intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển chương trình đào tạo tiếp cận khung năng lực ASEAN và Úc

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu "Phát triển chương trình đào tạo tiếp cận khung năng lực ASEAN và Úc" tập trung vào đánh giá một số năng lực sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Huế theo khung năng lực ASEAN và Úc để đổi mới chương trình đào tạo. Việc nghiên cứu và sử dụng mô hình Importance-Performance Analysis (IPA) đối với các yếu tố thể hiện và yếu tố quan trọng trong đánh giá năng lực sinh viên là cơ sở xem xét quan trọng trong việc xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo của nhà trường tiếp cận khung năng lực ASEAN nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển chương trình đào tạo tiếp cận khung năng lực ASEAN và Úc

  1. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN KHUNG NĂNG LỰC ASEAN VÀ ÚC ThS. Phạm Bá Hùng1 Tóm tắt: Nội dung nghiên cứu tập trung vào đánh giá một số năng lực sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Huế theo khung năng lực ASEAN và Úc để đổi mới chương trình đào tạo. Việc nghiên cứu và sử dụng mô hình Importance-Performance Analysis (IPA) đối với các yếu tố thể hiện và yếu tố quan trọng trong đánh giá năng lực sinh viên là cơ sở xem xét quan trọng trong việc xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo của nhà trường tiếp cận khung năng lực ASEAN nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế. Từ khóa: ASEAN; Chương trình đào tạo; Năng lực, IPA; Úc. Abstract: The research aims to evaluate some competencies of Hue Tourism College students based on the ASEAN and Australian qualifications frameworks to renovate the existing curricula. The study and use of the Importance-Performance Analysis (IPA) model for performance factors and key factors in assessing students’ competencies serve as significant considerations in building and modifying the curricula towards the ASEAN qualifications framework, with a view to satisfying the requirements of societies and international integration. Keywords: ASEAN; curricula; competency; IPA; australian. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ sau đại dịch COVID-19, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tác động lớn du lịch trong nước và quốc tế, xu hướng du lịch có nhiều thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo cần thay đổi để thích ứng và phù hợp với nhu cầu của du khách. Thực trạng đào tạo nhân lực lưu trú du lịch dù đang hướng tới đạt kiến thức, kỹ năng theo các tiêu chuẩn đã được thỏa thuận trong khu vực và mở rộng ra phạm vi toàn cầu vẫn chưa đạt kỳ vọng. Tính liên thông của chương trình cần tiếp tục quan tâm giải quyết 1 Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng Du lịch Huế.
  2. 164 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... để tạo thuận lợi, cơ hội học tập cao hơn cho người học. Một số cơ sở đào chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, chưa theo kịp các quốc gia trong khu vực, chưa có giáo trình thống nhất theo chuẩn chung. Hơn hai năm qua, Trường Cao đẳng Du lịch Huế đã triển khai đồng bộ từ đổi mới nội dung chương trình đào tạo, tập huấn đào tạo đội ngũ giảng viên, tăng cường năng lực cơ sở vật chất, thay đổi hình thức thực tế, thực tập, xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá để quản lý hoạt động dạy học, tiến hành tổ chức đào tạo trực tuyến (online) nhằm tiếp cận chương trình đào tạo theo xu thế hội nhập quốc tế. Việc chuyển đổi chương trình đào tạo theo hướng tích lũy năng lực thực hiện có vai trò rất quan trọng tác động đến từng giảng viên trong mỗi cơ sở giáo dục, trong đó có cơ sở giáo dục du lịch, nhằm linh hoạt, thích ứng trong tình hình mới để duy trì, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng thương hiệu và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Để hội nhập quốc tế và tiếp cận khung năng lực lĩnh vực du lịch – khách sạn của ASEAN và Úc, Trường Cao đẳng Du lịch Huế đã chuẩn bị nguồn nhân lực bằng cách cử 14 giảng viên đào tạo tại Úc triển khai chương trình đào tạo đối với 02 lớp nghề Quản trị khu resort; Hướng dẫn du lịch chuyển giao từ Úc với gần 50 sinh viên và 7 giảng viên được công nhận là Đào tạo viên và Đánh giá viên theo khung năng lực ASEAN. Đây là cơ sở quan trọng cho việc chuyển đổi chương trình theo hướng tích lũy năng lực thực hiện theo khung năng lực ASEAN và Úc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và triển khai xây dựng chương trình đào tạo vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập. Một số giảng viên vẫn còn lúng túng trong quá trình triển khai, xây dựng và xác định các khối lượng kiến thức cốt lõi, yêu cầu về ma trận của các năng lực trong chương trình đào tạo. Việc sử dụng mô hình IPA trong nghiên cứu khoảng cách đào tạo và thực tiễn đánh giá năng lực sinh viên nhằm làm rõ các giả thiết khoa học trong việc xác định yếu tố năng lực cần thiết là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng chương trình đào tạo vừa có tính thực tiễn và cấp thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục, đặc biệt là cơ sở giáo dục du lịch, hiện nay.
