và lâu dài tới sự phát triển bền<br />
vững của toàn vùng. Đồng thời, do những biến động thời tiết toàn cầu, từ những năm cuối<br />
thập kỷ 80 của thế kỷ 20, thiên tai lũ lụt, hạn hán liên tục xảy ra cũng là nguyên nhân làm suy<br />
giảm chất lượng môi trường các lưu vực sông ở nước ta.<br />
Các lưu vực sông thường có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú, đa dạng, có vị<br />
thế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những<br />
năm qua, ở tất cả các lưu vực sông đã diễn ra quá trình phát triển nhiều ngành kinh tế dựa<br />
trên việc sử dụng nguồn nước của lưu vực như thuỷ điện, giao thông, du lịch, nuôi trồng thuỷ<br />
sản, tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt và sản xuất... Đồng thời, với ưu thế địa lý thuận lợi, lưu vực<br />
cũng là nơi phát triển mạnh mẽ các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và các làng<br />
nghề. Khi vấn đề bảo vệ môi trường của đất nước đã trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn<br />
dân thì sự nghiệp đó cũng sẽ phải tất yếu gắn với các dòng sông như bất cứ lĩnh vực hoạt<br />
động nào ở nước ta.<br />
Quản lý lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong<br />
nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây nhằm đối phó với<br />
những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các<br />
nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm<br />
các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để quản lý tổng hợp và thống nhất tài<br />
nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông, tối đa hoá lợi ích kinh<br />
tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng nhưng không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ<br />
thống môi trường trọng yếu của lưu vực, duy trì các điều kiện môi trường sống lâu bền cho<br />
con người.<br />
Từ trước tới nay, Việt Nam với lịch sử văn minh lúa nước lâu đời, quản lý lưu vực sông<br />
vẫn dựa trên quan điểm bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên nước phục vụ cho nông nghiệp<br />
(tưới tiêu). Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay , vai trò của các hộ dùng nước khác ngoài<br />
nông nghiệp đã tăng lên đáng kể (thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp, du lịch...), theo<br />
đó công tác quản l ý các lưu vực sông không còn dừng lại ở việc tính toán cân bằng nước,<br />
đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho nông nghiệp mà còn bao hàm cả các lĩnh vực khác như<br />
chất lượng nước, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước, cấp nước và xả thải cho công nghiệp và<br />
sinh hoạt, kiểm soát các thiên tai, sự cố do biến đổi tự nhiên, khí hậu, cảnh quan sinh thái....<br />
Các nhà quản l ý chưa xác định rõ ràng được mục tiêu bảo vệ môi trường trước mắt cũng như<br />
mục tiêu lâu dài là quản l ý tổng hợp tài nguyên nước nhằm kết hợp hài hoà giữa phát triển và<br />
quản l ý tài nguyên nước, đất, tài nguyên sinh học và các nguồn tài nguyên khác. Mục tiêu là<br />
phát huy tối đa lợi ích về kinh tế và xã hội mà không gây tổn hại tới tính bền vững của các hệ<br />
sinh thái.<br />
Thực tế là những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay còn đang<br />
rất thiếu, chưa đồng bộ và thậm chí còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế, đặc biệt các văn<br />
bản có liên quan đến bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Hơn nữa, việc triển khai thực<br />
hiện Luật và các văn bản dưới luật thực chất cũng còn rất nhiều hạn chế do nhiều nguyên<br />
nhân khách quan và chủ quan, vì vậy, hiệu quả thực thi chưa cao.<br />
Về phương thức quản lý, có thể thấy rõ sự thiếu thống nhất và phân công trách nhiệm<br />
rõ ràng giữa các cơ quan quản l ý: cấp Trung ương và địa phương. Giữa các ngành có cùng<br />
chung một lĩnh vực quản lý còn có rất nhiều chồng chéo, gây khó khăn và cản trở cho hoạt<br />
động bảo vệ môi trường. Giữa các địa phương trong cùng lưu vực chưa tìm được tiếng nói<br />
chung, chưa thống nhất và chặt chẽ trong công tác quản lý môi trường lưu vực.<br />
Quản l ý thống nhất và tổng hợp nguồn nước của một lưu vực sông là vấn đề còn mới<br />
mẻ đối với Việt Nam, còn rất hạn chế về mặt nhận thức và tất yếu sẽ gặp không ít lúng túng<br />
khi triển khai. Thuận lợi cơ bản của chúng ta hiện nay là Luật Tài nguyên nước đã được ban<br />
