Phát triển kinh tế thế giới: nhìn lại lịch sử
lượt xem 26
download
Bài viết ngắn này cung cấp sơ lược một bức tranh kinh tế thế giới trước và sau công nguyên với một vài số liệu luợng hoá. Điều quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế cho thấy rằng, mặc dù có một số nước ban đầu phát triển là do sự đãi ngộ tình cờ của thiên nhiên. Nhưng thật sự nguyên nhân sâu thẳm bên trong giúp phát triển hoặc kìm hãm kinh tế của một quốc gia theo thời gian là những tư tưởng, ý thức hệ xã hội, mê tín tập tục …...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển kinh tế thế giới: nhìn lại lịch sử
- Phát triển kinh tế thế giới: nhìn lại lịch sử Nguyễn Hoài Bảo 11/11/2004 Bài viết ngắn này cung cấp sơ lược một bức tranh kinh tế thế giới trước và sau công nguyên với một vài số liệu luợng hoá. Điều quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế cho thấy rằng, mặc dù có một số nước ban đầu phát triển là do sự đãi ngộ tình cờ của thiên nhiên. Nhưng thật sự nguyên nhân sâu thẳm bên trong giúp phát triển hoặc kìm hãm kinh tế của một quốc gia theo thời gian là những tư tưởng, ý thức hệ xã hội, mê tín tập tục … mà đây là nền tảng để hình thành thể chế của một đất nước. Trong lịch sử, có những thể chế đón nhận tinh thần khoa học và giúp nó phát triển để từ đó tạo sự phát triển mạnh về kinh tế. Nhưng có những thể chế thì không1. Các nước hiện nay được xem là đang phát triển, vào năm 02 chiếm 87% về dân số và làm ra 88% GDP của toàn thế giới. Còn lại các nước hiện nay được xếp vào phát triển cao (hay đã phát triển) có số dân bằng 13% và làm ra 12% GDP. Sự khác biệt về dân số và thu nhập vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên là không đáng kể. Đến năm 1998, các nước đang phát triển vẫn chiếm tỷ lệ dân số tương tự như trước đây nhưng chỉ làm ra 47% GDP thế giới, phần còn lại 53% là của các nước phát triển. Như vậy, về dân số không có gì sai biệt nhưng thu nhập giữa các quốc gia có một sự thây đổi ghê gớm trong lịch sử phát triển của nhân loại. Robert M. Solow (Nobel 1987) với mô hình giải thích tăng trưởng của mình đã dự báo rằng trong dài hạn các quốc gia có sự hội tụ về thu nhập. Thế nhưng, trong thực tế rõ ràng không phải là như vậy. Điều này cho thấy, nếu chúng ta chỉ dùng lý thuyết tăng trưởng của tân cổ điển để phân tích phát triển kinh tế không thôi thì quá thô sơ và khó mà lý giải đầy đủ cho xã hội thực vốn dĩ nhiều ràng buộc phức tạp (hơn là những gì mà các nhà kinh tế đã cố gắng xây dựng “mô hình”). Nghiên cứu phát triển kinh tế trong mối quan hệ qua lại giữa tư tưởng, văn hoá, chính trị và công nghệ là một công việc không mới mẻ nhưng hết sức quan trọng nhằm cố gắng tiệm cận với sự thật cái gì đã làm nên một quốc gia giàu có hơn (hoặc đình trệ) theo thời gian. Đó cũng là một nguyên nhân căn bản tạo ra một khoảng cách rộng lớn trong phát triển giữa các nước như ngày hôm nay. Đây cũng là cách mà Douglas C. North đã làm trong sự nghiệp nghiên cứu của mình và nhận giải Nobel kinh tế năm 1993. Ông là người 1 Thật ra lịch sử cho thấy kinh tế phát triển trước và tạo tiền đề để con người sáng tạo và bắt nguồn cho khoa học phát triển chứ không phải nguợc lại. Khoa học phát triển lại tạo cơ hội mới cho kinh tế phát triển nhanh và bền vững hơn theo thời gian. Thể chế (institution) được định nghĩa là những luật lệ của cuộc chơi trong xã hội, hay một cách chính thức hơn, là những ràng buộc do con người tạo ra để hướng dẫn tương tác giữa người và người. Kết quả là chúng tạo ra những động cơ khuyến khích trong việc trao đổi của con người, dù là trong kinh tế, xã hội hay chính trị (North, 1990). 2 Năm 0 là để chỉ năm trước công nguyên, đánh dấu năm sinh của chúa Jesus Christ. 1