  3. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN KHUNG NĂNG LỰC ASEAN VÀ ÚC 165 2. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan nghiên cứu Việc nghiên cứu về chất lượng đào tạo được đánh giá trên nhiều khía cạnh. Nhiều nhà khoa học trên thế giới như Leblanc và Nguyen (1997), Trivellas và Dargenidou (2009), Kwek và các cộng sự (2010), Shekarchizadeh và cộng sự (2011), Narang (2012) đã nghiên cứu đánh giá những vấn đề cốt lõi của chất lượng giáo dục dưới các góc nhìn khác nhau về “thiết kế khóa học dựa trên yêu cầu của sinh viên”, “đánh giá sự phù hợp của nội dung chương trình đào tạo”, “mối liên hệ giữa công việc để hình thành kiến thức và kỹ năng”, “cung cấp khóa đào tạo cho người học”;… Viraiyan Teeroovengadum và các cộng sự đã đo lường chất lượng giáo dục đại học trên cơ sở phát triển mô hình phân cấp HESQUAL đã đưa ra 4 chỉ tiêu đánh giá về chương trình đào tạo (curriculum) và 3 chỉ tiêu đánh giá về năng lực thực hiện (competence) trong đánh giá chất lượng giáo dục [1, tr.252]. Trên cơ sở mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ SERVQUAL do Parasuraman và Bery (1985, 1988, 1991) đề xuất và mô hình SERVPERF do Cronin và Taylor (1992) đề xuất, các biến thể của đánh giá chất lượng dịch vụ đại học được ứng dụng để nghiên cứu đánh giá và xây dựng mô hình thang đo HEdPERF tại Malaysia và đề xuất mô hình EduQUAL của Narang (2012). Mô hình Importance-Performance Analysis (IPA) được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch một cách hiệu quả đối với nhiều lĩnh vực thực phẩm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, ngành du lịch khách sạn,… (Michael Lück, 2011; Silva & Fernandes, 2010; Song & Wu, 2006; Zhang & Chow, 2004; Derek J. Wade & Paul F.J. Eagles, 2003). Đối với lĩnh vực giáo dục, nhóm nghiên cứu Sival. F và Fernamdes. P (2010) đã sử dụng mô hình IPA để đánh giá những giá những thế chế của giáo dục đại học [2, tr.121 – 123]. Nhóm tác giả GustiNgurahJoko và Putu đã đánh giá chất lượng giáo dục đại học trong trường hợp đại học tư Badung, Bali, Indonesia [3, tr.82 – 88]. Tác giá Nien-Te Kuo và các cộng sự đã ứng dụng mô hình Kano
  4. 166 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... và mô hình IPA để xác định các thuộc tính quan trọng đối với giáo dục đại học trong lĩnh vực khách sạn và du lịch. [4, tr. 12016 – 12024]. Nhóm tác giả ở Việt Nam đã nghiên cứu về chất lượng dịch vụ ở đại học, cao đẳng chủ yếu tập trung khảo sát và đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ nhà trường cung cấp thông qua mô hình SERVQUAL và mô hình SERVPERF. Tác giả Nguyễn Thành Long (2006) đã sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học [6, tr.19 – 23]. Nhóm tác giả Phạm Lê Hồng Nhung [9] và các cộng sự tại Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ trong đào tạo đại học trường hợp nghiên cứu tại các trường đại học tư thục khu vực đồng bằng sông Cửu Long thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA. Việc áp dụng mô hình IPA trong đánh giá năng lực để đổi mới chương trình đào tạo là vấn đề mới cần được nghiên cứu tại các trường của Việt Nam. Bài viết tập trung vào vấn đề lõi của chất lượng giáo dục là các tiêu chí năng lực trong thiết kế chương trình đào tạo. Các năng lực đánh giá trong nghiên cứu này dựa trên 5 năng lực chính: năng lực cơ bản, năng lực chung, năng lực chuyên ngành/nghề, năng lực quản lý và năng lực hành vi, thái độ của sinh viên trên cơ sở tham chiếu tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch (VTOS) và khung năng lực ASEAN, Úc. Việc nghiên cứu đánh giá về mức độ quan trọng và mức độ thể hiện năng lực của sinh viên nhằm xác định các yếu tố năng lực cần thiết để đổi mới chương trình đào tạo. Đồng thời, giúp cho cơ sở đào tạo đo lường chất lượng đào tạo và xác định các năng lực cốt lõi để xây dựng chương trình đào tạo. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thang đo và mô hình nghiên cứu Thang đo với 22 chỉ tiêu được lựa chọn đánh giá trên 5 thành phần năng lực của nghề du lịch khách sạn như sau: năng lực cơ bản (5 chỉ tiêu), năng lực chung (4 chỉ tiêu), năng lực nghề nghiệp (5 chỉ tiêu), năng lực quản trị (4 chỉ tiêu) và đánh giá thêm 01 năng lực hành vi, thái độ (4 chỉ tiêu). Các năng lực về cơ bản đáp ứng cấu trúc của quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng
  5. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN KHUNG NĂNG LỰC ASEAN VÀ ÚC 167 lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và có tham chiếu đến một số năng lực nghề du lịch, khách sạn của ASEAN và chương trình đào tạo được chuyển giao từ Úc theo Quyết định 1808/QĐ-LĐTBXH ngày 09/12/2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc cho phép sử dụng 12 bộ chương trình chuyển giao từ Úc để đào tạo thí điểm cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng của Úc và cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng của Việt Nam cho 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế. Hình 1. Mô hình đánh giá năng lực Nguồn: Tác giả đề xuất Mô hình hình phân tích mức độ quan trọng và mức độ thể hiện dịch vụ (IPA, Importance – Performance Analysis) được đề xuất bởi Martilla và James năm 1977. IPA là mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên sự chênh lệch giữa ý kiến khách hàng về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu và mức độ thực hiện các chỉ tiêu của nhà cung cấp dịch vụ (I-P gaps). Cấu trúc mô hình khung năng lực ASEAN dựa trên mối liên hệ giữa các năng lực cốt lõi, năng lực chung và năng lực chuyên môn để hình thành năng lực của người học dựa trên mô hình kiến thức, kỹ năng và thái độ/hành vi còn gọi là “mức tự chủ và trách nhiệm” theo Quyết định 1982/QĐ-TTg về phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam hay mô hình KSA (Knowledge, Skills, Attitudes/ Behaviour).
  6. 168 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Hình 2. Mối quan hệ giữa các năng lực Cốt lõi, Chung và Chuyên môn (Nguồn: ASEAN MRA on Tourism Professionals, Handbook, 2013, p.17 – 19) 2.2.2. Kích thước mẫu và phương pháp phân tích a) Kích thước mẫu: Các thông tin số liệu sơ cấp thu thập được qua điều tra bảng hỏi đối với sinh viên đã theo học chương trình đào tạo được nhà trường điều chỉnh theo tiếp cận khung năng lực ASEAN và Úc được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thí điểm triển khai tại Trường Cao đẳng Du lịch Huế. b) Phương pháp phân tích Trong phạm vi nghiên cứu, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 (Statistical Package for the Social Sciences) để phân tích số liệu điều tra với 02 giai đoạn phân tích thống kê để đo lường đánh giá đối với các yếu tố quan trọng và mức độ đáp ứng của sinh viên. Sau khi xác định được số liệu thống kê của các yếu tố trên sử dụng phương pháp đồ thị hóa theo ma trận điểm (Legacy Dialogs/ Scatter/Dot). Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng trên 4 vùng khoảng cách của mô hình IPA.