hành, tạo cơ sở pháp l ý và hướng dẫn cho việc triển khai các hoạt động quản l ý tài nguyên<br />
nước. Tuy nhiên chúng ta chưa có nhiều các văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết về quản l ý<br />
thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước cho một lưu vực sông lớn.<br />
Trong những năm gần đây, mặc dù những lợi ích của việc xây dựng kế hoạch tổng hợp<br />
quản lý lưu vực sông là rất lớn và được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật tốt, nhưng việc thực<br />
hiện lại gặp rất nhiều khó khăn. Đó là: (i) việc lập kế hoạch quản lý lưu vực sông thường<br />
được tiến hành theo quá trình tĩnh và thường được công thức hoá về mục tiêu cũng như lộ<br />
trình thực hiện. Điều này khó nhận được sự đồng tình và chấp nhận của các đối tượng khác<br />
nhau vì mục tiêu của họ cũng rất khác nhau; (ii) ranh giới lưu vực sông thường không trùng<br />
với ranh giới hành chính, do vậy khó khăn cho việc thiết lập quyền lợi và nghĩa vụ của các<br />
bên liên quan đến lưu vực sông; (iii) các mô hình cở sở để xây dựng kế hoạch thường dựa<br />
trên các cơ sở dữ liệu yếu do vậy độ chính xác và tin cậy không cao; (iv) về thực chất, việc<br />
lập kế hoạch quản lý lưu vực sông là công việc rất phức tạp, nhất là khi tính đến những tác<br />
động về môi trường; (v) quá trình lập kế hoạch thường chậm và mất rất nhiều thời gian để nó<br />
có thể thực sự được tiến hành.<br />
Từ tất cả những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Pháp luật bảo vệ môi trường<br />
nước lưu vực sông ở Việt Nam” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học luật của<br />
mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
. Tình hình nghiên cứu trong nước<br />
Vấn đề bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông đã và đang được xã hội quan tâm và<br />
ủng hộ. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề này nhưng chủ yếu là các nghiên cứu<br />
mang tính khoa học kỹ thuật, ứng dụng thực tế nhằm bảo vệ môi trường nước trong các lưu<br />
vực sông ở Việt Nam. Chẳng hạn, Cục Bảo vệ Môi trường (nay là Tổng cục Môi trường)<br />
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có một đề tài nghiên cứu khoa học- công nghệ ngành<br />
Tài nguyên và Môi trường giai đoạn từ năm 2002-2006 “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực<br />
tiễn đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo lưu vực sông”. Trong đề tài này, nhóm tác<br />
giả đi sâu vào đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo xu hướng ô nhiễm môi trường tại<br />
các lưu vực sông ở Việt Nam; đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại các lưu vực<br />
sông và; đề xuất các giải pháp quản lý môi trường lưu vực sông. Trên các tạp chí nghiên cứu<br />
cũng đã có những bài viết nghiên cứu đề cập tới vấn đề bảo vệ môi trường nước lưu vực<br />
sông, chẳng hạn các bài viết của PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, “Xây dựng Luật Tài nguyên nước<br />
phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/1998; bài<br />
viết của TS. Nguyễn Quang Tuyến, “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta- Thực<br />
trạng và một số giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2004.<br />
Ngoài các giáo trình về Luật Môi trường tại các đơn vị đào tạo luật có đề cập bảo vệ<br />
môi trường nước như một nhiệm vụ trong hệ thống công tác bảo vệ môi trường nói chung<br />
theo quy định Luật bảo vệ môi trường năm 2005, thì chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về<br />
pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.<br />
. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước<br />
Quản lý và bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông không còn mới mẻ đối với các<br />
nước trên thế giới. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về quản lý, bảo vệ môi<br />
trường nói chung và môi trường nước nói riêng trong lưu vực sông ở tất cả các ngành như:<br />
thủy lợi, quản lý nhà nước, pháp luật…Các công trình nghiên cứu này, đánh giá một cách<br />
khách quan đã đạt tới một trình độ phát triển cao, tuy nhiên nếu áp dụng tại Việt Nam thì lại<br />
không phù hợp. Hơn nữa, hiện nay các vấn đề môi trường xuyên quốc gia sinh ra bởi quá<br />
trình toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành những thách thức hàng đầu về môi trường toàn cầu.<br />