- có công lớn khám phá vai trò và sự thay đổi của thể chế trong phát triển kinh tế3. Tuy vậy, đó vẫn chỉ là những hiểu biết ban đầu về vai trò của thế chế trong phát triển vì đây là một lĩnh vực vô cùng phức tạp và khó lòng lượng hoá. Việc nghiên cứu lịch sử phát triển kinh tế của các nước và so sánh với nhau cũng đòi hỏi phải đo lường thành quả rõ ràng và nhất quán. Chẳng hạn, làm sao để biết Trung Quốc và Việt Nam vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên quốc gia nào giàu có hơn? Angus Maddison có thể nói là người duy nhất đã từ hơn 30 năm nay bỏ công khai thác toàn bộ những công trình tính toán GDP ngược dòng lịch sử. Bài viết này dùng các số liệu từ các công trình nghiên cứu lịch sử kinh tế của Maddison công bố4. Kinh tế thế giới trước công nguyên Maddison chỉ tính toán dân số và GDP của nhiều nước trên thế giới từ sau công nguyên trở lại đây, còn khoảng thời gian trước đó thì không có một tính toán cụ thể nào. Phần lớn được các nhà khảo cổ hoặc sinh lý học phát hiện những chứng tích rời rạc. Hầu như thời gian đầu, các bộ tộc phát triển và sinh sôi nảy nở được là nhờ họ sống gần nơi có thiên nhiên ưu đãi. Đặc biệt là từ khi nông nghiệp phát triển và họ chấm dứt cuộc sống du canh du cư. Nơi mà nông nghiệp phát triển đầu tiên và khởi đầu nền văn minh nhân loại là vùng lưỡi liềm màu mỡ hay còn gọi là Lưỡng Hà (Mesopotamia) mà hiện nay là vùng đất của Iran, Iraq và Syria5. Vùng đất này có nhiều giống cây và động vật hoang sơ mà quan trọng là có thể thuần hoá được làm mầm móng cho nông nghiệp phát triển. Vùng châu Á cũng được thiên nhiên ưu đãi như vậy và phát triển. Trung Quốc có cội nguồn xuất phát từ vùng trung lưu của sông Hoàng Hà, phía bắc của Hà Nam ngày nay. Tiểu lục Ấn Độ cũng cũng có khởi thuỷ cũng dọc theo thung lũng sông Indus. Trong khi đó vùng châu Úc thì không có cây cỏ hay động vật nào có thể thuần hoá, ngoại trừ một loại hạt gọi là macadamia mà nó không thể giúp thổ dân vùng này phát triển nông nghiệp. Họ tiếp tục sống bằng nghề săn bắn và du mục cho đến khi người phuơng tây đặt chân đến. Châu Mỹ cũng trong tình trạng tương tự, không một con vật nào có thể thuần hoá. Chính vì thế nên văn minh ở vùng Lưỡng Hà và Châu Á đã nhanh chóng phát triển và lan chiếm đến các vùng đất khác. Riêng vùng hậu Sahara và Nam Châu phi cũng không được sự đãi ngộ của thiên nhiên nhưng lại bị ngăn cách bởi sa mạc Sahara nên các nền văn minh khác không tràn đến. Chính điều kiện ban đầu về phát triển kinh tế do sự đãi ngộ tình cờ của thiên nhiên này đã giúp phát triển các tư tưởng làm nền tảng cho khoa học cho đến ngày nay. Athens của Hy 3 Có thể đọc quyển sách mới nhất của North “Institutions, Intitutional Change and Economic Performance”, 1990, Cambridge University Press. Đã dịch sang tiếng Việt và chương 1 đã phát trong tuần 10 của môn học. 4 Greory King là người đầu tiên tính thu nhập của Anh vào năm 1696, sau đó Micheal Muha năm 1896 tính cho 18 nước. Đến năm 1934 Simon Kuznets tính số liệu GDP chính thức cho nước Mỹ. Năm 1954 Hệ thống Tài khoản Quốc gia của Liên hiệp Quốc ra đời và là chuẩn mực quốc tế. Linh hồn của hệ thống này là Richard Stone của Anh (Nobel 1984). Maddison dùng các tư liệu lịch sử để tính lại cho nhiều nước trên thế giới cho đến năm trước công nguyên. Có thể xem các công trình nghiên cứu của Maddison tại: http://www.eco.rug.nl/~Maddison/ 5 Chính xác hơn, Mesopotamia theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là vùng đất nằm giữa hai con sông. Đó là sông Tigris và Euphrates. 2