  7. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN KHUNG NĂNG LỰC ASEAN VÀ ÚC 169 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng năng lực của sinh viên Thông qua việc xác định khoảng cách giữa mức độ quan trọng (Importance) và khả năng đáp ứng (Performance) của sinh viên trên 05 nhóm năng lực với 22 chỉ tiêu năng lực để xác định các năng lực có sự khác biệt lớn giữa yếu tố năng lực cho là quan trọng nhưng mức độ đáp ứng của sinh viên thấp hơn so với yêu cầu bằng cách so sánh cặp hiệu số Importance (I) và Performance (P) như sau: Với hiệu số P-I Mức độ đánh giá P-I ≥ 0 Tốt P-I < 0 Không tốt Hiệu số P-I càng lớn, thì khoảng cách giữa yêu cầu và mức độ đáp ứng càng xa nên cần xem xét để cải thiện. Bảng 1. Đánh giá mức độ quan trọng (I) đối với các năng lực và mức độ đáp ứng (P) của sinh viên. Mean Mã NL Chỉ tiêu đánh giá Mean (P) P–I (I) COS NĂNG LỰC CƠ BẢN       CO.1 Năng lực giao tiếp hiệu quả 4.28 3.13 -1.15 CO.2 Năng lực tiếng Anh 4.63 2.68 -1.95 CO.3 Năng lực an toàn và an ninh 4.56 3.62 -0.94 CO.4 Năng lực sơ cấp cứu 4.52 3.63 -0.89 CO.5 Năng lực CNTT và Truyền thông 4.56 3.66 -0.90 GES NĂNG LỰC CHUNG       GE.1 Năng lực bán sản phẩm dịch vụ 4.52 3.46 -1.06 GE.2 Năng lực phát triển mối quan hệ khách hàng 4.48 3.44 -1.04 GE.3 Năng lực xử lý giao dịch tài chính 4.36 3.26 -1.10 GE.4 Năng lực chuẩn bị và trình bày báo cáo 4.18 3.16 -1.02 FUS NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN       FU.1 Năng lực chuẩn bị ca làm việc 4.62 3.66 -0.96 FU.2 Năng lực vận hành, bảo quản thiết bị 4.52 3.56 -0.96 FU.3 Năng lực tiếp nhận và xử lý yêu cầu 4.38 3.36 -1.02
  8. 170 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Mean Mã NL Chỉ tiêu đánh giá Mean (P) P–I (I) FU.4 Năng lực chuyên môn nghề tại vị trí công việc 4.73 3.86 -0.87 FU.5 Năng lực kết thúc ca làm việc 4.56 3.62 -0.94 MAS NĂNG LỰC QUẢN LÝ       MA.1 Lập kế hoạch và giám sát công việc 4.36 3.33 -1.03 MA.2 Quản lý hoạt động công việc hàng ngày 4.38 3.33 -1.05 MA.3 Quản lý cơ sở vật chất 4.46 3.36 -1.10 MA.4 Quản lý chất lượng dịch vụ 4.48 3.43 -1.05 ABS NĂNG LỰC THÁI ĐỘ       AB.1 Tuân thủ quy định làm việc 4.63 3.66 -0.97 AB.2 Cẩn thận và trách nhiệm công việc 4.46 3.46 -1.00 AB.3 Chịu áp lực công việc 4.48 3.46 -1.02 AB.4 Nhanh nhẹn, tự tin 4.50 3.56 -0.94 Ghi chú: (1) Thang điểm Likert từ 1 – 5 đánh giá theo các mức: 1. Rất không quan trọng, 2. Không quan trọng, 3. Bình thường, 4. Quan trọng, 5. Rất quan trọng. (2) Thang điểm Likert từ 1 – 5 đánh giá theo các mức: 1. Hoàn toàn không đáp ứng, 2. Chưa đáp ứng, 3. Đáp ứng trung bình, 4. Đáp ứng khá tốt, 5. Đáp ứng tốt. 3.2. Phân tích mô hình IPA Mô hình IPA là mô hình đo lường khoảng cách dựa vào sự khác biệt giữa ý kiến về mức độ quan trọng về các chỉ tiêu của các năng lực và mức độ đáp ứng các chỉ tiêu đó của sinh viên. Qua đó, chúng ta có thể phân tích về mức độ đáp ứng về năng lực sinh viên được đào tạo tại nhà trường. Kết quả từ sự phân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện được thể hiện trên sơ đồ IPA với trục tung (Y) thể hiện mức độ quan trọng và trục hoành (X) thể hiện mức độ đáp ứng. Trong quá trình phân tích số liệu, gốc tọa độ được xác định cho trục tung (Y) là 4.50 và cho trục hoành (X) là 3.375. Trên cơ sở đó, bốn khu vực được hình thành như sau:
  9. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN KHUNG NĂNG LỰC ASEAN VÀ ÚC 171 Biểu đồ 1. Phân tích ma trận năng lực sinh viên được đánh giá (I) Tập trung cải thiện (I ≥ 4.50; P ≤ 3.375): có 8 yếu tố cần tập trung phát triển vì đây là các năng lực rất quan trọng nhưng mức độ đáp ứng các tiêu chí này còn thấp. Đó là các chỉ tiêu: (2) Năng lực tiếng Anh; (1) Năng lực giao tiếp có hiệu quả; (15) Lập kế hoạch và giám sát công việc; (8) Năng lực xử lý giao dịch tài chính, (16) Quản lý hoạt động công việc hàng ngày, (18) Quản lý chất lượng dịch vụ, (12) Năng lực tiếp nhận và xử lý yêu cầu và (17) Quản lý cơ sở vất chất. Đây là những năng lực cần ưu tiên chú trọng trong quá trình tổ chức đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo. Theo chương trình chuyển giao từ Úc thì khá nhiều năng lực liên quan đến quản lý như quản lý tài sản hữu hình, quản lý dịch vụ và tài chính được chú trọng và đưa vào năng lực cốt lõi của chương trình đào tạo. Ngoài ra, năng lực tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo theo chương trình chuyển giao quốc tế. (II) Tiếp tục duy trì (I ≥ 4.50; P ≥ 3.375): Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của vị trí việc làm, nhà trường cần quan tâm duy trì các năng lực cho rằng rất quan trọng và mức độ đáp ứng năng lực của
  10. 172 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... sinh viên đã thể hiện tốt. Đặc biệt là các năng lực liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp và thái độ nghề nghiệp. (III) Hạn chế phát triển (I ≤ 4.50; P ≤ 3.375): Theo kết quả của mô hình IPA, có 1 chỉ tiêu nằm trong phần hạn chế phát triển. (9) Năng lực chuẩn bị và trình bày báo cáo. Có thể vị trí việc làm chưa ưu tiên phát triển và chú trọng đến các chỉ tiêu này và mức độ đáp ứng của sinh viên đối với các năng lực này thấp. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo chương trình chuyển giao từ Úc các bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập dự án có các báo cáo theo biểu mẫu được quan tâm thiết kế trong các năng lực quản lý. Điều này đòi hỏi giảng viên cần quan tâm trong quá trình hình thành năng lực này cho sinh viên ở mức độ cơ bản mà các biểu mẫu báo cáo sẵn có theo quy định. (IV) Hạn chế đầu tư (I ≤ 4.50; P ≥ 3.375): Kết quả phân tích dữ liệu thể hiện trên sơ đồ cho thấy chỉ số (7) Năng lực phát triển mối quan hệ khách hàng là yếu tố ít quan trọng cần hoàn thiện tại vị trí việc làm. Phân tích sâu hơn kết quả điều tra của các nhóm đối tượng sinh viên đánh giá khác nhau về các chỉ tiêu theo các nhóm năng lực để có thêm thông tin đối với các nhà tuyển dụng. Kết quả phân tích phương sai đơn biến (Independent sample Kruskal-Wallis test) cho thấy có những nhận định khá khác nhau của các nhà tuyển dụng về các yếu tố mức độ quan trọng đối với các chỉ tiêu năng lực sinh viên. Các nhóm nhà tuyển dụng khách sạn 4, 5 sao, công ty du lịch lữ hành quốc tế đánh giá, yêu cầu cao đối với chỉ tiêu an toàn, an ninh, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và thái độ của nhân viên. Nhóm các khách sạn 3 sao chú trọng về năng lực chuyên môn nghề và năng lực bán sản phẩm dịch vụ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê này cũng khá phù hợp khi có sự khác nhau về thị trường khách thì có những đánh giá khác nhau về những chỉ tiêu trên. Thông qua sự khác biệt này, nhà trường cũng cần xem xét và xác định các tiêu chuẩn năng lực cốt lõi phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm để xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo phù hợp nhằm đáp ứng thị trường lao động và định hướng phát triển của nhà trường.