Thách thức về hội nhập quốc tế trong hoạt động bảo vệ môi trường tạo ra áp lực phải hoàn<br />
thiện hành lang pháp lý nhằm phù hợp với thế giới đang đặt ra ở Việt Nam.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật<br />
bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam, đồng thời đưa ra một số kiến nghị cho<br />
việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật thực định cũng như thúc đẩy thực thi những quy định<br />
này trong hoạt động bảo vệ môi trường nước.<br />
- Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
+ Phân tích, đưa ra quan niệm về “lưu vực sông”; “quản lý lưu vực sông”, “quản lý môi<br />
trường lưu vực sông”, “pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông”.<br />
+ Phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường nước tại các lưu vực sông và những vấn<br />
đề đặt ra dưới góc độ quản lý và pháp luật.<br />
+ Phân tích và đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và<br />
pháp luật tài nguyên nước về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.<br />
+ Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường<br />
nước lưu vực sông tại Việt Nam; có sự phân tích, so sánh với các mô hình quản lý của các<br />
nước trên thế giới.<br />
+ Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp<br />
luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê; phương pháp kế thừa<br />
có chọn lọc, phương pháp khảo sát thực tế, đồng thời so sánh đối chiếu các quy phạm thực<br />
định về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông hiện nay với pháp luật có liên quan của các<br />
nước trên tinh thần tiếp thu kinh nghiệm của các nước có xét đến tình hình thực tiễn ở Việt<br />
Nam. Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp và các báo cáo đã được công bố trong những<br />
năm gần đây.<br />
5. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn<br />
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận cũng như nguyên tắc pháp lý về bảo vệ môi<br />
trường theo lưu vực sông. Dựa trên những phân tích đánh giá các số liệu thống kê tình hình<br />
hiện trạng môi trường cũng như việc nhận định các hạn chế bất cập hiện nay của các quy định<br />
pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông, luận văn đưa ra các kiến nghị góp phần<br />
hoàn thiện các quy định pháp luật thực định. Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo tại<br />
các cơ sở đào tạo luật .<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có 3<br />
chương sau đây:<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.<br />
Chương 3: Quan điểm, giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường<br />
nước lưu vực sông.<br />
<br />
<br />
<br />
References<br />
I. TIẾNG VIỆT<br />
1. Ban tổng hợp Viện chiến lược, chính sách Tài nguyên và môi trường (2009), “Suy<br />
thoái tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam”, từ trang web:<br />
http://www.isponre.gov.vn/home/tin-tuc/414-suy-thoai-tai-nguyen-nuoc-luu-vuc-<br />
song-o-viet-nam.<br />
2. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 14/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày<br />
22/1/2009 về việc Hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân<br />
sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án bảo vệ môi trường lưu<br />
vực sông theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.<br />
3. Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), “Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm<br />
2005”.<br />
4. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2006), “Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2006-<br />
Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuê-Đáy, hệ thống sông Đồng<br />
Nai”, Hà Nội.<br />
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2008-<br />
Môi trường làng nghề Việt Nam”, Hà Nội.<br />
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), “Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2009-<br />
Môi trường khu công nghiệp Việt Nam”, Hà Nội.<br />
7. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,<br />
Hà Nội.<br />
8. Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 (2006), NXB Văn hóa thông<br />
tin, Hà Nội.<br />
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định<br />