- Lạp6 thời cổ đại nằm gần vùng Lưỡng Hà và lại gần biển nên nhanh chóng trở thành một trung tâm thương mại của khu vực và phát triển, đời sống người dân Athens rất cao thời bấy giờ. Athens phát triển nhanh hơn các quốc gia thành phố khác một phần là do thiên nhiên ưu đãi nhưng một phần khác cũng không kém phần quan trọng và có thể nói là quyết định là chính sách khôn khéo của họ. Vào khoảng 490 trước công nguyên, Athens cùng với một quốc gia thành phố hùng mạnh khác là Sparta bắt tay nhau để đánh đuổi quân xâm lăng Ba Tư. Trong cuộc chiến này Sparta cung cấp lục quân còn Athens cung cấp thuỷ quân. Khi chiến tranh kết thúc thắng lợi, Sparta giải ngũ quân đội và chịu sự khủng hoảng kinh tế do giải ngũ này sinh ra. Trong khi đó thì Athens khôn ngoan hơn, biến hạm đội tàu chiến thành một hạm đội tàu buôn và trở nên một nước buôn bán giàu mạnh nhất thời bấy giờ. Athens sản xuất và suất khẩu rượu nho, ô liu, hàng thủ công và nhập lúa mì để nuôi dân. Những đài đền, nhà hát, đấu trường mà dấu vết còn lại ngày nay đã chứng tỏ sự thịnh vượng của người dân ở đây. Chính đời sống kinh tế phát triển cao và độc lập (không phải là nô lệ) cho phép người dân ở đây tự do suy nghĩ và đòi hỏi về dân chủ, quyền tự do cũng như có điều kiện khám phá những câu hỏi về vũ trụ, triết học, hình thành tư tưởng. Phần đông những nguỵ luận gia là những người rất thông minh, họ rất thâm thuý, họ bàn cãi về tất cả những vấn đề mà người đương thời thắc mắc, họ đặt câu hỏi cho tất cả mọi vấn đề, họ không sợ đụng chạm đến các tôn giáo hoặc các tư tưởng chính trị của các vua chúa, họ mạnh dạng chỉ trích tất cả các định chế xã hội hoặc lý thuyết chính trị trước công chúng7. Điển hình nhất là Socrates, Plato và đặc biệt là Aristotle. Đây là những triết gia đầu tiên của nhân loại đặt nền móng cho khoa học cho nhiều ngành khác nhau bằng các phương pháp qui nạp, quan sát, lý luận và tổng hợp8. Sự thịnh vượng đầu tiên này không phải bắt nguồn từ những tư tưởng của các triết gia vừa kể trên mà là do đấu tranh giai cấp về quyền lợi xã hội. Các triết gia này chỉ là người ghi lại và phân tích9. Theo Durant10, ở Athens Quốc hội có quyền tối thượng và là cơ quan tối cao của quốc gia, tối cao pháp viện gồm trên 1000 thẩm phán (để làm nản lòng những kẻ hối lộ) và số thẩm phán này chọn theo thứ tự ABC trong danh sách của toàn thể công dân. Athens là đất nước phát triển nền dân chủ đầu tiên và ở mức độ cao nhất, tất nhiên quan niệm dân chủ thời đó khác xa cái dân chủ mà chúng ta quan niệm bây giời, nhưng không một chế độ nào dám thực hành tư tưởng dân chủ cao đến như vậy. 6 Hy Lạp là một đất nước rộng lớn trong đó bao gồm các quốc gia – thành phố (polis). Các polis nổi tiếng thời đó là Athens, Ithaca, Sparta, Mycenae, Corinth, Macedonia… 7 Xem Durant, sdd. 8 Socrates thật ra không để lại một tác phẩm nào mà những tư tưởng của ông đều được viết lại bởi Plato (các triết gia người Pháp viết tên ông là Platon) - người học trò và cũng là người bạn của ông. Do vậy khó biết được đâu là tư tưởng của Socrates và đâu là của Plato. Aristotle là học trò của Plato, tư tưởng của ông phổ biến từ 500 năm trước công nguyên và đã bị đế quốc La Mã xoá sạch cho đến tận thế kỷ thứ 13 mới tìm lại được. 9 Xem Vũ Quang Việt, 2003, Tìm hiểu quan niệm dân chủ, quyền lực chính trị và cơ sở kinh tế của chúng. Mimeo 10 Will Durant, “The Story of Philosophy”. Bản dịch tiếng Việt 3
- Chính vì Athens là một thành phố quốc gia thực hiện nền dân chủ cao độ như vậy và ngược lại hẵn với Sparta. Sparta là một nhà nước độc đoán. Phần lớn các tù binh ở đây đều trở thành nông nô và nhiều cuộc khởi nghĩa nông nô lớn đã xảy ra. Từ bảy tuổi, các công dân của Sparta phải chịu một chế độ luyện tập khắc nghiệt11. Sự xung đột về đường lối chính trị này cùng với những tranh chấp về quyền cai trị các vùng đất khác trong Hy Lạp là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến đẫm máu giữa Athens và Sparta trong giai đoạn 431-404 truớc công nguyên. Giai đoạn trước công nguyên Trung Quốc cũng là một vùng huy hoàng về văn hoá và kinh tế. Vào khoảng 1766-1122 trước Công nguyên, một số thủ lĩnh đầu tiên của Trung Quốc xuất hiện. Đó là nhà Thương và sau đó nhà