  11. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN KHUNG NĂNG LỰC ASEAN VÀ ÚC 173 4. KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Việc nghiên cứu đánh giá năng lực sinh viên là một phần trong quá trình xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo của nhà trường. Những năng lực để lựa chọn đánh giá cần xem xét trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và có sự tham chiếu đến các tiêu chuẩn ASEAN và Úc để xây dựng chương trình đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế. Đánh giá khoảng cách mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực của sinh viên để khuyến nghị cho nhà trường có những định hướng, lựa chọn các năng lực cốt lõi trong việc xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đạo tạo và tổ chức hoạt động đào tạo phù hợp để hình thành năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và xu hướng hội nhập quốc tế trong đào tạo nhằm công nhận các tiêu chuẩn năng lực và thừa nhận lẫn nhau. Việc nghiên cứu đánh giá mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng của năng lực sinh viên trong trường hợp tại Trường Cao đẳng Du lịch Huế được vận dụng trên mô hình IPA và các tiêu chuẩn năng lực được tham chiếu đến khung năng lực của ASEAN và Úc là vấn đề còn rất mới trong các cơ sở đào tạo. Việc nghiên cứu đánh giá xác định các năng lực cốt lõi và mức độ đáp ứng của sinh viên là bước nghiên cứu đầu tiên giúp nhà trường linh hoạt, thích ứng trong tổ chức hoạt động đào tạo trong tình hình mới và nâng cao hiệu quả, phù hợp với xu thế hội nhập trong đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam; [2]. Quyết định 1808/QĐ-LĐTBXH ngày 09/12/2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc cho phép sử dụng 12 bộ chương trình chuyển giao từ Úc để đào tạo thí điểm cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng của Úc và cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng của Việt Nam cho 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế; [3]. ASEAN MRA on Tourism Professionals, Handbook, 2013;
  12. 174 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... [4]. Viraiyan Teeroovengadum, T.J. Kamalanabhan, Ashley Keshwar Seebaluck, Measuring service quality in higher education: Development of hierarchical model (HESQUAL), Quality Assurance in Education, Vol.24, No.2, 2016, p.244-258. [5]. Fátima Silva, Paula Fernandes, Using Importance-Performance Analysis in Evaluating Institutions of Higher Education: A Case Study, International Conference on Education and Management Technology. IEEE.ISBN:978-1-4244-8617-5, p.121-123 [6]. GustiNgurahJoko Adinegara, Putu Steven Eka Putra, Assessment of Service Quality in Higher Education: Case Study in Private University, ISSN (Online): 2319-8028, www.ijbmi.org, Vol.5, Issue 9, September. 2016, p.82-88 [7]. Nien-Te Kuo, Kuo-Chien Chang, Chia-Hui Lai, “Identifying critical service quality attributes for higher education in hospitality and tourism: Applications of the Kano model and importance- performance analysis (IPA)”, ISSN 1993-8233, African Journal of Business Management, Vol.5 (30), 30 November, 2011, pp. 12016 – 12024. [8]. John A.Martilla, John C.Jame, “Importance-Performance Analysis”, Journal of marketing, Vol.41, No.1, (Jan, 1977), pp 77-79 [9]. Nguyễn Thành Long, Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học, Thông tin khoa học Đại học An Giang, 2006, 27, tr. 19-23. [10]. Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Phượng, Vũ Thị Hồng Loan, “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của Đại học Lâm nghiệp”, Tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp, số 2, 2016, tr. 163-172. [11]. Phạm Lê Hồng Nhung, Đinh Công Thành, Nguyễn Khánh Vân, Lê Thị Hồng V (2012). “Kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ ân trong đào tạo đại học trường hợp nghiên cứu tại các trường đại học tư khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, Kỷ yếu khoa học 2012, Đại học Cần Thơ, Website: ce.ctu.edu.vn/HOITHAO/2012/4/421. %20 PHAM%20LE%20%HONG%20 NHUNG%2001_203-213_.pdf.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2