120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 về quản lý lưu vực sông.<br />
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định số<br />
179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.<br />
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số<br />
80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của<br />
Luật Bảo vệ môi trường (đã được sửa đổi, bổ sung, cập nhật theo Nghị định số<br />
21/2008/NĐ-CP).<br />
12. Chương trình nghị sự số 21 của Việt Nam (2004), Định hướng chiến lược phát triển<br />
bền vững của Việt Nam, Hà Nội.<br />
13. Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường<br />
(2010), “Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề bảo vệ môi trường lưu vực sông”,<br />
Hà Nội.<br />
14. Nguyễn Văn Cư (chủ nhiệm) (2005), “Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường<br />
lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy”, Đề tài án cấp Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi<br />
trường và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br />
15. Nguyễn Tiến Đạt (2007), “Suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam,<br />
nguyên nhân và giải pháp”, Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, từ<br />
trang web:<br />
http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=1053.<br />
16. Trần Đức Hạ, Phạm Tuấn Hùng, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Hữu Hòa (2009), “Bảo<br />
vệ và quản lý tài nguyên nước”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
17. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2005), “Quản lý môi trường cho sự phát triển<br />
bền vững”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.28-34, 190-193.<br />
18. Hoàng Hòe, Nguyễn Xuân Quát, Tô Đình Mai (1994), “Làm gì để bảo vệ môi<br />
trường”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.<br />
19. Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam (2008), “Hiện trạng môi trường lưu<br />
vực sông Cầu”, từ trang web:<br />
http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=1052.<br />
20. Lê Văn Hợp (2007), “Quản lý tài nguyên nước của Cộng hòa Pháp”, từ trang web:<br />
http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=1143.<br />
21. Nguyễn Đức Khiển (2009), “Quản lý môi trường đô thị”, Viện Môi trường đô thị và<br />
công nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
22. Hà Văn Khối (2005), “Giáo trình quy hoạch và quản lý nguồn nước”, NXb Nông<br />
Nghiệp, Hà Nội.<br />
23. Nguyễn Khoa Lạnh (2009), “Giáo trình Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên<br />
nhiên”, NXB Đại học Huế, Huế.<br />
24. Nguyễn Ngọc Linh, Trương Mạnh Tiến (2001), “Khuôn khổ chính sách bảo vệ môi<br />
trường của Việt Nam giai đoạn 2001-2010”, NXB Thế giới, Hà Nội.<br />
25. Đào Bảo Ngọc (2004), “Vài nét về pháp luật môi trường”, Tạp chí Nhà nước và<br />
Pháp luật, số 3, tr. 42-54.<br />
26. Phạm Hữu Nghị (1998), “Xây dựng Luật Tài nguyên nước phù hợp với hoàn cảnh<br />
mới của đất nước”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, tr.21-24.<br />
27. Phạm Hữu Nghị (2005),”Vấn đề quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong dự<br />
thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi)”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2, tr.20-<br />
23.<br />
28. Phạm Hữu Nghị (2006), “Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật bảo vệ môi trường”,<br />
Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 4.<br />
29. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ (2004), “Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ<br />
môi trường nước”, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.<br />
30. Nguyễn Ty Niên (2007), “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Đồng<br />
Nai- Một yêu cầu cấp bách”, trích Tham luận tại Đối thoại suy thoái tài nguyên<br />
nước trên lưu vực sông, từ trang web:<br />
http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=1051.<br />
31. Phạm Thị Tố Oanh (2009), “Xác lập cơ sở khoa học về tài nguyên và môi trường<br />
nước phục vụ định hướng phát triển bền vững một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh”,<br />
Luận án tiến sỹ Địa lý, Hà Nội.<br />
32. Nguyễn Văn Phương (2009), “Giáo trình luật môi trường (dùng cho các lớp đại học<br />
Luật hệ từ xa Viện Đại học Mở Hà Nội)’, Viện Đại học Mở Hà Nội.<br />
33. Hoàng Ngọc Quang (2002), “Quản lý, khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi<br />
trường nước lưu vực sông Mã”, Luận án tiến sỹ khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi<br />
trường.<br />
35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Bảo vệ và phát<br />
triển rừng.<br />
36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật Tài nguyên nước.<br />
37. Hoàng Văn Quynh (chủ nhiệm) (2006), “Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật<br />
bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Đề tài<br />
khoa học cấp Bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
38. Phạm Xuân Sử (2010), “Pháp luật về quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam”, Tham<br />
luận trong Hội thảo “Quản lý tổng hợp tài nguyên ở Việt Nam”, Hà Nội.<br />
39. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 về việc<br />
phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng .<br />
40. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 về việc<br />
thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu.<br />
41. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006 phê<br />
duyệt Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu.<br />
42. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 187/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12<br />
năm 2007 về phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai<br />
đến năm 2020.<br />
43. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 về việc<br />
thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.<br />
44. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1404/QĐ-TTg ngày 31/08/2009 về việc<br />
thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy.<br />
45. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm<br />
2008 về phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy<br />
đến năm 2020.<br />
46. Ngô Trọng Thuận, Vũ Văn Tuấn (2009), “ Nước và con người”, NXB Bản Đồ, Hà<br />
Nội, tr. 262.<br />
47. Nguyễn Ngọc Trân (2009), “Dòng sông và phát triển lãnh thổ”, Bản tin Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội.<br />
48. Ngô Đình Tuấn (2010), “Bảo vệ và khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên<br />
nước Việt Nam- Vấn đề cấp thiết trong tình hình mới”, từ trang web:<br />
http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=2207.<br />
49. Hoàng Dương Tùng (chủ nhiệm) (2002-2006), “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống<br />
thông tin phục vụ quản lý môi trường lưu vực sông”, Đề tài nghiên cứu khoa học-<br />
công nghệ ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2002-2006, Cục Bảo vệ môi<br />
trường.<br />
50. Nguyễn Quang Tuyến (2004), “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta-<br />
Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11,<br />
tr.65-70.<br />
51. Ủy ban Quốc gia về Chương trình Thủy văn Quốc tế (VNC-IHP) (2007), “Sổ tay<br />
phổ biến kiến thức Tài nguyên nước Việt Nam”.<br />
52. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy<br />
lợi sửa đổi.<br />
53. Phùng Văn Vui (chủ nhiệm) (2002- 2006), “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực<br />
tiễn đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo lưu vực sông”, Đề tài nghiên cứu<br />
khoa học- công nghệ ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2002-2006, Cục<br />
Bảo vệ môi trường.<br />
<br />
TIẾNG ANH<br />
54. Axel Dourojeanni R. (2001), “Water management at the river basin level:<br />
challenges in Latin America”, Natural Resources and Infrastructure Division,<br />
Santiago, Chile, United Nations Publication.<br />
55. Brian Haisman (2005), “Impacts of water rights Reform in Australia”, Bryan<br />
Randolph Bruns et al., eds. 2005, in Water rights Reform: Lessons for institutional<br />
design.<br />
56. Juliet Lucy (2008), “Water Regulation- The Law of Australia”, Lawbook Co.,<br />
Australia.<br />
57. Ramsar Convention Secretariat, 2007, “River basin management: Integrating<br />
wetland conservation and wise use into river basin management”, Ramsar<br />
handbooks for the wise use of wetlands 3rd edition.<br />
<br />
III. Website<br />
58. http://www.monre.gov.vn<br />
59. http://www.vncold.vn<br />
60. http://vea.gov.vn<br />
61. http://en.wikipedia.org/wiki/Clean_Water_Act<br />