Chu thây thế. Thời này thành tựu nông nghiệp, thuỷ lợi và công cụ sản xuất đã phát triển. Tại cung phủ của nhà Chu, các quan điểm cơ bản về một xã hội hoàn hảo được nghiền ngẫm. Khổng Tử lúc bấy giờ là một đại diện xuất sắc và hình thành một hệ thống các nguyên tắc đạo đức công dân ảnh hưởng xây rộng đến toàn bộ xã hội Trung Quốc và nhiều nước khác lân cận. Sự thịnh vượng này tiếp tục được xây dựng thêm khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất một quốc gia rộng lớn mà cơ bản là Trung Quốc ngày hôm nay. Nhưng các nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Lão Tử cũng chỉ suất hiện vào trước công nguyên. Nghĩa là từ thời đế quốc Tần, Hán … và cho đến hơn 2 ngàn năm nay Trung Quốc không xuất hiện được những nhà tư tưởng lớn nào gọi là triết gia. Giai đoạn 0 – 1000 Trong khoảng thời gian trước công nguyên, ngoại trừ vùng châu Úc, hậu Sahara và Nam Châu Phi vẫn còn là hoang sơ vì điều kiện tự nhiên quá khắt nghiệt. Nhưng các vùng khác đều phát triển và không mấy là khác nhau. Mặc dù có những vùng văn minh phát triển sớm nhưng có thể nói 1000 năm sau công nguyên kinh tế thế giới gần như không có tăng trưởng. Từ năm 0 đến khoảng năm 476 thu nhập của đế quốc La Mã12 vào khoảng $450 đầu người. Đây là mức được xem là đủ sống và nuôi dưỡng giai cập thống trị. Thế nhưng đế quốc La Mã suy tàn vào năm 476 do chủ yếu sống bằng cách bóc lột các thuộc địa và đời sống xa xỉ. Đế quốc La Mã hiếu chiến và các cuộc chiến tranh tốn kém liên tiếp xảy. Từ đó trở đi, gần 1 ngàn năm dài thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức $400 (đây là mức và theo Maddison cho là tối thiểu để bảo toàn nòi giống). Trong thời gian dài này dân số thế giới chỉ tăng từ 129 lên 143 triệu người. Thời kỳ này gọi là thời kỳ đen tối về phát triển. Về mặt tư tưởng, đây là thời kỳ thống trị của Công giáo La Mã. Thiên chúa giáo xuất hiện tại Palestin vào đầu thế kỷ thứ I và nhanh chóng truyền bá sang các nơi khác và hình thành ba nhóm: Do Thái giáo, Kito giáo và Hồi giáo. Công giáo La Mã là môt nhánh trong Kito giáo. Thoạt đầu công giáo không giành được thiện cảm của La Mã, nhưng dần dần đã có uy tín và sức mạnh. Nó đánh dấu khi Hoàng đế La Mã Constantine chính thức 11 Mai Quảng và tgk., 2003, Phát thảo Lịch sử Nhân Loại, NXB Thế Giới. 12 Thời kỳ đầu của La Mã vẫn là một huyền thoại, đến năm 96 trước công nguyên thì La Mã thực sự là một đế quốc và vùng đất mà La Mã xâm chiếm gồm các vùng vô cùng rộng lớn, bao gồm của Châu Á (phía tây Thổ Nhĩ Kỳ), Provence (Pháp), Cilicia (nam Thổ Nhĩ Kỳ) và Cyrenaica (đông Liby). 4
- công nhận giáo hội vào năm 313 và đến năm 378 ra luật công nhận vai trò cao hơn của giám mục ở Rome so với các nơi khác. Đó là dấu hiệu mở đầu cho vai trò của giáo hoàng. Đến năm 800 giáo hoàng Leo III đăng quang cho vua Charlemagne là cột mốc của sự toàn quyền của thiên chúa giáo đối với lãnh đạo chính trị. Giáo hoàng truớc đây chỉ là một giám mục ở Rome giờ đây chính thức coi mình là đứng trên vua chúa và có quyền cách chức hoàng đế, bổ nhiệm các giáo phẩm và cho rằng mình không thể sai lầm. Sự toàn quyền này đã tạo ra những giáo hoàng mua bán chức tước và đời sống loạn lạc13. Giáo lý Công giáo cũng xem các sách vở viết về khoa học mà các triết gia ghi lại là ma quỉ và cần xoá bỏ. Trong thời kỳ này nhà Hán tiếp tục cai trị Trung Quốc sau khi Tần Thuỷ Hoàng qua đời. Đế quốc Hán và các đế quốc tiếp theo ở Trung Quốc đều có chung một mô hình. Ban đầu đều có một chính quyền liêm chính, cai trị có hiệu quả và tiến hành bành trướng lãnh thổ, nhưng dần dần có sự suy thoái và phân rã. Ở các vùng xa trung tâm, các tướng và các quan cai trị tăng cường cát cứ, gây dựng quyền lực cá nhân ở địa phương. Nông dân nổi loạn do gánh nặng thế khoá ngày càng lớn và chế độ trưng binh ngày càng ngặt nghèo. Về tư tưởng văn hoá, giai đoạn này đạo Phật cũng bắt đầu phổ cập vào Trung Quốc thông qua con đường thương mại với Ấn Độ. Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ thay thế hệ thống triết học của Khổng Tử nhưng vẫn là một yếu tố quan trọng trong đời sống của người dân. Quan niệm về sự hưng thịnh của Hoàng đế và quốc gia gắn liền với bản mệnh của Hoàng đế và nền nếp của Hoàng đế thực hiện các nghi lễ đối với Trời - Đất. Giai đoạn 1000 – 1500 Cũng như giai đoạn 1000 năm sau công nguyên, 500 tiếp theo tư tưởng khoa học không thể phát triển và do vậy kinh tế thế giới chỉ phát triển chừng mực do sự thống trị của Công giáo. Liên tiếp các cuộc thánh chiến chống Hồi giáo xảy ra ở giai đoạn này14. Tuy nhiên, giai đoạn này giáo hội công giáo Rome đưa ra một số quyết định có tính thống nhất giúp ổn định xã hội Châu Âu như cưới xin phải làm lễ trong nhà thờ, ly dị phải được giáo hội cho phép, tu sĩ không được phép lập gia đình và buôn bán, người có đạo mỗi năm phải xưng tội một lần, người Do thái phải đeo băng vàng để phân biệt. Sự thống trị của Công giáo có dấu hiệu đi xuống khi tìm lại được tư tưởng khoa học của Aristotle. Đây cũng là giai đoạn một số lãnh chúa giàu có hơn và người dân biết đọc gia tăng nên họ tìm lại sách vở thời Hy Lạp từ thế giới Hồi giáo. Giáo hội Công giáo phải mở các trường đại học ở Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Đức để dạy tiếng Latin nhằm chống lại tà đạo. Và chính điều này đã tạo ra một sự giao lưu tư tưởng giữa những địa phương nói tiếng khác nhau. Cũng chính trong các trường đại học này tư tưởng khoa học của Aristotle đã dần dần được chấp nhập và tạo ra một nền móng của khoa học hiện đại15. 13 Xem Vũ Quang Việt, 2004, Khái quát về lịch sử phát triển kinh tế thế giới, những yếu tố kiềm hảm và thúc đẩy phát triển. Mimeo 14 Cuộc thánh chiến giũa Công giáo và Hồi giáo kéo dài từ năm 1096 và chấm dứt năm 1921. 15 Trước đó tư tưởng của Aristotle bị cấm đoán vì cho rằng ngược với niềm tin tôn giáo. Thomas Aquinas là ngưuời muốn kết hợp tư tưởng của Aristotle với giáo lý Công giáo bị giám mục Paris năm 1277 tuyên bố là 5
- Trong suốt giai đoạn này, tuổi thọ trung bình của người Châu Âu không quá 24 năm và đến cuối năm 1820 cũng chỉ là 26. Lý do là vì con người thường xuyên bị đe doạ bởi bệnh tật và mất mùa. Tuy nhiên phát triển kinh tế có nhiều hơn đôi chút nhờ thương mại. Giáo hoàng Công giáo không khuyến khích và cũng không ngăn cấm thương mại. Các nhà buôn được lập phố chợ buôn bán và được bảo vệ an ninh vì có thu thuế. Một số kỹ thuật có tính thủ công như là giấy, dệt lụa và dệt vải bằng khung cửi, làm thuỷ tinh … đã ra đời. Các nguyên tắc về kế toán, ngân hàng và ngoại giao thương mại cũng đã nhen nhóm hình thành. Đặc biệt, năm 1450, một người Đức Johannes Gutenberg đã sáng tạo ra máy in và đó là một bước ngoặc cho xuất bản và lan truyền kiến thức. Trong thời gian này, tăng trưởng GDP bình quân trên đầu người của Tây Âu là 0,13% so với 0,1% của thời kỳ 0-1000. Về phía khu vực Châu Á, Khổng giáo và Hồi giáo là hai tư tuởng thống trị toàn khu vực nhưng không tạo được cơ hội cho khoa học phát triển và tự do kinh doanh. Khổng Tử đặt vài trò của hoàng đế làm trung tâm để quyết định mọi thứ, độc quyền thương nghiệp, tập trung ca tụng việc học làm quan và đánh giá thấp vai trò người buôn bán kinh doanh. Chính điều này không thể sản sinh ra được một tầng lớp người giàu độc lập với nhà nước và hình thành dân chủ như ở Tây Âu. Khoa học vì thế cũng không phát triển. Năm 1500 thu nhập bình quân đầu người của Tây Âu là $770 cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc là $60016. Hồi giáo bắt đầu hình thành từ đều thế kỷ thứ 7 sau công nguyên tại bán đảo Ảrập và bắt đầu lan toả rất nhanh đến tất cả các vùng xung quanh bằng các cuộc viễn chinh tôn giáo