intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

phát hiện và điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành: phần 2

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

62
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

tiếp nối phần 1, phần 2 cuốn sách là những lời khuyên nên và không nên trong sinh hoạt, trong ăn uống, trong điều chỉnh tâm lý và các thói quen sống cũng như trong vận động sẽ giúp bạn đọc biết cách phòng và điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành một cách hiệu quả. mời các bạn cùng tham khảo hữu ích này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: phát hiện và điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành: phần 2

•■í,Ị.ífc<br /> ■.<br /> <br /> ,t'^<br /> <br /> Chương hơi<br /> <br /> nHơnGĐiỀuncnunKHônGnên<br /> TROGG SIGH HOẠT un ĨROHG RR UỐRG<br /> <br /> I. TRONG SINH HOẠT<br /> 1.<br /> <br /> pệnh nhân xơ vữa độn 0 mạch vành nên chú ý đến<br /> <br /> nhịp 0 inh học<br /> <br /> Một sô" nghiên cứu tiến hành tại Viện Tim mạch<br /> Việt Nam đã cho thấy, ở một sô" thòi điểm theo tháng,<br /> theo ngày, theo giờ, tỷ lệ bệnh lý nhồi máu cơ tim xuất<br /> hiện cao hơn hẳn ở một sô" thời điểm khác. Sự xuất hiện<br /> lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ này đã đưa các nhà<br /> nghiên cứu tìm đến mô"i liên quan giữa nhịp điệu sinh<br /> học và bệnh lý động mạch vành. Mô"i liên quan này có<br /> nhiều cơ sở khoa học.<br /> Nhịp sinh học<br /> Thực ra, mọi hoạt động của sinh vật, mọi hiện tượng<br /> diễn ra trên trái đất đều có tính chất tuần hoàn theo<br /> chu kỳ nhất định. Sự di cư của những đàn chim, sự di<br /> chuyển theo mùa sinh sản của cá hồi, những loài hoa<br /> chỉ nỏ vào những giờ nhất định... đều diễn ra theo nhịp<br /> sinh học. Con người chúng ta cũng có những nhịp điệu<br /> đó. Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, giấc ngủ về đêm, sự<br /> thay đổi thân nhiệt của chúng ta trong ngày... cũng diễn<br /> ra theo chu kỳ đều đặn. Người phương Tây sỢ nhất thứ<br /> 6 ngày 13. Người Việt chúng ta sỢ nhất giò quan đi<br /> tuần. Sự lo sỢ này cũng có cơ sở khoa học của nó. Vậy,<br /> chúng ta lo sỢ những thời điểm nào trong bệnh lý động<br /> mạch vành?<br /> Môĩ liên quan giữa nhịp mùa và bệnh lý động mạch vành<br /> Các nghiên cứu tiến hành ở Anh và Mỹ đều cho<br /> thấy, vào mùa đông tỷ lệ người mắc bệnh động mạch<br /> <br /> vành có xu hướng tăng cao. Tại Anh, sự tăng cao bệnh<br /> xơ vữa động mạch vành vào mùa đông đã làm tăng<br /> thêm 20.000 ca tử vong mỗi năm so vói các mùa khác<br /> trong năm. Tại Mỹ, tỷ lệ phát sinh bệnh xơ vữa động<br /> mạch vành vào tháng 12 và tháng 1 cao hơn 53% so với<br /> những tháng hè. Sự khác biệt này đã được phân tích<br /> dựa trên nhiều yếu tô":<br /> - Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ môi trường thấp có<br /> thể tác động trực tiếp lên tim và tác động gián tiếp qua<br /> sự tác động lên huyết áp. Nhiệt độ thấp là nguyên nhân<br /> dẫn tối co mạch ngoại biên, tăng lượng máu về tim, tăng<br /> huyết áp, tăng lượng noradrenalin trong máu. Nó làm<br /> tăng nhu cầu sử dụng oxy cơ tim, ở những bệnh nhân có<br /> tổn thương sẵn có của động mạch vành sẽ dễ dàng dẫn<br /> tới nhồi máu cơ tim.<br /> - Tia cực tím: Tia cực tím hay ánh nắng mặt trời chỉ<br /> có nhiều vào mùa hè và rất ít vào mùa đông. Tia cực tím<br /> giúp chúng ta tổng hỢp vitamin D. Một sô" nghiên cứu<br /> đã cho thấy ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có hàm lượng<br /> vitamin D trong máu thấp. Do đó, tia cực tím có nhiều<br /> vào mùa hè sẽ làm giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim.<br /> - Hoạt động thể lực: Vào mùa đông, xu hướng hoạt<br /> động của chúng ta có vẻ ít hơn so với các mùa khác<br /> trong năm. Chúng ta cũng thấy sô" lượnẹ người tập thể<br /> dục buổi sáng ở các công viên giảm hẳn so với mùa hè.<br /> Nhiều người có thói quen không tập luyện trong mùa<br /> đông và đây là một thói quen xấu. Tập thể dục đều đặn<br /> sẽ có tác dụng bảo vệ mạch vành, tuy nhiên nếu tập thể<br /> <br /> O;<br /> ừiT- -------------------------------------^-----------------dục không thường xuyên sẽ là yếu tố khởi phát bệnh xơ<br /> vữa động mạch vành.<br /> - Béo phì: Trọng lượng cơ thể của chúng ta cũng biến<br /> đổi theo mùa, chúng ta thường béo hơn vào các tháng<br /> mùa đông một phần là do chúng ta giảm cường độ hoạt<br /> động, mặt khác chế độ ăn lại được tăng cường. Cân năng<br /> tăng gây béo phì có liên quan bệnh lý động mạch vành.<br /> - Sự cáng thẳng trong công việc: Tháng 12 và tháng<br /> 1 là những tháng cuối năm và tháng đầu của nám mối.<br /> Vào những tháng này, mọi người đều cố gắng hoàn<br /> thành công việc của năm và sau đó phải xây dựng kê<br /> hoạch làm việc cho cả năm mới. Nhiều người cho biết<br /> đây là thời kỳ họ làm việc nhiều và căng thẳng nhất<br /> trong năm. Đó cũng là một yếu tô' gây khởi phát bệnh<br /> nhồi máu cơ tim vào những tháng này.<br /> - Hút thuốc lá: Hằng năm, mức độ tiêu thụ thuốc lá<br /> tăng vọt vào mùa đông. Trong khi đó, chúng ta biết có<br /> sự liên quan giữa thuốc lá và bệnh xơ vữa động mạch<br /> vành. Hút thuốc lá làm rốì loạn chức năng vận mạch,<br /> làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, làm tiến triển trình<br /> trạng xơ vữa động mạch.<br /> - Nhiễm khuẩn; Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy<br /> mốì liên quan giữa bệnh xơ vữa động mạch vành và các<br /> vi khuẩn đặc hiệu. Các vi khuẩn như Helicobacter<br /> pylori và Chlamydia pneumonia được tìm thấy trên các<br /> mảng xơ vữa mà sự phát triển Helicobacter pylori đạt<br /> đỉnh cao vào mùa đông.<br /> <br /> - Lượng cholesterol máu: Theo một sô" nghiên cứu,<br /> lượng cholesterol máu cao hơn vào mùa đông và thấp<br /> hơn vào mùa hè. Khi nhiệt độ thấp sẽ làm tăng cả<br /> cholesterol toàn phần và LDL cholesterol. Nồng độ<br /> cholesterol toàn phần và LDL cholesterol máu cao là<br /> một trong những yếu tô" nguy cơ gây bệnh xơ vữa động<br /> mạch vành.<br /> - Đông máu: KLi nhiệt độ cơ thể thâ"p sẽ có sự tăng<br /> sô" lượng tiểu cầu, tăng độ nhớt máu. Mùa đông sẽ làm<br /> tăng độ tập trung ĩibrinogen. Những yếu tô" này góp<br /> phần dễ hình thành nên những huyết khôi trong lòng<br /> mạch, nhất là trong lòng động mạch vành bị tổn thương.<br /> Mối liên quan giữa nhịp ngày trong tuần và bệnh lý<br /> động m ạch vành<br /> Các nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ xuất hiện nhồi<br /> máu cơ tim tăng cao vào những ngày đầu tuần hơn là<br /> những ngày khác trong tuần. Theo một nghiên cứu tại<br /> Scotland, người ta thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện<br /> nhồi máu cơ tim tăng cao vào ngày thứ hai trong tuần ở<br /> những người đang làm việc. Vào ngày thứ hai, nguy cơ<br /> bị nhồi máu cơ tim tăng lên đến 33% so với những ngày<br /> khác trong tuần. Chính điều này đã hình thành giả<br /> thuyết “Hội chứng sáng thứ hai”. Giải thích cho hiện<br /> tượng này, một sô" tác giả cho rằng đó là do có sự thay<br /> đổi từ trạng thái nghỉ ngơi ở những ngày cuốỉ tuần sang<br /> trạng thái hoạt động làm việc ở ngày thứ hai và sự tăng<br /> gánh nặng thể lực và tinh thần vào ngày thứ hai rất có<br /> thể là yếu tô" khởi phát bệnh xơ vữa động mạch vành.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2