lẫn bành trướng lãnh thổi. Thời gian đầu Hồi giáo có một bước tiến rất dài trong các lĩnh vực khoa học như toán học, hoá học, y học và triết học. Đến năm 1200, trước thời kỳ Phục Hưng của Châu Âu, Hồi Giáo bắt đầu đi theo các luận điểm phê phán của nhà tư tưởng al-Ghazali. Việc nghiên cứu “khoa học nước ngoài” đã buộc phải tuân theo lý thuyết Hồi giáo thần học. Tư tưởng cốt lõi của Hồi giáo là họ tin vào độc thần và thượng đế báo mộng là đúng, mọi thứ khác đều sai. Chính vì thế mà các tư tưởng độc lập và khoa học cũng không thể phát triển. Giai đoạn 1500 – 1820 Cuối thế kỷ 15, hình ảnh nhiều chức sắc công giáo có đời sống quá xa xỉ và bệnh hoạn cùng với việc cấm dịch thánh kinh ra tiếng địa phương nhằm độc quyền kiến thức đã làm một số chức sắc bất mãn. Chính sự tự vẫn lương tâm này họ đã lên tiếng phản đối không tuân theo lệnh của giáo hoàng. Họ bị đuổi khỏi giáo hội và hình thành các phong trào giáo phái khác và là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh liên miên giữa Công giáo và nguời theo tôn giáo khác17. tư tưởng tà đạo. Đến mãi sau này khi mà tư tưởng của Aristotle được chấp nhận và Aquinas được phong thánh năm 1323. 16 Vào thời Nam Tống thế kỷ 13 do bị Mông Cổ chiếm đóng và đẩy Trung Quốc xuống khu vực Hàm Châu ở miền Nam, Trung Quốc đã xây dựng thuỷ quân hùng mạnh và thương mại trên biển phát triển. Đến thời nhà Minh năm 1500 Trung Quốc cấm cửa thương nghiệp và thời kỳ thịnh vượng của Trung Quốc chấm dứt. 17 Cũng trong giai đoạn này, Martin Luther (1483 – 1546) ở Đức mở đầu phong trào phê phán và lập ra giáo phái riêng mà ngày nay ở Việt Nam gọi là đạo Tin Lành. 6
- Chính phong trào phê phán Công giáo đã mở màn cho tư tưởng tự do, cho triết học trên cơ sở lý trí thay vì thần học trên cơ sở niềm tin phát triển. Tự do kinh doanh và khoa học phát triện rực rỡ. Các tác gia với những tác phẩm kinh điển còn giá trị cho đến ngày nay cũng xuất hiện trong giai đoạn này, như Francis Bacon, Descartes, Thomas Hobbes, Newton, John Locke, Adam Smith…Giai đoạn này gọi là thời kỳ Phục Hưng. Khoa học công nghệ trong giai đoạn này đã phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ này hàng hải phát triển rất nhanh. Các phát minh lần lần lượt ra đời như tàu chạy bằng máy hơi nước, máy tiện sắt, nhà máy dệt cotton (xem bảng 2). Giai đoạn này là giai đoạn cho thấy phát triển kinh tế thế giới đã chuyển hướng từ Châu Á sang châu Âu. Trung Quốc và Ấn độ là hai nước ở Châu Á đông dân và không thay đổi gì nhiều về kinh tế. Đây không phải là kết quả bị tây phương bóc lột mà do tư tưởng bảo thủ siêu hình đè nặng (Hồi giáo ở Ấn Độ và Khổng giáo ở Trung Quốc). Vào năm 1500 tây Âu có thu nhập trên đầu người cao hơn Trung Quốc khoảng 30% nhưng đến năm 1820 họ đã cao gấp đôi Trung Quốc. Có 250 năm (từ 1500 đến 1750) cho cuộc cách mạng công nghiệp và tây âu là một xã hội vận động đấu tranh để phát triển. Trong khi đó Trung Quốc là một xã hội tự mãn với lý thuyết mệnh trời của Khổng Tử, đóng cửa với thế giới bên ngoài của thời nhà Minh đã làm cuộc cách mạnh công nghệ không lan truyền đến được. Trong khi đó cuộc cách mạng công nghệ ở tây Âu nhanh chóng lan đến vùng đất mới là Mỹ. Giai đoạn 1820 - 1950 1820 đến 1950, tức là từ đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, là thời cao trào của chủ nghĩa đế quốc. Nó là kết qủa của sức mạnh kinh tế mà cuộc cách mạng công nghệ đem lại cho tây phương và những nước sẵn sàng thay đổi thể chế chính trị và xã hội nhằm mở cửa tiếp nhận sự tiến bộ của khoa học. Cách mạng công nghệ nhanh chóng lan từ Anh sang khắp Âu châu và Nam Mỹ kể cả Đông Âu và Liên Xô cũ. Châu Phi, các nước Ả Rập, và châu Á khác, trừ Nhật Bản18, tiếp tục chìm đắm trong tinh thần bảo thủ và còn bị đè bẹp thêm bởi chủ nghĩa đế quốc và thực dân. Phát triển kinh tế của giai đoạn này chuyển hẳn từ Châu Á sang Châu Âu. Các nước đang phát triển đến năm 1950 có thu nhập bình quân trên đầu người là $1.091, thấp hơn năm lần so với các nước phát triển cao là $5.664. Triển vọng cho tuơng lai? Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, hầu hết các nước không còn trong tình trạng thuộc địa. Mặc dù trước đó không phải là lý do chính làm cho các nước bị thực dân đô hộ dẫn đến lạc hậu, nhưng độc lập dân tộc là một tiền đề cho tự do trong chính sách phát triển. Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế bình quân từ sau năm 1950 đến nay của các nước đang phát triển nhanh hơn nhiều so với các nước phát triển (4,24% so với 3,67%). Sự phát triển nhanh hơn như vậy của các nước đang phát triển cho phép chúng ta dự đoán trong tương lai các nước này chiếm một phần lớn hơn trong tổng thu nhập thế 18 Mặc dù chủ nghỉa đế quốc là một lý do để làm cho nhiều quốc gia trên thế giới không phát triển, nhưng cũng chính vì yêu cầu chống chủ nghĩa đế quốc đã làm một số quốc gia phải canh tân mà Nhật Bản là một nước đi đầu. Trong khi đó, Trung Quốc và Việt Nam với hệ tư tưởng Khổng giáo và coi mình là đỉnh cao và tin vào mệnh trời nên không thay đổi. 7
- giới. Điều này cũng có nghĩa là vị trí sức mạnh tuyệt đối của các nước phương tây không thể giữ mãi cho. Giả thuyết này cho phép chúng ta trở lại điều gì là trọng tâm trong lịch sử phát triển. Rõ ràng là qua phân tích ngược dòng lịch sử của nhân loại cho thấy vai trò của tư tưởng (dù là tôn giáo hay không phải là tôn giá), ý thức hệ, những tập tục là quan trọng cho việc định hình một văn hoá, thể chế của quốc gia mà qua đó có thể tạo ra một xã hội biết đón nhận khoa học. Biết gạt bỏ những trói buộc từ những tư tưởng siêu hình, thần học…để chấp nhận chấp nhận tư tưởng triết học trên cở sở lý trí thay vì thần học trên cơ sở niềm tin. Thể chế đó sao cho giảm tính bất trắc trong mọi hoạt động của xã hội. Nó không chỉ là điều chỉnh các hoạt động hữu hình của các cá nhân mà còn cho phép tự do về tư tưởng và đối thoại trên tinh thần khoa học, tách bạch giữa quản lý nhà nước và ý thức hệ, quan niệm đạo đức cá nhân. Đó là gốc rễ bắt nguồn của sự phát triển. Bảng1 . Chỉ tiêu cơ bản về tỷ trọng dân số, GDP và GDP bình quân đầu người 0 1000 1500 1820 1950 1998 Tỷ trọng trong dân số của các nhóm nước trên thế giới Đang phát triển hiện nay 0,87 0,87 0,83 0,83 0,78 0,86 Phát triển cao hiện nay 0,13 0,13 0,17 0,17 0,22 0,14 Tỷ trọng trong GDP của các nhóm nước trên thế giới Đang phát triển hiện nay 0,88 0,88 0,78 0,71 0,40 0,47 Phát triển cao hiện nay 0,12 0,12 0,22 0,29 0,60 0,53 GDP bình quân đầu người của các nhóm nước trên thế giới (giá 1990, PPP) Đang phát triển hiện nay 444 440 535 573 1.091 3.102 Phát triển cao hiện nay 442 405 701 1.130 5.664 21.503 Nguồn: Angus Maddison, The World Economy: A Millennial Perspective Bảng 2. Các cột mốc của cuộc cách mạng kỹ nghệ, lúc đầu hầu hết là từ Anh 1750-1830: Chuyển nước Anh từ một nước nông nghiệp, dân sống ở nông thôn sang một nước công nghiệp với đa số dân sống ở thành thị. 1740: Nhà máy dệt đầu tiên ra đời. Dân Anh chuyển từ mặc áo nỉ sang quần áo vải sợi cotton do phát minh máy tỉa và làm sạch hạt bông (cotton gin) năm 1793 của Eli Whitney ở Mỹ. Năm 1784, máy dệt máy của Edmund Cartwright thay thế máy dệt tay. 1763: James Watt phát triển ý tưởng của Thomas Newcomen (1705) chế tạo thành công máy hơi nước. Tầu chạy bằng hơi nước ra đời năm 1770. 1770: Máy tiện sắt của Jesse Ramsden ra đời. 1830: Đường xe lửa ra đời ở Anh. 1855: Henry Bessemer sáng chế cách sản xuất thép rẻ tiền. 1860: Động cơ nổ (internal combustion engine) do Etienne Lenoir phát minh ở Pháp. 1871: Samuel F.B. Morse cho ra đời Telegraph, tạo ra một cuộc cách mạng về thông tin qua đại dương ở Mỹ. 1876 Điện thoại do Alexander G. Bell ra đời ở Mỹ. 1873: Michael Faraday phát minh ra máy phát điện. Năm 1890, Florence có xe điện đầu tiên. 1880: Thomas Edison phát minh ra bóng đèn điện và làm nhà máy điện thắp sáng đầu tiên ở New York, Mỹ với 2.323 Bóng điện vào năm 1882. Hai năm sau, số bóng đèn lên tới 11.272. 1903: Orville và Wilbur bay chuyến thành công đầu tiên. Nguồn: Việt, 2004, sdd 8
- Phụ Lục Niên biểu của các sự kiện lịch sử quan trọng trên thế giới Niên biểu Tây Âu/thế giới khác Trung Hoa/Ấn Độ Việt Nam 3500 tcn Văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia - Iraq 2700 tcn Kim Tự Tháp – Ai Cập 800tcn Trường ca Iliard và Odyssey của Homer, Hy Lạp 600-479 Thời Hy Lạp cổ điển: Socrates, Siddhthartha Gautama, tcn Plato, Aristotle Lão Tử Khổng tử 257 tcn Nhà Tần Nhà Thục (An Dương Vương) 111tcn Bắc thuộc lần thứ 1 27tcn Đế quốc La Mã ra đời 2tcn Nạn Vương Mãng 40 Nhà Đông Hán Trưng Vương 500 70, La Mã tiêu hủy thành Nhà Ngụy Nhà Tìền Lý (Lý Nam Đế) Jesusalem: Do Thái lưu lạc 476, Đế quốc Lã Mã suy tàn 527 Đế quốc Byzantine ở Trung Âu 711-900 711, Quân Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Ngô Quyền đại phá quân Nam Tây Ban Nha Hán (939) lập nhà nước Đại Việt 771, Charlemagne lập nước Frankish 965 Đinh Tiên Hoàng thống nhất sứ quân, lập nhà nước Đại Cồ Việt 1010 Nhà Lý, dời đô về Thăng Long 1011- 1066, Người Norman chiếm Anh Gengis Khan lên ngôi đại đế Nhà Trần (1225) 1300 Thập Tự Chiến lần đầu (1096- (1206), 1099) Mông Cổ chiếm Trung Quốc Thập Tự Chiến lần hai (1187) (1211) Chấm dứt Thập Tự Chiến (1291) Marco Polo tới TQ (1271) 1300- Chiến tranh 100 năm giữa Anh 1413-1427, Minh thuộc 1500 và Pháp 1347-1353, Bệnh dịch Đen tàn phá Âu châu, giết 1/3 dân số 1438, Đế quốc Inca ở Peru 1492, Columbus tìm ra châu Mỹ 1500- 1517, Thời Phục Hưng 1526, Đế quốc Mongul ở Ân Độ 1570-1777, Trịnh Nguyễn phân 1800 1789, Cách mạng ở Pháp 1600, thành lập East India tranh 1783, Hợp chủng quốc Hoà kỳ Company (EIC), 1757 EIC đánh 1788, Nguyễn Huệ xưng đế bại quân Ấn ở Plassey. 1644, Nhà Thanh lên ngôi 1839-42, Chiến tranh nha phiến, 1840 Hồng Kông bị Anh chiếm 1900 1914-18, Thế chiến thứ nhât 1939-45, Thế chiến thứ hai 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vài nét về tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ở nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung
14 p | 744 | 366
-
Thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình
15 p | 338 | 96
-
Kinh tế thế giới kinh tế đối ngoại của Việt Nam và ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế
18 p | 250 | 89
-
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
18 p | 168 | 37
-
Tổng quan về kinh tế thế giới năm 2010
9 p | 140 | 27
-
Đề cương kinh tế phát triển
20 p | 108 | 21
-
Nhu cầu nhân lực trong phát triển kinh tế
6 p | 83 | 15
-
THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚIĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ
15 p | 78 | 15
-
Phát triển kinh tế ở Đông và Đông Nam Á
13 p | 151 | 10
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 1 - GV. Phạm Thu Hằng
17 p | 67 | 8
-
Xu thế phát triển kinh tế thế giới
20 p | 118 | 8
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 2: Xu thế phát triển kinh tế thế giới
20 p | 116 | 7
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 5
15 p | 168 | 6
-
Tóm tắt báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới của quỹ tiền tệ quốc tế
14 p | 73 | 6
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 5: Thị trường thế giới đối với sự phát triển kinh tế quốc tế (15 slide)
15 p | 88 | 5
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 1: Những vấn đề chung về kinh tế quốc tế (2017)
16 p | 76 | 5
-
Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 3 - 2014
19 p | 66 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn